BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ TÀI CHÍNH<br />
<br />
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH<br />
<br />
VŨ VIỆT NINH<br />
<br />
TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ<br />
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NÔNG NGHIỆP<br />
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG<br />
<br />
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng<br />
Mã số: 9.34.02.01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
HÀ NỘI – 2018<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Tài chính<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Tiến Thuận<br />
2. PGS. TS Nhữ Trọng Bách<br />
<br />
Phản biện 1: .................................................<br />
...............................................<br />
Phản biện 2: .................................................<br />
...............................................<br />
Phản biện 3: .................................................<br />
...............................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br />
họp tại Học viện Tài chính<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br />
Và Học viện Tài chính<br />
<br />
năm 2018<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Việt Nam là một nước “đi lên” từ nông nghiệp. Sau hơn 30 năm đổi mới,<br />
kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Trong nghiên cứu “mô<br />
hình kinh tế liên ngành và cơ cấu kinh tế của Việt Nam” (Bùi Trinh và cộng<br />
sự…) đã chỉ ra nông nghiệp là ngành cần được ưu tiên phát triển để từ đó thúc<br />
đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam hội nhập sâu, rộng là<br />
điều kiện thuận lợi để thu hút FDI vào các ngành, trong đó có nông nghiệp. Tuy<br />
nhiên, lượng vốn FDI vào ngành này còn rất hạn chế.<br />
Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế có thế mạnh sản xuất<br />
nông nghiệp của Việt Nam. Với truyền thống sản xuất nông nghiệp và có nhiều<br />
điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội, đồng bằng sông Hồng hoàn toàn<br />
có thể phát triển hơn nữa thành vùng sản xuất nông nghiệp lớn của quốc gia,<br />
góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế của vùng và của cả nước. Tuy nhiên,<br />
FDI đầu tư vào nông nghiệp vùng rất khiêm tốn so với tiềm năng của ngành<br />
cũng như so với các ngành khác vùng.<br />
Xuất phát từ thực tế trên, NCS thấy rằng nông nghiệp là ngành cần được<br />
ưu tiên phát triển, chủ trương của Đảng và Chính phủ cũng đã khẳng định<br />
nhưng do FDI vào nông nghiệp rất “khiêm tốn” nên việc tăng cường thu hút<br />
vốn FDI vào nông nghiệp là cần thiết. Hơn nữa, thu hút FDI vào nông nghiệp<br />
cần được thực hiện theo vùng kinh tế, bởi nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào<br />
điều kiện tự nhiên nên việc nghiên cứu theo vùng có nhiều nét tương đồng về<br />
các điều kiện này có ý nghĩa hơn so với thu hút vào cả nước.<br />
Với vai trò là vùng đồng bằng lớn thứ hai cả nước, việc nghiên cứu để tìm<br />
ra các yếu tố ảnh hưởng nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào nông nghiệp của<br />
vùng ĐBSH là cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Tăng<br />
cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng<br />
bằng sông Hồng” làm đề tài luận án tiến sĩ.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Mục đích cơ bản của luận án là: Xây dựng lý luận chung về ngành nông<br />
nghiệp, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp của vùng lãnh thổ<br />
(khái niệm, nội dung, các nhân tố tác động và chỉ tiêu đánh giá tình hình thu hút<br />
và đóng góp của FDI vào ngành nông nghiệp của vùng…); phân tích thực trạng<br />
thu hút FDI vào nông nghiệp của vùng ĐBSH; đánh giá những thành công, hạn<br />
chế và nguyên nhân của thành công và hạn chế trong thực trạng thu hút FDI vào<br />
ngành nông nghiệp của vùng ĐBSH; đánh giá đóng góp của FDI vào ngành nông<br />
nghiệp của vùng ĐBSH; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào<br />
nông nghiệp của vùng ĐBSH thông qua mô hình phân tích nhân tố khám phá<br />
<br />
2<br />
<br />
(EFA); nghiên cứu hệ thống, đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn<br />
FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận và thực tiễn thu hút vốn FDI<br />
vào nông nghiệp vùng ĐBSH.<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
+ Nội dung: Tình hình thu hút FDI, những đóng góp của FDI và những<br />
yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào nông nghiệp;<br />
+ Không gian: Vùng đồng bằng sông Hồng;<br />
+ Thời gian: Giai đoạn 2003-2017. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu được<br />
NCS sử dụng từ cuộc điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê nên số liệu<br />
chính thức công bố mới nhất đến năm 2016 và dữ liệu từ một số tổ chức như<br />
OECD, FAO…thường được các tổ chức này đánh giá theo từng giai đoạn nên<br />
cũng không cập nhật đến năm 2017.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận (tiếp cận theo lợi thế so sánh, tiếp<br />
cận theo ngành, tiếp cận theo vùng); phương pháp thu thập thông tin (thu thập<br />
thông tin thứ cấp, thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp khảo sát<br />
bằng bảng hỏi); phương pháp phân tích số liệu (phương pháp định lượng: Dùng<br />
mô hình hồi quy, mô hình EFA; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp<br />
thống kê phân tổ; phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp)…<br />
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa lý luận về thu hút vốn FDI nông<br />
nghiệp: Khái niệm, đặc điểm ngành; khái niệm, nội dung và các nhân tố ảnh<br />
hưởng đến thu hút vốn FDI nông nghiệp, xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh<br />
kết quả thu hút vốn FDI nông nghiệp cũng như chỉ tiêu cơ bản đánh giá đóng<br />
góp của FDI nông nghiệp.<br />
Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào<br />
nông nghiệp vùng ĐBSH, giai đoạn 2003-2017, luận án đã chỉ ra được những<br />
kết quả đạt được trong thu hút vốn FDI nông nghiệp của vùng ĐBSH, cũng như<br />
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở đó, tác giả sử<br />
dụng mô hình EFA để phân tích các yếu tố ảnh hưởngng đến hoạt động thu hút<br />
vốn FDI nông nghiệp của vùng trong thời gian qua. Kết quả phân tích của luận<br />
án sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý đặc biệt là các địa phương<br />
trong vùng có cái nhìn tổng thể, đầy đủ về thực trạng hiệu quả thu hút vốn FDI<br />
nông nghiệp của địa phương và toàn vùng ĐBSH.<br />
Trên cơ sở đánh giá về thực trạng thu hút vốn FDI nông nghiệp của vùng<br />
ĐBSH, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm thu hút vốn FDI tại<br />
<br />
3<br />
<br />
một số vùng kinh tế và quốc gia trên thế giới và vùng kinh tế của Việt Nam; bố<br />
cảnh quốc tế và trong nước; quan điểm, mục tiêu và định hướng thu hút vốn<br />
FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH, luận án đề xuất giải pháp nhằm tăng cường<br />
thu hút vốn FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH trong thời gian tới.<br />
Kết cấu của Luận án: Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận án gồm:<br />
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án<br />
Chương 2: Lý luận chung và kinh nghiệm thực tiễn về thu hút vốn đầu tư trực<br />
tiếp nước ngoài vào nông nghiệp của vùng kinh tế<br />
Chương 3:Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông<br />
nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng<br />
Chương 4: Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br />
1.1.Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án<br />
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không chỉ là một nguồn lực có vai trò<br />
quan trọng cho phát triển kinh tế mà còn là nhân tố có tác động lan tỏa đến rất<br />
nhiều khu vực khác nhau. Vì vậy, Việt Nam cũng như trên thế giới, các nghiên<br />
cứu liên quan đến FDI không chỉ có số lượng rất lớn mà mức độ nghiên cứu<br />
cũng rất “sâu”. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về thu hút vốn FDI vào<br />
ngành nông nghiệp còn rất ít ở cả trong và ngoài nước. Trong luận án, NCS đã<br />
phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế về thu hút FDI<br />
vào nông nghiệp gồm 11 nghiên cứu nước ngoài (chủ yếu là các nghiên cứu của<br />
UNCTAD, FAO và các nghiên cứu đăng trên các tạp chí uy tín nhưng phần lớn<br />
cũng sử dụng số liệu từ UNCTAD) và 18 nghiên cứu trong nước (07 LATS, 1<br />
sách chuyên khảo, 02 đề tài cấp bộ và 08 bài báo đăng trên các tạp chí uy tín).<br />
1.2. Những vấn đề còn trống cần tiếp tục nghiên cứu<br />
“Khoảng trống” mà luận án có thể tiếp tục nghiên cứu thể hiện trên cả góc<br />
độ lý luận và kinh nghiệp thực tiễn; góc độ thực tế và phương pháp luận. Luận<br />
án nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cũng như thực trạng<br />
thu hút FDI vào nông nghiệp của vùng kinh tế, tìm ra những nhân tố chủ yếu<br />
ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào nông nghiệp của vùng ĐBSH và trên cơ sở<br />
đó đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH.<br />
NCS tiến hành thu thập số liệu từ doanh nghiệp thông qua khảo sát bằng bảng hỏi<br />
và dùng mô hình EFA để phân tích nhân tố ảnh hưởng.<br />
<br />