intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa" hình thành khung lý thuyết để phân tích tác động của xuất khẩu đến TTKT; đưa ra được bức tranh toàn cảnh về tình hình tăng trưởng GRDP và hoạt động xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa với những gam sáng tối cụ thể; phân tích tác động của xuất khẩu tới TTKT tỉnh Khánh Hòa dưới góc độ chất lượng thông qua các góc độ gia tăng sản lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và giảm nghèo; đề xuất được một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy mở rộng hoạt động xuất khẩu qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 62. 31. 01. 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, năm 2022
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Phản biện 1: …………………………………………………………….. Phản biện 2: …………………………………………………………….. Phản biện 3: …………………………………………………………….. Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận án cấp Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Vào ngày …… tháng …….. năm 202…….. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm thông tin - Học liệu và truyền thông, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa và hội nhập mở cửa là xu thế tất yếu trong kỷ nguyên kinh tế mở hiện nay. Việc mở cửa, tăng cƣờng thƣơng mại giúp các nền kinh tế tận dụng đƣợc lợi thế so sánh, cải thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế, tạo ra động lực tăng trƣởng kinh tế. Những ảnh hƣởng từ thƣơng mại quốc tế tới tăng trƣởng kinh tế đã đƣợc các lý thuyết kinh tế khẳng định. Đây cũng là chủ đề bàn luận sôi nổi của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. Các nghiên cứu thực nghiệm này tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Trong đó có các nghiên cứu tập trung vào ủng hộ quan điểm tăng trƣởng đƣợc dẫn dắt bởi xuất khẩu. Cũng có các nghiên cứu chỉ ra xuất khẩu ảnh hƣởng tới cơ cấu kinh tế và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Ở một góc độ khác xem xét ảnh hƣởng từ thƣơng mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng tới giảm nghèo. Nhƣ vậy các nghiên cứu thực nghiệm lựa chọn chủ yếu nền kinh tế cấp quốc gia hay khu vực liên quốc gia, các nghiên cứu với nền kinh tế cấp tỉnh cũng có nhƣng không nhiều và đặc biệt với cụ thể tỉnh Khánh Hòa là chƣa có. Một kết quả nghiên cứu về chủ đề này với nền kinh tế Khánh Hòa sẽ là một kiểm nghiệm và bổ sung làm phong phú thêm mảng nghiên cứu này trong văn phong kinh tế phát triển. Trong những năm qua, quy mô GRDP của Khánh Hòa đã đƣợc mở rộng không ngừng nhờ tỷ lệ tăng trƣởng khá cao, ổn định với động lực chính là dịch vụ và khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc và các nhân tố chiều rộng (vốn và lao động), chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có những thay đổi tích cực trong 10 năm qua. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có; đang chậm dần và thiếu động lực mới, vị thế kinh tế của tỉnh so với các tỉnh trong vùng DHMT có sự suy giảm nhất định, cơ cấu kinh tế vẫn còn thay đổi chậm và chuyển biến kém hơn so với các tỉnh trong vùng DHNTB, chƣa chuyển mạnh theo hƣớng cơ cấu lại sản xuất, cơ cấu lại đầu tƣ… Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập của Việt Nam, kinh tế Khánh Hòa cũng ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Khánh Hòa đã có mối quan hệ kinh tế với nhiều địa phƣơng của nhiều nƣớc. Quy mô xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa đƣợc mở rộng liên tục trong hơn 10 năm qua, cơ cấu xuất khẩu đã có sự thay đổi tích cực. Sự tăng trƣởng xuất khẩu nhƣ vậy có tác động tới tăng
  4. 2 trƣởng sản lƣợng thế nào cả trực tiếp và lan tỏa các lĩnh vực khác, xuất khẩu nhất là thay đổi chất lƣợng hàng hóa có khiến cho cơ cấu sản xuất của Khánh Hòa thay đổi thế nào. Ngoài ra xuất khẩu có giúp cải thiện phúc lợi và giảm nghèo ở đây hay không và qua đó cải thiện chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế. Các câu hỏi này càng nóng hơn khi Chính quyền tỉnh Khánh Hòa xác định tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trƣởng thông qua cơ cấu lại hoạt động xuất khẩu gắn với nâng cao năng suất chất lƣợng hiệu quả. Đây là vấn đề thực tiễn mà các nghiên cứu về chủ đề này cần phải trả lời. Các vấn đề về lý luận, thực tiễn và chính sách cần phải giải quyết đã đặt ra sự cần thiết của nghiên cứu chủ đề “Nghiên cứu tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Luận án xem xét tác động của xuất khẩu đến tăng trƣởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa. Mục tiêu cụ thể: - Thứ nhất, hình thành khung lý thuyết để phân tích tác động của xuất khẩu đến TTKT. - Thứ hai, đƣa ra đƣợc bức tranh toàn cảnh về tỉnh hình tăng trƣởng GRDP và hoạt động xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa với những gam sáng tối cụ thể. - Thứ ba, phân tích tác động của xuất khẩu tới TTKT tỉnh Khánh Hòa dƣới góc độ chất lƣợng thông qua các góc độ gia tăng sản lƣợng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và giảm nghèo. - Thứ tƣ, đề xuất đƣợc một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy mở rộng hoạt động xuất khẩu qua đó thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của xuất khẩu đến TTKT tỉnh Khánh Hòa. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Xuất khẩu trong nghiên cứu là xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn các đơn vị cấp huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa. Ở đây cũng chỉ xem xét tăng trƣởng quy mô xuất khẩu là chủ yếu. Tăng trƣởng kinh tế trong nghiên cứu không chỉ là sự gia tăng về sản lƣợng mà còn xem xét cơ cấu ngành kinh tế và giảm nghèo, tức luận án xem xét chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế. Ngoài ra luận án cũng
  5. 3 chỉ xem xét tác động 1 chiều từ xuất khẩu tới tăng trƣởng kinh tế. + Không gian: Nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa. + Thời gian: Số liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2019 và 2020, một số các hàm ý chính sách có ý nghĩa đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày cụ thể chƣơng 2 bên dƣới. 5.Ý nghĩa khoa học của luận án 5.1. Những đóng góp về mặt lý luận và phát hiện chính Thứ nhất, đã tổng kết lý luận liên quan tới chủ đề từ đó hình thành khung lý thuyết về tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế làm cơ sở cho việc xem xét vấn đề này trong điều kiện của nền kinh tế một tỉnh. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này ở Việt Nam và trên thế giới có sự khác nhau về bối cảnh và quy mô nền kinh tế. Từ các công trình này luận án đã đã hình thành đƣợc khung phân tích cho nghiên cứu tác động của xuất khẩu đến tăng trƣởng với nền kinh tế địa phƣơng cấp tỉnh. Việc rất ít và chƣa có nghiên cứu về chủ đề này ở cấp tỉnh và cụ thể là ở Khánh Hòa. Đây là một đóng góp của luận án khi đã góp phần lấp “khoảng trống” về lý luận. Thứ hai, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được những điểm sáng tối cơ bản về tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa: Quy mô nền kinh tế tỉnh trong 10 năm qua đƣợc mở rộng không ngừng nhờ tỷ lệ tăng trƣởng khá cao, ổn định với động lực chính là dịch vụ, khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc và các nhân tố chiều rộng (vốn và lao động). Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có; đang chậm dần và thiếu động lực mới, vị thế kinh tế của tỉnh so với các tỉnh trong vùng DHMT có sự suy giảm nhất định. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi khá tích cực trong 10 năm qua đã góp phần thay đổi cách thức tạo ra tăng trƣởng kinh tế. Thứ ba, kết quả nghiên cứu đã có những đánh giá cụ thể tình hình xuất khẩu gắn với đặc điểm của tỉnh Khánh Hòa. Quy mô xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa đƣợc mở rộng liên tục trong 10 năm qua, hiện chiếm tỷ trọng khá lớn so với GRDP, nhƣng mức tăng trƣởng chậm hơn tăng trƣởng kinh tế của tỉnh và kém ổn định, nhƣng vị thế trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam khá khiêm tốn. Thứ tư, kết quả của luận án đã khẳng định rằng xuất khẩu có
  6. 4 ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế: (i) Tác động tích cực từ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu tới tăng trƣởng giá trị sản xuất của nền kinh tế và xuất khẩu tác động lan tỏa sự tích cực tới các ngành kinh tế khác; (ii) Xuất khẩu còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và đƣợc thể hiện ở bằng chứng tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu làm giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp và tăng tỷ lệ lao động trong khu vực phi nông nghiệp; (iii) Xuất khẩu có ảnh hƣởng tốt tới hoạt động giảm nghèo ở đây, đƣợc thể hiện qua tác động của tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu cải thiện tình trạng nghèo của tỉnh. 5.2. Những đóng góp về thực tiễn rút ra từ kết quả nghiên cứu Thứ nhất, mở rộng, hỗ trợ, cải thiện và nâng cao chất lượng của hoạt động xuất khẩu qua đó thúc đẩy tăng trưởng sản lượng: Đẩy mạnh mở cửa, thúc đẩy xuất khẩu nhƣ định hƣớng thúc đẩy xuất khẩu; Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; Tìm mọi biện pháp nâng cao NSLĐ của hoạt động xuất khẩu; Tiếp tục phát huy thế mạnh tài nguyên và lao động để mở rộng xuất khẩu. Thứ hai, tập trung vào cải thiện của họat động xuất khẩu nhất là cơ cấu lại xuất khảu qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Theo đó tập trung vào: Cơ cấu lại xuất khẩu gắn với cơ cấu lại nền kinh tế đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ - du lịch của tỉnh, từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ… Thứ ba, phát huy vai trò của xuất khẩu cải thiện tình trạng nghèo qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Cụ thể: Hỗ trợ phát triển kinh tế khu vực nông thôn; Đẩy mạnh chuyên môn hóa và nâng cao chất lƣợng nông sản xuất khẩu; Nâng cao chất lƣợng cho lao động nông thôn; Nâng cao và cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn vùng sâu vùng xa. 6. Kết cấu của đề tài CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 3. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH KHÁNH HÒA CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH KHÁNH HÒA CHƢƠNG 5. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ XUẤT KHẨU 1.1.1. Những vấn đề chung về tăng trƣởng kinh tế a. Khái niệm về tăng trưởng kinh trưởng kinh tế b. Các nội dung đánh giá tăng trưởng kinh tế 1.1.2. Những vấn đề chung về xuất khẩu 1.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN TỚI TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU TỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 1.2.1 Nhóm lý thuyết về tác động của xuất khẩu tới tăng trƣởng từ phía tổng cầu 1.2.1.1. Lý thuyết kinh tế trọng cầu 1.2.1.2. Lý thuyết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Kaldor 1.2.2. Nhóm lý thuyết về tác động của xuất khẩu tới tăng trƣởng từ phía tổng cung 1.2.2.1. Nhóm lý thuyết kinh tế cổ điển 1.2.2.2. Lý thuyết Tân cổ điển 1.2.2.3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh 1.2.4. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu các lý thuyết liên quan Xuất khẩu ảnh hƣởng đến tăng trƣởng trên cả hai góc độ tổng cung và tổng cầu qua một số kênh sau: Thứ nhất, tăng cơ hội tạo ra việc làm và thu nhập cho các nền kinh tế đang phát triển vốn dƣ thừa lao động. Qua đó huy động thêm tiềm năng lao động vào nền kinh tế thúc đẩy tăng trƣởng. Dƣới góc độ tổng cầu, tăng thu nhập kéo theo tăng tiêu dùng hiện tại và tƣơng lai, thông qua ảnh hƣởng khuyếch đại sản lƣợng. Tiêu dùng tăng sẽ tạo hiệu ứng thu nhập và việc làm nhất là khu vực nông thông góp phần giảm nghèo. Thứ hai, xuất khẩu góp phần tăng tích lũy tƣ bản - vốn sản xuất nhờ nguồn ngoại tệ thu đƣợc từ xuất khẩu (nhất là những nƣớc đang phát triển, hàng nông sản xuất khẩu thƣờng là chủ yếu) để cung cấp ngoại tệ mua sắm máy móc thiết bị hiện đại cho nền kinh tế trong nƣớc. Thứ ba, Xuất khẩu góp phần cải thiện kỹ thuật và công nghệ sản xuất của nền kinh tế. Thứ tƣ, Xuất khẩu là nhân tố ảnh hƣởng tới thay đổi cơ cấu kinh tế thông qua phân bổ lại nguồn lực theo thị trƣờng xuất khẩu. Thứ năm, Xuất khẩu có ảnh hƣởng tới giảm nghèo nhờ vai trò của nó dƣới cả góc độ tổng cung và tổng cầu.
  8. 6 1.3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 1.3.1. Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của xuất khẩu đến tăng trƣởng sản lƣợng Trong kinh tế, có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thƣơng mại quốc tế hay xuất khẩu và tăng trƣởng kinh tế. Có thể kể ra một số hƣớng nghiên cứu để tìm hiểu tác động của xuất khẩu đến tăng trƣởng kinh tế, hoặc xuất khẩu dẫn dắt tăng trƣởng. Những nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hoặc dữ liệu chéo với những kết luận khác nhau. Nhóm thứ hai gồm các nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp hồi quy để kiểm tra mối quan hệ giữa tăng trƣởng xuất khẩu và tăng trƣởng kinh tế, sử dụng phƣơng trình hạch toán tăng trƣởng cổ điển. Nhóm thứ ba đã kiểm định các mối quan hệ nhân quả giữa tăng trƣởng xuất khẩu và tăng trƣởng kinh tế khi sử dụng kiểm định hệ nhân quả Granger. Cuối cùng, các nghiên cứu gần đây đã tiến hành kiểm định về tác động của xuất khẩu vào tăng trƣởng áp dụng các kỹ thuật đồng tích hợp và mô hình sửa lỗi. Có thể kể đến một số nghiên cứu chính của các tác giả nƣớc ngoài và trong nƣớc đi theo các cách tiếp cận này. Nhƣ vậy phần lớn các nghiên cứu đều có phạm vi đối tƣợng là nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ nhiều nền kinh tế và các phƣơng pháp cũng đa dạng cho các đội tƣợng đó. Nói cách khác, nghiên cứu chủ đề này rất đƣợc quan tâm và thực hiện dù nền kinh tế các cấp độ khác nhau, việc áp dụng các phƣơng pháp cũng có thể mở rộng cho các đối tƣợng này. Từ đây cũng cho thấy khoảng trống một nghiên cứu về chủ đề này ở nền kinh tế địa phƣơng cấp tỉnh. Song khoảng trống này cũng sẽ thực hiện nhờ áp dụng các phƣơng pháp phân tích này trên cơ sở các dữ liệu của nền kinh tế này. 1.3.2. Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của xuất khẩu tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nhiều nghiên cứu khác nhau với các cách tiếp cận khác nhau để xem xét vai trò của xuất khẩu với chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua đó ảnh hƣởng tới tăng trƣởng kinh tế. Nhƣng nghiên cứu trực tiếp về tác động của xuất khẩu tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế rất hạn hữu mà chủ yếu qua các hoạt động thƣơng mại quốc tế nhƣ xuất khẩu, đầu tƣ, xuất khẩu lao động và công nghệ, giao lƣu kinh tế giữa các quốc gia ... ảnh hƣởng tới cơ cấu sản xuất của các nền kinh tế xuất khẩu. Chính sự thay
  9. 7 đổi cơ cấu này kéo theo phân bổ nguồn lực tạo ra cơ cấu ngành hiệu quả hơn để thêm động lực cho tăng trƣởng kinh tế. Nhƣ vậy đã nảy sinh ra khoảng trống nghiên cứu cần lƣu tâm. Nếu nghiên cứu này đi vào xem xét tác động xuất khẩu tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ góp phần khỏa lấp khoảng trống này. 1.3.3. Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của xuất khẩu tới giảm nghèo Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau với các cách tiếp cận khác nhau để xem xét vai trò của xuất khẩu tới giảm nghèo qua đó có thể giúp cho phân bổ kết quả tăng trƣởng kinh tế cho xã hội, giảm thiểu những mặt trái của quá trình này. Nhƣng các nghiên cứu thƣờng có phạm vi nền kinh tế quốc gia hay xuyên quốc gia, tuy có nghiên cứu về nền kinh tế quốc gia sử dụng số liệu cấp huyện. Ngoài ra phần lớn xem xét các yếu tố của thƣơng mại tự do mà xuất khẩu chỉ là một mảng nhỏ có ảnh hƣởng thế nào tới giảm nghèo. Nhƣ vậy vẫn thiếu vắng một nghiên cứu ở phạm vi nền kinh tế địa phƣơng cấp tỉnh và tác động trực tiếp giữa xuất khẩu hàng hóa tới giảm nghèo. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Khung phân tích và quy trình nghiên cứu 2.2.1.1. Khung phân tích Trên cơ sở các lý thuyết nêu trên đây, luận án trình bày sơ đồ thể hiện khung phân tích nghiên cứu:
  10. 8 Hình 2.2. Khung phân tích của nghiên cứu (Nguồn: của tác giả)
  11. 9 2.2.1.2. Quy trình nghiên cứu Hình 2.3. Quy trình nghiên cứu (Nguồn: của tác giả) 2.2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích 2.2.3.1. Phương pháp phân tích định tính: bao gồm các phƣơng pháp phân tích, so sánh, thống kê mô tả, phỏng vấn chuyên gia… 2.2.3.2. Phương pháp phân tích định lượng: dựa trên phƣơng trình gốc của Mankiw và mô hình của Bùi Quang Bình (2016), luận án xây dựng các mô hình đề xuất nhƣ sau: ggdpit = a + αsit + βglit+ϭxxit+θgxit +uit (22) Trong đó: ggdp = ∆Y/Y, s = I/Y, gl = = ∆L/L, xx = (∆EX/EX)(EX/Y), gx = ∆EX/EX u là sai số.
  12. 10 LnCCKTit = β0 + β1lnYit + β2sit + β3Xit + εit (28) Pov = f (EX, GDP, C, Urban) (29) 2.2.4. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu 2.2.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Số liệu sử dụng cho phân tích đều lấy từ Niên giám Thống kê của tỉnh từ 2010-2020, riêng các huyện của tỉnh Khánh Hòa số liệu đƣợc sử dụng từ 2010 -2019 (vì số liệu cấp huyện thu thập khó khăn hơn, đƣợc cung cấp bởi Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa và các chi cục thống kê cấp huyện). 2.2.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn chuyên gia nhằm thực hiện phƣơng pháp chuyên gia. Các dữ liệu này chia thành các nhóm nhƣ (i) Ảnh hƣởng của xuất khẩu tới tăng trƣởng sản lƣợng kinh tế; (ii) Ảnh hƣởng của xuất khẩu tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (iii) Ảnh hƣởng của xuất khẩu tới giảm nghèo. Các chuyên gia đƣợc lựa chọn ở đây là 25 các cán bộ quản lý xuất nhập khẩu ở Sở Công thƣơng tỉnh, Phòng kinh tế ngành các huyện thị và thành phố, một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn trên địa bàn tỉnh. Dữ liệu đƣợc thu thập khi sử dụng Bảng câu hỏi ở Phụ lục 1. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ XUẤT KHẨU CỦA TỈNH KHÁNH HÒA 3.1. THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH KHÁNH HÒA 3.1.1. Quy mô và xu thế thay đổi của GRDP tỉnh Khánh Hòa Quy mô nền kinh tế gia tăng trong 10 năm qua nhờ tỷ lệ tăng trƣởng khá cao, ổn định với động lực chính là dịch vụ và khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc và các nhân tố chiều rộng (vốn và lao động). Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có; đang chậm dần và thiếu động lực mới, vị thế kinh tế của tỉnh so với các tỉnh trong vùng DHMT có sự suy giảm nhất định. Quy mô nền kinh tế mở rộng không ngừng, tăng trƣởng khá cao, liên tục và khá ổn định so với mặt bằng chung của các tỉnh DHMT.
  13. 11 Quy mô GTSX của các địa phƣơng cấp huyện đều có xu hƣớng đƣợc mở rộng trong những năm qua. Điều này tạo ra và duy trì tăng trƣởng kinh tế chung của tỉnh những năm qua. Trong đó, quy mô GTSX của Thành phố Nha Trang nền kinh tế lớn nhất, năm 2010 đạt hơn 31,1 ngàn tỷ đồng và năm 2019 đạt hơn 58,9 ngàn tỷ đồng, tăng trƣởng trung bình 7.35%. 3.1.2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Khánh Hòa đã có sự chuyển dịch tích cực nhƣng vẫn còn chậm và chuyển biến kém hơn so với các tỉnh trong vùng DHNTB, chƣa chuyển mạnh theo hƣớng cơ cấu lại sản xuất, cơ cấu lại đầu tƣ; chậm phát triển đầu tƣ theo chiều sâu các ngành có hàm lƣợng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn. Lợi thế cạnh tranh trong từng ngành, từng vùng, thành phần kinh tế chƣa đƣợc phát huy. Đồng thời, ba vùng kinh tế đã hình thành khá rõ nét, cùng với đó là cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu theo vùng lãnh thổ khá nhanh và mạnh mẽ. Tuy nhiên sự phân bổ của cả ba vùng này đều nằm ở phía Đông và bám theo bờ biển sẽ tạo ra vùng phía Tây ngày càng lạc hậu hơn. Cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có sự chuyển dịch khá nhanh với vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc. 3.1.3. Huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực trong tăng trƣởng kinh tế Để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tỉnh Khánh Hòa đã (i) Huy động đƣợc nguồn đầu tƣ khá lớn và tăng liên tục từ nguồn nội bộ nền kinh tế và khu vực tƣ nhân; Tập trung phân bổ VĐT cho phát triển dịch vụ và dành rất ít cho nông lâm thủy sản, đã hạn chế sự phát triển của ngành này; (ii) Đã huy động đáng kể nguồn lực lao động của tỉnh và khu vực, phân bổ lao động tập trung cho các ngành phi nông nghiệp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả sửa dụng lao động khá cao và tăng dần. Tuy nhiên, cơ cấu lao động vẫn kém tính hiện đại và chƣa khai thác hết tiềm năng phát triển của các ngành phi nông nghiệp ; (iii) Tỉnh đã nỗ lực cải thiện trình độ công nghệ sản xuất trong những năm qua, các doanh nghiệp cũng đầu tƣ nhiều hơn cho công nghệ. 3.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH KHÁNH HÒA 3.2.1. Quy mô và xu thế thay đổi tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa Giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa tăng liên tục
  14. 12 trong 10 năm qua, chiếm tỷ trọng khá lớn so với GRDP, nhƣng tăng chậm hơn tăng trƣởng kinh tế và chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với gí trị xuất khẩu của Việt Nam. Cơ cấu xuất khẩu của tỉnh đã có thay đổi tích cực nhƣng vẫn khá hạn chế (i) Chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng hóa và khai thác lợi thế tự nhiên nhƣng dƣ địa khai thác đã còn không nhiều, tiềm năng xuất khẩu dịch vụ còn rất lớn; (ii) Vẫn chủ yếu xuất khẩu thô giá trị thấp (nông sản và khoảng sản chƣa qua chế biến); (iii) Tập trung vào thị trƣờng truyền thống và tính đa dạng kém. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH KHÁNH HÒA 4.1. Một số bằng chứng tác động của xuất khẩu tới tăng trƣởng sản lƣợng qua thống kê mô tả Giá trị xuất khẩu luôn là một thành phần đóng góp vào sản lƣợng của nền kinh tế. Số liệu thống kê về xu hƣớng tăng trƣởng xuất khẩu và tăng trƣởng kinh tế của tỉnh và các đơn vị cấp huyện cùng chiều trong giai đoạn 2010-2019. Đây là bằng chứng thống kê mô tả, tuy cảm tính nhƣng cũng cho thấy đóng góp của xuất khẩu vào tăng trƣởng sản lƣợng của nền kinh tế. Trên hình 4.1 A thể hiện mối quan hệ giữa tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghiệp nặng (đại diện cho thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hƣớng hiện đại) với mức tăng GTSX các đơn vị cấp huyện (tăng trƣởng kinh tế). Đƣờng xu thế dốc lên hàm ý rằng tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghiệp nặng trong cơ cấu hàng xuất khẩu tăng sẽ cải thiện tăng trƣởng kinh tế. Lƣu ý rằng trong hàng xuất khẩu công nghiệp còn bộ phận hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (Bảng 3.9). Ngƣợc lại Hình 4.2 B thể hiện mối quan hệ giữa tỷ trọng hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản (đại diện cho thay đổi cơ cấu xuất khẩu) với mức tăng GTSX các đơn vị cấp huyện (tăng trƣởng kinh tế). Đƣờng xu thế dốc xuống. Kết hợp 2 xu hướng ở hai hình này hàm ý rằng cơ cấu xuất khẩu được cải thiện và hiện đại hơn (tỷ trọng hàng công nghiệp nặng tăng và tỷ trọng hàng NLTS giảm trong tổng xuất khẩu) sẽ thúc đẩy
  15. 13 tăng trưởng sản lượng. Hình 4.1. Mối quan hệ giữa cơ cấu hàng XK và tăng trƣởng kinh tế tỉnh 4.1.2. Mô hình và phƣơng pháp ƣớc lƣợng tác động Mô hình ƣớc lƣợng Phần này sẽ sử dụng mô hình kinh tế lƣợng (22) đƣợc trình bày kỹ ở mục 2.2.3.2 đề tiến hành ƣớc lƣợng. Mô hình (22) dùng chung cho ƣớc lƣợng OLS, hồi quy dữ liệu bảng. ggdpit = a + αsit + βglit+ϭxxit+θgxit +uit (22) Trong đó: ggdp = ∆Y/Y, s = I/Y, gl = = ∆L/L, xx = (∆EX/EX)(EX/Y), gx = ∆EX/EX u là sai số. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng Với số liệu vừa theo không gian – các huyện và thành phố của tỉnh Khánh Hòa và theo thời gian từ 2010 -2019, số liệu bảng sẽ đƣợc thiết lập. Với số liệu này có thể áp dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng OLS thô (Pooled OLS). Với phƣơng pháp này, sẽ bỏ qua yếu tố thời gian mà chỉ là các quan sát dữ liệu thuần túy hay sử dụng số liệu chéo. Ƣớc lƣợng thô là ƣớc lƣợng OLS trên tập dữ liệu thu đƣợc của các đối tƣợng theo không gian, do vậy, khi đó xem tất cả các hệ số đều không thay đổi giữa các đối tƣợng khác nhau và không thay đổi theo thời gian. Đây cũng là hạn chế của phƣơng pháp này. Chúng
  16. 14 tôi tiếp tục sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng hồi quy dữ liệu bảng với tác động ngẫu nhiên (REM) và tác động cố định (FEM) với các kiểm định cần thiết sau đó dùng kiểm định Hausman để lựa chọn (REM), tiếp tục xử lý vấn đề nội sinh vối biến gex. Ngoài ra ở đây sẽ sử dụng phƣơng pháp 3SLS – GMM bằng cách đƣa thêm 1 phƣơng trình gex = β0 + β1 lncit + β3 csoy + uit (19) cùng với (18) tạo thành hệ phƣơng trình gồm (18) và (19) nghĩa là biến gex là biến nội sinh. Ở đây biến nội sinh gex đƣợc giải quyết thông qua các biến ngoại sinh ở trong phƣơng trình (19). Trong trƣờng hợp này theo Zellner, A & Theil.H (1962) có thể áp dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng 3SLS. 4.1.4 Kết quả ƣớc lƣợng Với kết quả cho thấy biến gex có giá trị dƣơng với ý nghĩa thống kê ở cả 3 phƣơng pháp. Điều này hàm ý rằng tăng trƣởng xuất khẩu có tác động thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và khẳng định những nhận định có tính chất định tính trên đây khi phân tích xu thế thay đổi xuất khẩu và GRDP của tỉnh. Giá trị của biến gl cũng có giá trị dƣơng ở cả 3 phƣơng pháp. Kết quả này cho biết tăng trƣởng lao động có tác động tích cực tới tăng trƣởng kinh tế, điều này cũng phù hợp với điều kiện và lợi thế về lao động của tỉnh. Đây cũng là nhân tố tác động mạnh nhất. Biến s - tỷ lệ đầu tƣ so với sản lƣợng cũng có dấu dƣơng và ý nghĩa thống kê ở cả 3 phƣơng pháp. Kết quả này hàm ý rằng tỷ lệ tiết kiện tác động thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, điều này cũng phù hợp với giai đoạn phát triển hiện tại của các nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam. Hệ số hồi quy của biến xx là 0.11 hàm ý tăng trƣởng xuất khẩu có tác động lan tỏa tới các lĩnh vực của nền kinh tế. Đây cũng là điểm đáng lƣu ý không chỉ để đánh giá vai trò của xuất khẩu với nền kinh tế mà quan trọng trong hoạch định chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế này trong những năm tới.
  17. 15 Bảng 4.1 Kết quả ƣớc lƣợng Phƣơng pháp ƣớc lƣợng Random effects OLS (REM) 3SLS Biến phụ thuộc - ggdp gex 0.266*** 0.266*** 0.588*** (0.056) (0.0496) (0.125) gl 1.423** 1.422** 1.164** (0.430) (0.547) (0.469) s 0.139** 0.138** 0.118** (0.040) (0.053) (0.044) xx 0.011*** 0.0112*** 0.016*** (0.002) (0.002) (0.003) Hằng số -5.937*** -7.84*** -7.721*** (1.502) (1.88) (1.621) R - sq 0.9669 0.9606 0.9460 Breusch-Pagan / chi2(1) = 0.28 Cook-Weisberg Prob > chi2 = test for 0.5956 heteroskedasticit y vif 8.69 F 0.000 0.000 0.000 Wooldridge test Prob > F = for 0.2035 autocorrelation in panel data Prob>chi2 = Hausman test 0.2495 4.1.5. Kết quả đánh giá của chuyên gia Đánh giá của các chuyên gia dƣờng nhƣ đã có sự ủng hộ kết quả phân tích định lƣợng rằng xuất khẩu dẫn dắt tăng trƣởng. Xuất khẩu dƣờng nhƣ theo ý kiến các chuyên gia đã đóng góp vào Tăng trƣởng về lƣợng nhƣ tăng trƣởng giá trị gia tăng và sản lƣợng của tỉnh, đóng góp thuế cho ngân sách; Ngoài ra xuất khẩu còn phát huy vai trò nguồn lực và tiềm năng lao động và tài nguyên của tỉnh. Qua ý kiến các chuyên gia tác động của xuất khẩu tới tăng trƣởng đƣợc diễn giải rõ ràng hơn. 4.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở TỈNH KHÁNH HÒA 4.2.1. Một số bằng chứng tác động của xuất khẩu tới cơ cấu kinh tế qua thống kê mô tả Về lý thuyết, theo quy luật tiêu cùng của Engel cơ cấu tiên
  18. 16 dùng thay đổi kéo theo cơ cấu sản xuất thay đổi. Theo đó, cơ cấu hàng hóa dịch vụ xuất khẩu sẽ thay đổi theo thị hiếu tiêu dùng của thị trƣờng nhập khẩu. Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt trên thị trƣờng toàn cầu, cơ cấu hàng xuất khẩu của các nƣớc cũng luôn có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm tăng sức cạnh tranh. Điều này sẽ tác động khiến cơ cấu các ngành sản xuất thay đổi. 4.2.2. Mô hình và phƣơng pháp ƣớc lƣợng tác động Phần này sẽ sử dụng các phƣơng pháp Bùi Quang Bình (2016) và Nguyễn Hồng Quang (2019) và phƣơng trình (28) đƣợc trình bày kỹ ở mục 2.2.3.2 để phát triển chuyển thành phƣơng trình (28.1) bên dƣới. Ở đây, X trong phƣơng trình (28) sẽ bao gồm hai biến xuất khẩu -gex và mức đô thị hóa -urban. rateldnnit = β0 + β1lnYit + β2 lnkit + β3gexit + β3urbanit + εit (28.1) lny = β0 + β1glit + β2lncit + ϭit (28.2) 4.2.3 Số liệu và định nghĩa các biến 4.2.4 Kết quả ƣớc lƣợng Kết quả cho thấy biến gex có giá trị là âm ở tất cả các phƣơng pháp ƣớc lƣợng, điều này hàm ý rằng khi các biến khác không đổi xuất khẩu tăng trƣởng thì tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm hay tỷ lệ lao động trong khu vực phi nông nghiệp nhƣ công nghiệp và dịch dụ sẽ tăng. Kết quả này cũng nhƣ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Quang (2019) với trƣờng hợp tỉnh Quảng Nam. Giá trị của biến lny cũng có giá trị âm ở tất cả các phƣơng pháp. Kết quả này cho biết khi quy mô kinh tế lớn hơn có tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều này cũng phù hợp với các lý thuyết kinh tế học và thực tiễn.
  19. 17 Bảng 4.2 kết quả ƣớc lƣợng Phƣơng pháp ƣớc lƣợng REM - OLS REM 3SLS IV(2SLS) Biến phụ thuộc - rateldnn gex -3.77*** -3.766*** -3.803*** -3.72*** (0.26) (0.190) (0.543) (0.25) lny -4.92*** -4.920** -4.896*** -4.36** (1.23) (1.517) (1.265) (1.53) lnk 0.37** 0.373* 0.366** 0.36** (0.11) (0.156) (0.140) (0.11) urban -0.298** -0.298* -0.302** -0.29*** (0.09) (0.104) (0.100) (0.08) Hằng số 87.04*** 87.036*** 87.508*** 84.89*** (5.75) (3.798) (8.433) (5.95) R – sq 0.8863 0.8729 0.8745 0.8950 Breusch-Pagan / 0.3007 Cook-Weisberg test for heteroskedasticity vif 1.62 5.07 Durbin-Watson 1.189387 1.4465867 N 0.000 0.000 0.000 0.000 Prob>F 50 50 50 50 Wooldridge test for 0.1876 autocorrelation in panel data Hausman test 0.3273 Giá trị hồi quy của biến urban có giá trị âm ở tất cả các phƣơng pháp. Điều này hàm ý rằng mức độ đô thị hóa của các địa phƣơng của tỉnh càng cao thì càng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Riêng biến vốn đầu tƣ – lnk có giá trị dƣơng ở tất cả các phƣơng pháp. Điều này hàm ý rằng đầu tƣ vào nền kinh tế các địa phƣơng càng tăng thì hạn chế giảm tỷ lệ lao động giảm trong nông nghiệp. Nghĩa là đầu tƣ vào nên kinh tế tăng có thể đã tăng việc sử dụng máy móc trong các ngành phi nông nghiệp mạnh sẽ giảm nhu cầu sử dụng lao động. 4.2.5. Kết quả đánh giá của chuyên gia Đánh giá của các chuyên gia dƣờng nhƣ đã có sự ủng hộ kết quả phân tích định lƣợng trên rằng xuất khẩu có vai trò khá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa. Kết quả từ các chuyên gia cũng hàm ý rằng gia tăng hoạt động xuất khẩu theo nhu cầu thị trƣờng sẽ kéo theo thay đổi cấu trúc kinh tế.
  20. 18 4.3. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN GIẢM NGHÈO Ở TỈNH KHÁNH HÒA 4.3.1. Một số bằng chứng tác động của xuất khẩu tới giảm nghèo qua thống kê mô tả Những phân tích ở phần 4.1.1. và 4.1.2. đã cho bằng chứng thống kê mô tả về tác động của xuất khẩu tới việc làm, năng suất lao động, tăng trƣởng sản lƣợng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tác động của xuất khẩu tới gia tăng việc làm những năm qua ở các địa phƣơng cấp huyện theo bằng chứng từ 4.1.1. trong đó hệ số co dãn của các địa phƣơng miền núi cao hơn so với thành phố hay đồng bằng. Phần 2.1.2 đã chỉ ra rằng nơi có tỷ lệ nghèo cao hay tập trung ngƣời nghèo là các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và Khánh Sơn. Nhƣ vậy, việc làm đƣợc tạo ra nhiều hơn ở các huyện này sẽ tạo cơ hội cho ngƣời nghèo thoát nghèo. Cũng ở mục 4.1.1 này, hệ số co dãn của xuất khẩu với năng suất lao động của địa phƣơng cấp huyện (Khánh Vĩnh, Diên Khánh và Khánh Sơn) cao hơn các khu vực còn lại. Khi NSLĐ của các địa phƣơng này cao hơn hàm ý thu nhập của ngƣời lao động trong đó có ngƣời nghèo ở đây cũng cao hơn. Đây là cơ sở để giảm nghèo. 4.3.2. Mô hình và phƣơng pháp ƣớc lƣợng tác động Povertyit = β0 + β1gexit + β2lnyit + β3lncit + β4urbanit + εit (30) Mô hình (30) dùng cho ƣớc lƣợng OLS thô (Pooled OLS). lny = β0 + β1lnkit + β2glit + ϭit (4) gex = β0 + β1lncit + β2lnpopuit + ϭit (5) Phƣơng trình (4) đƣợc xác định vì theo lý thuyết tăng trƣởng tân cổ điển sản lƣợng phụ thuộc vào lao động và vốn. Phƣơng trình (5) đƣợc xác định do xuất khẩu phụ thuộc vào tiêu dùng trong nƣớc và quy mô dân số. 4.3.3. Số liệu và định nghĩa các biến 4.3.4 Kết quả ƣớc lƣợng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2