Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Quản lý nhà nước đối với vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế tại Việt Nam
lượt xem 14
download
Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước (QLNN) đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT, trong đó, làm rõ thêm khái niệm, tầm quan trọng, nội dung của quản lý nhà nước đối với vốn ODA, cụ thể, trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Quản lý nhà nước đối với vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế tại Việt Nam
- 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Vũ Thị Thu Hằng QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TRONG XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 62 31 01 06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2016
- Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS Đỗ Đức Định 2. PGS.TS Nguyễn Thanh Đức Phản biện 1: PGS.TS. TRỊNH THỊ HOA MAI Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN DUY DŨNG Phản biện 3: PGS.TS. NGÔ XUÂN BÌNH Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại… Vào hồi ....…... giờ …..… phút, ngày …..… tháng …. năm 2016 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Hà Nội - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Th.S Vũ Thị Thu Hằng, (2010), Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 176 tháng 9/2010. 2. Th.S Vũ Thị Thu Hằng, (2011), Thành viên biên soạn giáo trình: Quản lý nhà nước về Kinh tế, NXB Khoa học Kỹ thuật. 3. Th.S Vũ Thị Thu Hằng, (2011), Quản lý nhà nước đối với các dự án công trình xây dựng quốc gia, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 188 tháng 9/2011. 4. Th.S Vũ Thị Thu Hằng, (2012), Quản lý nhà nước đối với vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 198 tháng 7/2012. 5. Th.S Vũ Thị Thu Hằng, (2012), Xóa đói giảm nghèo – Đóng góp tích cực từ nguồn vốn ODA, Tạp chí Thanh tra số tháng 9/2012. 6. Th.S Vũ Thị Thu Hằng, (2015), Quản lý nhà nước về vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – những nỗ lực hoàn thiện, Tạp chí Châu Á – Thái Bình Dương số 451 tháng 8/2015. 7. Th.S Vũ Thị Thu Hằng, (2015), ODA phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Châu Phi và Trung Đông số 08 (120) tháng 8/2015. 8. Th.S Vũ Thị Thu Hằng, (2015), Nguồn vốn ODA với việc hỗ trợ phát triển chính sách, thể chế và cải cách hành chính, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 236 tháng 9/2015. 9. Th.S Vũ Thị Thu Hằng, (2016), Thay đổi quan điểm tiếp nhận ODA trong thời kỳ hội nhập ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 242 tháng 3/2016.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kết cấu hạ tầng kinh tế (KCHTKT) là cơ sở vật chất có vai trò quan trọng đối với các quốc gia, đặc biệt các nước đang phát triển. Ở nước ta, trong các nguồn vốn phát triển KCHTKT thì vốn ODA đã và đang chứng minh vai trò không thể phủ nhận với hàng loạt các công trình KCHTKT đã được thực hiện. Một trong những yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự thành bại của việc thu hút và sử dụng vốn ODA trong xây dựng KCHTKT chính là công tác quản lý nhà nước (QLNN). Trong thời gian qua, QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT đã dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, còn nhiều yếu kém như quy hoạch kế hoạch yếu; thủ tục quản lý phức tạp và khác biệt với nhà tài trợ; giải phóng mặt bằng chậm; giám sát đánh giá dự án chưa chặt chẽ … dẫn đến tình trạng chi phí đầu tư cao, thất thoát vốn lớn, xảy ra nhiều vụ việc gây chấn động dư luận. Trong khi đó, KCHTKT là những c ông trình đòi hỏi lượng vốn lớn và tồn tại lâu dài với kinh tế xã hội, QLNN nếu không đáp ứng yêu cầu sẽ gây sự lãng phí lớn về nguồn lực. Trước bối cảnh kinh tế thế giới lâm vào tình trạng trì trệ, cạnh tranh thu hút ODA khắc nghiệt hơn, và đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp và nợ công có xu hướng tăng lên, đòi hỏi cần có sự hoàn thiện QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT. Chính vì vậy, đề tài " Quản lý nhà nước đối với vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế tại Việt Nam " vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn, mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN về vốn ODA trong xây dựng KCHTKT ở Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác QLNN về vốn ODA trong lĩnh vực xây dựng KCHTKT tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
- 2 tiễn QLNN đối với vốn ODA trong phạm vi xây dựng KCHTKT ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1993 (khi Việt Nam nối lại quan hệ với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế) cho đến năm 2015. Phương hướng và giải pháp đề xuất đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp định tính, bao gồm: Phương pháp biện chứng duy vật, tổng hợp, thống kê, so sánh và phân tích hệ thống, logic, lịch sử; phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, số liệu... 5. Những đóng góp của luận án - Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT, trong đó, làm rõ thêm khái niệm, tầm quan trọng, nội dung của quản lý nhà nước đối với vốn ODA, cụ thể, trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế. - Tác giả có đưa ra và phân tích 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT. - Luận án phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT, chỉ ra nguyên nhân của các hạn chế. - Luận án phân tích bối cảnh tác động, định hướng cũng như quan điểm quản lý nhà nước đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT. Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT tại Việt Nam và điều kiện bảo đảm thực hiện các giải pháp này. 6. Kết cấu luận án: Ngoài các phần khác, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT tại Việt Nam Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT Chương 3: Thực trạng QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT tại Việt Nam Chương 4: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT tại Việt Nam trong thời gian tới
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ODA TRONG XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Nghiên cứu quản lý nhà nước (QLNN) đối với vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế (KCHTKT) dành được sự quan tâm đáng kể của các học giả Việt Nam và thế giới. Trên thế giới đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về vốn ODA, về KCHTKT và QLNN về ODA của các tác giả, các quốc gia, các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển OECD, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JBIC), Nhật Bản ... Ở Việt Nam, nghiên cứu về thu hút và sử dụng vốn ODA cũng có một số luận án tiến sỹ kinh tế như: Luận án của Vũ Thị Kim Oanh năm 2002 với đề tài Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam, luận án của Tôn Thanh Tâm: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA tại Việt nam năm 2004… Một số công trình nghiên cứu về thu hút và sử dụng ODA trong lĩnh vực KCHTKT, nhưng lại chưa tiếp cận ở góc độ QLNN như luận án của Phạm Thị Túy năm 2008, Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển hạ tầng ở Việt Nam; hoặc có những công trình chỉ tiếp cận ở góc độ quản lý của một địa phương như luận án của Nguyễn Thị Hoàng Oanh: Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn ODA trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn Hà nội… Nghiên cứu QLNN về vốn ODA trong xây dựng KCHTKT tại Việt Nam cũng có nhiều công trình, bài viết nhưng chỉ dừng lại ở việc đề cập được những khía cạnh, những mặt riêng lẻ như phân cấp quản lý ODA, theo dõi đánh giá dự án ODA, hài hòa thủ tục quản lý ODA... Luận án của Lê Ngọc Mỹ: Hoàn thiện Quản lý nhà nước về vốn ODA tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội vào năm 2005 đã nghiên cứu QLNN về ODA
- 4 nhưng đã hơn 10 năm và cũng chưa đi sâu nghiên cứu cho KCHTKT. Nhìn chung, các công trình đã có những đóng góp nhất định ở các khía cạnh khác nhau nhưng chưa giải quyết thấu đáo và cũng chưa xem xét đi sâu vào lĩnh vực KCHTKT. Nghiên cứu toàn diện mọi khía cạnh của QLNN về vốn ODA trong xây dựng KCHTKT về cả lý luận và thực tiễn tại Việt Nam là vấn đề còn đang bỏ trống. Luận án đưa ra khung phân tích dựa trên các nội dung của công tác QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT như sau: Lập quy hoạch, Ban hành Xây dựng, tổ kế hoạch, vận pháp luật, chức và vận động vốn ODA chính sách hành bộ máy quản lý Quản lý nhà nước đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT Bố trí Thẩm định Đánh giá, vốn đối ứng phê duyệt giám sát Nguồn: Tác giả tự xây dựng Hình 1.1: Khung phân tích QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT
- 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ODA TRONG XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ 2.1. Cơ sở lý luận QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT 2.1.1. Tổng quan về vốn ODA và Kết cấu hạ tầng kinh tế Phần 2.1.1 đề cập một số lý luận về vốn ODA, lý luận về KCHTKT. Trong đó: Khái niệm vốn ODA trong luận án được xác định theo quy định hiện hành của pháp luật Việt nam. Hiện nay, vốn ODA được điều chỉnh bởi Nghị định số 38/2013/NĐ-CP. Kết cấu hạ tầng kinh tế gồm các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật như năng lượng (điện, than, dầu khí), các công trình giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường ống), bưu chính viễn thông, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp [81, tr.3]. 2.1.2. Khái niệm QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT QLNN về vốn ODA trong xây dựng KCHTKT là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền của nhà nước lên quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA trong xây dựng KCHTKT nhằm đạt được các mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia và tình hình quốc tế. Cụ thể hơn, QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT là quá trình nhà nước lập quy hoạch, kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra việc thu hút và sử dụng ODA trong lĩnh vực KCHTKT nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong điều kiện kinh tế xã hội trong và ngoài nước. 2.1.3. Sự cần thiết của QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT Sự cần thiết QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT thể hiện ở các lý do: do tầm quan trọng và đặc tính của KCHTKT; vai trò của vốn
- 6 ODA đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước tiếp nhận, đặc biệt trong xây dựng KCHTKT; việc thu hút và sử dụng vốn ODA, đặc biệt ODA trong xây dựng KCHTKT chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội; QLNN là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả của vốn ODA trong xây dựng KCHTKT; xuất phát từ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý ODA trong xây dựng KCHTKT. 2.1.4. Nội dung QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và vận động vốn ODA cho KCHTKT: Lập quy hoạch kế hoạch là một hình thức định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA. Dựa trên cơ sở quy hoạch kế hoạch đã lập ra, danh mục các chương trình, dự án KCHTKT vận động ODA được xây dựng cho từng ngành, địa phương và từng nhà tài trợ. - Ban hành hệ thống pháp luật, chính sách về vốn ODA và KCHTKT: bao gồm cả các văn bản điều chỉnh hoạt động thu hút và sử dụng ODA, đồng thời cũng gồm cả các văn bản điều chỉnh hoạt động của các ngành thuộc KCHTKT. - Xây dựng, tổ chức và vận hành bộ máy QLNN về vốn ODA trong xây dựng KCHTKT: Nhà nước thiết lập cơ cấu các cơ quan QLNN từ cấp Trung ương tới địa phương, xây dựng và hoàn thiện thể chế hoạt động của bộ máy này; bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ làm việc trong bộ máy QLNN liên quan đến vốn ODA trong xây dựng KCHTKT. - Bố trí vốn đối ứng cho các chương trình dự án dự án ODA trong xây dựng KCHTKT và thanh toán nợ nước ngoài: Vốn đối ứng là phần vốn mà nước nhận ODA phải bỏ ra trong từng chương trình, dự án theo cam kết giữa nước tiếp nhận và nhà tài trợ.
- 7 - Thẩm định, phê duyệt các chương trình dự án ODA trong xây dựng KCHTKT - Đánh giá, giám sát việc thu hút và sử dụng vốn ODA trong KCHTKT: Việc giám sát đánh giá ODA trong xây dựng KCHTKT được nhiều nhà nước quan tâm vì đây là khâu quan trọng quyết định hiệu quả trong sử dụng ODA của quốc gia. 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT 2.1.5.1. Nhóm các nhân tố đến từ cộng đồng nhà tài trợ quốc tế: bao gồm, mục tiêu và chiến lược cung cấp ODA của nhà tài trợ; quy mô của nguồn ODA hàng năm của nhà tài trợ, quy mô này phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế, chính trị cũng như các biến động bất thường có thể xảy ra đối với các nhà tài trợ; chính sách và các quy định về quản lý ODA của nhà tài trợ; bầu không khí quốc tế và các mối quan hệ kinh tế, chính trị giữa bên tài trợ với nước tiếp nhận. 2.1.5.2. Nhóm các nhân tố từ phía nước tiếp nhận: bao gồm sự ổn định chính trị; trình độ phát triển kinh tế; hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng KCHTKT cũng ảnh hưởng đến uy tín nhà nước và công tác QLNN trong tương lai; trình độ khoa học công nghệ hay mặt bằng đất đai; trình độ văn hóa, ý thức và thái độ của cộng đồng dân cư cũng ảnh hưởng đến QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT. 2.1.6. Tiêu chí đánh giá QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT - Tiêu chí đánh giá công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, vận động ODA trong xây dựng KCHTKT gồm tính phù hợp, chủ động, khả thi, hiệu quả, tiên liệu; kịp thời; - Tiêu chí đánh giá việc ban hành hệ thống pháp luật, chính sách gồm tính
- 8 toàn diện, đồng bộ và ổn định, phù hợp, hài hoà với nhà tài trợ, minh bạch, hiệu quả và khả thi; - Tiêu chí đánh giá công tác xây dựng, tổ chức và vận hành bộ máy gồm tính hệ thống, hiệu quả, hiệu lực, chuyên môn hoá và cân đối, linh hoạt; - Tiêu chí đánh giá công tác bố trí vốn đối ứng gồm tính đầy đủ và kịp thời, chủ động; - Tiêu chí đánh giá công tác thẩm định, phê duyệt gồm tính phù hợp, chính xác, kịp thời; - Tiêu chí đánh giá công tác đánh giá, giám sát gồm tính trung thực, chính xác, khách quan, đầy đủ, kịp thời, khả thi, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả. 2.2. Kinh nghiệm QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT của một số nước trên thế giới Mục 2.2 đã đưa ra một số kinh nghiệm thành công của một số nước trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc như chuẩn bị tốt dự án, cung cấp đủ nguồn tài chính, chú trọng đánh giá giám sát dự án, quy định mức vay và trả nợ hàng năm, phối hợp quản lý và chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra các kinh nghiệm không thành công trong quản lý ODA như định hướng thu hút ODA thiếu căn cứ khoa học, thiếu tập trung hóa trong điều phối quản lý ODA. Từ đó, luận án rút ra một số bài học cho Việt Nam.
- 9 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ODA TRONG XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 3.1. Khái quát tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA trong xây dựng KCHTKT tại Việt Nam Mục 3.1 khái quát tình hình thu hút và sử dụng ODA trong xây dựng KCHTKT ở Việt Nam và thấy rằng đây là KCHTKT yếu kém, lạc hậu, quy mô nhỏ, và vẫn là lực cản của quá trình phát triển. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong xây dựng KCHTKT ở Việt Nam cho thấy trong các ngành thu hút ODA thì KCHTKT chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 60%, với hàng loạt các đường quốc lộ 3,5,10,18, cầu Cần Thơ, Mỹ Thuận, Nhật Tân, cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài...; ngành năng lượng với các nhà máy điện Phú Mỹ, Đa Nhim, Phả Lại, hệ thống lưới điện, trạm biến thế...và nhiều công trình thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước. 9.728,27 9.634,09 3.211,12 14,06% 13,92% 4,64% 13.269,35 19,18% 2.733,55 3,95% 9.598,53 13,87% 21.014,41 30,37% 1. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Xóa đói giảm nghèo 2. Năng lượng và công nghiệp 3. Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông 4. Môi trường (cấp, thoát nước, đối phó với biến đổi khí hậu,…) và phát triển đô thị 5. Giáo dục và đào tạo 6. Y tế - Xã hội 7. Ngành khác (khoa học công nghệ, tăng cường năng lực thể chế,...) Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2014), Tổng quan công tác vận động, thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 1993-2014 và định hướng trong thời gian tới, tr.5 Hình 3.1 : ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 1993 - 2014
- 10 Tuy nhiên, phần này cũng chỉ ra những hạn chế của việc thu hút và sử dụng ODA như tình trạng các dự án chậm tiến độ là phổ biến, tỷ lệ giải ngân thấp, chất lượng công trình, hiệu quả sử dụng chưa cao, còn xảy ra nhiều vụ tham nhũng lãng phí trong KCHTKT. 3.2. Công tác QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT ở Việt Nam 3.2.1. Hệ thống pháp luật liên quan đến vốn ODA trong xây dựng KCHTKT của Việt Nam Trong hơn 20 năm, Chính phủ đã thể chế hóa việc huy động và sử dụng ODA tại 5 Nghị định. Đây là các văn bản khung pháp lý cao nhất cho hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA gồm Nghị định 20/CP (1994), Nghị định 87/CP (1998), Nghị định 17/2002/NĐ-CP (2002), Nghị định 131/2006/NĐ- CP (2006) và Nghị định 38/2013/NĐ-CP (2013). Các nghị định dần hoàn thiện tạo khung pháp lý tương đối chặt chẽ và đồng bộ cho thu hút và sử dụng ODA nói chung, ODA trong xây dựng KCHTKT nói riêng. Ngoài ra, ODA trong xây dựng KCHTKT cũng chịu sự điều chỉnh của một số văn bản pháp luật khác như Luật Đấu thầu, luật Đầu tư, luật Xây dựng ... 3.2.2. Cơ cấu bộ máy QLNN và phân cấp quản lý đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT Hiện nay có 4 cấp tham gia vào quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA trong xây dựng KCHTKT, bao gồm Thủ tướng Chính phủ; các bộ tổng hợp gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ; các Bộ và UBND các địa phương và các chủ dự án, các PMU. QLNN đối với vốn ODA còn tính đến vai trò của nhà tài trợ. Năm 2013, thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi.
- 11 Vốn ODA do một cơ quan quản lý tập trung, có phân cấp. Ở Trung ương, Bộ KH&ĐT đảm trách vai trò cơ quan đầu mối. Phối hợp với Bộ KH&ĐT có các Bộ liên quan. Các Bộ thực hiện chức năng QLNN về ODA ở cấp ngành; trong KCHTKT, việc quản lý thuộc về các bộ như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm QLNN về ODA trên lãnh thổ địa phương. Các cơ quan chủ quản cấp ngành và địa phương chỉ định cơ quan đầu mối quản lý và điều phối ODA của mình như các Vụ Kế hoạch - Tài chính của các Bộ và Sở KH&ĐT của các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Việc phân cấp đã được thực hiện trong những năm qua, tuy nhiên trình độ và sự chủ động của các địa phương khác nhau và nhiệm vụ quyền hạn cũng chưa phân rõ, nhất là các PMU nên chưa hiệu quả. 3.2.3. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch và vận động vốn ODA trong xây dựng KCHTKT Vận động ODA trong xây dựng KCHTKT được thực hiện trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành, các vùng và địa phương có công trình dự án KCHTKT. Trong vận động ODA, nổi bật nhất là hội nghị thường niên giữa Việt Nam và các nhà tài trợ CG. Năm 2012, Hội nghị CG được đổi thành Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam thường niên (VPDF) với thành phần tham dự mở rộng hơn và nâng cao trách nhiệm của bên Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng có các hội nghị điều phối, hội nghị xúc tiến đầu tư nhằm vận động ODA trong xây dựng KCHTKT.
- 12 3.2.4. Thẩm định, phê duyệt các chương trình dự án ODA trong xây dựng KCHTKT Quy trình thẩm định các dự án ODA trong xây dựng KCHTKT hiện nay được phân thành hai cấp phê duyệt là Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, địa phương có công trình dự án KCHTKT. Có thể thấy, trong thời gian dài trước đây, việc điều phối, phân cấp phê duyệt dự án còn hạn chế do tập trung quá nhiều và Thủ tướng Chính phủ. Thời gian gần đây, việc phân cấp cho các bộ, địa phương được đẩy mạnh nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Thời gian chuẩn bị và phê duyệt dự án thường bị kéo dài, chất lượng của một số văn kiện chương trình, dự án ODA chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn tới tình trạng nội dung dự án phải bổ sung và điều chỉnh nhiều lần. Bên cạnh đó, vẫn xảy ra tình trạng trình duyệt “kép” của cả phía Việt Nam và nhà tài trợ dẫn đến mất nhiều thời gian trình, duyệt và ra quyết định. 3.2.5. Công tác bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA trong xây dựng KCHTKT Việc cân đối vốn đối ứng được thực hiện từ dưới lên và dựa trên nhu cầu thực tế của các chủ dự án. Vốn đối ứng hiện nay ở tình trạng thiếu trầm trọng, đặc biệt các dự án GTVT làm các dự án bị đình hoãn, giãn tiến độ. Điều này là do vốn đối ứng lấy từ các nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và do người dân đóng góp. Ngân sách TW và địa phương thì phụ thuộc vào nguồn thu và chi theo kế hoạch nên có bất trắc gì thì rất khó bố trí vốn đối ứng. Với các tỉnh nghèo, việc đóng góp của người dân gặp khó khăn. 3.2.6. Giám sát, đánh giá việc thu hút và sử dụng ODA trong xây dựng KCHTKT Công tác theo dõi và đánh giá ODA thời gian gần đây đã được chú trọng
- 13 và tăng cường, đặc biệt sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 131/2006 đã quy định thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá ODA. Hiện nay, công tác giám sát và theo dõi dự án được triển khai ở mọi cấp từ Trung ương, các bộ, địa phương chủ quản cho đến các PMU và bởi chính các nhà tài trợ. Tuy nhiên trên thực tế các thông tin về tình hình thực hiện dự án thường không được các cấp thông báo kịp thời, các thông tin thường không đầy đủ. Công tác đánh giá sau khi dự án kết thúc hiện còn mang tính hình thức và xem nhẹ. Vai trò của thanh tra giám sát, chưa được chú trọng đúng mức. Trong khi đó, các vụ thất thoát, lãng phí, tham nhũng liên quan đến lĩnh vực sử dụng ODA trong xây dựng KCHTKT xảy ra, gây chấn động dư luận như tiêu cực tại Ban quản lý dự án Đại lộ Đông - Tây và Môi trường nước TP Hồ Chí Minh (PCI); vụ nghi vấn tiêu cực tại dự án Danida (Đan Mạch) năm 2012; vụ nghi vấn Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để được nhận thầu dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật (JTC) gần đây. Vì những vụ việc này mà Nhật Bản, Đan Mạch cũng đã từng tuyên bố tạm ngừng cung cấp ODA cho Việt Nam trong một thời gian. Các cơ quan chức năng bị động trong việc phát hiện những tiêu cực này, các vụ việc được chỉ phát hiện bởi các nhà tài trợ. 3.3. Đánh giá thực trạng QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT tại Việt Nam 3.3.1. Những thành tựu đạt được Thứ nhất, chính phủ đã rất nỗ lực trong việc thực thi đường lối đổi mới, tạo lập môi trường chính trị, kinh tế, xã hội thuận lợi cho việc thu hút và sử dụng ODA trong xây dựng KCHTKT nói riêng. Thứ hai, môi trường pháp lý được quan tâm và thường xuyên bổ sung theo hướng ngày càng đồng bộ và phù hợp với tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA trong thực tế từng giai đoạn.
- 14 Bình quân khoảng 4 năm một lần, các Nghị định của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA được đổi mới, Nghị định sau tiến bộ hơn Nghị định trước, nhất là về vai trò lãnh đạo và chính sách thu hút sử dụng ODA của Chính phủ, phân cấp cho các cơ quan chủ quản, đồng thời tăng cường công tác theo dõi, giám sát đã dần được đưa vào các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Quốc hội đã ban hành mới và sửa đổi bổ sung nhiều lần văn bản pháp luật có liên quan đến KCHTKT trong các lĩnh vực như xây dựng cơ bản, đấu thầu, giải phóng mặt bằng... như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Quản lý nợ công, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Đầu tư công... Thứ ba, bộ máy QLNN đã dần được kiện toàn theo hướng xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý và phân cấp mạnh hơn. Thứ tư, công tác vận động ODA trong xây dựng KCHTKT được thực hiện tích cực với các hình thức phong phú ở nhiều cấp mang lại kết quả chính là số vốn ODA thu hút được và sự hiện diện của các công trình KCHTKT tại Việt Nam Thứ năm, cán bộ quản lý ODA đã được quan tâm đào tạo, tiếp thu khoa học công nghệ từ các dự án ODA trong KCHTKT, thực hiện dự án đạt được nhiều tiến bộ. 3.3.2. Những hạn chế Thứ nhất, hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến QLNN về vốn ODA trong xây dựng KCHTKT còn nhiều bất hợp lý Nội dung các văn bản pháp luật còn nhiều điểm bất hợp lý, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình KCHTKT như quy định về đền bù thiệt hại hiện nay chưa thoả đáng cho người dân, gây chậm trễ cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư. Đấu thầu cũng là vấn đề mà chưa đáp ứng được yêu cầu hài hoà thủ tục với các nhà tài trợ, gây khó
- 15 khăn cho cả cấp quản lý và cấp thực hiện. Nội dung của các văn bản pháp luật mới chỉ tập trung nhiều vào việc thu hút và sử dụng vốn ODA mà chưa đi sâu vào nội dung vận hành dự án, mà đây mới là phần quyết định tính hiệu quả của việc thu hút và sử dụng vốn ODA. Mặt khác, mặc dù Nghị định số 38/2013/NĐ-CP đã đề cập đến cơ chế tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tiếp cận nguồn vốn ODA nhưng chưa xây dựng mô hình cũng như thể chế pháp luật, chính sách khuyến khích và giải pháp hạn chế rủi ro để thu hút vốn từ thành phần kinh tế tư nhân tham gia. Ngoài ra, các văn bản pháp luật cũng chưa có cơ chế, chế tài xử lý và chế độ khen thưởng cụ thể đối với các cơ quan QLNN, các PMU dẫn đến việc thực thi những quy định chưa nghiêm túc. Thứ hai, các cơ quan QLNN chưa chủ động, phân cấp quản lý còn nhiều hạn chế Cơ quan quản lý các cấp chưa thể hiện vai trò làm chủ trong công tác quy hoạch, kế hoạch và điều phối, chưa đủ năng lực và làm chủ trong việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án ODA trong xây dựng KCHTKT và bị động và phụ thuộc vào nhà tài trợ. Tâm lý các ngành các cấp đều muốn có nhiều dự án được thực hiện trong phạm vi quyền quản lý của mình nên họ thẩm định dự án không thấu đáo, có khi chấp nhận cả những ràng buộc bất lợi hoặc lựa chọn những dự án không có hiệu quả cao xét trên tổng thể nền kinh tế. Thứ ba, thiếu quy hoạch huy động và sử dụng vốn ODA, không có tầm nhìn dài hạn, thường là theo yêu cầu của các địa phương mà chưa đặt trong mối quan hệ với khả năng trả nợ dẫn đến phân bổ vốn dàn trải. Quy trình lập quy hoạch kế hoạch cũng không có quy định rõ ràng về
- 16 việc tham vấn ý kiến của các bên có liên quan. Hiện nay, các Bộ, địa phương tự xác định các nhu cầu phát triển của ngành và địa phương mình, không dựa trên một định hướng phát triển chung của cả quốc gia, không tính đến khả năng triển khai thực hiện của chủ dự án dẫn đến xây dựng một danh mục ưu tiên vận động ODA trong xây dựng KCHTKT một cách tuỳ tiện, không gắn với trách nhiệm và cao gấp nhiều lần so với nhu cầu phát triển mang tính thực tế. Vốn ODA trong xây dựng KCHTKT vẫn ở tình trạng bị cào bằng, dàn trải, phân tán, mỗi nơi một ít. Thứ tư, giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc, gây hệ lụy nghiêm trọng Đây là vấn đề nan giải tồn tại nhiều năm và xảy ra phổ biến, dẫn đến nhiều hệ luỵ nghiêm trọng. Ngoài việc làm dự án đình trệ, chậm tiến độ, chậm đưa vào khai thác, giảm hiệu quả đồng vốn, giải phóng mặt bằng chậm còn ảnh hưởng đến niềm tin của người dân, của các nhà tài trợ, thậm chí nhà thầu kiện đòi bồi thường do chậm bàn giao mặt bằng như trường hợp cầu Nhật Tân, dự án tuyến metro số 1, Bến Thành -Suối Tiên. Thứ năm, quy trình và thủ tục quản lý chương trình và dự án ODA trong xây dựng KCHTKT còn phức tạp và có sự khác biệt với các nhà tài trợ. Thủ tục hành chính trong xây dựng KCHTKT còn khá phức tạp, khi triển khai dự án có quá nhiều thủ tục phải phê duyệt và phải qua rất nhiều cơ quan nên thời gian chờ đợi kéo dài dẫn đến dự án chậm. Những thủ tục về đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng… cũng phức tạp. Mặt khác, các quy định của Việt Nam cũng chưa hài hòa với quy định của nhà tài trợ trong thẩm định, phê duyệt như các quy định về đấu thầu, nghiệm thu kỹ thuật và giải ngân... Thứ sáu, việc thu xếp vốn đối ứng từ ngân sách luôn rơi vào thế bị động, không đáp ứng đủ và kịp thời cho các dự án ODA trong xây dựng
- 17 KCHTKT, gây ách tắc, chậm tiến độ dự án. Thứ bảy, theo dõi đánh giá dự án trong một thời gian dài bị buông lỏng, kiểm tra giám sát còn yếu. Kinh nghiệm của hầu hết các nước thành công trong sử dụng ODA đều cho thấy, họ hết sức coi trọng và sát sao trong khâu theo dõi đánh giá. Tuy nhiên, công tác này ở nước ta còn rất yếu, dẫn đến tình trạng chất lượng công trình KCHTKT bằng vốn ODA chưa đạt yêu cầu, còn xảy ra thất thoát, lãng phí. Mặt khác, vai trò phản biện, giám sát độc lập trong quy trình thực hiện ODA chưa được quy định, đặc biệt là vai trò giám sát của tổ chức quần chúng và báo chí. Thứ tám, các vấn đề tài chính chưa có được chính sách nhất quán đối với ODA nói chung, ODA trong xây dựng KCHTKT nói riêng. Các chính sách tài chính trong nước (thuế, cơ chế cho vay lại, các định mức chi phí về chuyên gia và PMU...) nặng về xử lý theo vụ việc mà chưa có chính sách nhất quán, được công bố trước làm cơ sở cho việc tính toán lựa chọn phương án thực hiện dự án. 3.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế của QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT 3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan - Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ của nước ta còn thấp. - Thứ hai, tình hình tài chính của các nhà tài trợ gặp khó khăn, các chính sách, quy trình và thủ tục của các nhà tài trợ rất đa dạng và khác nhau, có khi phức tạp, có những điểm chưa phù hợp với quy trình của Việt Nam. - Thứ ba, năng lực nhà thầu kém, kể cả nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài. 3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 190 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 256 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 209 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 95 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn