intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án "Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam" là phát triển và kiểm định vai trò trung gian của QTCT, vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THU TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI, CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG DÒNG SẢN PHẨM ĐẾN QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Phản biện 1:……………………………………………… Phản biện 2:……………………………………………… Phản biện 3:……………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường, họp tại: ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ………………………… Vào hồi…..giờ…. ngày…..tháng……năm…… Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Đại học Kinh tế TP. HCM
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Xuan Ha, T., & Thi Tran, T., 2022. The impact of product market competition on firm performance through the mediating of corporate governance index: empirical of listed companies in Vietnam. Cogent Business & Management, 9(1), 2129356. 2. HA, T. X., & TRAN, T. T., 2021. The Effect of Foreign Ownership and Product Market Competition on Firm Performance: Empirical Evidence from Vietnam. The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 8(11), 79-86. 3. Thach Ha Xuan, Tran Thi Thu., 2020. Applying quantile regression model to evaluate the effect of foreign ownership to firm performance in Vietnam. Proceedings of The International Conference on Business and Finance 2020, ISBN 978-604-325-669-7. University of Economics of Ho Chi Minh City. Lao Dong Publishing House.
  4. 4. Hà Xuân Thạch, Trần Thị Thu., 2022. Vốn đầu tư nước ngoài tác động đến QTCT và ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố HỒ CHÍ MINH. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, 33(7) , Tháng 7/2022. 5. Ha Xuan Thach, Tran Thi Thu., 2020. Analyses the Effect of Environmental Strategy to Environmental Performance in Vietnamese Companies: Mediation Role of Environmental Management Accounting. Proceedings of The International Conference on Finance, Accounting and Auditing (ICFAA 2020). ISBN: 978-604-946-957-2. National Economics University. 6. Ha Xuan Thach, Tran Thi Thu., 2021. Effects of Environmental Strategy, Perceived Environmental Uncertainty on Corporate Environmental Performance in Vietnames Firms: The Role of Top Management’s Commitment and Stakeholder Pressures. Proceedings of The International Conference on Business and Finance 2021, ISBN 978-604-325-669-7. University of Economics of Ho Chi Minh City. Lao Dong Publishing House.
  5. 7. Hà Xuân Thạch và Trần Thị Thu, 2022. Vốn đầu tư nước ngoài tác động đến QTCT và ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố HỒ CHÍ MINH. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở CS-2021-14, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 8. Trần Thị Thu, 2020. Nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố quản trị môi trường đến hiệu quả bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở T2020-PHII-008, Trường Đại học Giao thông vận tải.
  6. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố như cạnh tranh, khủng hoảng tài chính, dịch bệnh… (Abbasi và cộng sự, 2021). Để doanh nghiệp có thể trụ vững và duy trì sự phát triển trong tương lai rất cần một hệ thống quản trị công ty (QTCT) giúp kiểm soát và điều tiết mọi quá trình hoạt động. Các quốc gia phát triển đã cung cấp rất nhiều bằng chứng cho thấy sự yếu kém của QTCT là nguyên nhân chính gây ra thua lỗ và phá sản ở các doanh nghiệp như Enron, Worldcom. Ngay trong lý thuyết đại diện cũng nhận thấy sự hiện diện của QTCT góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát và cải thiện kết quả đầu ra của doanh nghiệp (Jensen và Meckling, 1976). Chính vì vậy, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của QTCT tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp liên tục được bàn luận1. Trong số đó rất nhiều kết quả tìm thấy QTCT ảnh hưởng cùng chiều tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Arora và Bodhanwala, 2018; Mishra và cộng sự, 2021). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu tìm thấy QTCT chưa phát huy được vai trò trong doanh nghiệp vì thiếu sự độc lập, khách quan trong hội đồng quản trị, ban kiểm soát, kiểm toán (Gupta và Sharma, 2014; Buallay và cộng sự, 2017). Xuất phát từ tầm quan trọng của QTCT trong doanh nghiệp, các nghiên cứu gần đây đã tìm thấy nhân tố sở hữu nước ngoài (Shubita và Shubita, 2019) và cạnh tranh thị tranh thị trường dòng sản phẩm (Moradi và cộng sự, 2017; Liu và cộng sự, 2021) có thể cải thiện vai trò của QTCT và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lý thuyết đại diện cũng đồng quan điểm với kết quả này vì sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài giúp doanh nghiệp cải thiện
  7. 2 trình độ chuyên môn, khả năng quản trị, tăng sự độc lập, khách quan trong sản xuất và kiểm soát của doanh nghiệp. Cùng với đó, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm là nhân tố khách quan luôn hiện hữu và tác động tới hệ thống QTCT và đòi hỏi QTCT phải không ngừng nâng cao hiệu quả nhằm đối phó với sức ép của đối thủ, của thị trường, từ đó giúp tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu xem xét tác động đồng thời của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT. Khi phân tích bối cảnh thị trường Việt Nam, tác giả cho rằng khoảng trống nghiên cứu trên có thể thực hiện được ở đây. Đầu tiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2021 tăng 9.2% so với cùng kỳ năm 2020 và dự đoán lượng vốn này còn tăng mạnh trong năm 2022 (Tổng cục Thống kê, tháng 3 năm 2022). Song song với đó, Chính phủ tích cực tham gia hội nhập sâu rộng vào các tổ chức, các nền kinh tế lớn đã thu hút nhiều hơn sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, sức ép cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm cũng tăng mạnh làm cho môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn. Với những điều kiện khách quan như vậy sẽ tác động mạnh mẽ tới hệ thống QTCT và đòi hỏi QTCT phải nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đảm bảo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp đến, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào việc xem xét tác động của sở hữu nước ngoài tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như nghiên cứu của Vinh (2014), Nguyen và cộng sự (2020) hay nghiên cứu ảnh hưởng của QTCT tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như nghiên cứu của Vo và 1 Theo kết quả tìm kếm trên Google Scholar với từ khóa “Corporate governance and firm performance” tại thời điểm tháng 8 năm 2022 cho thấy số lượng công bố trong giai đoạn từ năm 2012 – 2022 là 606,000 bài.
  8. 3 Nguyen (2014), Le và Thi (2016), Dao và Ngo (2020), Dao và Nguyen (2020). Gần đây nhất, nghiên cứu của Thu và Minh (2022) đã kiểm chứng ảnh hưởng của cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng hợp lại kết quả nghiên cứu trước, lý thuyết nền và phân tích bối cảnh Việt Nam giúp tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” cho luận án tiến sĩ. Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm các bằng chứng về tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT. Đồng thời, kết quả giúp nhà quản lý chú trọng hơn tới thu hút sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm, QTCT để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát: Luận án phát triển và kiểm định vai trò trung gian của QTCT, vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.  Câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi số 1: Sở hữu nước ngoài, cạnh tranh trị trường dòng sản phẩm có ảnh hưởng tới QTCT tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam hay không? Mức độ tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT như thế nào? Câu hỏi số 2: Sở hữu nước ngoài, cạnh tranh trị trường dòng sản phẩm có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm
  9. 4 yết ở Việt Nam hay không? Mức độ tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào? Câu hỏi số 3: Quản trị công ty có tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam hay không? Mức độ tác động của QTCT tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào? Câu hỏi số 4: Chiến lược cạnh tranh có điều tiết mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam không? Mức độ điều tiết này được thể hiện như thế nào? Câu hỏi số 5: Sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm có ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT không? Mức độ ảnh hưởng gián tiếp này được thể hiện như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm, QTCT, chiến lược cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: Tác giả lựa chọn khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019 vì theo quy định của Bộ Tài Chính năm 2015 là giai đoạn chuyển đổi chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT- BTC theo hướng linh hoạt, phù hợp với thông lệ quốc tế nên dữ liệu tài chính sẽ có một số điểm thay đổi so với quy định cũ. Tác giả thu thập dữ liệu tới năm cuối 2019 vì một số lý do cả khách quan và chủ quan:
  10. 5 - Luận án được tiến hành từ năm 2020 nhưng trong khoảng thời gian 2 năm là năm 2020 và năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 đã gây gián đoạn tới các bước thực hiện đề tài và bảo vệ các cấp theo quy định của Viện Đào tạo Sau đại học; - Tác giả thu thập một phần số liệu thông qua cơ sở dữ liệu Thomson Reuters - Datastream và một phần tổng hợp trực tiếp trên các báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết công bố trên sàn chứng khoán Việt Nam nên mất khoảng 1 năm mới có đủ dữ liệu cần cho luận án; - Dữ liệu thứ cấp thường có độ trễ về mặt kinh tế hơn so với dữ liệu phỏng vấn trực tiếp đại diện các công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu định tính Tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên gia nhằm đạt được hai mục đích: (1) Chuyên gia giúp đánh giá sự phù hợp của khái niệm và cách đo lường các biến từ nghiên cứu trước khi vận dụng vào các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam; (2) Chuyên gia nhận định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.  Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp định lượng giúp đạt được mục tiêu là đo lường mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu. Quy trình xử lý dữ liệu gồm các bước: (1) Xử lý dữ liệu nhiễu; (2) Kiểm tra khuyết tật của mô hình; (3) Kiểm tra các mối quan hệ hồi quy trong mô hình cấu trúc tuyến tính; (4) Đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu thông qua các chỉ số chỉ số χ² (chi-square), chỉ số RMSEA (Root mean squared error of approximation), chỉ số CFI (Comparative Fit Index), chỉ số TLI (Tucker–Lewis Index), chỉ số SRMR (Standardized root mean
  11. 6 squared residual); (5) Kiểm định sự khác biệt giữa các ngành nghề trong mẫu nghiên cứu. 5. Đóng góp của đề tài  Đóng góp về mặt khoa học Luận án bổ sung thêm tài liệu kiểm chứng về ảnh hưởng cùng chiều của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT. Đồng thời, nghiên cứu cho thấy vai trò điều tiết ngược chiều của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.  Đóng góp về mặt thực tiễn Đối với cơ quan quản lý Nhà nước cần gia tăng thu hút sở hữu nước ngoài và cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm nhằm cải thiện chất lượng hoạt động của QTCT, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp: Nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học để nhà quản trị nhận thấy tầm quan trọng của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm có ảnh hưởng cùng chiều tới QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu nhấn mạnh tới vai trò điều tiết ngược chiều của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các nhà nghiên cứu: Luận án phát triển thêm mô hình nghiên cứu gián tiếp về ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua QTCT đã làm phong phú hơn các dòng nghiên cứu này tại Việt Nam.
  12. 7 6. Kết cấu của đề tài Chương 1: Tổng quan nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và hàm ý
  13. 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước 1.1.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và QTCT 1.1.1.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm với QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.2.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và QTCT 1.1.2.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.3 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT 1.1.3.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.3.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT 1.1.3.3 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT 1.1.4 Nghiên cứu về tác động điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
  14. 9 1.1.4.1 Nghiên cứu về tác động điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.4.2 Nghiên cứu về tác động điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.2. Nhận xét và xác định khoảng trống nghiên cứu 1.2.1 Nhận xét về các nghiên cứu trước Thông qua quá trình tổng hợp, phân tích và đối sánh các công trình nghiên cứu trong cũng như ngoài nước cho thấy các nghiên cứu tập trung kiểm chứng ảnh hưởng trực tiếp của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tác giả nhận thấy nghiên cứu ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT là khoảng trống chưa được kiểm chứng. Đồng thời, nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã đề cập tới vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa cấu trúc vốn hay đòn bẩy tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chưa có sự thống nhất, tuy nhiên kết quả này đã đem lại những giá trị khác nhau trong hoạt động nghiên cứu cũng như quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc xem xét vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là rất cần thiết. 1.2.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu Thông qua quá trình tổng quan tài liệu, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu tại Việt Nam xem xét ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến hiệu quả kinh doanh của
  15. 10 doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT. Kết quả đạt được từ mối quan hệ này đưa ra các kiến nghị trong chuỗi các vấn đề liên quan tới giải pháp về quản trị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó, tác giả bổ sung thêm biến điều tiết là chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lý do tác giả đưa thêm biến điều tiết vì các bằng chứng trên thế giới chứng minh chiến lược cạnh tranh tác động tới mối quan hệ giữa cấu trúc vốn hay đòn bẩy tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Barton và Gordon, 1988; O’brien, 2003; Jermias, 2008; Afza và Ahmed, 2017). Phần còn lại bắt nguồn từ bằng chứng thực tiễn tại các đơn vị lớn như Vinamilk, công ty cổ phần TiKi. Họ đã xây dựng chiến lược cạnh tranh và thông qua chiến lược đã tác động đến thu hút nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, từ đó làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết luận chương 1 Thông qua chương 1, tác giả đã tổng quát các nghiên cứu liên quan theo mối quan hệ, trình tự thời gian từ quá khứ tới hiện tại bao gồm cả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy vấn đề nghiên cứu trong luận án là cần thiết và quan trọng. Cách làm này giúp tác giả xác định được khoảng trống và cơ sở xây dựng cơ sở lý thuyết trong chương 2.
  16. 11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm và nội dung các biến trong nghiên cứu 2.1.1 Khái niệm, nội dung về sở hữu nước ngoài (Foreign Ownership) Trên thế giới và Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau về sở hữu nước ngoài. Nghiên cứu lựa chọn cách tiếp cận khái niệm sở hữu nước ngoài là tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trên tổng số cổ phần của công ty (Chari và cộng sự, 2012; Al-Matari và cộng sự, 2017). 2.1.2 Khái niệm, nội dung về cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm (Product Market Competition) Quan điểm về cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm rất đa dạng do các học giả xuất phát từ các góc nhìn khác nhau. Luận án sử dụng khái niệm cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm theo quan điểm của Hou và Robinson (2006) cho rằng cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm là thể hiện mức độ tập trung của các doanh nghiệp có cùng sản phẩm, dịch vụ. 2.1.3 Khái niệm, nội dung QTCT (Corporate Governance) Thông qua các quan điểm về QTCT, luận án tiếp cận khái niệm này theo hướng dẫn của OECD (2004) cho rằng QTCT là quy định của chính quyền và tổ chức kinh tế nhằm kiểm soát tốt mọi hoạt động trong đơn vị, đồng thời tạo sự tín nhiệm của các bên. 2.14 Khái niệm, nội dung hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Firm Performance) Luận án tiếp cận khái niệm hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh khả năng sử dụng nguồn lực để tạo ra doanh thu, lợi nhuận trong tương lai (Nguyễn Ngọc Huyền, 2013).
  17. 12 2.2.5 Khái niệm, nội dung chiến lược cạnh tranh (Business Strategy) Trong luận án tác giả lựa chọn quan điểm của Porter (1996) nhận định rằng chiến lược cạnh tranh là sự kết hợp đồng bộ các hoạt động trong doanh nghiệp. Chiến lược cạnh tranh thành công khi xuất phát từ việc thực hiện tốt các hoạt động và lấy tiêu chí xây dựng chiến lược phải xuất phát từ cái chưa được làm. 2.2.6 Khái niệm, nội dung các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu  Quy mô công ty: Luận án sử dụng khái niệm về quy mô công ty dựa trên quan điểm của Buallay và cộng sự (2017) khi cho rằng tài sản công ty thay đổi sẽ tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.  Số năm hoạt động của công ty: Khái niệm này được hiểu nhất quán là số năm hoạt động của công ty kể từ khi bắt đầu hoạt động tới thời điểm hiện tại (Buallay và cộng sự, 2017). 2.3 Mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu 2.3.1 Mối quan hệ giữa vốn đầu tư nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và QTCT 2.3.2 Mối quan hệ giữa vốn đầu tư nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.3.3 Mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.4. Lý thuyết nền 2.4.1. Lý thuyết đại diện và vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu Lý thuyết đại diện theo Jensen và Meckling (1976) trong nghiên cứu bàn luận về xung đột giữa chủ sở hữu và nhà quản lý. Lý thuyết nhận định rằng việc bổ sung nhà đầu tư nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tăng lên sẽ tác động tích cực tới QTCT, từ đó
  18. 13 giúp hạn chế vấn đề đại diện và góp phần cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.4.2. Lý thuyết thể chế và vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu Lý thuyết thể chế mới theo quan điểm của Meyer và Rowan (1977), DiMaggio và Powell (1982), Zucker (1977) cho rằng yếu tố về môi trường kinh tế, quy định, thể chế của quốc gia sẽ tác động tới hành vi, thái độ của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường và tạo lên những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.4.3. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh và vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu Lý thuyết được vận dụng theo quan điểm của Porter (1985) khi cho rằng chiến lược canh tranh có tác động tới mối quan hệ giữa vốn đầu tư nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. 2.5. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu 2.5.1. Vốn đầu tư nước ngoài ảnh hưởng tới QTCT 2.5.2. Vốn đầu tư nước ngoài ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.5.3. QTCT ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.5.4. Vốn đầu tư nước ngoài ảnh hưởng tới QTCT, qua đó tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.5.5. Cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng tới QTCT 2.5.6. Cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.5.7. Cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng tới QTCT, từ đó tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
  19. 14 2.5.8. Vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa vốn đầu tư nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp của doanh nghiệp. 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất Trên cơ sở các lý thuyết nền hỗ trợ và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu cho luận án như sau: Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Tác giả đề xuất dựa trên lý thuyết nền và nghiên cứu Kết luận chương 2 Trong chương 2, tác giả đưa ra các khái niệm, nội dung các biến nghiên cứu liên quan tới đề tài và các lý thuyết nền làm cơ sở giải thích các mối quan hệ và xây dựng giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Đồng thời, luận án xây dựng 8 giả thuyết nghiên cứu. Nội dung chương 2 đạt được làm cơ sở cho việc đề xuất phương pháp nghiên cứu phù hợp trong chương 3 của luận án.
  20. 15 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu 3.1.1 Nhận diện phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để nhận định mối quan hệ kế thừa, mối quan hệ mới giữa các biến phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Sau đó, phương pháp nghiên cứu định lượng giúp đo lường mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu. 3.1.2 Biện luận phương pháp nghiên cứu áp dụng Nghiên cứu định tính hỗ trợ tìm ra các mối quan hệ mới, các lý thuyết mới (Marshall và Rossman, 2014), trong khi nghiên cứu định lượng giúp lượng hóa các mối quan hệ đề xuất. 3.2 Quy trình nghiên cứu Đầu tiên, tác giả lược khảo nghiên cứu trước và lý thuyết nền để xác định khoảng trống nghiên cứu. Tiếp đến, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính. Sau đó, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng. Cuối cùng, nghiên cứu bàn luận và hàm ý chính sách. 3.3. Thang đo các khái niệm nghiên cứu Thứ nhất, tác giả đo sở hữu nước ngoài được kế thừa từ nghiên cứu của Min và Bowman (2015). Thứ hai, tác giả đo lường cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm theo nghiên cứu của Singla và Singh (2019). Thứ ba, tác giả đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo quan điểm của Bhatt và Bhatt (2017). Thứ tư, chiến lược cạnh tranh được đo lường theo quan điểm của Singl và Agarwal (2002). Thứ năm, QTCT được giản lược một số nội dung theo hướng dẫn của Singareddy và cộng sự (2018). Cuối cùng, quy mô công ty và số năm hoạt động của công ty đo lường theo Buallay và cộng sự (2017).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2