BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT<br />
<br />
PHAN GIANG LONG<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP<br />
TRẦM TÍCH MIOCEN KHU VỰC BẠCH LONG VĨ<br />
<br />
Ngành: Kỹ thuật Địa vật lý<br />
Mã số: 9520502<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
Hà Nội- 2018<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Địa vật lý, Khoa Dầu<br />
khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1.GS. TSKH Mai Thanh Tân<br />
Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
2.TS Hoàng Ngọc Đang<br />
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam<br />
Phản biện 1: GS.TS Trần Văn Trị<br />
Tổng hội Địa chất Việt Nam<br />
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Trọng Tín<br />
Hội Dầu khí Việt Nam<br />
Phản biện 3: TS Phạm Văn Tuấn<br />
Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp<br />
Trường tại Trường đại học Mỏ - Địa chất vào hồi …..giờ … ngày …<br />
tháng … năm 2018<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà<br />
Nội hoặc Thư viện Trường đại học Mỏ - Địa chất.<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Khu vực Bạch Long Vĩ nằm ở phía Đông Bắc bể trầm tích Sông Hồng,<br />
là khu vực có móng trước Kainozoi nâng cao, phân bố rộng, xen kẽ các địa<br />
hào, bán địa hào nhỏ hẹp, môi trường trầm tích có đặc điểm biến đổi phức<br />
tạp, cùng với đó các đối tượng TKTD dầu khí tương đối đa dạng và phân<br />
bố phức tạp trong khu vực nghiên cứu. Kết quả công tác TKTD dầu khí<br />
trong thời gian qua tại khu vực Bạch Long Vĩ đã có 01 mỏ dầu và 04 phát<br />
hiện dầu khí. Điều đó khẳng định khu vực Bạch Long Vĩ là khu vực có tiềm<br />
năng, triển vọng dầu khí khả quan. Trong đó, trầm tích Miocene được xác<br />
định là đối tượng TKTD dầu khí quan trọng.<br />
Mặc dù vậy, cho đến nay các kết quả nghiên cứu về địa tầng phân tập<br />
trầm tích vụn ở khu vực Bạch Long Vĩ vẫn còn rất hạn chế. Các vấn đề về<br />
lịch sử phát triển địa chất, đặc điểm hình thành các tập trầm tích và hệ thống<br />
trầm tích trong phân chia địa tầng, đặc điểm phân bố môi trường và tướng<br />
trầm tích liên quan đến tiềm năng dầu khí cần phải tiếp tục làm sáng tỏ nhằm<br />
phục vụ công tác đánh giá triển vọng dầu khí, hoạch định chiến lược TKTD<br />
dầu khí là yêu cầu khách quan và hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu nêu<br />
trên, Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Đặc điểm địa tầng phân tập trầm<br />
tích Miocene khu vực Bạch Long Vĩ” cho Luận án nghiên cứu của mình.<br />
2. Mục đích nghiên cứu của luận án<br />
Mục đích của luận án nghiên cứu nhằm làm rõ đặc điểm các mặt ranh<br />
giới địa tầng, các tập trầm tích và các hệ thống trầm tích của lát cắt trầm tích<br />
Miocene và nghiên cứu đặc điểm, phân bố môi trường, tướng trầm tích của<br />
trầm tích Miocene khu vực Bạch Long Vĩ.<br />
3. Nhiệm vụ của luận án<br />
Thu thập, tổng hợp các tài liệu địa chất, địa vật lý. Đánh giá, minh giải<br />
địa chấn địa tầng, phân tích tổ hợp ĐVLGK, đặc biệt phân tích dạng đường<br />
cong GR, tỉ lệ cát/sét.<br />
Tích hợp các kết quả phân tích ĐVLGK, địa chấn địa tầng với các kết<br />
quả phân tích mẫu cổ sinh, thạch học để xác định và liên kết các mặt ranh<br />
giới, các tập và hệ thống trầm tích.<br />
Nghiên cứu thành phần thạch học, khoáng vật và các hoá thạch điển hình<br />
về môi trường, tướng trầm tích để làm rõ đặc điểm, quy luật phân bố môi<br />
trường, tướng trầm tích của các tập trầm tích trong Miocene.<br />
<br />
2<br />
<br />
4. Nội dung chính của luận án<br />
Nghiên cứu đặc điểm các mặt ranh giới địa tầng, các tập trầm tích và các<br />
hệ thống trầm tích của lát cắt trầm tích Miocene khu vực Bạch Long Vĩ theo<br />
quan điểm mô hình tập tích tụ trong địa tầng phân tập hiện đại.<br />
Làm sáng tỏ lịch sử phát triển trầm tích Miocene khu vực Bạch Long Vĩ<br />
dựa vào đối sánh đặc điểm địa tầng phân tập trầm tích Miocene với quy luật<br />
trầm tích toàn cầu.<br />
Nghiên cứu đặc điểm, phân bố môi trường đặc trưng (Gross<br />
paleoenvironment), tướng trầm tích chủ yếu (Predominant sedimentary<br />
facies) của trầm tích Miocene khu vực Bạch Long Vĩ, trong đó minh hoạ<br />
qua tập điển hình là Tập-4 (tập trên Miocene giữa).<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp địa tầng phân tập; Phương pháp địa chấn địa tầng; Phương<br />
pháp phân tích Địa vật lý giếng khoan; Phương pháp tích hợp các kết quả<br />
nghiên cứu địa chấn địa tầng, ĐVLGK với các kết quả phân tích mẫu cổ<br />
sinh, mẫu thạch học từ các giếng khoan.<br />
6. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu và cơ sở tài liệu<br />
Phạm vi: Khu vực Bạch Long Vĩ khoảng 12.400 km2, nằm ở phía Đông<br />
Bắc hệ thống đứt gãy Sông Lô thuộc phần Đông Bắc bể trầm tích Sông<br />
Hồng, bao gồm các lô 106, 106/10, 107/04 và phần Đông Bắc lô 102/10.<br />
Đối tượng: Trầm tích Miocene, đối tượng TKTD dầu khí quan trọng<br />
trong khu vực nghiên cứu.<br />
Cơ sở tài liệu: Khoảng 11.000 km tuyến địa chấn 2D, 4.500 km2 địa chấn<br />
3D thu nổ từ năm 2005 đến năm 2014 và 10 giếng khoan có chất lượng tài<br />
liệu tốt để phân tích, minh giải chi tiết; Kết quả nghiên cứu được minh hoạ<br />
chi tiết ở 04 giếng khoan nằm trên 01 tuyến địa chấn 2D3D dọc, 01 tuyến<br />
địa chấn 3D ngang khu vực nghiên cứu.<br />
7. Các luận điểm bảo vệ<br />
Luận điểm 1: Kết quả nghiên cứu địa tầng phân tập đã xác định và liên<br />
kết tin cậy 07 tập trong Miocene theo mô hình tập tích tụ. Trong đó, các<br />
phân tập (lớp) cát kết thuộc hệ thống trầm tích biển thấp được xác định trong<br />
các tập trên Miocene giữa (Tập-4), tập dưới Miocene trên (Tập-5) và tập<br />
giữa Miocene trên (Tập-6) có khả năng chứa dầu khí tốt là đối tượng TKTD<br />
dầu khí tiềm năng trong thời gian tới.<br />
Luận điểm 2: Đặc điểm môi trường, tướng trầm tích của các tập trầm tích<br />
trong Miocene thay đổi theo không gian, thời gian và có tính lặp lại theo chu<br />
<br />
3<br />
<br />
kỳ nâng hạ của mực nước biển, phát triển mở rộng dần về hướng Đông,<br />
Đông Bắc khu vực nghiên cứu. Quy luật phân bố môi trường, tướng trầm<br />
tích của các tập trầm tích Miocene chuyển đổi dần từ Bắc xuống Nam: từ<br />
đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển; châu thổ, ven biển; biển trong<br />
(inner neritic) tới biển ngoài (outer neritic).<br />
8. Những điểm mới của luận án<br />
- Phân chia chi tiết các mặt ranh giới địa tầng, các tập trầm tích và các<br />
hệ thống trầm tích trong Miocene theo quan điểm tập tích tụ.<br />
- Góp phần làm rõ đặc điểm phân tập trầm tích và lịch sử phát triển trầm<br />
tích Miocene trong mối liên quan chặt chẽ với các đối tượng TKTD dầu khí<br />
quan trọng ở khu vực Bạch Long Vĩ.<br />
- Xây dựng địa tầng phân tập tổng hợp trầm tích Miocene khu vực Bạch<br />
Long Vĩ phục vụ công tác nghiên cứu địa tầng, đánh giá hệ thống dầu khí<br />
và tiềm năng dầu khí trong khu vực nghiên cứu và vùng lân cận.<br />
- Góp phần làm rõ hơn quy luật phân bố môi trường, tướng trầm tích<br />
của lát cắt trầm tích Miocene ở khu vực Bạch Long Vĩ.<br />
- Làm sáng tỏ hơn quy luật phân bố các đối tượng chứa và chắn dầu khí<br />
trong trầm tích Miocene ở khu vực Bạch long Vĩ, góp phần định hướng cho<br />
công tác TKTD dầu khí trong thời gian tới.<br />
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
Ý nghĩa khoa học: Áp dụng hoàn chỉnh quy trình nghiên cứu, phân tích,<br />
xác định đặc điểm địa tầng phân tập, đặc điểm môi trường, tướng trầm tích<br />
theo quan điểm địa tầng phân tập hiện đại trên thế giới vào trầm tích<br />
Miocene khu vực Bạch Long Vĩ.<br />
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần làm rõ đặc điểm, quy luật phân bố của các<br />
ranh giới địa tầng, các tập và hệ thống trầm tích trong Miocene qua đó làm<br />
sáng tỏ thêm hệ thống dầu khí và tiềm năng dầu khí trong trầm tích Miocene,<br />
phục vụ công tác thăm dò dầu khí ở khu vực Bạch Long Vĩ; Làm rõ hơn<br />
lịch sử phát triển trầm tích Miocene, mối quan hệ giữa không gian tích tụ<br />
trầm tích, sự thay đổi mực nước biển và nguồn cung cấp vật liệu trầm tích<br />
vụn ở khu vực Bạch Long Vĩ.<br />
10. Bố cục của luận án<br />
Luận án được bố cục thành 04 chương chính, không kể phần mở đầu và<br />
kết luận, tài liệu tham khảo và danh mục các công trình khoa học. Toàn bộ<br />
nội dung của luận án được trình bày trong 121 trang A4 (gồm 77 hình vẽ,<br />
06 biểu bảng), 02 trang danh mục các công trình khoa học của Nghiên cứu<br />
sinh đã công bố và 06 trang đầu mục tài liệu tham khảo<br />
<br />