intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp đến thực hành kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:35

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Tác động của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp đến thực hành kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định các yếu tố cốt lõi của ERPS thành công trong các doanh nghiệp đã triển khai ERPS tại Việt Nam; Xác định mức độ tác động của các kỹ thuật thực hành kế toán quản trị đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp tại Việt Nam; Xác định mức độ tác động của ERPS đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp đến thực hành kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam

  1. 1
  2. 2
  3. 3 GIỚI THIỆU 1.Bối cảnh nghiên cứu Cấu trúc cạnh tranh thay đổi của nền kinh tế bị ảnh hưởng tốc độ phát triển công nghệ, đặc biệt là cuộc CMCN4.0. “Theo Gartner, (2013) CMCN4.0 kết nối các hệ thống và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong tổ chức”. Vì vậy, có thể khẳng định công nghệ thông tin là “phương tiện chủ lực” để các doanh nghiệp Việt Nam rút ngắn thời gian phát triển, tạo khả năng cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh và tiến đến cải thiện hiệu quả kinh doanh. Trong khi đó, hệ thống thông tin truyền thống hoạt động thật sự chưa hiệu quả vì mất nhiều thời gian để bảo trì sửa chữa, không đạt được yêu cầu các tiêu chuẩn về thông tin, không đáp ứng tự động hóa, năng suất và hiệu quả hoạt động, nhu cầu phản ứng nhanh, cung cấp thông tin thời gian thực. Thực trạng này là kết quả tất yếu của sự phát triển khoa học công nghệ mới đặt biệt là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERPS) trong quản trị doanh nghiệp. ERPS, được thiết kế để tích hợp các quy trình hoạt động và chức năng của chuỗi giá trị của doanh nghiệp, là các gói phần mềm thương mại "cho phép kết nối cơ sở dữ liệu chung cho tất cả thông tin tài chính, thông tin nguồn nhân lực, thông tin chuỗi cung ứng, thông tin khách hàng” (Davenport, 1998; Ranganathan và Brown, 2006). Việc triển khai thành công ERPS sẽ cải thiện trong việc lập kế hoạch, đưa ra quyết định, hiệu suất công việc và dẫn đến sự tăng trưởng của tổ chức. ERPS hoạt động như một công cụ hiệu quả giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và duy trì lợi thế cạnh tranh liên tục (Li và cộng sự, 2006). Lợi ích của ERPS là hợp nhất tất cả phòng ban và chức năng của tổ chức vào một hệ thống duy nhất, từ đó dễ dàng quản lý và đáp ứng nhu cầu từ các bộ phận khác nhau. Ví dụ, nhân viên nhận được thông tin chính xác, nhanh chóng; việc phối hợp giữa các phòng ban dễ dàng hơn; việc lập kế hoạch và kiểm soát chiến lược hiệu quả hơn trong tổ chức. Các hiệu quả khác như tăng tính linh hoạt của thu thập dữ liệu, tích hợp các ứng dụng kế toán và chất lượng báo cáo tài chính (Spathis và Constantinides, 2004: 235); ra quyết định nhanh và chuẩn hóa quy trình kinh doanh (Colmenares, 2009); và tăng hiệu quả giao dịch và chất lượng thông tin, tạo điều kiện tiếp cận thông tin và hỗ trợ báo cáo nhanh tốt hơn (Booth, 2000). Hệ thống KTQT và ERPS có mối quan hệ dựa trên hiệu quả hoạt động của kế toán quản trị. Vì hiệu quả của hệ thống KTQT tác động đến các ứng dụng kỹ thuật lập ngân sách và báo cáo KTQT (Booth, Matolcsy và Wieder, 2000; Granlund và Malmi, 2002; Scapens và Jazayeri, 2003). ERPS được phát triển để kiểm soát hoạt động phức tạp, tăng hiệu quả và năng suất trong doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất và giao dịch (Davenport, 2000; Dong, 2001; Holland và Light, 2001) và xây dựng HTTT tích hợp và linh hoạt cho tất cả các quy trình trong doanh nghiệp. Như vậy, lợi ích ERPS trực tiếp cải thiện các kỹ thuật thực hành KTQT và gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Mục đích việc áp dụng các kỹ thuật thực hành KTQT là giúp nhà quản lý ra quyết định hiệu quả thông qua thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin giúp người quản lý lên kế hoạch, tổ chức, quản lý và đánh giá quy trình kinh doanh, chiến lược và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong một nghiên cứu về kế toán quản trị của Ajibolade và cộng sự, (2010) xác nhận mối quan hệ giữa việc sử dụng thực hành kế toán quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Wang và Huỳnh (2013) cho rằng việc sử dụng thông tin kế toán quản trị nhiều hơn thì hiệu quả kinh doanh của của doanh nghiệp tốt hơn. Vai trò của các thông lệ kế toán trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng được Williams và Seaman (2002) và Yulius (2010) hỗ trợ thống kê. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã xác nhận ảnh hưởng của thương mại điện tử, thực hành thông tin và công nghệ thông tin về hiệu quả kinh doanh (Choe, 2003; Ismail 2007; Schulz và
  4. 4 cộng sự, 2010). Các công cụ này hoạt động như các phương pháp kế toán quản trị, trong đó tất cả chúng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tại Việt Nam, các giải pháp ERPS đã xuất hiện lần đầu tiên trong những năm 2000, đến 2012 đã phổ biến nhưng tỷ lệ thành công của việc triển khai ERPS rất thấp và chậm hơn các nước phát triển. Một cuộc khảo sát giai đoạn từ 2017 – 2021 của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) về sử dụng phần mềm tại Việt Nam thì trong 100 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có 88 doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán tài chính, với tỷ lệ 89%. Tỷ lệ này có sự thay đổi so với giai đoạn 2013-2017 và đây là phần mềm được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất. Tiếp theo là phần mềm quản trị nhân sự có 56% doanh nghiệp sử dụng phần mềm này. Đối với các hệ thống quản trị phức tạp có rất ít doanh nghiệp triển khai như hệ thống quản trị khách hàng (CRM), hệ thống quản trị chuỗi cung ứng (SCM) và quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Xu hướng sử dụng các hệ thống quản trị chưa có dấu hiệu thay đổi nhiều trong giai đoạn 2017-2021 như hình 1. Đối với quy mô của doanh nghiệp, các doanh nghiệp các doanh nghiệp lớn có tỷ lệ sử dụng phần mềm cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt trong các nhóm phần mềm chuyên sâu SCM, CRM, và ERP thì doanh nghiệp lớn có tỷ lệ sử dụng là 58%, 58%, và 44% như hình 2. Các chỉ số từ khảo sát cho thấy thực trạng triển khai các giải pháp ERPS còn nhiều hạn chế trong quá trình triển khai ERPS tại thị trường Việt Nam. Xét khía cạnh nghiên cứu khoa học sản phẩm nghiên cứu liên quan đến chủ đề ERP chưa đáp ứng xu thế phát triển của thị trường ERPS tại Việt Nam. Một số nghiên cứu điển hình về các chủ đề ERPS đã đóng góp xây dựng nền móng về lý thuyết khoa học như (i) Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng TTKT trong môi trường ứng dụng ERPS (Nguyễn Bích Liên, 2012); (ii) Nghiên cứu ERP và các yếu tố quyết định triển khai ERP thành công tại Việt Nam (Bùi Thị Thanh, 2014); (iii) và gần nhất là nhân tố tác động đến cảm nhận kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng ERPS (Phạm Trà Lam, 2018). Nhìn chung, các nghiên cứu này tập trung vào giai đoạn đầu của triển khai thành công ERPS và chưa xem xét các hiệu ứng của nó đến hệ thống phụ trong tổ chức như hệ thống kế toán quản trị, hệ thống cơ cấu doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh. Từ kết quả phân tích các nghiên cứu trên thế giới và so sánh với bối cảnh kinh tế về chủ đề ERPS tại Việt Nam. Tác giả chọn chủ đề nghiên cứu “Tác động của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp đến thực hành kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam” là chủ đề nghiên cứu của luận án. Nhằm để làm rõ hơn tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh tại Việt Nam. Tác giả dựa trên các luận điểm chính như sau: Một là: Việc ứng dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp thường đi kèm với những thay đổi trong cơ cấu tổ chức và mô hình làm việc. Theo Fadwa (2017), tỷ lệ hệ thống ERP ở các nước đang phát triển rất thấp so với các nước phát triển. Fadwa (2017) nhấn mạnh những lý do cho việc áp dụng thấp như chi phí cao của các hệ thống ERP (phần mềm, phần cứng và hỗ trợ) là thách thức lớn đối với các tổ chức, thiếu cơ sở hạ tầng quốc gia, ví dụ: thiếu kỹ năng triển khai ERP và thiếu cơ sở hạ tầng viễn thông. Mức độ tích hợp của hệ thống ERP quá cao so với mong đợi của các cá nhân và tổ chức. Theo khảo sát vào năm 2019 của NetSuite liên quan đến doanh nghiệp thương mại và sản xuất. Kết quả cho thấy, các doanh nghiệp triển khai ERP thành công hoặc rất thành công là 67%, tức là 33,3 doanh nghiệp không triển khai thành công ERPS. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai hệ thống với nhiều lý do khác nhau có thể là lập kế hoạch triển khai, chi phí đầu tư triển khai, thời gian triển khai hoặc sự kế hợp giữa đơn vị triển khai và đơn vị tư vấn, công tác đào tạo Key Users và End Users. Do đó, việc xác định trước các
  5. 5 yếu tố triển khai thành công đối với các doanh nghiệp có ý định triển khai hệ thống là rất quan trọng, cần thiết để giúp doanh nghiệp triển khai tiết kiệm chi phí và hiệu quả. Vì vậy, một nghiên cứu về mô hình thành công triển khai ERPS là cần thiết và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Hai là: Cải tiến ERPS có nghĩa là cải thiện thông tin kế toán và là một thuật ngữ phổ biến được sử dụng cho một hệ thống tích hợp toàn tổ chức (Spathis và Constantinides, 2004). Do đó, các thay đổi trong thực hành kế toán quản trị từ môi trường truyền thống sang môi trường ERP sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với MAP của tổ chức (Belfo và Trigo, 2013). Kết quả là các kỹ thuật MAP vẫn duy trì và hoạt động trong các hệ thống độc lập của các tổ chức (Granlund và Malmi 2002; Kholeif và So 2007) nhưng ít tài liệu nghiên cứu kiểm tra thực nghiệm sự khác biệt liên quan đến chủ đề ERPS và kỹ thuật MAP tại Việt Nam. Ba là: “Thực hành kế toán quản trị là rất quan trọng cho sự thành công của một tổ chức và kế toán quản trị không hiệu quả là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của nhiều tổ chức (Ahmad, 2012)”. Vì lý do này, giả thuyết được đặt ra để phân tích kết quả và phát hiện giúp ích cho các doanh nghiệp triển khai hệ thống ERP tại Việt Nam. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các yếu tố cốt lõi của ERPS thành công trong các doanh nghiệp đã triển khai ERPS tại Việt Nam. - Xác định mức độ tác động của ERPS đến kỹ thuật thực hành kế toán quản trị trong doanh nghiệp tại Việt Nam - Xác định mức độ tác động của các kỹ thuật thực hành kế toán quản trị đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp tại Việt Nam - Xác định mức độ tác động của ERPS đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp tại Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố cốt lõi của ERPS thành công trong các doanh nghiệp đã triển khai ERPS tại Việt Nam là gì? - Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tác động đến thực hành kế toán quản trị như thế nào trong doanh nghiệp tại Việt Nam ? - Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tác động đến hiệu quả kinh doanh như thế nào trong doanh nghiệp tại Việt Nam ? - Thực hành kế toán quản trị tác động đến hiệu quả kinh doanh như thế nào trong doanh nghiệp tại Việt Nam ? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là sự tác động của ERPS đến thực hành kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp tại Việt Nam. - Đối tượng thu thập dữ liệu được chia thành 3 nhóm gồm (i) nhóm trực tiếp triển khai ERPS là những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các nhà cung cấp hoặc đơn vị tư vấn ERPS; (ii) nhóm chuyên gia có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực ERP và thực hành kế toán quản trị; (iii) nhóm quan sát thay đổi thực hành kế toán quản trị và hiệu quả kinh doanh là giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, kế toán trưởng hoặc những người phụ trách kế toán quản trị. - Thời gian tiến hành khảo sát: Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2019. Trong phạm vi nghiên cứu:
  6. 6 - Thứ nhất, khái niệm ERPS đề cập đến việc ERPS đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng sau giai đoạn triển khai. Sử dụng mô hình đo lường của DeLone và McLean, (1992) bao gồm các yếu tố chính như “chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, sử dụng hệ thống, tác động cá nhân và tác động tổ chức”. - Thứ hai, khái niệm thực hành kế toán quản trị bao gồm các công cụ, kỹ thuật, mô hình (Tools, Technique, Models) kế toán quản trị được ứng dụng trong thực tế. Phân loại thực hành kế toán quản trị được kế thừa nghiên cứu của Chenhall và Langfield-Smith (1998). - Thứ ba, khái niệm hiệu quả kinh doanh bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo (Santos, J.B và Brito, L.A.L, 2012; Murugesan Selvam và cộng sự, 2016) bao gồm “Lợi nhuận trên tài sản, Lợi nhuận trên VCSH, Sự hài lòng khách hàng, Phát triển nguồn nhân lực, Giá trị gia tăng thị trường, Giao hàng đúng tiến độ cho khách hàng, Tăng trưởng doanh thu thuần, số lượng sản phẩm mới ra thị trường, Lợi nhuận cổ tức, Tobin’s Q, Thu nhập trên cổ phiếu”. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này tiếp cận phương pháp thiết kế hỗn hợp tuần tự (Creswell và cộng sự, 2003; Stick, 2006), kết hợp giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng để mang lại sự hiểu biết rõ hơn các vấn đề nghiên cứu (Cresswell, 2007). Trong nghiên cứu này các phương pháp được sử dụng cho mục đích sau: - Thứ nhất, phương pháp định tính sử dụng để xác định các vấn đề nghiên cứu, thang đo, biến quan sát và sự tác động giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Mục dích xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu. - Thứ hai, phương pháp định lượng sử dụng kiểm định các giả thuyết nghiên cứu từ kết quả nghiên cứu định tính. Mục đích là đưa ra các kết luận thông qua các phương pháp thống kê, kỹ thuật phân tích của SEM.. 5. Đóng góp mới của đề tài 5.1.Lý thuyết Về mặt lý thuyết, luận án đóng góp thêm cơ sở lý thuyết nghiên cứu tại Việt Nam là: - Thứ nhất, hệ thống hóa lại cơ sở lý luận liên quan đến chủ đề nghiên cứu, liên quan đến khái niệm ERPS, MAP và hiệu quả kinh doanh (Ví dụ, tóm tắt lại quá trình phát triển của ERPS, triển khai thành công…). Và các biện pháp đo lường các cấu trúc trong nghiên cứu. - Thứ hai, hệ thống lại các lý thuyết nền giải thích sự tương quan giữa các biến trong mô hình cấu trúc tuyến tính. Ví dụ, lý thuyết ngẫu nhiên (Lawrvà Lorsch, 1976) giải thích cho các biến ngẫu nhiên ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức, lý thuyết mô hình thành công HTTT (Delone và McLean, 1992) giải thích các yếu tố thành công cho triển khai ERPS. - Thứ ba, phát triển khung lý thuyết chủ đề “Tác động của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp đến thực hành kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam” trong bối cảnh kinh tế tại Việt Nam. - Cuối cùng, luận án cung cấp kết quả lý thuyết thực nghiệm về triển khai ERPS thành công ảnh hưởng đến MAP và hiệu quả kinh doanh trong điều kiện hoạt động của các Doanh nghiệp Việt nam. 5.2.Thực tiễn - Với mục tiêu xác định và đo lường các yếu tố triển khai thành công: Kết quả nghiên cứu này giúp cho các bên liên quan (đơn vị tư vấn và triển khai, nhà cung cấp và doanh nghiệp ứng dụng) xác định rõ các yếu tố thành công trong dự án triển khai ERPs tại các doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ như đơn vị tư
  7. 7 vấn và triển khai dự án ERPS tư vấn cho doanh nghiệp có ý định triển khai sử dụng ERPS một cách khoa học và hiệu quả. Từ đó, các doanh nghiệp ứng dụng hệ thống tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hiệu quả của hệ thống mang lại cho doanh nghiệp. - Với mục tiêu phân tích sự tác động triển khai ERPS thành công đến các kỹ thuật MAP: Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn đến các đối tượng như (i) Nhân viên kế toán quản trị nhận biết rõ về các kỹ thuật MAP truyền thống và hiện đại tích hợp sử dụng trong ERPS. Họ nhận diện được các lợi ích và khó khăn của các kỹ thuật MAP mang lại. Từ đó, kế toán quản trị định hướng kế hoạch học tập và nghiên cứu tốt hơn cho dự án phát triển nghề nghiệp; (ii) Nhà quản trị đánh giá các lợi ích triển khai ERPS với mục tiêu quản trị doanh nghiệp. Các lợi ích ERPS là quản lý hoạt động kinh doanh tốt hơn, cải tiến quy trình kinh doanh, phân tích dữ liệu tốt hơn, dữ liệu chất lượng cao hơn cho việc ra quyết định, giảm hàng tồn kho, cải thiện sự phối hợp trong suốt chuỗi cung ứng và dịch vụ khách hàng tốt hơn. - Với mục tiêu phân tích mối quan hệ giữa MAP và hiệu quả kinh doanh: Kết quả nghiên cứu giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp triển khai ERPS thành công và gián tiếp là các kỹ thuật thực hành kế toán quản trị. Từ đó, nhà quản trị có quyết định chính xác hơn kế hoạch triển khai dự án ERPS thành công. 6. Kết cấu của luận án Với mục tiêu nghiên cứu như trên, đề tài chia thành 2 phần : Phần 1: Giới thiệu ngắn gọn các vấn đề liên quan đến bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu và Giới thiệu câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp mới của nghiên cứu, và kết cấu của luận án. Phần 2: Nội Chương 1- Tổng quan nghiên cứu, Chương 2 - Cơ sở lý thuyết, Chương 3 - dung Phương pháp nghiên cứu, Chương 4 - Phân tích kết quả nghiên cứu và bàn luận, Chương 5 - Kết luận và kiến nghị. Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả trình mô tả trình tự các bước thực nghiên cứu để giải thích rõ hơn về kết cấu đề tài nghiên cứu như hình 2 trang tiếp theo.. CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Giới thiệu Phần mở đầu đã trình bày bối cảnh nghiên cứu, khung lý thuyết, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu của luận án. Phần này, mục tiêu là xác định khe hổng nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu khám phá bằng cách khảo cứu các tài liệu nghiên cứu trước liên quan các chủ đề nghiên cứu. 1.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến các cấu trúc nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu khái niệm ERPS - Khái quát các nghiên cứu triển khai ERPS thành công - Khái quát các nghiên cứu sử dụng ERPS - Khái quát các nghiên cứu sự hữu ích, giá trị và đào tạo, tập huấn của ERP S 1.1.2. Các nghiên cứu khái niệm thực hành KTQT Tiếp cận cách đo lường thang đo MAP: (1) Thang đo theo chức năng: chia thành 5 nhóm (i) hệ thống chi phí, (ii) ngân sách, (iii) đánh giá hiệu suất, (iv) thông tin để ra quyết định, (v) phân tích chiến lược (Abdel-Kader, M., và Luther, 2006) (2) Thang đo theo kỹ thuật thực hành: Theo Chenhall và Langfield-Smith (1998)
  8. 8 - Các kỹ thuật MAP truyền thống: (i) lập kế hoạch chiến lược chính thức; ngân sách cho việc lập kế hoạch và kiểm soát; (ii) hoạch định ngân sách vốn; (iii) phân tích lợi ích chi phí; (iv) chi phí tiêu chuẩn; hân tích chênh lệch; (v) tỷ lệ hoàn vốn đầu tư. - Các MAP hiện đại : (i) đo điểm chuẩn; (ii) chi phí dựa trên hoạt động; (iii) quản trị chi phí dựa trên hoạt động; (iv) thẻ điểm cân bằng; (v) phân tích chuỗi giá trị; (iv) quản lý chất lượng toàn diện; (vii) các chỉ số hoạt động tài chính; (viii) quản lý chi phí chiến lược. 1.1.3. Khái quát các nghiên cứu khái niệm hiệu quả kinh doanh Tiếp cận cách đo lường thang đo hiệu quả kinh doanh (Melek Eker và Semih Eker 2018) - Hiệu quả phi tài chính (Phát triển nguồn nhân lực, sự hài lòng của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng, mức độ phát triển của sản phẩm mới - Hiệu quả tài chính (ROI, ROA, lợi nhuận hoạt động, tốc độ tăng trưởng, chỉ số giá trên doanh thu, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 1.2. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài liên quan đến chủ đề nghiên cứu 1.2.1. Các nghiên cứu ERPS tác động MAP Tiếp cận mối quan hệ giữa ERPS và MAP - Mối quan hệ giữa ERPS và ABC, TQM, JIT, BSC, BPR, Benchmarking (Eker, M và Aytaç, 2016) - Phát hiện thay đổi gián tiếp/trực tiếp thực hành kế toán quản trị như chi phí dựa trên hoạt động, Thẻ điểm cân bằng, điểm chuẩn, sự hài lòng khách hàng, các chỉ số hoạt động tài chính, chi phí mục tiêu, chi phí cho chu kỳ sống (Benita M. Gullkvist, 2013) - ERPS giúp sử dụng nhiều hơn các kỹ thuật thực hành kế toán quản trị truyền thống, (ví dụ như phân tích phương sai, chi phí tiêu chuẩn, chi phí cận biên, phân tích hoà vốn). Walsh (2004) 1.2.2. Các nghiên cứu MAP tác động hiệu quả kinh doanh Tiếp cận mối quan hệ giữa MAP và hiệu quả kinh doanh - Mối quan hệ tích cực giữa hệ thống kế toán quản trị và hiệu quả tổ chức (Achyut Gnawali, 2017) - Mối quan hệ giữa thực hành kế toán quản trị doanh nghiệp, việc áp dụng các thực hành kế toán quản trị và hiệu quả tổ chức (Wang D. HM và Huynh Q. L, 2013) - Mối quan hệ giữa chiến lược, MAP và cấu trúc, tác động gia tăng hiệu quả doanh nghiệp (Tuan Tuan Mat, 2010) 1.2.3. Các nghiên cứu ERPS tác động hiệu quả kinh doanh - Theo Poston, R., Grabski, S (2001), không làm thay đổi tỷ lệ chi phí giá vốn và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. - Theo Dušanka Lečić và cộng sự (2013), sử dụng ERPS lâu năm có tác dụng cải thiện quy trình kinh doanh nhưng có ít cải thiện hiệu quả toàn doanh nghiệp. 1.3. Tổng quan các nghiên cứu trong nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu 1.3.1. Các nghiên cứu liên quan đến HTTT/ERPS Tiếp cận nghiên cứu xác định khe hổng nghiên cứu : - Nhân tố tác động đến cảm nhận kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng ERPS (Phạm Trà Lam, 2018) - Đánh giá sự hữu hiệu của HTTT kế toán tích hợp trong môi trường ERP (Vũ Quốc Thông, 2017) - Nghiên cứu ERP và các yếu tố quyết định triển khai ERP thành công tại Việt Nam (Bùi Thị Thanh, 2014) 1.3.2. Các nghiên cứu kế toán quản trị
  9. 9 Tiếp cận nghiên cứu xác định khe hổng nghiên cứu : - Sự tác động của việc sử dụng hệ thống ERP đến việc vận dụng các kỹ thuật kế toán quản trị hiện đại (Phạm Ngọc Toàn, 2020). 1.4. Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu 1.4.1. Nhận xét các nghiên cứu trước Như vậy, qua phân tích phần tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến chủ đề nghiên cứu. tác giả rút lại các vấn đề chính như sau : Khía cạnh đo lường ERPS: - Các nghiên cứu trước đo lường câu trúc ERPS thông qua cách tiếp cận như triển khai, sử dụng ERPS (Holsapple, 2005), sự hữu ích (Burn, 2005), giá trị (Spathis, C. và Ananiadis, 2005), đào tạo và tập huấn (Woo, 2007). - Việc chọn lựa cách khác nhau xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và bối cảnh kinh tế tại các quốc khác nhau. Khía cạnh đo lường MAP: Khái niệm MAP được đo lường chủ yếu có 2 cách tiếp cận là - Đo lường MAP theo chức năng: Theo Angelakis (2010), phân loại MAP thành năm loại: Lập kế hoạch dài hạn (LTP), Hệ thống ngân sách (B), Chi phí sản phẩm (PC), Đo lường hiệu quả ( PE) và Hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS). AbdelKader và Luther (2008) chia MAP thành năm nhóm, bao gồm hệ thống chi phí, lập ngân sách, đo lường hiệu quả, thông tin ra quyết định và phân tích chiến lược. - Đo lường theo kỹ thuật MAP: Theo Kaplan và Johnson (1987) phân loại thực hành kế toán quản trị truyền thống và hiện đại. Các kỹ thuật MAP truyền thống như chi phí chuẩn, phân tích chênh lệch, lợi tức đầu tư (ROI), lập ngân sách và phân tích chi phí lợi ích (CBA). Thực hành kế toán quản trị hiện đại liên quan đến các hoạt động, quy trình và chiến lược hoạt động (Chenhall & Langfield- Smith, 1998b, Hyvoen, 2005). Khía cạnh đo lường hiệu quả kinh doanh: Khái niệm FP có nhiều cách tiếp cận đo lường là thông tin tài và thông tin phi tài chính. - Theo Kaplan và Norton, 1992 đo lường FP thông qua (a) Hiệu quả tài chính (Dòng tiền, tăng tưởng doanh thu, thu nhập từ hoạt động kinh doanh, tăng thị phần và ROE, sản phẩm mới; (b) Hiệu quả xã hội; (c) Hiệu quả môi trường. - Theo Melek Eker và Semih Eker (2018), đo lường hiệu quả kinh doanh thông qua a) Hiệu quả phi tài chính (Phát triển nguồn nhân lực, sự hài lòng của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng, mức độ phát triển của sản phẩm mới (b) Hiệu quả tài chính (ROI, ROA, lợi nhuận hoạt động, tốc độ tăng trưởng, chỉ số giá trên doanh thu, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Khía cạnh phương pháp nghiên cứu: - Các nghiên cứu liên quan chủ để chủ yếu sử dụng phương pháp phương pháp định lượng trong nghiên cứu. Ví dụ như Jackling và Spraakman (2006), Rom và Rohde (2006), Spathis (2006). - Một số khác sử dụng phương pháp định tính trong nghiên cứu tác động sử dụng ERPS đến đánh giá hoạt động, kỹ thuật kế toán quản trị, hoạt động kế toán quản trị, thông tin phi tài chính (Cristóbal SánchezRodríguez Gary Spraakman, 2012). Khía cạnh kỹ thuật phân tích : - Kỹ thuật phân tích thống kê, phân tích hồi qui tuyến tính sử dụng trong các nghiên cứu mối quan hệ giữa ERPS và MAP (Spathis và Constantinides, 2004; Spathis và Ananiadis, 2005)
  10. 10 - Kỹ thuật phân tích mô hình SEM là kỹ thuật sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về MQH giữa Map và hiệu quả kinh doanh (Tuan Tuan Mat, 2010; Abdel Al, S. F., và McLellan, 2013). Khía cạnh khe hổng nghiên cứu: - Các nghiên cứu nước ngoài tập trung nghiên cứu các giai đoạn đầu của ERPS như triển khai, sử dụng và đào tạo và tập huấn trong những những năm 2000 đến 2005. Các nghiên cứu hiệu ứng sau khi triển khai thành công ERPS tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ 2005 đến 2015. - Các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung chủ yếu giai đoạn đầu của triển khai ERPS trong khoảng 2012-2020. 1.4.2. Xác định khe hổng nghiên cứu Theo quan điểm “Hiệu quả của một tổ chức phụ thuộc vào hiệu quả của các hệ thống con của nó, bao gồm cả kế toán quản trị” (Kondalkar, 2009). Cho đến nay, một số lượng khá hạn chế các nghiên cứu thực nghiệm điều tra mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và kế toán quản trị với phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính ở các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam. Vakalfotis và cộng sự, (2011) lập luận rằng “phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm trước đây có xu hướng tập trung mô tả những thay đổi trong MAP và vai trò của kế toán quản trị trong môi trường ERPS hơn là phân tích và thay đổi chính nó. Granlund và Malmi (2002) phát triển một mô hình lý thuyết về tác động của ERPS đối với MA và kế toán. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có tác động trực tiếp và gián tiếp của hệ thống ERP đối với kế toán quản trị. Tác động trực tiếp xảy ra khi việc triển khai ERPS trực tiếp thay đổi thực tiễn báo cáo, ví dụ. ERPS tác động gián tiếp là thay đổi thực tiễn quản lý và / hoặc quy trình kinh doanh. Rom (2008) đề xuất một mô hình lý thuyết để minh họa mối quan hệ giữa các hệ thống thông tin tích hợp và MA. Mô hình Rom (2008) chia MA thành bốn phần i) nhiệm vụ, ii) kỹ thuật, iii) tổ chức MA và iv) hành vi, sử dụng và nhận thức của người dùng. ERPS, được triển khai trong một tổ chức để cải thiện hiệu quả quy trình kinh doanh và hiệu quả tổ chức (ví dụ: Davenport, 1998; Adam và O'Doherty, 2003; Hevner và cộng sự, 2004). Tuy nhiên, để mục tiêu đạt được thì nó phụ thuộc vào một số yếu tố như khả năng của hệ thống thông tin (IS) và đặc điểm của tổ chức; quy trình kinh doanh, con người và chiến lược phát triển và quá trình thực hiện (Silver và cộng sự, 1995). Ví dụ, mô hình thành công IS, được phát triển bởi DeLone và McLean (1992), và được coi là một trong những trường hợp nổi bật của sự phát triển lý thuyết thành công và Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) (Evermann và Tate, 2009), cho rằng, “Tác động của công nghệ thông tin đối với toàn bộ tổ chức phụ thuộc vào tác động đối với người dùng cá nhân, việc sử dụng hệ thống, chất lượng cơ bản của hệ thống và chất lượng thông tin trong hệ thống”. Do đó, DeLone và McLean (1992) coi thành công của IS là một cấu trúc bao gồm các biện pháp chất lượng (chất lượng hệ thống và thông tin), kết quả thái độ (sử dụng và hài lòng) và kết quả liên quan đến hiệu quả (hiệu ứng cá nhân và tổ chức). Việc triển khai ERPS làm thay đổi lớn trong cách làm việc kế toán (Grabski và Leech, 2007; Kallunki và cộng sự, 2011) để nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức (Seddon, 1997; Bernroider, 2008), người ta đề xuất rằng các khía cạnh liên quan đến nhiệm vụ (được coi là liên quan đến người dùng cá nhân) nên được đưa vào mô hình nghiên cứu như một biến độc lập chứ không phải là một biến kết quả (phụ thuộc). Dựa trên lý luận lý thuyết trên, mô hình DeLone và McLean (1992; 2003) được sử dụng làm mô hình tham chiếu và lý thuyết cơ bản trong nghiên cứu này, tuy nhiên, nó được sửa đổi để phù hợp với thiết lập hiện như một biến độc lập. Tại Việt Nam, các yếu tố môi trường, kinh tế và tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng và khuôn khổ pháp lý ảnh hưởng đến việc triển khai CNTT/ERPS. Trong các cơ sở hạ tầng như vận tải, viễn thông, Internet và mạng nội bộ, viễn thông di động, và các hệ thống cơ sở dữ liệu công cộng, các doanh nghiệp Việt Nam
  11. 11 chưa đáp ứng đủ điều kiện phát triển các lợi ích của ERPS. Vì thế một khuôn khổ lý thuyết khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ERPS là rất cần thiết. Mặt dù, một số học giả đã đóng góp khuôn khổ lý thuyết liên quan đến chủ đề ERPS tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này tập trung vào giai đoạn đầu của triển khai ERPS thành công và chưa xem xét các hiệu ứng của nó đến hệ thống phụ trong tổ chức như hệ thống KTQT, hệ thống cơ cấu doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh (Nguyễn Bích Liên, 2012; Phạm Trà Lam, 2018; Bùi Thị Thanh, 2014). Nghiên cứu trước một phần tập trung vào giai đoạn đầu của các khía cạnh triển khai ERPS thành công hoặc sự thay đổi KTQT. Tức là các kỹ thuật MAP được tích hợp trong ERPS như thế nào? và các kỹ thuật MAP truyền thống và hiện đại ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh như thế nào thì chưa được nghiên cứu. Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là “Sự tác động của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp đến thực hành kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam”. Tác giả đặt ra các vấn đề cần xem xét và phân tích khe hổng nghiên này là: Thứ nhất, Thực hiện các hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là một quá trình rất phức tạp, bị ảnh hưởng không chỉ bởi kỹ thuật, mà còn bởi các yếu tố khác. Vấn đề triển khai ERP thành công được phân tích trong phần lớn các công việc xem xét quá trình thực hiện và các yếu tố quyết định kết quả thành công hay không thành công trong quá trình này. Một số nghiên cứu trình bày các yếu tố khác nhau quyết định sự thành công triển khai ERP như hỗ trợ quản lý (Somers và Nelson, 2001; Zhang và cộng sự 2002; Zuckweiler và cộng sự, 2003), Phân tích chi tiết tầm nhìn và nhu cầu của một tổ chức (Paliulis và cộng sự, 2004), Đào tạo và giáo dục nhân viên phù hợp và kịp thời (Akkermans và Helden, 2002), Tổ chức lại các quy trình kinh doanh (Zuckweiler và cộng sự, 2003), Quản lý tổ chức (Zhang và cộng sự, 2002), Hợp tác cởi mở và liên tục trong toàn bộ tổ chức (Zhang và cộng sự, 2002). Ngoài ra, ERP ảnh hưởng đến năng suất của công ty và sản lượng cao hơn, ROI nhanh hơn, doanh số bán cổ phiếu tốt hơn (Shen, Chen và Wang, 2016) và cải thiện lợi nhuận của công ty thông qua số lượng nhân viên và tỷ lệ việc làm và thu nhập (Madapusi, và Ortiz, 2019). Vấn đề này, các học giả quan tâm đến lĩnh vực sự triển khai ERPS thành công tại các doanh ngiệp Việt Nam. Gần nhất là Nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán phù hợp với ứng dụng hệ thống ERP tại Công ty Cổ phần Dannygreen” của Huỳnh Hà Bảo Ngọc (2022), nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp dựa trên đám mây (Cloud ERP) tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Thị Kim Hậu (2023). Các nghiên cứu này kiểm tra các yếu tố tác động đến triển khai ERPS thành công như quản lý cấp cao, sự phức tạp của phần mềm, văn hóa tổ chức. Một khía cạnh khác của sự thành công, theo DeLone và McLean, (1992) cho rằng, “Khuôn khổ lý thuyết đo lường sự thành công HTTT dựa trên 3 khía cạnh là: (i) khía cạnh kỹ thuật, (ii) khía cạnh chuyển ngữ và (iii) khía cạnh hiệu quả. Khía cạnh kỹ thuật được đo lường thông qua chất lượng hệ thống, tức là đặc tính hệ thống có tạo ra thông tin tốt hay không. Khía cạnh chuyển ngữ được đo lường thông qua chất lượng thông tin và khía cạnh hiệu quả được đo lường thông qua việc sử dụng, sự hài lòng của người sử dụng, tác động của cá nhân và tác động của tổ chức”. Như vậy, nhìn từ góc độ triển khai ERPS thành công, một khuôn khổ lý thuyết về tác động của ERPS đến hiệu quả kinh doanh là cần thiết nhưng chưa được các nhà nghiên cứu Việt Nam xem xét một cách toàn diện. Vấn đề này là khe hổng nghiên cứu của luận án. Thứ hai, Từ quan điểm “Chất lượng thông tin ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức (Sacer, 2013). Theo DeLone và McLean, (1992) chất lượng thông tin là chất lượng đầu ra được tạo ra bởi một hệ thống thông tin và chất lượng hệ thống được đo lường thông qua quá trình xử lý mức độ toàn diện về mặt kỹ thuật. Vấn đề đặt ra là triển khai ERPS thành công tác động đến HTTT kế toán quản trị như thế nào?, đặc biệt là thực hành kế toán quản trị thay đổi trong môi trường ERPS tại doanh nghiệp. Việc áp dụng ERP trên MAP,
  12. 12 có liên quan đến mức độ tiến bộ công nghệ trong các doanh nghiệp. Do đó việc sử dụng ERP tăng trong vài năm qua ở các doanh nghiệp Việt Nam. Xét khía cạnh của lý thuyết chuyển đổi công nghệ (Al-Htaybat, 2005) cho rằng nếu các yếu tố công nghệ nâng cao yếu tố môi trường bên trong tổ chức thì MAP cũng là một phần của hệ thống kế toán trong yếu tố đó. Một nghiên cứu của Benita M. Gullkvist, (2013) kiểm tra sự thay đổi MAP trong môi trường ERPS cho rằng, “MAP thay đổi gián tiếp/trực tiếp MAP gồm chi phí dựa trên hoạt động, BSC, Benchmarking, sự hài lòng khách hàng, các chỉ số hoạt động tài chính, chi phí mục tiêu, chi phí cho chu kỳ sống”. Tại Viêt Nam, các doanh nghiệp triển khai ERPS, cài đặt gói phân hệ kế toán, tài chính chiếm tỷ lệ 87-93%, số liệu này cho thấy tất cả doanh nghiệp rất quan tâm đến kế toán quản trị, trong đó MAP. Chức năng của các kỹ thuật MAP cung cấp các giải pháp quản lý cho các nhà quản lý của tổ chức (Ndwiga, 2010). Thông tin giúp ích trong quá trình ra quyết định, đánh giá hiệu quả kinh doanh, như lập ngân sách là một phần của MAP (Gichaaga, 2014). MAP cải thiện hiệu quả quản lý của một tổ chức, dẫn đến cải thiện hiệu quả kinh doanh tổ chức (Maziriri và Chinomona, 2016). ERPS làm thay đổi các kỹ thuật MAP là vấn đề cần xem xét nghiên cứu, đặt biệt tại Việt Nam. Thứ ba, Các tổ chức áp dụng MAP có kết quả tốt trong hiệu quả kinh doanh vì MAP cung cấp khả năng cho tổ chức cạnh tranh trên thị trường. Theo một nghiên cứu được thực hiện của Nuhu, Baird và Appuhami, (2016), “MAP có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của tổ chức’. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các tổ chức sử dụng MAP hiện đại có sự thay đổi lớn hơn trong tổ chức. Vì vậy, nó có thể được suy ra rằng MAP có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, một nghiên cứu về triển khai thành công tác động đến MAP như thế nào? và sự thay đổi MAP tác động đến hiệu quả kinh doanh trong môi trường ERPS của các doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết. Về vấn đề này, một số học giả nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã bắt đầu nghiên cứu liên quan đến chủ đề triển khai ERPS như “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp” (Vũ Quốc Thông và công sự, 2023). Vấn đề này được xem là khe hổng nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu này. Kết luận CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT Giới thiệu 2.1.Tổng quan về ERPS, thực hành KTQT, hiệu quả kinh doanh Phần này trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết nghiên cứu bao gồm : 2.1.1.Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - Lịch sử phát triển ERPS - Khái niệm và các phân hệ của hệ thống ERP - Các bên liên quan triển khai ERPS - Các yếu tố cốt lõi triển khai thành công ERPS - Lợi ích và khó khăn triển khai dự án ERPS - Khuôn khổ lợi ích triển khai dự án ERPS - Khó khăn giai đoạn triển khai dự án ERPS 2.1.2.Thực hành kế toán quản trị - Thực hành kế toán quản trị - Thay đổi thực hành kế toán quản trị 2.1.3.Hiệu quả kinh doanh
  13. 13 - Các chỉ tiêu tài chính để đo lường hiệu quả kinh doanh (Grant và cộng sự, 1988; Hoskinson, 1990) như Lợi nhuận trên tài sản (ROA) (Zahra, 2008), lợi nhuận ròng sau thuế và lợi tức đầu tư (ROI và lợi nhuận, năng suất, tăng trưởng, sự hài lòng của các bên liên quan, thị phần và vị thế cạnh tranh (Garrigos-Simon và Marques, 2004; Marques và cộng sự, 2005; Bagorogoza và Waal, 2010). - Các chỉ số phi tài chính quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh là lợi nhuận, tăng trưởng, giá trị thị trường, sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của nhân viên, môi trường, kiểm toán môi trường, quản trị doanh nghiệp và xã hội (M. Selvam, 2016). 2.2.Các lý thuyết nền sử dụng trong nghiên cứu 2.2.1.Lý thuyết ngẫu nhiên Phần này trình bày lý thuyết ngẫu nhiên (Otley, 1980) giải thích mối quan hệ giữa MAP và hiệu quả kinh doanh "lý thuyết ngẫu nhiên giải thích các khía cạnh cụ thể của một hệ thống kế toán liên quan đến một tình huống nhất định và sự kết hợp của chúng là phù hợp”. 2.2.2.Lý thuyết mô hình thành công hệ thống thông tin Phần này trình lý thuyết thành công HTTT DeLone và McLean (1992) giải thích các yếu tố triển khai thành công ERPS “Mô hình D và M có sáu kích thước bao gồm (i) chất lượng hệ thống, (ii) chất lượng thông tin; (iii) sử dụng, (iv) sự hài lòng của người sử dụng, (v) tác động của tổ chức, và (vi) tác động cá nhân” 2.2.3. Phân tích các lý thuyết nền sử dụng trong nghiên cứu Phần này, xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố ngẫu nhiên, từ triển khai thành công ERPS và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi xem xét các khung lý thuyết khác nhau, khung lý thuyết ngẫu nhiên của Lawrvà Lorsch, (1976) là phù hợp nhất trong nghiên cứu này. Vì bản chất của lý thuyết ngẫu nhiên là các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hành vi tổ chức. Kết luận CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giới thiệu Phần này, các phương pháp nghiên cứu giải thích chi tiết chiến lược thu thập dữ liệu, cỡ mẫu, thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp phân tích. Thiết kế khảo sát, nghiên cứu này sử dụng một khuôn khổ lý thuyết được đề xuất bởi Van der Stede và cộng sự (2007) là nghiên cứu thử nghiệm, nghiên cứu thí điểm và các thủ tục nghiên cứu. 3.1. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế tổng thể là kế hoạch, cấu trúc và chiến lược sử dụng trong nghiên cứu. Mục đích là kết nối các kế hoạch chi tiết từ thu thập dữ liệu, đánh giá thang đo, phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu tổng thể của luận án như hình 3.1 gồm bốn giai đoạn : (i) Nghiên cứu khám phá sử dụng để khám phá các vấn đề nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu để xác định khe hổng nghiên cứu, (ii) Nghiên cứu mô tả sử dụng để mô tả quá trình thực hiện luận án, như thủ tục thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu và phân tích kết quả nghiên cứu. (iii) Thu thập dữ liệu định tính và định lượng (iv) Phân tích và trình bày kết quả thực nghiệm mô hình cấu trúc. 3.2.Phương pháp nghiên cứu 3.2.1.Nghiên cứu định tính - Thiết kế nghiên cứu định tính
  14. 14 - Quy trình phân tích dữ liệu định tính - Thu thập dữ liệu định tính 3.2.2.Nghiên cứu định lượng - Phương pháp nghiên cứu - Công cụ xử lý dữ liệu - Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát - Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp phân tích dữ liệu 3.3.Mô hình lý thuyết nghiên cứu 3.3.1.Xây dựng giả thuyết nghiên cứu - Phần này, tác giả phân tích lý thuyết nghiên cứu đã được thống kê ở phần tổng quan nghiên cứu để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu. 3.3.1.1. Hệ thống ERP tác động đến thực hành kế toán quản trị Giả thuyết H1a: Triển khai thành công ERPS có mối quan hệ đến kỹ thuật thực hành kế toán quản trị truyền thống Giả thuyết H1b: Triển khai thành công ERPS có mối quan hệ đến kỹ thuật thực hành kế toán quản trị hiện đại 3.3.1.2. Thực hành kế toán quản trị tác động đến hiệu quả kinh doanh Giả thuyết H2a: Thực hành kế toán quản trị truyền thống có mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh Giả thuyết H2b: Thực hành kế toán quản trị truyền hiện đại có mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh 3.3.1.3. Hệ thống ERPS ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Giả thuyết H3: Hệ thống ERP có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 3.3.2.Xây dựng thang đo nghiên cứu 3.3.2.1.Thang đo khái niệm triển khai thành công ERPS: Thang đo của ERPS là: Chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, sử dụng hệ thống, tác động cá nhân, tác động tổ chức của Delone và Mclean, (1992). - Chất lượng hệ thống: chính xác, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu sử dụng, thân thiện, tin cậy, hiệu suất công việc, tích hợp, tùy chỉnh. - Chất lượng thông tin: sẵn sàng, dễ hiệu, kịp thời, thích hợp, súc tích, dễ sử dụng, chính xác - sử dụng hệ thống: mục đích sử dụng, tính phù hợp sử dụng, cường độ sử dụng, mức độ sử dụng - Tác động cá nhân: khả năng đánh giá vấn đề, hiệu quả công việc, hiệu quả ra quyết định, năng suất công việc - Tác động tổ chức: giảm chi phí, cải thiện kết quả/đầu ra, cải thiện năng suất, chính phủ điện tử, cải thiện quy trình tổ chức 3.3.2.3.Thang đo thực hành kế toán quản trị - MAP truyền thống: chi phí hấp thụ (full/absorption costing), phân tích chi phí-khối lượng-lợi nhuận (cost-volume-profit analysis), chi phí biến đổi (marginal/variable costing), chi phí tiêu chuẩn (standard costing), lập ngân sách cho kế hoạch và kiểm soát (budgeting for planning and control), phân tích lợi ích chi phí (cost benefit analysis), phân tích chênh lệch (variance analysis), tỷ suất hoàn vốn đầu từ (return on investment)
  15. 15 - MAP hiện đại: chi phí chất lượng (quality costing), chi phí mục tiêu (target costing), chi phí dựa trên hoạt động (abc), quản trị chi phí dựa trên hoạt động (ABM), phân tích chuỗi giá trị (value chain analysis), phân tích chi phí vòng đời sản phẩm (product life cycle cost analysis), đo điểm chuẩn (benchmarking), phân tích lợi nhuận sản phẩm (product profitability analysis), phân tích lợi nhuận của khách hàng (customer profitability analysis). 3.3.2.4.Thang đo hiệu quả kinh doanh: Lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets), Lợi nhuận trên VCSH (Return on Equity), Sự hài lòng khách hàng (Customer satisfaction), Phát triển nguồn nhân lực (Personnel development), Giá trị gia tăng thị trường (Market Value Added (Market Value / Equity), Giao hàng đúng tiến độ cho khách hàng (On-time delivery), Tăng trưởng doanh thu thuần (Net Revenue Growth), Tăng số lượng sản phẩm mới ra thị trường (Number of new products launches), Lợi nhuận cổ tức tăng (Dividend Yield), Tobin‟s Q (Market Value/Replacement Value of Assets), Thu nhập trên cổ phiếu tăng lên (Earnings Per Share) 3.3.3. Xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu 3.3.3.1. Mô hình nghiên cứu - Nghiên cứu này xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu (Hình 3.6) dựa hệ thống thành công HTTT (Delone và Mclean, 1992) giải thích cấu trúc triển khai thành công ERPS. Lý thuyết ngẫu nhiên (Otley, 1980) bằng cách tiếp cận hệ thống mở trong tổ chức và các hệ thống phụ bằng cách xem xét sự tương quan trong môi trường rộng hơn (Emmanuel và cộng sự, 1990). Lý thuyết ngẫu nhiên cho rằng “hiệu quả của tổ chức phải xem xét các yếu tố môi trường của nó phụ thuộc vào các hệ thống phụ (hệ thống thông tin, công nghệ, KTQT, cơ cấu tổ chức)”. Hệ thống kế toán quản trị của một tổ chức là một trong những hệ thống phụ của tổ chức (Burrell và Morgan, 1979). 3.3.3.2. Định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu - Định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu: các định nghĩa hoạt động của các cấu trúc được sử dụng trong nghiên cứu được đưa ra trong Bảng 3.13. Phương pháp xây dựng cấu trúc: phần này trình bày giải thích cách xây dựng các cấu trúc trong mô hình nghiên cứu. 3.3.3.3. Phương pháp xây dựng cấu trúc: Phần này giải thích cách xây dựng các cấu trúc trong mô hình nghiên cứu. Kết luận: CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Giới thiệu 4.1.Kết quả nghiên cứu định tính 4.1.1.Thảo luận tay đôi Phần này trình bày kết quả khảo sát định tính trong nghiên cứu. Chi tiết nội dung như sau: - Hệ thống ERP có ảnh hưởng đến kỹ thuật thực hành kế toán quản trị hiện đại - Hệ thống ERP có ảnh hưởng đến kỹ thuật thực hành kế toán quản trị truyền thống - Kỹ thuật thực hành kế toán quản trị hiện đại có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh - Kỹ thuật thực hành kế toán quản trị truyền thống có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh - Hệ thống ERP có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 4.1.2.Thảo luận nhóm Trong phần này, tác giả tập trung giải quyết hai vấn đề chính là - Xác nhận lại kết quả thảo luận tay đôi,
  16. 16 - Làm rõ hơn sự khác biệt giữa các kỹ thuật thực hành KTQT truyền thống và hiện đại ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 4.2.Kết quả nghiên cứu định lượng 4.2.1.Mô hình cấu trúc tuyến tính (Xem hình 4.1) 4.2.2.Phương pháp phân tích dữ liệu Phần này trình bày trình tự phân tích dữ liệu nghiên cứu như hình 4.2. 4.2.3.Kết quả nghiên cứu sơ bộ 4.2.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha - Kiểm định Cronbach’s Alpha triển khai thành công ERPS - Kiểm định Cronbach’s Alpha hiện đại và truyền thống MAP - Kiểm định Cronbach’s Alpha hiệu quả kinh doanh 4.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) - Phân tích EFA: kiểm định sự phù hợp khái niệm triển khai ERPS - Phân tích EFA: kiểm định sự phù hợp khái niệm thực hành KTQT truyền thống và thực hành KTQT hiện đại - Phân tích EFA: kiểm định sự phù hợp khái niệm thực hành KTQT truyền thống và hiệu quả doanh nghiệp - Phân tích EFA: kiểm định sự phù hợp khái niệm thực hành KTQT hiện đại và hiệu quả doanh nghiệp 4.2.4.Kết quả nghiên cứu chính thức 4.2.4.1. Phân tích thống kê mô tả Phân tích thống kê mô tả liên quan doanh nghiệp triển khai ERPS tại Việt Nam trình bày bảng 4.14. Tổng số bảng khảo sát phát ra là 350 phiếu. Số phiếu sử dụng phân tích là 124, với tỷ lệ 35% số phiếu phát ra khảo sát (Số phiếu tác giả nhận là 152, số phiếu loại là 28 phiếu). Nhìn chung, trong số khoảng 124 doanh nghiệp được khảo sát đều triển khai thành công hệ thống ERPS tại Việt. Các doanh nghiệp tham gia khảo sát có thời gian triển khai là 2% ít hơn 1 năm, 31% từ 1 đến 3 năm, 18% từ 3 đến 5 năm, 48% 43% trên 5 năm triển khai thành công ERPS. Ngoài ra, tỷ lệ khảo sát các hệ thống ERPS được triển khai là : SAP 56%, Oracle 32%, Fast 9%, Microsoft 4%. 4.2.4.2. Kiểm định mô hình đo lường - Kiểm định tính ổn định - Kiểm định giá trị hội tụ - Kiểm định giá trị phân biệt 4.2.4.3. Kiểm định mô hình khái niệm bậc cao Kết quả đo lường quy mô và chỉ số phù hợp chứng minh dữ liệu của mô hình nghiên cứu là đáng tin cậy. Các giả thuyết phát triển cho mô hình bậc 2 được hỗ trợ bởi các phát hiện được trình bày (hình 4.5). 4.2.4.4. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính : Kiểm định các chỉ số : RMSEA, RMR, GFI, AGFI, IFI, TLI, CFI, PNFI, PCFI. Các chỉ số phù hợp, hỗ trợ mô hình cấu trúc tuyến tính phù hợp tốt với dữ liệu. 4.2.4.5. Phân tích đường dẫn Phân tích đường dẫn ước lượng phương trình phù hợp với các tập hợp kết quả quan sát của biến nội sinh và biến ngoại sinh. Kết quả phân tích đường dẫn được trình bày như Bảng 4.21. Kết quả cho thấy, giả thuyết H1 được chấp nhận, tức là ERPs và MAP có mối quan hệ tương quan tác động 1 chiều từ ERPS đến MAP. Giả thuyết H2 được chấp nhận, tức là MAP và BP có mối quan hệ tương quan tác động 1 chiều từ MAP đến BP. Giả thuyết H3 được chấp nhận, tức là ERPS và BP có mối quan hệ tương quan tác động ngược chiều với
  17. 17 nhau. Như vậy, giả thuyết H2a và H2b có các hệ số có ý nghĩa tại β = 0.336 và 0.362, p BP, đường thứ hai là ERPS -> MAPT -> BP, đường thứ ba là ERPS -> MAPC -> BP. Đường từ ERPS -> BP không thông qua MAP được gọi là tác động trực tiếp (Direct effect) và đường thứ 2 và thứ 3 từ ERPS -> BP thông qua biến MAPT và MAPC là tác động gián tiếp (Indirect effect). Kết quả như trình bày bảng 4.22. 4.2.4.7. Kiểm định ước lượng mô hình (BOOTSTRAP) Với dữ liệu mẫu ban đầu, phân tích Bootstrap với 500 mẫu khác theo phương pháp lập lại. Ý nghĩa thống kê là 95% cho ra kết quả trình bày trong bảng 4.23. Như vậy, ta có thể kết luận là các ước lượng trong mô hình (như bảng 4.23) đạt tin cậy. 4.3.Bàn luận kết quả nghiên cứu Kết quả của các thử nghiệm giả thuyết (tóm tắt trong Bảng 4.24) được thảo luận cùng với các tài liệu nghiên cứu trước được xem xét trong phần này. Bàn luận về kết quả nghiên cứu : - Kết quả thử nghiệm giả thuyết nghiên cứu - Các yếu tố triển khai thành công ERPS của các tổ chức tại Việt Nam - Triển khai thành công ERPS tác động đến thực hành KTQT truyền thống (H1a) - Triển khai ERPS tác động đến thực hành KTQT hiện đại (H1b) - Thực hành KTQT truyền thống tác động đến hiệu quả kinh doanh (H2a) - Thực hành KTQT hiện đại tác động đến hiệu quả kinh doanh (H2b) - Triển khai ERPS tác động đến hiệu quả kinh doanh (H3) Kết luận CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Giới thiệu Phần bốn trình bày một số đóng góp cho kiến thức lý thuyết, khía cạnh phương pháp luận, ý nghĩa quản lý, đề xuất và kết luận cho nghiên cứu. Phần năm cung cấp những hạn chế mà nghiên cứu này phải đối mặt và phần sáu đề xuất phạm vi nghiên cứu trong tương lai có thể được mở rộng từ nghiên cứu này. 5.1.Kết luận Trong phần 4.3, thông tin được trình bày, phần này tiết lộ nhiều thông tin chi tiết hơn về triển khai thành công ERPS, mối quan hệ giữa triển khai thành công ERPS với MAP và hiệu quả kinh doanh. Cuộc phỏng vấn nhằm mục đích cung cấp cho người được phỏng vấn trình bày các quan điểm của họ về các lợi ích triển khai, mức độ sử dụng MAP và tiết lộ mối quan hệ giữa ERPS-MAP, MAP-FP. Nhìn chung, kết quả có thể được tóm tắt như sau: - Đầu tiên khái niệm triển khai thành công ERPS dựa trên khung lý thuyết của DeLone và McLean (1992), sự lựa chọn chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, sử dụng hệ thống, tác động cá nhân, tác động tổ chức là những yêu cầu quan trọng của các doanh nghiệp triển khai hệ thống tại Việt Nam. Ví dụ, chất lượng thông tin phải dễ hiểu, chính xác, đồng nhất, kịp thời và khả năng sử dụng.
  18. 18 - Thứ hai, ERPS hỗ trợ các kỹ thuật thực hành KTQT về mặt thu thập, báo cáo và phân tích dữ liệu trong thời gian thực. Tuy nhiên, các hệ thống được triển khai và sử dụng chuyên sâu chỉ dừng lại ở một nhóm doanh nghiệp lớn. - Thứ ba, khái niệm MAP dựa trên khung lý thuyết của Chenhall và Langfield Smith, (1998a); Langfield-Smith, (2009). Sự lựa chọn hiệu quả là một lý do chi phối cho sự phổ biến sử dụng các kỹ thực hành kế toán quản trị tại Việt Nam. Ví dụ, cường độ cạnh tranh thị trường và chiến lược khác biệt được tìm thấy là ảnh hưởng đến việc áp dụng MAP truyền thống và hiện đại. Trong khi các MAP hiện đại đã bị từ chối vì thiếu chuyên môn, thì tính không chắc chắn của các lợi ích MAP hiện đại, mối quan tâm kinh tế và độ tin cậy hệ thống hiện có và thông tin hữu ích cho quản lý. 5.2.Hàm ý khoa học Luận án được phát triển từ kế thừa các nghiên cứu trước trong nước và ngoài nước liên quan đến chủ đề triển khai thành công ERPS trong các tổ chức. Kết quả nghiên cứu của luận án này đóng góp khía cạnh khoa học là: (1) Cấp độ lý thuyết: Đóng góp khung lý thuyết nghiên cứu chủ đề tác động của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp đến thực hành kế toán quản trị nhầm năng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. - Chất lượng hệ thống (SQ): Dữ liệu chính xác, dữ liệu đồng bộ, đáp ứng yêu cầu sử dụng, phân quyền, thân thiện, tin cậy, hiệu suất công việc, tích hợp, tùy chỉnh. - Chất lượng thông (IQ): Sẵn sàn, rõ ràng/dễ hiểu, kịp thời, thích hợp, cô đọng/súc tích, đầy đủ, chính xác. - Sử dụng hệ thống (SU): Phù hợp công việc sử dụng, tần suất sử dụng, số lượng sử dụng, mức độ sử dụng. - Tác động cá nhân (II): Khả năng hiểu rõ công việc, hiệu quả công việc, hiệu suất ra quyết định, năng suất công việc, khả năng xử lý chính xác vấn đề. - Tác động tổ chức (OI): Giảm chi phí, cải thiện kết quả/đầu ra, cải thiện năng suất, chính phủ điện tử, cải thiện quy trình tổ chức. - MAP truyền thống (MAPT): Phân tích chi phí-khối lượng-lợi nhuận, chi phí biến đổi, chi phí tiêu chuẩn, lập ngân sách cho kế hoạch và kiểm soát, phân tích lợi ích chi phí, phân tích chênh lệch, tỷ suất hoàn vốn đầu tư, chi phí hấp thụ. - MAP hiện đại (MAPC): Chi phí dựa trên hoạt động, phân tích chuỗi giá trị, phân tích chi phí vòng đời sản phẩm, phân tích lợi nhuận sản phẩm, phân tích lợi nhuận của khách hàng, chi phí mục tiêu, quản trị chi phí dựa trên hoạt động, Benchmarking. - Hiệu quả kinh doanh (BP): Lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên VCSH, thu nhập trên cổ phiếu, lợi nhuận cổ tức, giá trị gia tăng thị trường, tobin‟s Q, tăng trưởng doanh thu thuần, phát triển sản phẩm ra thị trường, phát triển nguồn nhân lực, giao hàng đúng tiến độ, sự hài lòng khách hàng. (2) Cấp độ phương pháp luận: Nghiên cứu đã hệ thống lại các phương pháp, kỹ thuật và công cụ được sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Chi tiết là PP định tính và PP định lượng và kỹ thuật phân tích Cronbach’s Alpha, EFA, AVE, SEM trong nghiên cứu. (3) Ở cấp độ thực nghiệm: Mẫu khảo sát chọn lựa trong nghiên cứu mở rộng từ Cà Mau, TpHCM, Đà Nẳng, Hà hội và các khu vực khác. Như vậy, nó cung cấp khuôn khổ thực nghiệm mô hình khác nhau để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa triển khai thành công ERPS với MAP và hiệu quả kinh doanh.. 5.3.Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
  19. 19 - Thứ nhất, nghiên cứu này bị một nhược điểm là các doanh nghiệp đã triển khai thành công ERPS, nhưng mức độ triển khai hoặc mức độ ứng dụng các mô-đun của ERPS khác nhau ở các doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu tương lai mở rộng chủ đề này đến triển khai thành công ERPS tác động các chức năng ERPS như thế nào ? và mức độ tích hợp các quy trình kinh doanh. - Thứ hai, Quy mô mẫu trong nghiên cứu này là tương đối so với tổng thể và mẫu khảo sát đại diện các khu vực từ Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM, Bình Dương, Cà Mau và khu vực khác. Vấn đề này là do các công ty triển khai ERPS tập trung ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn và phân tán nhiều khu vực ở Việt Nam. Vì vậy, việc tìm kiếm một mẫu các doanh nghiệp triển khai thành công khá hạn chế. Do đó, các nghiên cứu tương lai nên mở rộng mẫu nghiên cứu có bức tranh rõ ràng hơn trong lĩnh vực nghiên cứu này tại Việt Nam. - Thứ ba, Nghiên cứu không phân tích sự khác biệt của các kỹ thuật MAP giữa giai đoạn trước khi triển khai và sau khi triển khai thành công ERPS tại các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, các nghiên cứu tương lai có thể mở rộng nghiên cứu bằng cách so sánh sự khác biệt vể các kỹ thuật MAP trước và sau khi triển khai thành công ERPS của doanh nghiệp tại Việt Nam. - Cuối cùng, nghiên cứu đề cập các đặc đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp như lĩnh vực hoạt động, số lượng lao động, thời gian triển khai ERPS. Nghiên cứu này không đề cập đến các đặc tính khác của doanh nghiệp trong khung nghiên cứu hiện tại. Do đó, kết quả có thể nhận được sự khác biệt từ các nhóm nhân khẩu học khác nhau có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Do đó, một nghiên cứu tương mở rộng nhóm nhân khẩu như ngữ cảnh như nhân khẩu học, văn hóa và kiến thức, hoặc thời gian sử dụng ERPS của doanh nghiệp để đánh giá mức độ tích hợp và cấu hình triển khai ERPS. Kết luận TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Anh A, G. (1990). The Consequences of Contemporaryity. Stanford University Press: Stanford, CT. A, M. (2002). The impact of enterprise information technology adoption on operational performance: an empirical investigation. Prod Oper Manag 11:33–53. Abdel Al, S. F., & McLellan, J. D (2013). Strategy and management accounting practices alignment and its effect on organizational performance. Journal of Accounting, Business and Management 20, 1-27. Abdel Al, S. F. a. M., J.D (2011). Management Accounting Practices in Egypt. A Transitional Economy Country, Journal of Accounting, Business & Management 18(2), pp. 105-120. Abdel-Kader, M. a. L., R.G (2006). IFAC’s conception of the evolution of management accounting. Advances in Management Accounting Vol. 15, pp. 237-256. Baets W, V. V. (1998). An IT architecture to support organizational transformation. Inf Technol Organ Transform (Wiley) 195–222. Bagozzi, R. P. (1984). A prospectus for theory construction in marketing. Journal of Marketing 48,11-29. Beck, U. (1992). The risk society. Towards a new Contemporaryity, London, Sage. Bendoly, E. (2001). ERP systems and supply chain technologies : A caveat for B2B E-procurement - FedEx White-paper: ECommerce and Supply Chain Strategies. pp. 23–31. Bendoly, E., Jacobs, F.R (2002). Alignment in operational and IT solution strategies. Performance implications of withinand between-context mismatch. Working Paper. Bentler, P. M., & Bonett, D. G (1980). Significance tests and goodnessof-fit in the analysis of covariance structures. Psychological Bulletin 88, 588-606.
  20. 20 Bhattacharya, D. (2011). Management Accounting. New Delhi: Pearson. Bhimani, A., & Langfield-Smith, K (2007). Structure, formality and the importance of financial and non- financial information in strategy development and implementation. Management Accounting Research 18 (1), 3-31. Čadež, S. (2007). A configuration form of fit in management accounting contingency theory: an empirical investigation. Campanella, J. E. (1999). Principles of Quality Costs: Principles, Implementation and Use, 3rd ed. Milwaukee, WI. ASQ Quality Press. Cavalluzzo, K. S., & Ittner, C.D (2004). Implementing performance measurement innovations: Evidence from government. Accounting, Organizations and Society. 29 (3/4), 243. Cecez-Kecmanovic, D., Galliers, R. D. and Henfridsson, O (2014). The Sociomateriality of Information Systems. Current Status, Future Directions’, MIS Quarterly 38(3): 809–30. Chenhall, R. H. (1997). Reliance on manufacturing performance measures, total quality management and organizational performance. Management Accounting Research 8(2), 187-206. Chenhall, R. H., & Langfield-Smith, K (1998). Adoption and benefits of management accounting practices: an Australian study. Management Accounting Research 9(1), 1-19. Chenhall, R. H., & Langfield-Smith, K (1998a). Factors influencing the role of management accounting in the development of performance measures within organizational change programs. Management Accounting Research 9(4),361-386. Chenhall, R. H., & Langfield-Smith, K (1998b). The relationship between strategic priorities, management techniques and management accounting: an empirical investigation using a systems approach. Accounting Organizations and Society 23(3), 243-264. Chenhall, R. H. (2003). Management control systems design within its organizational context: findings from contingency-based research and directions for the future. Accounting, Organization & Society 28, 127168. Davenport, T. H. (2000). Mission Critical: Realising the Promise of Enterprise Systems. Harvard Business School Press. DeLone, W. H., & McLean, E. R (1992). Information systems success: The quest for the dependent variable. Information Systems Research 3(1), 60-95. Deming, W. E. (1993). The New Economics for Industry, Government & Education. Cambridge. Massachusetts Institute of Technology Center for Advanced Engineering Study. Denscombe, M. (2010a). The good research guide: For small-scale social research projects. Maidenhead, England. McGraw-Hill/Open University Press. DeVellis, R. F. (2003). Scale development: Theory and applications (2nd Edition). Thousand Oaks, CA. Sage Publications, Inc. Dimitrios Maditinos, Dimitrios Chatzoudes, Charalampos Tsairidis, (2011),Factors affecting ERP system implementation effectiveness, Journal of Enterprise Information Management, Vol. 25 Iss 1 pp. 60-78. Do, N. D. (2006). Discussing the methods to organize management accounting of enterprises in our present situation. Magazine of Financial and Accounting Research 1(30): 20-23 (Vietnamese). Edmonds, W. A., & Kennedy, T. D (2012). An applied reference guide to research designs: Quantitative, qualitative, and mixed methods. Thousand Oaks, CA: Sage.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2