BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM<br />
--------------<br />
<br />
ĐẶNG VĂN CƯỜNG<br />
<br />
THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ<br />
TẠI CÁC QUỐC GIA CHUYỂN ĐỔI<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng<br />
Mã số: 60.34.02.01<br />
<br />
TP. Hồ Chí Minh – năm 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại : trường Đại học Kinh tế TP.HCM<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS. TS Vũ Thị Minh Hằng<br />
2. TS Nguyễn Thị Huyền<br />
Phản biện 1: ............................................................................................................................<br />
Phản biện 2: ............................................................................................................................<br />
Phản biện 3: ............................................................................................................................<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:<br />
.....................................................................................................................................................<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
<br />
năm<br />
<br />
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu<br />
1.1.<br />
<br />
Tính cấp thiết của luận án<br />
<br />
Do ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, từ lâu tham nhũng đã trở thành chủ đề trọng tâm trong<br />
các lĩnh vực khoa học chính trị và kinh tế học. Vấn đề chống tham nhũng hiện đang là<br />
một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải cách thể chế cho<br />
tiến trình phát triển tại các quốc gia chuyển đổi. Theo tài liệu “Các hình thái tham nhũng”<br />
của Ngân hàng thế giới (2008), những nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm trong vòng một<br />
thập kỷ qua đã chỉ ra một cách thuyết phục rằng sự yếu kém trong điều hành nhà nước<br />
(thể chế) thường dẫn đến các hình thức tham nhũng và nó được xem là gây cản trở đối<br />
với đầu tư, làm chậm tăng trưởng kinh tế và kìm hãm các nỗ lực xóa đói giảm nghèo.<br />
Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng các công cụ chẩn đoán để đánh<br />
giá về các ưu tiên cải cách trong các lĩnh vực hay xảy ra tham nhũng với phạm vi rộng<br />
hơn và đánh giá về tác động tiềm tàng của các biện pháp cải cách này theo thời gian.<br />
Nhưng việc tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân gây ra tham nhũng vẫn đối mặt với<br />
nhiều khó khăn và việc xác định yếu tố nào là quan trọng dẫn đến tình trạng tham nhũng<br />
ngày càng trầm trọng, dai dẵn thì vẫn chưa được giải quyết.<br />
Đến thời điểm hiện nay, các quốc gia chuyển đổi vẫn đang trong giai đoạn thực hiện cải<br />
cách thể chế để hướng đến mục tiêu tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng<br />
và ổn định chính sách nhằm thu hút dòng vốn đầu tư thúc đẩy tiến trình phát triển đất<br />
nước. Chính sách cải cách này đã mang lại những thành công bước đầu khi các nền kinh<br />
tế này đã đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc<br />
tế, đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội… Nhưng, song hành<br />
với những thành tựu đó, các quốc gia này vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề xã hội<br />
nghiêm trọng. Trong đó, sự lây lan của nạn tham nhũng tràn ngập vào mọi khía cạnh của<br />
đời sống kinh tế xã hội được xem là vấn đề đáng lo ngại nhất. Theo báo cáo của<br />
WorldBank (2007b), thực tế chỉ có 8 trong tổng số 34 quốc gia chuyển đổi có chỉ số kiểm<br />
soát tham nhũng vượt mức trung trình của toàn thế giới trong giai đoạn 1996 – 2006<br />
(kiểm soát tốt tham nhũng). Những nghiên cứu học thuật trước đây đã chỉ ra rằng nguyên<br />
nhân chủ yếu của tình trạng này được cho là do các quốc gia chuyển đổi có chất lượng<br />
khung thể chế kém, thiếu cả mức độ dân chủ và tự do kinh tế, và thu nhập của giới công<br />
chức còn thấp so với đại diện khu vực tư (Acemoglu & Verdier, 2000; Treisman, 2000).<br />
Vì vậy, tác giả cho rằng việc thực hiện một nghiên cứu để tìm kiếm bằng chứng về các<br />
nguyên nhân của tình trạng tham nhũng và đánh giá tác động của tham nhũng đến tăng<br />
trưởng kinh tế trong bối cảnh của các quốc gia chuyển đổi là thật sự cần thiết.<br />
1.2.<br />
<br />
Tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án<br />
<br />
Gần đây, các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tham nhũng là rất đa dạng và phong<br />
phú. Các nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tham nhũng<br />
và từ đó tìm ra các giải pháp giảm mức độ tham nhũng. Các nhà kinh tế và người hoạch<br />
định chính sách đã từng nhấn mạnh vai trò của các yếu tố thể chế như là mức độ tự do<br />
kinh tế và tự do dân chủ trong việc chống tham nhũng (Krueger, 1974; Treisman, 2007).<br />
1<br />
<br />
Mặc dù có nhiều sự đồng thuận trong các tài liệu thực nghiệm nhưng vẫn tồn tại một vài<br />
vấn đề chưa được giải quyết. Chẳng hạn, nghiên cứu của Rock (2009) và Treisman<br />
(2000) cho thấy mức độ tự do kinh tế lớn hơn làm giảm mức độ tham nhũng, trong khi<br />
đó vai trò của mức độ dân chủ thì lại không rõ ràng.<br />
Ở khía cạnh khác, các nghiên cứu đánh giá hậu quả của tham nhũng tại các quốc gia, đặc<br />
biệt tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế, cũng thu hút sự quan tâm lớn<br />
trong giới học thuật và những chuyên gia nghiên cứu chính sách. Mặc dù chủ đề này đã<br />
được thực hiện rất nhiều, nhưng kết quả của các nghiên cứu này vẫn còn gây nhiều tranh<br />
cải cả về phương diện đạo đức cũng như ảnh hưởng kinh tế. Nghiên cứu của Mauro<br />
(1995) cho thấy sự tác động tiêu cực của tham nhũng đến đầu tư và qua đó cũng ảnh<br />
hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Kết quả này cũng đã nhận được nhiều sự đồng thuận từ<br />
các nghiên cứu về sau như Brunetti & Weder (1998) và Mo (2001). Theo Choe & ctg<br />
(2013), khi khu vực tư và khu vực công tương tác nhau, giới công chức luôn sẵn sàng<br />
lạm dụng chức vụ, quyền lực chính trị của mình cho mục đích tham nhũng và hành động<br />
này được cho là gây trở ngại cho tăng trưởng kinh tế.<br />
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác cho rằng tham nhũng chưa hẵn hoàn toàn tiêu cực<br />
mà đôi khi lại có lợi cho tăng trưởng. Bardhan (1997) đã minh họa các trường hợp mà<br />
tham nhũng có thể đã thúc đẩy phát triển kinh tế trong một giai đoạn lịch sử của châu Âu<br />
và Mỹ. Bên cạnh đó, Beck & Maher (1986) và Lien (1986) lập luận rằng tham nhũng<br />
giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ. Nghiên cứu của Leff (1964),<br />
Huntington (2006) và Leys (1965) cũng cho thấy tham nhũng có tác động tích cực đến<br />
tăng trưởng kinh tế nhờ việc giảm thiểu các trở ngại từ thủ tục hành chính, sự thiếu minh<br />
bạch của hệ thống pháp lý. Từ đó, các tác giả đã ví tham nhũng như chất bôi trơn giúp<br />
kích hoạt sự vận hành của một thể chế quan liêu và giảm thiểu các rào cản gây trở ngại<br />
cho đầu tư và tăng trưởng.<br />
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, mức độ tham nhũng tại các quốc gia chuyển đổi<br />
diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, tăng về quy mô và đa dạng về hình thức (Campos &<br />
Pradhan, 2007). Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do điều kiện mức độ dân<br />
chủ thấp và tự do kinh tế còn hạn chế, chất lượng thể chế yếu kém. Bên cạnh đó, việc áp<br />
đặt các quyền lực chính trị và sự chi phối của giới công chức đến các hoạt động kinh tế<br />
xã hội vẫn còn quá lớn thì người dân buộc phải dùng tiền làm chất bôi trơn là điều khó<br />
tránh khỏi. Khi đó, chất bôi trơn này được cho rằng có tác động tích cực đến hiệu quả<br />
kinh tế bởi vì nó giúp kích hoạt sự vận hành của bộ máy chính quyền quan liêu và thúc<br />
đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua cơ chế “speed money” (Aidt, 2009).<br />
Xuất phát từ lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tham nhũng và tăng trưởng<br />
kinh tế tại các nền kinh tế chuyển đổi” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.<br />
<br />
2<br />
<br />
Vấn đề nghiên cứu của luận án được thể hiện thông qua sơ đồ sau:<br />
Hình 1.1: Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế<br />
<br />
Thể chế<br />
Tăng<br />
Các yếu<br />
tố kinh<br />
tế, văn<br />
hóa, xã<br />
hội<br />
<br />
Tham<br />
nhũng<br />
<br />
trưởng<br />
kinh<br />
tế<br />
<br />
Nguồn: tổng hợp của tác giả<br />
1.3.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Mục tiêu thứ nhất của nghiên cứu này là đánh giá các yếu tố tác động đến tham nhũng tại<br />
các quốc gia chuyển đổi. Trong đó, nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích định lượng sự tác<br />
động của việc cải thiện chất lượng thể chế đến tham nhũng ở nhiều mức độ khác nhau và<br />
khảo sát khả năng tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập và tham nhũng tại các<br />
quốc gia này; Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu này là sử dụng mô hình nghiên cứu định<br />
lượng nhằm khảo sát khả năng tham nhũng đóng vai trò là chất bôi trơn để kích hoạt sự<br />
vận hành của các bộ máy nhà nước, giúp khu vực tư tránh được các rào cản về mặt thủ<br />
tục hành chính, sự phức tạp của các quy định và qua đó nó sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình<br />
hoạt động kinh doanh và làm gia tăng sản lượng cho nền kinh tế trong điều kiện chất<br />
lượng thể chế yếu kém tại các quốc gia chuyển đổi. Một cách cụ thể, nghiên cứu này tiến<br />
hành lượng hóa tác động của sự kết hợp giữa tham nhũng và thể chế lên tăng trưởng<br />
nhằm đánh giá các khoản đút lót cho giới công chức sẽ giúp đại diện khu vực tư có thể<br />
tránh được các rào cản thủ tục hành chính hoặc thúc đẩy tiến trình vận hành của bộ máy<br />
quan liêu và qua đó có thể tiết kiệm được thời gian cũng như dễ dàng thực hiện các hoạt<br />
động kinh doanh tại các quốc gia chuyển đổi.<br />
Để đạt được hai mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung của luận án phải trả lời được 5 câu<br />
hỏi nghiên cứu sau:<br />
(1) Các yếu tố nào tác động đến tham nhũng tại các quốc gia chuyển đổi?<br />
(2) Chất lượng thể chế (thể chế chính trị và thể chế kinh tế) tác động như thế nào đến<br />
việc kiểm soát hành vi tham nhũng?<br />
3<br />
<br />