intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

71
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận án gồm 4 chương: Chương 1 - Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương 2 - Lý luận về tác động của FDI đến phát triển KTXH địa phương. Chương 3: Thực trạng tác động của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương. Chương 4 - Giải pháp tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương

MỞ ĐẦU<br /> 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Toàn cầu hóa và hội nhập KTQT là xu thế tất yếu, sự dịch chuyển FDI<br /> quốc tế và trong khu vực diễn ra linh hoạt vào các nước đang phát triển và các<br /> nền kinh tế mới nổi liên tục ở mức cao. Cạnh tranh trong khu vực và thế giới về<br /> thu hút FDI có chất lượng cao ngày càng quyết liệt. Đối với HD trong khuôn<br /> khổ cho phép cần phải có cơ chế chính sách, chiến lược và các giải pháp như thế<br /> nào với đầu tư trực tiếp nước ngoài, để hướng vào phục vụ các mục tiêu phát<br /> triển KTXH của tỉnh trong giai đoạn tới. Do đó, HD cần phải nghiên cứu và<br /> phân tích, đánh giá toàn diện một cách khách quan có hệ thống tác động của FDI<br /> đến phát triển KTXH của tỉnh trong thời gian qua để có sự điều chỉnh cơ chế<br /> chính sách, chiến lược và các giải pháp phù hợp đối với FDI một cách đồng bộ,<br /> nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả nhất cho mục tiêu đổi mới mô<br /> hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế của HD theo hướng phát triển nhanh và<br /> bền vững thực hiện thành công chiến lược phát triển KTXH của tỉnh HD trong<br /> tương lai. Điều đó, đòi hỏi phải có công trình nghiên cứu có hệ thống tác động<br /> của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh HD. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài: “Tác<br /> động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế- xã hội: Nghiên cứu<br /> trường hợp tỉnh Hải Dương”, là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn đang đặt<br /> ra đối với FDI của HD trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập KTQT.<br /> 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu<br /> 2.1. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Hệ thống, luận giải những vấn đề lý luận về bản chất, đặc điểm, cơ chế<br /> và sự tác động của FDI đến phát triển KTXH địa phương.<br /> - Phân tích đánh giá thực trạng, đồng thời kiểm định tác động của FDI đến<br /> các chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016.<br /> - Đề xuất các giải pháp tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu<br /> cực của FDI đến phát triển KTXH của HD đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.<br /> 2.2. Câu hỏi nghiên cứu<br /> Một là, cơ chế và sự tác động của FDI đến phát triển KTXH địa phương<br /> được đánh giá như thế nào?<br /> Hai là, tác động của FDI đến các chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Hải<br /> Dương trong giai đoạn từ 1997 - 2016 như thế nào?<br /> Ba là, với mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương đến năm 2025,<br /> tầm nhìn đến năm 2030 và tác động của FDI đến các chỉ tiêu phát triển KTXH<br /> của tỉnh thời gian qua, Hải Dương có nên tiếp tục thu hút FDI hay không? Nếu có<br /> thì mức độ thu hút cần hướng tập trung vào ngành nào, khu vực nào trong tỉnh?<br /> Bốn là, các giải pháp nào để tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động<br /> tiêu cực của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương trong thời gian tới?<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Lý luận và thực tiễn về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự<br /> phát triển KTXH địa phương là đối tượng nghiên cứu của Luận án.<br /> <br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Phạm vi về không gian: Số liệu thực tiễn nghiên cứu tác động của FDI<br /> đến sự phát triển KTXH được thu thập của tỉnh Hải Dương.<br /> Phạm vi về thời gian: Đề tài Luận án nghiên cứu trên cơ sở số liệu thực<br /> tiễn của tỉnh Hải Dương giai đoạn từ năm 1997 - 2016, các giải pháp đề xuất<br /> được áp dụng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.<br /> Phạm vi về nội dung: Để đánh giá trình độ phát triển KTXH của mỗi quốc<br /> gia cũng như mỗi địa phương bao gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau (cả chỉ tiêu tổng<br /> hợp và các chỉ tiêu chuyên sâu). Để xác định các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển<br /> KTXH của địa phương trong nghiên cứu của luận án, tác giả dựa theo cách tiếp cận<br /> có tính phổ biến phản ánh trình độ phát triển KTXH của mỗi quốc gia cũng như<br /> mỗi địa phương và thường được sử dụng để so sánh trình độ phát triển KTXH giữa<br /> các quốc gia cũng như địa phương trong một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.<br /> Do vậy giới hạn phạm vi nghiên cứu về nội dung tác động của FDI tác giả lựa chọn<br /> 9 chỉ tiêu đó là: tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP), chỉ số phát triển con người<br /> (HDI), CCKT, đô thị hóa, công nghệ sản xuất, hiệu quả vốn đầu tư xã hội, độ mở<br /> thương mại, việc làm và môi trường.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận án hệ thống, luận giải lý luận về phát triển KTXH địa phương,<br /> những vấn đề lý luận về bản chất, đặc điểm, hình thức, cơ chế và sự tác động của<br /> FDI đến phát triển KTXH địa phương trong hội nhập kinh tế quốc tế về các chỉ<br /> tiêu: tăng trưởng kinh tế, phát triển con người (HDI), chuyển dịch cơ cấu kinh<br /> tế, đô thị hóa, công nghệ sản xuất, hiệu quả vốn đầu tư xã hội, xuất nhập khẩu,<br /> việc làm, môi trường. Quy trình và phương pháp thu thập, xử lý số liệu thực tiễn<br /> về FDI và các chỉ tiêu phát triển KTXH tỉnh Hải Dương của đề tài luận án được<br /> thực hiện cụ thể như sau:<br /> 4.1. Phương pháp thu thập số liệu<br /> Trong phạm vi nghiên cứu đề tài luận án sử dụng số liệu thứ cấp. Để<br /> thu thập số liệu thứ cấp tác giả tiến hành thu thập và tổng hợp số liệu về FDI,<br /> GRDP, thu ngân sách, lao động, thu nhập, chỉ số phát triển con người (HDI),<br /> cơ cấu kinh tế, dân số đô thị, vốn đầu tư cho lao động, hiệu quả vốn đầu tư xã<br /> hội, xuất nhập khẩu và môi trường tại các sở, ban ngành, KCN của tỉnh Hải<br /> Dương trong giai đoạn từ năm 1997-2016. Nguồn gốc các tài liệu được chú<br /> thích rõ ràng.<br /> 4.2. Phương pháp phân tích số liệu<br /> 4.2.1. Phương pháp phân tích định tính<br /> Từ số liệu thực tiễn về các chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương<br /> trong giai đoạn 1997- 2016, tác giả sử dụng các phương pháp sau để tiến hành<br /> phân tích:<br /> (1) Phương pháp thống kê mô tả<br /> Là nghiên cứu mô tả mối quan hệ giữa FDI với các chỉ tiêu phát triển<br /> KTXH bằng các bảng thống kê, các loại đồ thị toán học số liệu thu thập được.<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả thu thập từ các số liệu<br /> thứ cấp.<br /> (2) Phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp<br /> Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối cũng như số tuyệt đối<br /> nhằm chỉ ra xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp này<br /> dùng để so sánh, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa FDI với các chỉ tiêu phát<br /> triển KTXH của tỉnh Hải Dương giai đoạn từ năm 1997 - 2016.<br /> 4.2.2. Phương pháp phân tích định lượng<br /> Tác giả đã sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL), phương<br /> pháp ARDL theo Pesasan và cộng sự (2001) có nhiều ưu điểm, Thứ nhất, trong<br /> trường hợp số lượng mẫu nhỏ, mô hình ARDL là cách tiếp cận có ý nghĩa thống<br /> kê hơn để kiểm định tính đồng liên kết; Thứ hai, phương pháp ARDL không ước<br /> tính hệ phương trình, thay vào đó, chỉ ước tính một phương trình duy nhất; Thứ<br /> ba, các kỹ thuật đồng liên kết khác yêu cầu các biến hồi quy được đưa vào liên<br /> kết có độ trễ như nhau thì trong cách tiếp cận ARDL, các biến hồi quy có thể<br /> dung nạp các độ trễ tối ưu khác nhau; Thứ tư, nếu dữ liệu không đảm bảo về<br /> thuộc tính nghiệm đơn vị hay tính dừng, mức liên kết I(1) hoặc I(0) thì áp dụng<br /> thủ tục ARDL là thích hợp nhất cho nghiên cứu thực nghiệm. Vì vậy, để lượng<br /> hóa sự tác động của FDI đến các chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương<br /> giai đoạn từ năm 1997 - 2016, tác giả sử dụng mô hình ARDL.<br /> Trên cơ sở số liệu thực tế được thu thập về các chỉ tiêu KTXH của Hải<br /> Dương từ năm 1997 - 2016, để kiểm định tác động của FDI đến các chỉ tiêu KTXH<br /> của tỉnh, với công cụ kỹ thuật hỗ trợ phân tích là phần mềm Eview 9, kiểm định tác<br /> động của FDI đến 9 tiêu chí đo lường: (1) Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP), (2)<br /> Vốn đầu tư trong tỉnh, (3) Độ mở thương mại, (4) Việc làm, (5) Hiệu quả sử dụng<br /> VĐT toàn xã hội, (6) Vốn đầu tư cho lao động, (7) Dân số đô thị, (8) Tỷ trọng lĩnh<br /> vực CN&XD, (9) Tỷ trọng lĩnh vực thương mại và dịch vụ.<br /> 5. Những điểm mới và đóng góp của luận án<br /> - Những đóng góp mới về học thuật, lý luận<br /> Luận án luận giải cơ sở lý thuyết về cơ chế tác động của FDI đến phát triển<br /> KTXH địa phương, theo đó tác động của FDI có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.<br /> Trên cơ sở đó luận giải tác động của FDI đến 9 chỉ tiêu đánh giá sự phát triển<br /> KTXH của địa phương được lựa chọn là: TTKT, hiệu quả VĐT xã hội, CCKT, độ<br /> mở thương mại, CNSX, việc làm, đô thị, phát triển con người và môi trường,<br /> đồng thời phân tích một số vấn đề xã hội phát sinh khi có sự hiện diện của FDI<br /> như: những tiêu cực về lao động, chuẩn mực đạo đức, bất bình đẳng XH và hạn<br /> chế của FDI là chuyển giá.<br /> - Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn<br /> Thứ nhất, Luận án đã hệ thống mô tả chi tiết thực trạng mối quan hệ giữa<br /> FDI với một số chỉ tiêu đo lường sự phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương giai<br /> đoạn 1997 - 2016 bằng các bảng thống kê, các loại đồ thị toán học các số liệu<br /> thu thập được. Thông qua đó bước đầu có những nhận định sơ bộ về tác động<br /> của FDI đến sự phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016.<br /> <br /> Đồng thời luận án tổng hợp, hệ thống các chính sách về đầu tư trực tiếp nước<br /> ngoài của Việt Nam và của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997- 2016 theo tiến trình<br /> lịch sử. Đặc biệt làm rõ một số nội dung cơ bản của các chính sách về đầu tư<br /> trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hải Dương, qua đó thấy được sự vận<br /> dụng các chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào điều kiện<br /> cụ thể của tỉnh Hải Dương.<br /> Thứ hai, Luận án áp dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) để<br /> kiểm định sự tác động của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương giai đoạn<br /> 1997 - 2016. Kết quả kiểm định cho thấy, FDI đã có tác động tích cực trực tiếp<br /> hoặc gián tiếp đến độ mở thương mại, mở rộng xuất nhập khẩu, thúc đẩy quá<br /> trình đô thị hóa cả trong ngắn hạn và dài hạn, nâng cao trình độ kỹ thuật sản<br /> xuất trong ngắn hạn. Tuy nhiên FDI đã có tác động lan tỏa tiêu cực đến hiệu<br /> quả sử dụng VĐT trong dài hạn, phát triển công nghiệp và xây dựng cả trong<br /> ngắn hạn và dài hạn, được biểu hiện khi có sự hiện diện của FDI đã lấn át đầu<br /> tư phát triển các DN nội địa, có thể là thu hẹp quy mô sản xuất và lĩnh vực<br /> kinh doanh, phá sản, thôn tính các DN nội địa, qua đó trong dài hạn sẽ tác động<br /> làm giảm việc làm cho người lao động. Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn luận<br /> án cho rằng để tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của<br /> FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương trong thời gian tới, trước hết, đối<br /> với các dự án FDI đang hoạt động cần tăng cường công tác quản lý nhà nước<br /> và khuyến khích mở rộng liên kết với các DN nội địa, thứ hai, đối với việc thu<br /> hút FDI cần có chọn lọc theo địa bàn, lĩnh vực, ngành nghề, trình độ kỹ thuật,<br /> đối tác đầu tư gắn với chất lượng và hiệu quả, tăng cường sự liên kết giữa DN<br /> FDI và DN trong nước, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.<br /> - Những đề xuất mới về giải pháp<br /> Luận án đã đề xuất 3 nhóm giải pháp để tăng cường tác động tích cực và<br /> hạn chế tác động tiêu cực của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương đến<br /> năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đó là nhóm giải pháp về môi trường đầu tư<br /> kinh doanh gồm 5 giải pháp cụ thể, nhóm giải pháp quản lý nhà nước về đầu tư<br /> nước ngoài gồm 5 giải pháp cụ thể và nhóm giải pháp mở rộng liên kết giữa các<br /> DN trong nước và DN FDI gồm 2 giải pháp cụ thể. Đồng thời, luận án phân tích<br /> một số điều kiện cơ bản thuộc về Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành để thực<br /> hiện các giải pháp đề xuất.<br /> 6. Kết cấu của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.<br /> Luận án gồm 5 chương:<br /> Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài<br /> Chương 2: Lý luận về tác động của FDI đến phát triển KTXH địa phương<br /> Chương 3: Thực trạng tác động của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải<br /> Dương<br /> Chương 4: Giải pháp tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động<br /> tiêu cực của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI<br /> Trong chương này, tác giả hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan<br /> đến chủ đề “Tác động của FDI đến phát triển KTXH” trong và ngoài nước dưới<br /> các hình thức đề tài khoa học, báo cáo khoa học, luận án, luận văn, bài báo khoa<br /> học, làm rõ các nội dung các công trình nghiên cứu đã được giải quyết cần kế<br /> thừa, chỉ ra khoảng trống của các công trình đã công bố đó là: Khi có sự hiện<br /> diện của FDI ở một quốc gia/vùng (địa phương) thì tác động (tích cực, tiêu cực)<br /> đến các chỉ tiêu phát triển KTXH như thế nào? (gồm cả định tính và định<br /> lượng), thì chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về<br /> cơ sở lý luận và thực tiễn. Đây là khoảng trống về mặt lý luận và thực tiễn mà<br /> các công trình nghiên cứu đã công bố chưa đề cập đến mà NCS tiếp cận được,<br /> do vậy cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Đặc biệt được nghiên cứu cụ thể<br /> vào đặc thù riêng tại tỉnh Hải Dương nhằm góp phần thúc đẩy phát triển KTXH<br /> của tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề<br /> tài: “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương” kết hợp phân tích định tính và kiểm<br /> định bằng mô hình ARDL, để đánh giá tác động của FDI đến phát triển KTXH<br /> tỉnh HD. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của đề tài luận án đó là:<br /> Một là, Cơ chế và sự tác động của FDI đến phát triển KTXH của địa<br /> phương (luận án giới hạn nội dung phân tích theo các chỉ tiêu: tăng trưởng kinh<br /> tế, chỉ số phát triển con người (HDI), cơ cấu kinh tế, đô thị hóa, công nghệ sản<br /> xuất, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xã hội, độ mở thương mại, việc làm và môi<br /> trường).<br /> Hai là, kết hợp giữa phân tích định tính với áp dụng mô hình ARDL để<br /> kiểm định tác động của FDI đến các chỉ tiêu phát triển KTXH của Hải Dương.<br /> Nhằm rút ra những đánh giá sát thực về thực tiễn tác động của FDI đến phát<br /> triển KTXH của Hải Dương giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2016.<br /> Ba là, đề xuất giải pháp tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động<br /> tiêu cực của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến<br /> năm 2030.<br /> Chương 2: LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC<br /> NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG<br /> 2.1. Lý thuyết chung về phát triển kinh tế - xã hội địa phương<br /> 2.1.1. Phát triển kinh tế xã hội<br /> Tác giả hệ thống một số vấn đề lý luận về: khái niệm phát triển, phát triển<br /> kinh tế, phát triển xã hội, quan điểm về phát triển KTXH và các mô hình phát<br /> triển KTXH.<br /> 2.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội địa phương<br /> Hệ thống một số quan điểm về PTKT, phát triển KTXH địa phương, chỉ tiêu<br /> đo lường phát triển KTXH địa phương, phạm vi NC của luận án, phân tích các chỉ<br /> tiêu, TTKT, hiệu quả VĐT xã hội, CCKT, độ mở TM, CNSX, LĐ, ĐTH, phát triển<br /> con người và môi trường, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KTXH<br /> địa phương.<br /> <br /> 2.2. Nguyên lý tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế<br /> - xã hội địa phương<br /> 2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài<br /> Tác giả phân tích các khái niệm: đầu tư, FDI, đặc điểm và các hình thức FDI,<br /> 2.2.2. Tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội địa phương<br /> 2.2.2.1. Cơ chế tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội địa phương<br /> - Cơ chế tác động trực tiếp của FDI qua kênh đầu tư. Khung khổ lý thuyết<br /> sử dụng là mô hình tăng trưởng Harrod – Domar và mô hình lý thuyết được đề<br /> xuất bởi Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) (hoặc tham khảo thêm mô hính<br /> của Borensztein, E., De Gregorio, J., and Lee, J.W (1998), “How Does Foreign<br /> Direct Investment Affect Economic Growth?”, Journal of International<br /> Economics. 45, pp 115-135), để phân tích quan hệ giữa TTKT và nhu cầu về vốn.<br /> - Cơ chế tác động gián tiếp của FDI. Đồng thời với tác động trực tiếp<br /> đến TTKT, các DN FDI còn tác động gián tiếp, hay còn gọi là tác động tràn<br /> đến các hoạt động của nền kinh tế trong nước như tăng áp lực cạnh tranh, đòi<br /> hỏi các chủ thể kinh tế trong nước phải nâng cao hiệu quả SXKD, đẩy nhanh<br /> quá trình CGCN v.v…Có thể chia thành 5 loại tác động tràn (1) liên kết sản<br /> xuất, (2) chuyển giao công nghệ, (3) cạnh tranh, (4) thu hút và đào tạo lao động<br /> và (5) tác động đến xuất khẩu, các tác động trên có thể là tích cực hoặc tiêu<br /> cực, trong khi mục đích mong muốn là tăng trưởng nhanh và bền vững các chỉ<br /> tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia/địa phương.<br /> 2.2.2.2. Nội dung tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội địa phương<br /> a) Tác động đến tăng trưởng kinh tế<br /> Tác động tích cực. FDI gây áp lực buộc nước nhận đầu tư, hoặc địa<br /> phương nhận đầu tư phải nâng cao NLCT, như cải thiện môi trường đầu tư, cải<br /> thiện cơ sở hạ tầng, thông qua đó thúc đẩy sự tăng trưởng và PTKT. Đồng thời<br /> FDI kích thích tăng đầu tư, nâng cao hiệu quả KD các DN trong nước, trước hết<br /> là những DN cung cấp NVL cho DN FDI hoặc sử dụng sản phẩm từ các DN<br /> FDI. Hơn nữa, FDI sẽ giúp DN trong nước tiếp cận được với thị trường thế giới<br /> qua hình thức liên doanh và mạng SX, cung ứng trong khu vực và toàn cầu.<br /> Tác động tiêu cực, (1) Khi xuất hiện DN FDI có thể tạo ra sự cạnh tranh<br /> mạnh mẽ với các DN nội địa. Các DN nội địa mất thị trường, thiếu LĐ có kỹ<br /> năng có thể dẫn đến phá sản. Ngoài ra, FDI có thể thu hẹp đầu tư trong nước, (2)<br /> DN FDI thường khai thác triệt để và tìm mọi cách để sử dụng các nguồn tài<br /> nguyên khoáng sản, đất đai ở nước tiếp nhận đầu tư, làm cạn kiệt nguồn TNTN<br /> và gây ô nhiễm môi trường.<br /> b) Tác động đến quy mô và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư<br /> Đối với các nước nền KT lạc hậu, SX ở trình độ thấp, thì vốn cho ĐTPT<br /> càng trở lên cấp bách, do nghèo nàn lạc hậu nên huy động vốn nội địa khó khăn<br /> và hạn hẹp. Để giải quyết mâu thuẫn này, các nước đang phát triển chỉ có cách tốt<br /> nhất là thực hiện chính sách mở cửa, gọi VĐT từ bên ngoài, thông qua FDI. FDI<br /> thường đi kèm với CN hiện đại. Nhờ đó NSLĐ ở nước tiếp nhận và hiệu quả sử<br /> dụng các nguồn lực gia tăng.<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6<br /> <br /> c) Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br /> Tác động tích cực. FDI thực hiện một cách hiệu quả hướng vào việc hình<br /> thành và thúc đẩy CCKT cho nước nhận đầu tư theo hướng tích cực, tạo điều kiện<br /> khai thác tiềm năng về LĐ, tài nguyên và vị trí kinh tế.<br /> Tác động tiêu cực. FDI có thể làm mất cân đối ngành, vùng kinh tế, vì<br /> mục tiêu của FDI là lợi nhuận, nên họ tập trung vào các ngành, lĩnh vực, có lợi<br /> nhuận cao.<br /> d) Tác động đến độ mở thương mại<br /> Tác động tích cực. FDI có 3 loại phổ biến (1) FDI tìm kiếm thị trường, (2)<br /> FDI tìm kiếm các nguồn lực, và (3) FDI tìm kiếm hiệu quả, cả 3 loại này đều tác<br /> động làm tăng độ mở TM của nền KT nước nhận đầu tư.<br /> Tác động tiêu cực. FDI thường tập trung vào khai thác LĐ dồi dào và rẻ.<br /> Trong khi các quốc gia tiếp nhận thiếu vốn, CN lạc hậu, chưa chú trọng phát<br /> triển ngành CNHT để tham gia vào mạng SX, chuỗi cung ứng của các nhà ĐT<br /> với khu vực và toàn cầu. Trong điều kiện này, nước tiếp nhận và DN FDI phải<br /> nhập khẩu NVL, thiết bị phụ tùng, linh kiện… từ nước ngoài, làm cho cán cân<br /> TM thâm hụt.<br /> e) Tác động đến phát triển công nghệ sản xuất<br /> Tác động tích cực. DN FDI sẽ thúc đẩy và gây áp lực về đổi mới CN để tăng<br /> NLCT đối với các DN trong nước, thông qua liên kết giữa DN trong nước với DN<br /> FDI hoặc qua phổ biến và CGCN từ các DN FDI.<br /> Tác động tiêu cực. FDI có thể chuyển giao cho các nước đang phát triển<br /> những CN không phù hợp, đã lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, không phải là<br /> công nghệ nguồn, công nghệ ở các nước tiên tiến, hiện đại.<br /> g) Tác động đến việc làm và thu nhập<br /> Tác động tích cực. DN FDI tạo vi ệc làm, t ăng thu nhập cho người dân<br /> bản địa.<br /> Tác động tiêu cực. DN FDI làm mất đi nhiều việc làm trong lĩnh vực<br /> truyền thống, FDI thiên về khai thác và sử dụng LĐ giá rẻ, ít qua đào tạo, mang<br /> tính mùa vụ, ít chú trọng đào tạo và sử dụng LĐ có tay nghề cao và làm việc lâu<br /> dài cho DN FDI.<br /> f) Tác động đến quá trình đô thị hóa. FDI góp phần gia tăng HĐH CCKT<br /> và không gian đô thị, góp phần HĐH xã hội đô thị. Tuy nhiên, FDI cũng có tác<br /> động âm đến quá trình ĐTH, nếu các dự án FDI được thu hút ồ ạt, không có<br /> định hướng, không có chọn lọc... thì có thể làm mất cân đối CCKT đô thị và đi<br /> chệch hướng quy hoạch, ảnh hưởng đến kiến trúc đô thị, tăng mức ô nhiễm ở<br /> đô thị tiếp nhận đầu tư.<br /> h) Tác động đến phát triển con người. FDI có tác động đến tăng thu nhập<br /> và tăng tuổi thọ, kiến thức của người dân của nước tiếp nhận đầu tư.<br /> i) Tác động đến môi trường<br /> Tác động tích cực. FDI đến từ các quốc gia phát triển, có xu hướng XK<br /> sang các nước phát triển có đòi hỏi cao về an toàn thực phẩm, họ phải sử dụng<br /> CNHĐ, đảm bảo an toàn VSMT. Do đó, FDI đã góp phần cải thiện môi trường<br /> <br /> của nước nhận đầu tư.<br /> Tác động tiêu cực. FDI cũng gây ra đối với các nước tiếp nhận đầu tư về<br /> sự phá huỷ môi trường sinh thái, nước thải CN của các DN FDI gây ô nhiễm<br /> môi trường.<br /> k) Phát sinh một số vấn đề xã hội. Đó là, những tiêu cực về LĐ cho nước<br /> nhận đầu tư, chuẩn mực đạo đức và bất bình đẳng xã hội.<br /> h) Tình trạng chuyển giá trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia<br /> Chương 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC<br /> NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG<br /> 3.1: Đặc điểm KTXH và đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương<br /> 3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương<br /> Tác giả trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương<br /> 3.1.2. Đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997- 2016<br /> 3.1.2.1. Hệ thống chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài<br /> Tác giả hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài<br /> của Việt Nam và sự vận dụng của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 1997- 2016<br /> 3.1.2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương<br /> - Quy mô vốn FDI. Tính đến năm 2016 có 405 dự án FDI còn hiệu lực,<br /> tổng VĐT đăng ký 7,404 tỷ USD chiếm 2,63% cả nước, tổng vốn thực hiện là<br /> 3,732 tỷ USD, đạt 49,8% (cả nước là 46,01%, vùng ĐBSH là 48,88%) quy mô<br /> VĐT bình quân 1 DA là 18,5 triệu USD (cả nước là 14,3 triệu USD, vùng ĐBSH<br /> là 12,53 triệu USD).<br /> - FDI theo lĩnh vực. FDI trong lĩnh vực CN&XD, có 301 dự án chiếm<br /> 88%, tổng VĐT đăng ký 6.809,9 triệu USD chiếm 94,9%. Lĩnh vực TM&DV có<br /> 25 dự án chiếm 7,3%, tổng VĐT đăng ký 227,8 triệu USD chiếm 3,1%. Lĩnh<br /> vực NLTS có 16 dự án chiếm 4,7%, VĐT đăng ký 146,7 triệu USD chiếm 2%.<br /> - FDI theo địa bàn. TPHD, huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành và<br /> thị xã Chí Linh là nơi có nhiều dự án FDI, trong đó TPHD là nơi có nhiều dự án<br /> nhất và VĐT đăng ký gần 2 tỷ USD chiếm 32.97%, .<br /> - FDI theo đối tác. Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng<br /> Kông là những nước có nhiều dự án. Tuy nhiên VĐT của Trung Quốc có tỷ trọng<br /> thấp chỉ 1,96%, thấp hơn cả Canada chỉ có 05 dự án nhưng tỷ trọng vốn đăng ký<br /> 3,5% và Mỹ cũng chỉ có 05 dự án nhưng tỷ trọng VĐT 1,76%, điều đó có thể nhận<br /> định quy mô các dự án đầu tư của các quốc gia chênh lệch khá lớn.<br /> - FDI theo hình thức đầu tư. Hiện nay FDI vào Hải Dương mới có 02 hình<br /> thức là liên doanh và 100% vốn nước ngoài, đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm<br /> 82,7% vốn đăng ký và 72,73% vốn thực hiện.<br /> 3.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội<br /> tỉnh Hải Dương<br /> 3.2.1. Các tác động tích cực<br /> 3.2.1.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế<br /> a) Tăng trưởng vốn đầu tư xã hội. Năm 1997, vốn FDI chiếm 60,53%<br /> tổng VĐT toàn XH của Hải Dương lớn nhất trong cả giai đoạn 1997 - 2016 với<br /> <br /> 7<br /> <br /> 8<br /> <br /> tổng VĐT đăng ký đạt gần 460 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ trọng này đã giảm<br /> nhanh, đặc biệt 3 năm 1999, 2000 và 2001 vốn FDI hầu như không đáng kể, mà<br /> chủ yếu là vốn ĐT trong nước. Những năm tiếp theo tỷ trọng vốn FDI đã tăng 2<br /> con số, nhưng sự tăng giảm không ổn định qua các năm, từ năm 1997 đến năm<br /> 2005 vốn FDI và VĐT trong tỉnh tăng trưởng ngược chiều, nhưng từ năm 2006<br /> đến năm 2012 tăng trưởng cùng chiều, từ năm 2013 đến năm 2016 tăng trưởng<br /> ngược chiều. Do vậy chưa thể nhận định được mối quan hệ giữa vốn FDI và<br /> VĐT trong tỉnh.<br /> b) Đóng góp của FDI vào GRDP. Khu vực FDI đã đóng góp vào sự<br /> TTKT của tỉnh khá lớn và tăng khá ổn định qua các năm. Năm 1997, FDI chỉ<br /> đóng góp vào GRDP có 2,19% thì đến năm 2016 chiếm 35,22% GRDP của HD,<br /> tăng gấp 16 lần, tốc độ tăng khu vực FDI trong giai đoạn 1997- 2007 cao hơn rất<br /> nhiều so với mức tăng GRDP theo giá thực tế, nhưng giai đoạn 2008-2012 thấp<br /> hơn tăng GRDP, do vậy chưa đánh giá được xu hướng và quan hệ tác động của<br /> FDI vào GRDP của tỉnh.<br /> c) Đóng góp của FDI vào NS. DN FDI nộp NS đều có xu hướng tăng qua các<br /> năm, đặc biệt 3 năm 2004, 2005, 2006 và 2016 có tỷ lệ đóng góp trên 50% thu NS<br /> của tỉnh.<br /> 3.2.1.2. Tác động hiệu quả sử dụng vốn đầu tư<br /> Trong từng giai đoạn các hoạt động đầu tư sẽ tác động đến hiệu quả VĐT ở<br /> những mức độ khác nhau. Để phân tích hiệu quả VĐT cần phải sử dụng các chỉ<br /> tiêu đo lường từng hoạt động đầu tư. Trong phạm vi nghiên cứu tác giả sử dụng<br /> chỉ tiêu hệ số ICOR để đánh giá của FDI vào hiệu quả sử dụng VĐT toàn XH.<br /> Kết quả cho thấy, về cơ bản có xu hướng chung là khi vốn FDI của năm sau tăng<br /> so với năm trước thì làm cho hệ số ICOR chung toàn tỉnh tăng, tức là hiệu quả sử<br /> dụng VĐT toàn XH giảm, ngược lại khi vốn FDI của năm sau giảm so với năm<br /> trước thì làm cho hệ số ICOR chung toàn tỉnh giảm, tức là hiệu quả sử dụng VĐT<br /> toàn XH tăng, như vậy FDI có thể đã tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng VĐT<br /> của tỉnh.<br /> 3.2.1.3. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br /> Vốn FDI thực hiện vào tỉnh giai đoạn 1997-2016 trong lĩnh vực CN&XD<br /> chiếm 98,91%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 1,09%, đã đóng góp chủ yếu vào GTSX<br /> trong lĩnh vực CN&XD trong giai đoạn 1997 - 2016, nhưng chưa thể đánh giá<br /> được có tác động tích cực đến tăng trưởng của lĩnh vực CN&XD hay không, tuy<br /> tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực CN&XD giai đoạn 1997 - 2016 vượt xa các lĩnh<br /> vực khác, tăng BQ 18,78% sau đó là lĩnh vực dịch vụ tăng BQ 16,96%, NLTS<br /> tăng bình quân 10,73%, giúp cho CCKT của tỉnh chuyển dịch theo hướng CNH,<br /> HĐH, nâng cao NLSX công nghiệp.<br /> 3.2.1.4. Tác động đến giá trị xuất nhập khẩu<br /> Tỷ trọng XK của FDI trong tổng kim ngạch XK giai đoạn 1997 - 2016<br /> chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt từ năm 2006 đến năm 2016 chiếm từ 74,53% đến<br /> 95,71%, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tổng kim ngạch XK giai đoạn 1997- 2016<br /> tăng BQ 30,07%/năm. Tỷ trọng NK của FDI trong tổng kim ngạch NK giai đoạn<br /> <br /> 1997 - 2016 chiếm tỷ trọng lớn trên 60%, tăng trưởng bình quân kim ngạch NK<br /> là 29,6%, của FDI là 31,9%.<br /> 3.2.1.5. Chuyển giao công nghệ sản xuất<br /> Tác động của FDI vào việc CGCN tiên tiến vào hoạt động kinh tế của<br /> nước nhận đầu tư, được xem xét trên hai góc độ là chuyển giao trực tiếp CNSX<br /> tiên tiến vào nước nhận đầu tư, hai là lan tỏa CNSX từ DN FDI sang các DN nội<br /> địa qua việc liên kết giữa DN FDI với DN trong nước, để đánh giá trình độ<br /> CNSX của các DN FDI, tác giả xem xét dựa trên hai chỉ tiêu là năng suất LĐ và<br /> trang bị vốn cho LĐ.<br /> a) Năng suất lao động. Năng suất LĐ khu vực FDI của HD, giai đoạn<br /> 1997-2016 cao hơn rất nhiều lần so với các DN nội địa trên địa bàn tỉnh. Điều đó<br /> phản ánh DN FDI của HD có trình độ CN, kỹ thuật, trình độ tay nghề của người<br /> LĐ, hiệu suất LĐ có sự vượt trội so với các DN nội địa trong tỉnh. Mặt khác từ<br /> năm 1997 đến năm 2002 cao gấp trên 14 lần đến trên 20 lần, nhưng từ năm 2003<br /> đến năm 2016 giảm nhanh dưới 10 lần đến trên 2 lần, như vậy có sự tác động lan<br /> tỏa tích cực trình độ CN, tay nghề của người LĐ từ khu vực FDI sang các DN nội<br /> địa, giúp cho các DN nội địa nâng cao trình độ CN và tay nghề người LĐ để tăng<br /> năng suất LĐ thu hẹp khoảng cách năng suất LĐ với các DN FDI.<br /> b) Vốn đầu tư cho lao động. Kết quả cho thấy, giữa vốn FDI với vốn đầu<br /> tư cho LĐ của tỉnh cơ bản có xu hướng cùng chiều, tức là khi vốn FDI tăng thì<br /> suất vốn đầu tư cho 1 lao động cũng tăng. Điều đó chứng tỏ vốn FDI của tỉnh<br /> giai đoạn 1997 - 2016 có tác động lan tỏa tích cực của công nghệ tiên tiến từ<br /> khu vực FDI đến các DN nội địa của tỉnh, các DN đã tăng cường đầu tư máy<br /> móc thiết bị, hiện đại hóa CNSX. Theo các hướng, đối với các DN hoạt động<br /> độc lập buộc phải nâng cao trình độ CNSX nhằm mục tiêu nâng cao NLCT với<br /> DN FDI để tồn tại và phát triển, đối với các DN tham gia trong chuỗi cung ứng<br /> SX của DN FDI, thì các DN này phải đầu tư và đổi mới CNSX tương thích với<br /> DN FDI là yêu cầu tất yếu..<br /> 3.2.1.6. Đóng góp vào giải quyết việc làm cho người lao động<br /> a) Giải quyết việc làm cho người LĐ. DN FDI trên địa bàn tỉnh thu hút LĐ<br /> vào làm việc đều tăng từ năm 1997 đến năm 2016, giai đoạn 1997 - 2003 tỷ lệ LĐ<br /> khu vực FDI sử dụng dưới 1% tổng LĐ đang làm việc của tỉnh, giai đoạn 2004 2010 là 8,47%, giai đoạn 2011 - 2016, trên 10%, đến năm 2016 LĐ làm việc<br /> trong khu vực FDI chiếm 13,88% tổng LĐ đang làm việc của tỉnh. Tốc độ giải<br /> quyết việc làm nói chung của tỉnh HD tăng BQ giai đoạn 1997- 2016 là 18,99%,<br /> khu vực FDI tăng BQ là 67,82%. Về ảnh hưởng gián tiếp của DN FDI vào việc<br /> giải quyết việc làm cho lực lượng LĐ trên địa bàn. Theo WB cứ 1 LĐ trực tiếp sẽ<br /> tạo việc làm cho từ 2 đến 3 LĐ gián tiếp, phục vụ trong khu vực dịch vụ và<br /> CN&XD, nếu tính theo tỷ lệ này, thì tổng số LĐ (gồm cả trực tiếp và gián tiếp) do<br /> DN FDI tạo ra, tính cho năm 2016 tương ứng là 462.000 người chiếm 42,8% tổng<br /> LĐ đang làm việc của tỉnh đến 616.000 người chiếm 55,52%<br /> b) Chuyển dịch cơ cấu LĐ. Khi có sự tham gia DN FDI lực lượng LĐ<br /> chuyển dịch từ lĩnh vực NLTS sang các ngành thuộc lĩnh vực CN&XD nhiều hơn<br /> <br /> 9<br /> <br /> 10<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2