intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Tác động của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân: Nghiên cứu trường hợp các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Tác động của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân: Nghiên cứu trường hợp các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam" là phân tích tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp để thực hiện đầu tư công nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Tác động của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân: Nghiên cứu trường hợp các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG TỚI ĐẦU TƯ TƯ NHÂN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM TẠI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã ngành: 9310106 HỒ THỊ HOÀI THƯƠNG Hà Nội - 2023
  2. Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Ngoại thương Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Nguyễn Thị Thùy Vinh Phản biện 1: ......................................................... ........................................................... Phản biện 2: ......................................................... ............................................................ Phản biện 3: ......................................................... ............................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Ngoại thương Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và thư viện Trường Đại học Ngoại thương.
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư công có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư công vào kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội cũng một trong các nhân tố quan trọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ đó gia tăng nguồn lực phát triển đất nước. Tại Việt Nam, quy mô đầu tư công tăng nhanh đã góp phần đóng góp cho sự tăng trưởng cao của Việt Nam trong một thời gian dài. Đầu tư công thường được đề cập đến với vai trò là “đầu tư mồi” để thu hút , dẫn dắt đầu tư tư nhân, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương, các vùng kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới với việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết. Khi đó, muốn đảm bảo tăng trưởng, Chính phủ cần phải tăng cường đầu tư công vào cơ sở hạ tầng kinh tế (đường sá, cầu cống, cảng..., hạ tầng cho các khu công nghiệp, thương mại) và cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện...) nhằm cải thiện môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh. Như vậy có thể thấy, đầu tư công đóng vai trò quan trọng đối với đầu tư tư nhân và sự phát triển kinh tế tại Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có bốn vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ), gồm vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng số 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đảng và Nhà nước xác định đây là các vùng động lực làm đầu tàu kéo theo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước. Đây là cũng là những khu vực trọng điểm về đầu tư công, đầu tư tư nhân và đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Mặc dù đóng vai trò là yếu tố dẫn dắt tạo nền tảng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư tư nhân nội vùng và cả nước, tuy nhiên trong nhiều năm qua vai trò của đầu tư công tại các vùng KTTĐ được nhận định là còn mờ nhạt (Trần Du Lịch, 2021). Trên thực tế, đầu tư công vào cơ sở hạ tầng các công trình kinh tế trọng điểm đã có nhiều thành tựu trong tạo đòn bầy kích thích, thu hút hoạt động đầu tư tư nhân, đặc biệt trong các khu kinh tế, khu công nghiệp (Nguyễn Thị Chính, 2020; Nguyễn Thị Thanh Huyền & cộng sự, 2022). Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc thu hút chưa hiệu quả và chưa tạo được động lực lôi kéo đầu tư tư nhân. Cụ thể, kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông, cảng biển, đường sắt,
  4. 2 đô thị chưa đồng bộ do thiếu cơ quan chịu trách nhiệm điều tiết, quy hoạch vùng nên chưa phát huy được lợi thế, hiệu quả và tạo lực hấp dẫn đối với khu vực tư nhân (Trần Duy Đông, 2022). Ngoài ra, đầu tư công tạo áp lực lớn tới ngân sách nhà nước do tại các cùng KTTĐ cần một nguồn lực lớn phụ vụ các dự án đầu tư liên kết vùng, từ đó tạo áp lực lớn trên thị trường vốn vay và ảnh hưởng tiêu cực tới đầu tư tư nhân (Đỗ Thị Thanh Huyền & cộng sự, 2021). Do đó, đầu tư công tạo ra tác động lấn át hay bổ trợ tới đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Vì vậy, vấn đề đặt ra là các khu vực kinh tế trọng điểm cần sử dụng vốn đầu tư công như thế nào để có thể tăng cường hiệu ứng bổ trợ, giảm hiệu ứng lấn át đối với đầu tư tư nhân, từ đấy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nội dung này đặc biệt quan trọng đối với các vùng KTTĐ nói riêng và cả nước nói chung trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu đang ngày càng có những ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện tới nền kinh tế Việt Nam cũng như dư địa của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế đang ngày càng hẹp dần. Bên cạnh đó, dưới góc độ nghiên cứu, tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nhưng cơ chế và kết quả của tác động còn nhiều tranh cãi. Nhiều nghiên cứu cho thấy đầu tư công có tác động bổ trợ (crowding in) đến đầu tư tư nhân. Cụ thể, đầu tư công đầy đủ vào cơ sở hạ tầng giúp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, giảm chi phí sản xuất và tăng đầu tư tư nhân (Aschauer,1989a; Saidjada và cộng sự , 2016; Makuyana, 2016 và Ouedraogo & cộng sự, 2019). Ngoài ra, đầu tư của chính phủ vào vốn con người (chẳng hạn như giáo dục và y tế), chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển góp phần hình thành vốn con người, nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy đầu tư nhân (Lall, 2007; Daniele, 2009; Flores-Chamba & cộng sự, 2019; Jena & Barua, 2020). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy đầu tư công có thể tạo tác động lấn át (crowding out) tới đầu tư tư nhân khi nhu cầu vốn lớn cho đầu tư phát triển của chính phủ có thể khiến lãi suất trên thị trường vốn vay tăng lên làm giảm khả năng tiếp cận vốn của khu vực tư nhân (Friedman, 1978; Ganelli, 2003; Kustepeli, 2005; Cavallo & Daude, 2011). Ngoài ra, tăng thuế hoặc vay nợ để tài trợ cho chi tiêu chính phủ cũng khiến khu vực tư nhân khó tiếp cận các nguồn tài chính khan hiếm của nền kinh tế (Pereira & Andraz, 2004; Drezgić, 2011; Rodríguez-Pose & cộng sự, 2012; Solihin & cộng sự, 2021). Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân còn gây nhiều tranh cãi khi xét trong ngắn hạn và trong dài hạn, cũng như khi xét tác động của các thành phần của đầu tư công tới các thành phần của đầu tư tư nhân (Pereira & cộng sự, 2001; Castillo & cộng sự, 2005; Ngeendepi & cộng sự, 2021;
  5. 3 Babu & cộng sự ,2022). Như vậy, về mặt nghiên cứu, tác động của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân là một trong những vấn đề gây nhiều tranh luận và cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống và toàn diện. Tại Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu về đầu tư công và hiệu quả của đầu tư công (Nguyễn Hồng Thắng, 2009; Hoàng Thế Anh, 2014; Diệp Gia Luật, 2015; Trần Vũ Phong, 2018; Đào Thị Hồ Hương, 2021; Phạm Thị Thanh Bình, 2023). Tuy nhiên còn khuyết thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về tác động của giữa đầu tư công đối với đầu tư tư nhân, đặc biệt là những nghiên cứu thực nghiệm kiểm định hiệu ứng lấn át và hiệu ứng bổ trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân trong cả ngắn hạn và dài hạn hay những nghiên cứu về tác động của đầu tư công tới các thành phần cụ thể của đầu tư tư nhân. Mặt khác, theo hiểu biết của NCS, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện dưới góc độ định tính và định lượng đối với 24 tỉnh/thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm. Các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở góc độ tổng thể nền kinh tế hoặc góc độ một địa phương cụ thể. Trong khi đó, vùng KTTĐ được Đảng và Nhà nước xác định là đầu tàu kéo theo sự tăng trưởng chung của cả nước. Do đó nghiên cứu các kênh tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân, từ đó đề xuất giải pháp để sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả nhằm thu hút đầu tư tư nhân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các vùng KTTĐ và cả nước là vấn đề cần thiết trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động. Dựa vào khoảng trống thực tiễn và nghiên cứu được đề cập ở trên, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn “Tác động của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân: Nghiên cứu trường hợp các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là phân tích tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam. Từ đó, Luận án đề xuất các giải pháp để thực hiện đầu tư công nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cơ bản trên, Luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về lý thuyết và thực nghiệm sau đây:
  6. 4 Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về đầu tư công, đầu tư tư nhân, các kênh tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân và lý thuyết về vùng kinh tế trọng điểm. Thứ hai, phân tích thực trạng tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Bên cạnh đó, kiểm định tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu dựa trên các mô hình phân tích định lượng. Thứ ba, đề xuất các giải pháp thực hiện đầu tư công nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu Luận án hướng tới việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau đây: Thứ nhất, đầu tư công tác động lấn át hay bổ trợ tới đầu tư tư nhân, các thành phần của đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam và tác động này có thay đổi hay không khi xét trong ngắn hạn và dài hạn? Thứ hai, đầu tư công cho cơ sở hạ tầng (CSHT) ảnh hưởng như thế nào tới đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam? Thứ ba, chính sách đầu tư công tại các vùng kinh tế trọng điểm cần được xây dựng như thế nào để có thể thúc đẩy được đầu tư tư nhân cho tới năm 2030? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) của Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Luận án nghiên cứu về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân dưới góc độ đầu tư công tác động tới tổng đầu tư tư nhân và các thành phần của đầu tư tư nhân trong nước (đầu tư khu vực hộ gia đình và đầu tư khu vực doanh nghiệp) tại các vùng KTTĐ của Việt Nam. Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2021. Không gian: Luận án nghiên cứu tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại 4 vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam với 24 tỉnh/thành phố. 4. Phương pháp nghiên cứu
  7. 5 4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu nghiên cứu trong bài là dữ liệu thứ cấp được NCS thu thập từ Niên giám thống kê của các Cục Thống kê, Tổng cục Thống kê, Báo cáo quyết toán chi NSNN của Sở Tài Chính của 24 tỉnh/ thành phố thuộc 4 vùng KTTĐ. Ngoài ra, dữ liệu liên quan tới lãi suất để chạy trong mô hình được NCS thu thập từ World Bank. Phương pháp phân tích tổng hợp: NCS tổng hợp và phân tích có hệ thống các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân. Từ đó, NCS chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và xây dựng hướng nghiên cứu của Luận án. Phương pháp thống kê mô tả: NCS thống kê, mô tả số liệu thông qua các sơ đồ, biểu đồ để thấy rõ thực trạng đầu tư công, đầu tư tư nhân và mối quan hệ giữa đầu tư công, đầu tư tư nhân tại các tỉnh của các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam. Từ đó, kết hợp cùng kết quả nghiên cứu của mô hình định lượng, NCS đưa ra các đề xuất chính sách. 4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp ước lượng nhóm trung bình gộp: NCS sử dụng phương pháp ước lượng nhóm trung bình gộp (Pool Mean Group- PMG) để đánh giá tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân và các thành phần của đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ của Việt Nam. Phương pháp này cho phép các tham số ngắn hạn khác biệt giữa các nhóm trong khi ràng buộc các tham số dài hạn đồng nhất giữa các đơn bị bảng. Phương pháp phân tích phi nhân quả: Bên cạnh đó, NCS sử dụng phương pháp phân tích phi nhân quả được đề xuất bởi Juodis & cộng sự (2021) cho dữ liệu bảng để kiểm tra tác động của đầu tư công cho cơ sở hạ tầng (CSHT) tới đầu tư tư nhân từng vùng do số liệu của đầu tư công cho CSHT không đủ quan sát để thực hiện với mô hình PMG. Ưu điểm của phương pháp này đó chính là sử dụng được với số liệu có cỡ mẫu nhỏ và trong mô hình mà các hệ số hồi quy là đồng nhất lẫn không đồng nhất (Juodis & cộng sự, 2021). 5. Những đóng góp của Luận án 5.1 Về lý luận
  8. 6 Thứ nhất, Luận án đã tổng hợp và làm rõ các vấn đề lý thuyết về vùng, vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm. Đồng thời, thông qua cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, Luận án đã chỉ rõ kênh tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân. Từ đó, nghiên cứu đã xây dựng được khung phân tích tác động của đầu tư công tới đầu tư nhân. Thứ hai, Luận án sử dụng các mô hình kinh tế lượng phù hợp để đánh giá tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ. 5.2 Về thực nghiệm Thứ nhất, thông qua phân tích định lượng, Luận án đã chỉ ra tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân, đầu tư tư nhân thuộc khu vực doanh nghiệp, đầu tư tư nhân thuộc khu vực hộ gia đình tại các vùng KTTĐ. Thứ hai, từ phân tích kết quả định lượng, Luận án đưa ra chính sách sử dụng đầu tư công để thúc đẩy đầu tư tư nhân dưới góc độ tổng thể các vùng KTTĐ. Đồng thời, Luận án cũng đề xuất các giải pháp cho từng vùng KTTĐ, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, cơ cấu đầu tư công, đầu tư tư nhân và định hướng chính sách đầu tư công cho tới năm 2030. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm 6 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài Luận án Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân và vùng kinh tế trọng điểm Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng đầu tư công, đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam Chương 5: Phân tích định lượng tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam Chương 6: Giải pháp thực hiện đầu tư công nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam
  9. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các nghiên cứu về tác động lấn át của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân Thứ nhất, các nghiên cứu phân tích tác động lấn át của đầu tư công tới đầu tư tư nhân trong phạm vi một quốc gia cụ thể, hoặc một nhóm các quốc gia (Pradhan & cộng sự,1990; Bilgili, 2003; Nazmi & Ramirez, 1997; Tô Trung Thành, 2012). Thứ hai, các nghiên cứu còn phân tách đầu tư công thành các hạng mục đầu tư và nghiên cứu tác động của các hạng mục đó tới đầu tư tư nhân (Pereira, 2000; Rahman & cộng sự, 2015; Dada, 2013; Omitogun & cộng sự, 2018; Nguyễn Thị Cành & cộng sự, 2020; Nguyễn Thị Thùy Liên, 2022). Thứ ba, các nghiên cứu còn tập trung về tác động lấn át của đầu tư công tới đầu tư tư nhân trong các ngành, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Thứ tư, các nghiên cứu cho thấy tác động lấn át của đầu tư công tới đầu tư tư nhân còn có nhiều tranh luận khi phân tích trong ngắn hạn và dài hạn (Castillo & cộng sự, 2005; Mitra, 2006; Nguyễn Thị Chinh, 2017; Mose & cộng sự, 2020; Nguyễn Thị Thanh Huyền & cộng sự, 2022). 1.2 Các nghiên cứu về tác động bổ trợ của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân Thứ nhất, các nghiên cứu phân tích tác động bổ trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân trong phạm vi một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia (Hatano, 2010; Naqvi, 2003; Erden & Holcome, 2005; Mitra, 2014; Abiad & cộng sự, 2016). Thứ hai, ngoài các nghiên cứu về tác động bổ trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân dưới góc độ tổng đầu tư công thì còn có các nghiên cứu chia đầu tư công thành các thành phần theo lĩnh vực đầu tư và nghiên cứu tác động của các thành phần đó tới đầu tư tư nhân (Aschauer, 1989a; Sturm & cộng sự, 1999; Pereira, 2000; Xu & Yan, 2014; Saidjada & cộng sự , 2016; Ouedraogo & cộng sự, 2019).Thứ ba, một số nghiên cứu còn phân tích tác động bổ trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân dưới góc độ các ngành (Saseed & cộng sự, 2006; Fujii & cộng sự, 2013; Pereira, 2000; Hamaaki, 2008; Forni & Gambetti, 2010; S. Muthu, 2017; Nguyễn Thị Thùy Liên, 2022). Thứ tư, các nghiên cứu cho thấy tác động bổ trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân còn gây nhiều tranh cãi khi phân tích trong ngắn hạn và dài hạn (Castillo & cộng sự, 2005; Foncesca, 2009; Ngeendepi & cộng sự, 2021; Babu & cộng sự, 2022; Nguyễn Thế Khang, 2022; Lê Thanh Tùng 2022).
  10. 8 1.3 Khoảng trống nghiên cứu 1.3.1 Nội dung tiếp cận nghiên cứu Thứ nhất, hiện tại có rất ít nghiên cứu về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân ở cấp độ vùng kinh tế và đặc biệt chưa có một nghiên cứu nào phân tích tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam. Thứ hai, có khá nhiều nghiên cứu về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân. Tuy nhiên còn khuyết thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân tại Việt Nam, đặc biệt là những nghiên cứu thực nghiệm kiểm định đồng thời giả thuyết “hiệu ứng lấn át” và “hiệu ứng bổ trợ” trong ngắn hạn và dài hạn. Thứ ba, hiện nay có rất ít nghiên cứu phân chia đầu tư tư nhân thành các thành phần khác nhau theo nguồn vốn và chỉ rõ tác động của đầu tư công tới các thành phần đó. 1.3.2 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Thứ nhất, đa số các nghiên cứu tại Việt Nam khi nghiên cứu dưới góc độ các tỉnh/thành thì sử dụng chuỗi dữ liệu dữ liệu bảng với các phương pháp như POLS, FMOLS, DOLS. Thứ hai, hiện nay có rất ít nghiên cứu chỉ rõ vai trò của đầu tư công cho CSHT tác động như thế nào tới đầu tư tư nhân và chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ tác động của hạng mục đầu tư này tới đầu tư doanh nghiệp và hộ gia đình. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG TỚI ĐẦU TƯ TƯ NHÂN VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 2.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư công và đầu tư tư nhân 2.1.1 Đầu tư công 2.1.1.1 Khái niêm a. Khái niệm về đầu tư công trên thế giới Như vậy có thể thấy, khái niệm về đầu tư công trên thế giới đang tồn tại ba quan điểm chính. Quan điểm thứ nhất nhấn mạnh chủ sở hữu nguồn vốn của đầu tư công. Quan điểm thứ hai nhấn mạnh vào mục đích của đầu tư công. Quan điểm thứ ba là sự kết hợp giữa chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư công và mục đích của đầu tư công. Theo quan điểm này, đầu tư công được hiểu là việc sử dụng vốn Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án không vì mục tiêu lợi nhuận. b. Khái niệm về đầu tư công tại Việt Nam
  11. 9 Để tháo gỡ những hạn chế, bất cập về đầu tư công, ngày 13/6/2019, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020). Theo Khoản 15 điều 4 Luật Đầu tư công 2019, đầu tư công là “hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật đầu tư công”. 2.1.1.2 Phân loại đầu tư công 2.1.1.3 Vai trò của đầu tư công 2.1.2 Đầu tư tư nhân 2.1.2.1 Khái niệm Đầu tư tư nhân khác đầu tư công ở tính chất sở hữu của nguồn vốn đầu tư và mục đích đầu tư. Đầu tư tư nhân là các khoản đầu tư của các thành phần kinh tế tư nhân trong khi đó đầu tư công là khoản đầu tư của Nhà nước. Mục đích của đầu tư tư nhân là sinh lợi nhuận trong khi đó mục đích của đầu tư công là phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, không vì mục đích lợi nhuận. Hiện nay trong thống kê chính thống của Việt Nam đang phân loại đầu tư theo 3 khu vực kinh tế là khu vực kinh tế “Nhà nước”, “ngoài Nhà nước” và “khu vực có vốn đầu tư nước ngoài”. Theo đó, trong phạm vi Luận án này, đầu tư tư nhân sẽ được hiểu là đầu tư sử dụng nguồn vốn thuộc sở hữu của khu vực ngoài Nhà nước hay chính là đầu tư ngoài Nhà nước. Do đó, đầu tư tư nhân trong phạm vi nghiên cứu của Luận án không bao gồm đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đầu tư công là đầu tư sở hữu nguồn vốn thuộc khu vực Nhà nước hay chính là đầu tư Nhà nước. 2.1.2.2 Các thành phần của đầu tư tư nhân 2.1.2.3 Các yếu tố tác động tới đầu tư tư nhân 2.1.3 Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân Theo lý thuyết, tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân được giải thích thông qua 2 quan điểm chủ đạo: quan điểm ủng hộ đầu tư công tạo ra hiệu ứng lấn át tới đầu tư tư nhân (crowding-out effect) (Blejer và Khan, 1984; Beck, 1993; Voss, 2002; Ganelli, 2003; Kustepeli, 2005; Lütfi Erden, 2005; Ang, 2009; Cavallo và Daude, 2011). Theo quan điểm này, khi đầu tư công tăng lên sẽ kéo theo sự sụt giảm đầu tư tư nhân do Chính phủ vay nợ để tài trợ đầu tư công và chính phủ tham gia sản xuất hàng hóa cạnh tranh với khu vực tư nhân. Quan điểm thứ hai ủng hộ đầu tư công tạo ra hiệu
  12. 10 ứng bổ trợ tới đầu tư tư nhân (crowding-in effect) (Aschauer 1989a; Greene và Villanueva, 1990; Ramirez, 1994; Reungsri, 2010; Hatano 2010). Theo quan điểm này khi đầu tư công tăng lên kéo theo sự gia tăng của đầu tư tư nhân do Chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất, tăng nhu cầu hàng hóa dịch vụ và tăng kỳ vọng doanh thu cho khu vực tư nhân. 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới kênh tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân Kênh tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân (hiệu ứng lấn át và hiệu ứng bổ trợ) sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản sau đây: Hội nhập kinh tế quốc tế; Yếu tố thời gian; Độ nhạy cảm giữa đầu tư tư nhân và lãi suất; Ngoại ứng tích cực của danh mục đầu tư công; Tính bất ổn của kinh tế vĩ mô 2.2 Đầu tư công, đầu tư tư nhân tại vùng kinh tế trọng điểm 2.2.1 Những vấn đề cơ bản về vùng kinh tế trọng điểm 2.2.1.1 Vùng kinh tế trọng điểm và các khái niệm liên quan 2.2.1.2 Cơ sở hình thành vùng kinh tế trọng điểm 2.2.1 Vai trò của đầu tư công, đầu tư tư nhân đối với vùng kinh tế trọng điểm 2.2.1.1 Vai trò của đầu tư công 2.2.1.2 Vai trò của đầu tư tư nhân
  13. 11 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu 3.1.1 Khung phân tích Hình 1: Khung phân tích của Luận án Nguồn: Tác giả thực hiện, 2022 3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu H1: Đầu tư công tác động bổ trợ (cùng chiều) tới tổng đầu tư tư nhân trong dài hạn H2: Đầu tư công tác động bổ trợ (cùng chiều) tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp trong dài hạn H3: Đầu tư công tác động bổ trợ (cùng chiều) tới đầu tư tư nhân khu vực hộ gia đình trong dài hạn H4: Đầu tư công tác động lấn át (ngược chiều) tới tổng đầu tư tư nhân trong ngắn hạn H5: Đầu tư công tác động bổ trợ (cùng chiều) tới đầu tư tư nhân khu vực hộ gia đình trong ngắn hạn H6: Đầu tư công tác động lấn át (ngược chiều) tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp trong ngắn hạn 3.2 Mô hình và dữ liệu nghiên cứu
  14. 12 3.2.1. Mô hình nghiên cứu 3.2.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình trong bài nghiên cứu xây dựng dựa trên lý thuyết tân cổ điển về đầu tư được đề xuất bởi Jogenson (1963, 1967 và 1971). Mô hình này gần đây được nghiên cứu bằng dữ liệu bảng bởi Omitogun,O. (2018),Omojolaibi và cộng sự (2016), Gérard Tchouass và cộng sự (2014), AltinGjini và cộng sự (2012). Theo đó, mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau: 𝑷𝑰 𝒊𝒕 = 𝜶 + 𝜹𝑷𝑼 𝒊𝒕 + 𝝋 𝟏 𝑰𝑹 𝒊𝒕 +𝝋 𝟐 𝑮𝑹𝑫𝑷 𝒊𝒕 + 𝝋 𝟑 𝑰𝑵𝑭 𝒊𝒕 + 𝝋 𝟒 𝑭𝑫𝑰 𝒊𝒕 + 𝝁 𝒊𝒕 (6) 3.2.1.2 Cơ sở lựa chọn biến nghiên cứu 3.2.2 Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu của các biến trong mô hình được thu thập theo năm chủ yếu từ nguồn tổng hợp các niên giám thống kê các tỉnh Vùng KTTĐ gồm tổng vốn đầu tư công PU, tổng vốn đầu tư tư nhân trong nước (PI), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Tổng sản phẩm địa phương (GRDP), Lãi suất thực tế (IR), Lạm phát (INF). Tổng sản phẩm địa phương (GRDP), Lãi suất thực tế (IR) được xem là biến số thể hiện nhu cầu và chi phí của hoạt động đầu tư (Altin Gjini & Albania Agim Kukeli, 2012; Christian Dreger & Hans-Eggert Reimers, 2015). Các dữ liệu nghiên cứu liên quan tới vốn dầu tư, tổng sản phẩm địa phương được tính toán theo giá so sánh năm 2010 để loại bỏ các ảnh hưởng của yếu tố lạm phát. Ngoại trừ lãi suất thực tế (IR), các biến được thể hiện ở dạng logarit cơ số tự nhiên. Ngoài ra, các biến PI, PU, GRDP, FDI được tính toán ở dạng bình quân đầu người. Cụ thể, các biến sẽ được tính bằng logarit của giá trị của biến chia cho dân số tại các địa phương. Với cách tính này thì các giá trị sẽ được điều chỉnh theo phù hợp với đặc điểm (quy mô dân số) của địa phương 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 3.3.1.1 Phương pháp thống kê mô tả 3.3.1.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 3.3.2.1 Phương pháp ước lượng nhóm trung bình gộp
  15. 13 Luận án sử dụng dữ liệu bảng, là sự kết hợp thành phần dữ liệu chéo và thành phần sữ liệu chuỗi thời gian. Phân tích hồi quy dữ liệu bảng thường có một số phương pháp ước lượng chính như Pooled OLS, FEM, REM, GMM, GFLS. Tuy nhiên, để phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, Luận án sử dụng mô hình kinh tế lượng với phương pháp ước lượng nhóm trung bình gộp (Pool Mean Group- PMG). Phương pháp này có các ưu điểm như sau: (1) ước lượng cho một phương trình duy nhất thay vì ước lượng hệ phương trình; (2) Có thể thực hiện với các biến có độ trễ khác nhau, không phân biệt thứ tự sai phân I (0) hay I (1); (3) phân biệt được tác động ngắn hạn (khác nhau giữa các nhóm) và dài hạn hạn (đồng nhất giữa các nhóm) trong mô hình (Pesaran và cộng sự (1999), Samargandi, Fidrmuc, and Ghosh (2015). Đây là những ưu điểm mà các phương ước lượng dữ liệu bảng truyền thống (Pooled OLS, FEM, REM, GMM, FGLS) không thực hiện được. Các kiểm định cần thiết đối với mô hình PMG chính là kiểm định bậc dừng, kiểm định đồng liên kết. Sau khi các kiểm định trên thỏa mãn điều kiện, Luận án sẽ tiến hành hồi quy dựa trên mô hình PMG để đánh giá tác động của đầu tư công và đầu tư tư nhân trong ngắn hạn và dài hạn tại các vùng kinh tế trọng điểm. 3.3.2.2 Phương pháp phân tích phi nhân quả Ngoài ra, Luận án sử dụng phương pháp phân tích phi nhân quả được đề xuất bởi Juodis và cộng sự (2021) cho dữ liệu bảng với giả thuyết H0 là 𝑿 𝒊𝒕 không tác động tới 𝒀 𝒊𝒕 để kiểm tra tác động của đầu tư công cho cơ sở hạ tầng (CSHT) tới đầu tư tư nhân từng vùng. Với các dữ liệu trong mô hình, Luận án sử dụng phương pháp phân tích phi nhân quả để kiểm định tác động của đầu tư công cho CSHT tới tổng đầu tư tư nhân (1); đầu tư công cho CSHT tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp (2); đầu tư công cho CSHT tới đầu tư tư nhân khu vực hộ gia đình (3). CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG VÀ ĐẦU TƯ TƯ NHÂN TẠI CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM 4.1 Tổng quan về các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam 4.1.1 Lịch sử hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam 4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam 4.1.2.1 Quy mô GRDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế
  16. 14 4.1.2.2 Cơ cấu ngành 4.2 Thực trạng đầu tư công và đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam 4.2.1 Thực trạng đầu tư công tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam 4.2.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng đầu tư công Về quy mô đầu tư công, có thể thấy quy mô đầu tư công tại vùng KTTĐ Bắc bộ và phía Nam gấp 4-5 lần so với hai vùng KTTĐ còn lại. Về tốc độ tăng trưởng đầu tư công, nhìn chung tốc độ tăng trưởng đầu tư công tại vùng KTTĐ Bắc bộ là lớn nhất trong khi đó, mặc dù có quy mô đầu tư công chỉ xếp sau vùng KTTĐ Bắc bộ nhưng vùng KTTĐ phía Nam có tốc độ tăng trưởng đầu tư công xếp thứ ¾ các vùng KTTĐ. 4.2.1.2. Cơ cấu đầu tư công Đầu tư công chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng bình quân 68,78% của vốn đầu tư công trong giai đoạn 2010-2021 tại các vùng KTTĐ. 4.2.2 Thực trạng đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam 4.2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng đầu tư tư nhân Về quy mô vốn đầu tư tư nhân, vùng KTTĐ phía Nam và Bắc bộ là hai vùng KTTĐ dẫn đầu với sự chênh lệch đáng kể so với hai vùng KTTĐ còn lại. Về tốc độ tăng trưởng đầu tư tư nhân, đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ có xu hướng sụt giảm trong giai đoạn 2019-2021 so với giai đoạn 2010-2018 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid- 19. Có ¾ vùng KTTĐ, đầu tư tư nhân tăng trưởng âm trong giai đoạn 2019-2021. 4.2.2.2 Cơ cấu đầu tư tư nhân Về cơ cấu đầu tư tư nhân theo nguồn vốn, nhìn chung đầu tư của khu vực doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ đạo (55,64%) so với đầu tư của khu vực hộ gia đình (44,36%). Có thể nhận thấy khu vực doanh nghiệp là nguồn lực đóng góp vốn đầu tư chủ đạo trong khu vực kinh tế tư nhân tại các vùng KTTĐ trong giai đoạn 2010-2021. 4.2.3 Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam 4.2.3.1 Tỷ trọng đầu tư công, đầu tư tư nhân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tại các vùng KTTĐ, đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng chủ đạo so với đầu tư công và đầu tư trực tiếp nước ngoài với tỷ trọng bình quân 56,04%, cao hơn mức bình quân của
  17. 15 cả nước 51,7%. Trong khi đó, tỷ trọng vốn đầu tư công bình quân tại các vùng kinh tế trọng điểm là 28.9%, thấp hơn mức bình quân của cả nước và có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng KTTĐ. 4.2.3.2 Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ Để củng cố thêm về mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân Luận án tiến hành tính toán hệ số thu hút đầu tư. Luận án tiến hành tính toán và so sánh tại 4 vùng KTTĐ và đặt hệ số thu hút đầu tư trong mối quan hệ với tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI để thấy được ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế tới mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân. 4.2.4 Thực trạng thực hiện chính sách đầu tư công nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG TỚI ĐẦU TƯ TƯ NHÂN TẠI CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM 5.1 Mô tả thống kê 5.2 Kết quả ước lượng tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam 5.2.1 Các kiểm định 5.2.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị 5.2.1.2 Kiểm định đồng liên kết 5.2.2 Phân tích kết quả 5.2.2.1 Tác động dài hạn Trường hợp 1: Xét tác động dài hạn của đầu tư công tới tổng đầu tư tư nhân
  18. 16 Bảng 1: Tác động dài hạn của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại 4 vùng KTTĐ giai đoạn 2010-2021 Biến phụ thuộc PMG PI Hệ số Độ lệch chuẩn PU 0,368*** 0,032 GRDP 0,248** 0,020 FDI 0,099*** 0,029 INF -0,308** 0,463 IR -0,044*** 0,005 EC -0,316*** 0,089 Số quan sát 288 Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên phần mềm Stata-15 Trong dài hạn, tất cả các yếu tố bao gồm đầu tư công (PU), đầu tư nước ngoài (FDI), tổng sản phẩm quốc nội (GRDP), lãi suất thực tế (IR) và tỷ lệ lạm phát (INF) đều có tác động đến đầu tư tư nhân. Trong đó, PU, GRDP và FDI có tác động tích cực trong khi đó IR và INF có tác động ngược chiều tới đầu tư tư nhân. Kết quả kiểm định phi nhân quả cho thấy đầu tư công cho CSHT có tác động cùng chiều tới đầu tư tư nhân tại cả 4 vùng KTTĐ. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về tác động bổ trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân. Đồng thời, kết quả cũng phù hợp với kết quả hồi quy về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân trong dài hạn tại các vùng KTTĐ. Trường hợp 2: Xét tác động dài hạn của đầu tư công lần lượt tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp (PIE), đầu tư tư nhân khu vực hộ gia đình (PIH)
  19. 17 Bảng 2: Tác động dài hạn của đầu tư công tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp (PIE), đầu tư tư nhân khu vực hộ gia đình (PIH) tại 4 vùng KTTĐ Biến phụ thuộc PMG PIE Hệ số Độ lệch chuẩn PU 0,415*** 0,062 GRDP 0,136*** 0,032 FDI 0,037*** 0,030 INF -0,013*** 0,392 IR -0,075*** 0,012 EC -0,151*** 0,048 PIH Hệ số Độ lệch chuẩn PU -0,036 0,038 GRDP 0,893*** 0,066 FDI 0,088*** 0,020 INF -0,422 0,311 IR -0,089*** 0,008 EC -0,340*** 0,085 Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên phần mềm Stata-15 Kết quả kiểm định cho thấy trong dài hạn đầu tư công cũng có tác động bổ trợ tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp (EC0). Cụ thể đầu tư công tăng 1% sẽ khuyến khích đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp tăng 0,3%. Tuy nhiên, kết quả kiểm định cho thấy trong dài hạn đầu tư công không có tác động bổ trợ tới đầu tư tư nhân khu vực hộ gia đình trong dài hạn (p-value >5). Kết quả kiểm định phi nhân quả cho thấy đầu tư công cho CSHT có tác động cùng chiều tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp tại 4 vùng KTTĐ. Điều này cho thấy, đối với khu vực doanh nghiệp, đầu tư công cho CSHT có vai trò rất quan trọng đối với việc khuyến khích đầu tư tư nhân.
  20. 18 Bảng 3: Kiểm định phi nhân quả về tác động của đầu tư công cho CSHT tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp tại 4 vùng KTTĐ giai đoạn 2010-2021 Giả thuyết H0 Hệ số z-statistics P-value Kết luận Đầu tư công cho CSHT 0,287*** 0,089 0,001 Bác bỏ H0 không tác động tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp tại vùng KTTĐ Bắc bộ Đầu tư công cho CSHT 0,291* 1,75 0,080 Bác bỏ H0 không tác động tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp tại vùng KTTĐ miền Trung Đầu tư công cho CSHT 0,411** 2,48 0,013 Bác bỏ H0 không tác động tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp tại vùng KTTĐ phía Nam Đầu tư công cho CSHT 0,090** 1,42 0,042 Bác bỏ H0 không tác động tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp tại vùng KTTĐ ĐBSCL Ghi chú: *** thể hiện mức ý nghĩa 1%, ** thể hiện mức ý nghĩa 5%, *thể hiện mức ý nghĩa 10%. Nguồn: Tác giả thực hiện trên Stata 15 5.2.2.2 Tác động ngắn hạn Trường hợp 1: Xét tác động ngắn hạn của đầu tư công tới tổng đầu tư tư nhân Nhìn chung, trong ngắn hạn tác động của đầu tư công (bổ trợ và lấn át) tới đầu tư tư nhân tồn tại tương đối rõ tại các địa phương hầu hết thuộc vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ phía Bắc. Ngoài ra, tại các địa phương đầu tư công tạo tác động tới đầu tư tư nhân, có thể thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng tác động tới đầu tư tư nhân. Bên cạnh đó, có thể thấy, đầu tư công có tác động lấn át hoặc không có tác động tới thành phố hạt nhân thuộc các vùng KTTĐ ngoài trừ TP.Hồ Chí Minh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2