intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Chia sẻ: Khetien Khetien | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

73
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hướng đến mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ sở lý thuyết và phân tích thực trạng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

  1. 3 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu tóm tắt về nghiên cứu Bằng các phương pháp phân tích  định tính và định lượng, kết quả  nghiên cứu của luận án đã hình thành bộ tiêu thức và tiêu chí nhận diện,   đánh giá văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam   gồm 2 tiêu thức “Quan hệ nội bộ doanh nghiệp” và “Quan hệ  của doanh   nghiệp với các lực lượng bên ngoài”, 8 tiêu chí nhận diện và 23 tiêu chí   đánh giá. Căn cứ  vào các tiêu thức và tiêu chí nhận diện, đánh giá xây dựng   được, nghiên cứu đã phân tích thực trạng văn hoá kinh doanh của doanh   nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế  và đưa  một số  giải pháp, kiến nghị  đối với các doanh nghiệp thương mại Việt   Nam và đối với Nhà nước để  xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh  nghiệp thương mại Việt Nam, nhằm tạo ra những nét đặc trưng, bản sắc   độc đáo, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ  hội   nhập quốc tế. 2. Lý do chọn đề tài Văn hoá kinh doanh hiện nay đang ngày càng tác động mạnh mẽ  hơn  tới sự  phát triển của mỗi doanh nghiệp. Khả  năng thích nghi và mức độ  phát triển văn hoá kinh doanh đang dần được xem như  một yếu tố  quan  trọng tạo nên nội lực của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong hoạt động kinh   doanh thương mại, mỗi thị  trường thuộc một quốc gia, một vùng miền,   một địa điểm khác nhau lại có những đặc trưng văn hoá khác nhau,  ảnh   hưởng không nhỏ đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, do đó, các doanh   nghiệp không những phải tạo nên bản sắc văn hoá riêng cho mình để tăng  sự khác biệt, tạo lợi thế cạnh tranh mà còn phải thích nghi được với văn  hoá của thị trường mình đang chinh phục. Dưới góc độ  tiếp cận này, hội  nhập quốc tế đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung  và các doanh nghiệp thương mại nói riêng đứng trước ba lựa chọn cho  nền văn hoá kinh doanh của mình: Xung đột, Cộng hưởng hay Hoà nhập.   Đặc biệt, muốn tồn tại và phát triển trong môi trường hội nhập, chữ 
  2. 4 “Tín” trong văn hoá kinh doanh (nhìn nhận dưới góc độ  được pháp luật   bảo hộ  chứ  không chỉ  là hình thức) là yếu tố  các doanh nghiệp thương  mại  Việt  Nam   đang thiếu và cũng  đang  rất  yếu.  Đây chính  là áp lực  nhưng cũng là cơ  hội cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam thành   công nếu biết khắc phục hạn chế, tận dụng cơ hội, tạo dựng được giá trị  cho riêng mình. Có thể  nói, hiện nay, văn hóa kinh doanh tại Việt Nam là có, song nó  mới chỉ  đang  ở  bước khởi đầu, và việc doanh nghiệp xây dựng văn hoá  kinh doanh như thế nào sao cho hiệu quả cũng còn nhiều mơ hồ. Chính vì   vậy, làm thế nào để khắc phục những hạn chế, khiến văn hóa kinh doanh   của  doanh nghiệp thương mại Việt Nam phù hợp với chuẩn mực quốc tế  trong bối cảnh hội nhập mà vẫn phát huy được đặc trưng, truyền thống  vốn có của mình là một vấn đề  vô cùng quan trọng hiện nay và qua đó   cho   thấy  tính  cấp  thiết  của   đề   tài   “Văn  hóa  kinh  doanh   của   doanh  nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.  Tuy nhiên, văn hoá kinh doanh là một lĩnh vực có phạm vi nghiên cứu  rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, còn nhiều vấn đề  lý luận chưa được  thống nhất, do đó, nghiên cứu giới hạn trong phạm vi xây dựng bộ  tiêu  thức và tiêu chí nhận diện, đánh giá văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp  thương mại Việt Nam.  3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và phân tích thực trạng văn hoá kinh doanh  của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm  xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam  trong bối cảnh hội nhập quốc tế.  Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Nghiên cứu cơ  sở  lý luận và xác lập khung lý thuyết liên quan đến  văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. ­ Điều tra, nghiên cứu văn hóa kinh doanh của một số  doanh nghiệp   thương mại, phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa kinh doanh của   doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 
  3. 5 thông qua bộ tiêu thức và tiêu chí nhận diện, đánh giá văn hoá kinh doanh  đã xây dựng được và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng văn  hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong bối cảnh hội nhập   quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu  chính của đề  tài là  văn hoá và  văn hóa kinh  doanh của doanh nghiệp thương mại. Phạm vi nghiên cứu, về  nội dung, luận án tập trung vào một số khía  cạnh cơ bản của văn hoá kinh doanh như tiêu thức và tiêu chí nhận diện,   đánh giá văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam   trong bối cảnh hội nhập quốc tế,  xét về  mặt không gian, mẫu điều tra  khảo  sát   sẽ   được  thực   hiện  theo   kỹ   thuật   chọn  mẫu  không  xác  suất  (phương pháp mẫu thuận tiện) tại một số  tỉnh, thành Việt Nam (TP Hà  Nội, tỉnh Hà Nam, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hưng Yên, TP Cao Bằng, TP Vinh,   TP Hồ  Chí Minh). Về  thời gian, cuộc khảo sát được tiến hành từ  tháng  06/2015 đến tháng 03/2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Các   phương   pháp   nghiên   cứu   được   sử   dụng   trong   luận   án   gồm:  Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu; Phương pháp điều tra xã hội  học; Phương pháp khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu chuyên gia; Phương  pháp so sánh đối chiếu; Phương pháp dự báo; P hương pháp tiếp cận liên  đa ngành. 6. Những đóng góp mới của luận án Trong luận án của mình, ngoài đóng góp mới về mặt lý luận gồm việc  đưa ra quan điểm, xây dựng mô hình mới về “Cây văn hoá kinh doanh của   doanh nghiệp thương mại” và tạo lập bộ tiêu thức và tiêu chí nhận diện,   đánh giá văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại , luận án còn  có những đóng góp mới mang ý nghĩa thực tiễn, đó là: Thứ  nhất, bộ tiêu  thức và tiêu chí nhận diện, đánh giá văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp  thương mại mà luận án đã kiểm chứng sẽ giúp các nhà nghiên cứu và các  nhà quản lý doanh nghiệp thương mại Việt Nam có thêm một phương  thức để phân tích, đánh giá nền văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp, từ 
  4. 6 đó tìm ra được vấn đề  mà các doanh nghiệp còn vướng mắc, khiến văn  hóa kinh doanh Việt Nam còn nhạt nhòa, thiếu bản sắc, và xác định được  các tiêu chí tạo lợi thế  cạnh tranh cho doanh nghiệp thương mại Việt   Nam. Thứ hai là luận án sẽ đưa ra những giải pháp đối với doanh nghiệp  và kiến nghị đối với Nhà nước để xây dựng văn hóa kinh doanh của các  doanh nghiệp thương mại Việt Nam sao cho phù hợp với  thời kỳ  hội  nhập quốc tế và phát triển bền vững.  7. Kết cấu của luận án Chương 1. Cơ  sở  lý luận về  văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp  thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế Chương 2. Thực trạng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương   mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Chương 3. Giải pháp xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp  thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐàCÔNG BỐ  LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong tổng số tài liệu  đã  thu thập, hiện có rất nhiều luận án tiến sĩ  cũng như  những cuốn sách của các tác giả  uy tín được dùng như  tài liệu   tham khảo hữu ích cho doanh nhân, giảng viên, sinh viên, hay các bài báo   khoa học trên tạp chí chuyên ngành, hoặc các bài viết tham dự  hội thảo   trong nước và quốc tế. Trong đó, luận án đã tổng thuật 20 nghiên cứu tiêu  biểu  về  những vấn  đề  có liên quan đến văn hóa kinh doanh , gồm  10  nghiên cứu ngoài nước và 10 nghiên cứu trong nước. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA DOANH  NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC  TẾ
  5. 7 1.1. Những vấn đề cơ bản về văn hoá và kinh doanh 1.1.1. Văn hoá 1.1.1.1. Khái niệm Luận án tiếp cận khái niệm văn hoá dưới góc độ:  Thứ  nhất, về  nội  dung, văn hoá là hệ thống các giá trị cả hữu thể và vô hình, tạo ra sự khác   biệt giữa các cá nhân, tổ  chức, xã hội hay dân tộc. Thứ  hai, về  ý nghĩa,  văn hoá của mỗi một cá nhân, tổ  chức, xã hội hay dân tộc khác nhau là   khác nhau, song tựu chung lại đều hướng đến cái chân, thiện, mỹ, tạo   điều kiện cho các thành viên nhận ra đặc trưng riêng của bản thân và   cộng đồng. Ngoài niềm tin và giá trị, văn hoá cũng tạo ra những cam kết   tự nguyện của mỗi cá nhân.  1.1.1.2. Đặc trưng của văn hoá Văn hóa nhìn chung có 6 đặc trưng cơ bản: tính học hỏi, tính chia sẻ,  tính kế thừa, tính đặc trưng, tính khuôn mẫu và tính thích nghi.  1.1.1.3. Các yếu tố cấu thành văn hoá Tuỳ theo mức độ  ổn định hay thay đổi của các chuẩn mực giá trị liên   quan, văn hoá có thể phân thành 3 mức độ cấu thành: những giá trị văn hoá  cốt lõi bền vững, những nhánh văn hoá và những giá trị  văn hoá thứ  yếu  biến đổi theo thời gian. 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh ­ Văn hóa là tài sản vô giá của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ra  nhận dạng riêng và tạo dựng thương hiệu cho mình. ­ Văn hóa tạo nên sự   ổn định của doanh nghiệp, sự  nhất trí giữa các  thành viên, tạo động cơ  làm việc cho mọi người, từ đó, xây dựng doanh   nghiệp thành một khối đoàn kết, phát triển bền vững. ­  Văn hóa nếu vững mạnh sẽ  chính là lợi thế  cạnh tranh, tăng khả  năng thành công cho doanh nghiệp trên thị trường. 1.2. Doanh nghiệp thương mại và đặc điểm kinh doanh của doanh  nghiệp thương mại 1.2.1. Khái niệm thương mại
  6. 8 Theo Luật thương mại năm 2005, “ hoạt động thương mại  là hoạt   động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch   vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi   khác”.  1.2.2. Khái niệm doanh nghiệp thương mại Theo tác giả Đoàn Minh Tuấn, “doanh nghiệp thương mại là một đơn   vị  kinh doanh được thành lập hợp pháp nhằm mục đích thực hiện các   hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại”. 1.2.3. Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại Hoạt   động   của   doanh   nghiệp   thương   mại   gắn   liền   với   dòng   luân  chuyển của hàng hoá, không thể tách rời hoạt động mua va bán san phẩm,   ̀ ̉ dich vu, găn liên vơi thị trường hang hoa. Chính vì vậy, nhiệm vụ chu yêu  ̣ ̣ ́ ̀ ́ ̀ ́ ̉ ́ của họ không phải là tạo ra giá trị sử dụng và giá trị mới mà là thực hiện  giá trị của hàng hoá, đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng bằng  việc xây dựng được một mạng lưới phân phối hàng hoá hiệu quả, tổ  chức tốt hoạt động bán sản phẩm, và chú trọng khâu chăm sóc khách hàng  trước, trong và sau mua. Mọi hoạt động của doanh nghiệp thương mại  đều được định hướng theo khách hàng, chính vì vậy, việc chuyên môn hoá  trong nội bộ  doanh nghiệp cũng như  giữa các doanh nghiệp thương mại  gặp nhiều hạn chế hơn so với các doanh nghiệp sản xuất. Xu hướng phát   triển của các doanh nghiệp thương mại hiện nay là tạo mối liên kết chặt   chẽ, thậm chí là đầu tư  vốn để  xâm nhập vào lĩnh vực sản xuất và các   doanh nghiệp dịch vụ để cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng. 1.3. Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại 1.3.1. Văn hoá kinh doanh 1.3.1.1. Khái niệm “Văn hóa kinh doanh là một bộ  phận của văn hoá dân tộc, nội hàm   của nó là tổng thể  những chuẩn mực, giá trị  và tiêu chuẩn do chủ  thể   kinh doanh tạo ra. Văn hoá kinh doanh có thể  thay đổi do sự  tương tác   giữa doanh nghiệp với các cá nhân, tổ chức cùng tham gia các hoạt động   kinh doanh. Văn hoá kinh doanh là công cụ đảm bảo tính hiệu quả về mặt   kinh tế  của doanh nghiệp luôn đi đôi với đạo đức kinh doanh. Văn hoá  
  7. 9 kinh doanh có thể  thay  đổi  theo từng giai  đoạn trong hoạt   động kinh   doanh của doanh nghiệp cũng như lịch sử của dân tộc, nhưng tựu chung   lại, trong bất cứ  giai  đoạn nào nó đều hướng đến sự  phát triển bền   vững.” 1.3.1.2. Môi trường, các phương thức và phương tiện xây dựng văn   hoá kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp gồm cả các yếu tố  bên trong và bên ngoài như: các mối quan hệ đồng nghiệp, quan hệ  giữa   lãnh đạo và người lao động, quan hệ  của mỗi cá nhân với doanh nghiệp,   quan hệ của doanh nghiệp với các lực lượng bên ngoài, với cộng đồng xã   hội và yếu tố  hội nhập. Phương thức xây dựng văn hoá kinh doanh của   doanh nghiệp cần đi theo một qui trình tổng thể  từ  bước tìm hiểu môi   trường cho đến thể  chế  hoá, mô hình hoá nền văn hoá kinh doanh của   doanh nghiệp, thông qua 3 công cụ  chính là ý chí của ban lãnh đạo, các   phương tiện truyền bá, giáo dục và bộ phận chuyên trách về văn hoá kinh  doanh.  1.3.2. Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại 1.3.2.1. Khái niệm “Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là một phần trong   nền văn hoá kinh doanh của một quốc gia. Nội hàm của nó là tổng thể   những chuẩn mực, giá trị  và tiêu chuẩn do chủ  thể  kinh doanh tạo ra   trong quá trình kinh doanh. Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương   mại thể  hiện qua các mối quan hệ  nội bộ doanh nghiệp và quan hệ  của   doanh nghiệp với các lực lượng bên ngoài có liên quan tới hoạt động của   doanh nghiệp. Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là công   cụ  đảm bảo tính hiệu quả  về  mặt kinh tế  của doanh nghiệp luôn song   hành với   đạo  đức kinh doanh. Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp   thương mại có thể  thay đổi theo từng giai đoạn trong hoạt động kinh   doanh của doanh nghiệp cũng như theo dòng lịch sử của dân tộc, nhưng   tựu chung lại, trong bất cứ  giai  đoạn nào nó đều hướng đến sự  phát   triển bền vững.” 1.3.2.2. Nội dung
  8. 10 Hình 1.1: Mô hình cây văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận án Luận án đã xây dựng mô hình “Cây văn hoá kinh doanh của doanh  nghiệp thương mại” với  phần gốc rễ  chính là quan hệ  nội  bộ  doanh   nghiệp, chia ra làm 4 rễ chính thể hiện 4 nội dung: ­ Văn hoá trong quan hệ của cấp trên với cấp dưới ­ Văn hoá trong quan hệ của cấp dưới với cấp trên ­ Văn hoá trong quan hệ giữa các đồng nghiệp ­ Văn hoá của người lao động trong công việc Phần nhánh của cây văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại   là quan hệ  của doanh nghiệp với các lực lượng bên ngoài, gồm 4 nội  dung:  ­ Văn hoá trong quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng ­ Văn hoá trong quan hệ của doanh nghiệp với đối tác ­ Văn hoá trong quan hệ của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh  ­ Văn hoá trong quan hệ của doanh nghiệp với cộng đồng xã hội 1.3.2.3.Đặc điểm và các yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng văn   hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Đặc điểm: ­ Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại xuất hiện muộn   hơn so với nền văn hóa nói chung, khi kinh doanh trở thành một nghề  và  doanh nhân trở thành tầng lớp mới, chính thức trong xã hội. ­ Việc xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại về  cơ bản phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường.
  9. 11 ­ Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thương mại xoay quanh mối   quan hệ  mật thiết giữa 3 đối tượng trên thị  trường là người bán, người   mua và nội tại doanh nghiệp.  ­ Để đem đến sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp, văn hoá kinh  doanh  của  các  doanh  nghiệp thương mại   phải  giúp  doanh  nghiệp  đạt   được song hành 2 mục tiêu gồm: hiệu quả  về  mặt kinh tế  và đạo đức   kinh doanh.  ­  Tạo  được  động lực làm  việc cho  nhân viên  thông qua  khả  năng   truyền cảm hứng, đối xử  công bằng, thu phục cấp dưới và đap  ưng yêu   câu công viêc của cấp trên. ̣ ­ Cấp dưới thể hiện được sự hỗ trợ đắc lực của mình với cấp trên ­ Mỗi người lao động đều ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình  trong công việc ­ Khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp ­ Giữ  quan hệ  hợp tác bình đẳng cùng có lợi với đối tác và đối thủ  cạnh tranh ­ Đảm bảo hài hoà lợi ích của cả doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội 1.3.2.4. M t s y u t nh h ng n v n ho kinh doanh c a doanh nghi p th ng m i Có nhiều yếu tố   ảnh hưởng tới văn hoá kinh doanh của doanh   nghiệp thương mại từ  các yếu tố  chủ  quan cho đến khách quan. Theo  hướng tiếp cận của nghiên cứu, luận án tập trung làm rõ một số  yếu tố  có  ảnh hưởng trực tiếp và chi phối đến văn hoá kinh doanh của doanh   nghiệp thương mại, trong đó, các yếu tố  khách quan gồm: Văn hoá dân   tộc, Hội nhập quốc tế, Thể  chế  chính trị  ­ kinh tế  và nền kinh tế  thị  trường định hướng xã hội chủ  nghĩa, các yếu tố  chủ  quan gồm: Phong   cách lãnh đạo, Đạo đức kinh doanh, Quan hệ  đối nội ­ đối ngoại của  doanh nghiệp. 1.3.3. V n ho kinh doanh c a doanh nghi p th ng m i trong b i c nh h i nh p qu c t
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2