Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật địa chất: Đặc điểm quặng hóa và đánh giá tài nguyên quặng thiếc - Volfram khu vực Lâm Đồng - Khánh Hòa
lượt xem 2
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật địa chất "Đặc điểm quặng hóa và đánh giá tài nguyên quặng thiếc - Volfram khu vực Lâm Đồng - Khánh Hòa" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm và quy luật phân bố quặng hóa thiếc, volfram gốc khu vực Lâm Đồng - Khánh Hòa; Đánh giá tài nguyên và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò phát triển mỏ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật địa chất: Đặc điểm quặng hóa và đánh giá tài nguyên quặng thiếc - Volfram khu vực Lâm Đồng - Khánh Hòa
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐỖ VĂN ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN QUẶNG THIẾC - VOLFRAM KHU VỰC LÂM ĐỒNG - KHÁNH HÒA Ngành: Kỹ thuật Địa chất Mã số: 9520501 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ngành Kỹ thuật Địa chất Hà Nội – 2023
- 2 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Phƣơng 2. PGS.TS Lƣơng Quang Khang Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn Lâm Tổng hội Địa chất Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS Bùi Hoàng Bắc Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất Phản biện 3: TS Nguyễn Trƣờng Giang Cục Khoáng sản Việt Nam Luận án đƣợc bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất vào hồi …giờ, ngày … tháng … năm 202.... Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội; Thƣ viện Trƣờng đại học Mỏ - Địa chất
- 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thiếc, volfram (wolfram) là những kim loại quan trọng, đƣợc sử dụng từ lâu và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về thiếc và volfram. Trong đó có khu vực Lâm Đồng - Khánh Hòa. Tại đây, các công trình nghiên cứu trƣớc chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý luận sinh khoáng, nguồn gốc tạo quặng và phân chia các thành hệ quặng cho từng điểm quặng, hoặc trƣờng quặng riêng lẻ. Hiện chƣa có công trình nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về đặc điểm phân bố, thành phần vật chất, đặc điểm hình thái - cấu trúc thân quặng (đới khoáng hóa), cũng nhƣ đặc điểm biến hóa quặng hóa,... Do đó, việc nghiên cứu giải quyết các vấn đề này, làm cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá định lƣợng tiềm năng tài nguyên và phân vùng triển vọng để định hƣớng công tác điều tra đánh giá, thăm dò phát triển mỏ, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến và dự trữ khoáng sản quặng thiếc, volfram là rất cần thiết. Để góp phần giải quyết những vấn đề trên NCS lựa chọn đề tài "Đặc điểm quặng hóa và đánh giá tài nguyên quặng thiếc - volfram khu vực Lâm Đồng - Khánh Hòa". 2. Mục tiêu của luận án Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm và quy luật phân bố quặng hóa thiếc, volfram gốc khu vực Lâm Đồng - Khánh Hòa; đánh giá tài nguyên và định hƣớng công tác tìm kiếm, thăm dò phát triển mỏ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là quặng thiếc - volfram gốc và các thành tạo địa chất có liên quan phân bố trong khu vực Lâm Đồng - Khánh Hòa với diện tích khoản 25 nghìn km2, thuộc các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. 4. Nhiệm vụ của luận án - Thu thập, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu hiện có về địa chất, khoáng sản trong khu vực nghiên cứu; các tài liệu liên quan đến quặng thiếc, volfram gốc đã công bố ở Việt Nam và trên thế giới có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. - Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm quặng hóa, đặc điểm thành phần vật chất, đặc điểm phân bố, hình thái - cấu trúc các thân quặng, đới khoáng hóa thiếc, volfram gốc trong khu vực và đặc điểm biến đổi đá vây quanh. - Xác định các yếu tố liên quan và khống chế quặng hóa thiếc, volfram gốc; xác định tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm và phân vùng triển vọng. - Đánh giá định lƣợng tài nguyên quặng thiếc, volfram gốc và một số khoáng sản (nguyên tố) có ích đi cùng trên từng diện tích triển vọng. - Nghiên cứu đề xuất định hƣớng công tác điều tra đánh giá và thăm dò quặng thiếc, volfram gốc khu vực Lâm Đồng - Khánh Hòa phù hợp mục tiêu phát triển bền vững. 5. Những điểm mới của luận án 1. Góp phần làm sáng tỏ điều kiện thành tạo, thành phần vật chất và đặc điểm phân bố các thân quặng, đới khoáng hóa thiếc, volfram khu vực nghiên cứu; Đã xác lập trong khu vực nghiên cứu tồn tại 02 loại quặng khác nhau là thiếc và volfram - thiếc. Mỗi kiểu quặng đƣợc đặc trƣng bởi tổ hợp cộng sinh khoáng vật và nguyên tố có ích đi kèm; 2. Xác lập 02 kiểu hình dạng thân quặng công nghiệp (đới mạch và mạch đơn); làm rõ
- 4 đặc điểm hình thái - cấu trúc cho từng kiểu hình dạng thân quặng công nghiệp và ba phƣơng diện biến hóa quặng hóa thiếc, volfram gốc khu vực Lâm Đồng - Khánh Hòa.. 3. Xác lập đƣợc các yếu tố địa chất liên quan và khống chế quặng hóa thiếc, volfram gốc trong khu vực là yếu tố magma (thành tạo magma phức hệ Cà Ná), yếu tố cấu trúc kiến tạo (đứt gãy phƣơng ĐB- TN, TB- ĐN) và yếu tố thạch địa tầng (các thành tạo trầm tích lục nguyên thuộc hệ tầng La Ngà, đá phun trào hệ tầng Đơn Dƣơng). Làm rõ các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm; phân chia và khoanh định đƣợc các vùng có triển vọng quặng thiếc, volfram gốc theo mức độ khác nhau và dự báo triển vọng về quặng ẩn, sâu trong khu vực. 4 . Khu vực Lâm Đồng – Khánh Hòa có tiềm năng lớn về thiếc, volfram gốc; trong đó quặng thiếc tập trung chủ yếu ở trƣờng quặng Du Long và Bắc Đà Lạt, quặng volfram tập trung chủ yếu ở trƣờng quặng Đồi Cờ - Me Pu, tiếp đến là trƣờng quặng Đắk R’Măng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 1. Ý nghĩa khoa học - Góp phần hiện đại hóa phƣơng pháp nghiên cứu về ba phƣơng diện biến hóa quặng hóa và đánh giá định lƣợng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở áp dụng phối hợp phƣơng pháp toán địa chất với các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực địa chất tìm kiếm và thăm dò khoáng sản. - Kết quả xác lập các yếu tố liên quan và khống chế quặng hóa, đặc điểm hình thái - cấu trúc thân quặng trong khu vực nghiên cứu là cơ sở khoa học đề xuất công tác điều tra đánh giá và thăm dò quặng thiếc, volfram tiếp theo tại khu vực nghiên cứu. 2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản thiếc, volfram gốc và một số khoáng sản đi cùng đảm bảo độ tin cậy; là tài liệu tham khảo định hƣớng công tác điều tra đánh giá, thăm dò và đầu tƣ khai thác quặng thiếc, volfram gốc tại khu vực Lầm Đồng - Khánh Hòa. - Cung cấp cho cơ sở sản xuất hệ phƣơng pháp nhằm nâng cao độ tin cậy trong đánh giá tài nguyên, trữ lƣợng; lựa chọn hệ phƣơng pháp điều tra và thăm dò phù hợp với kiểu mỏ thiếc, volfram khu vực nghiên cứu và các khu vực khác có điều kiện địa chất - khoáng sản tƣơng tự. 7. Luận điểm bảo vệ của luận án Luận điểm 1: Quặng thiếc, volfram khu vực nghiên cứu có nguồn gốc nhiệt dịch, gắn bó chặt chẽ về không gian phân bố với magma xâm nhập phức hệ Cà Ná và đƣợc đặc trƣng bởi hai kiểu thân quặng: i) Kiểu thân quặng dạng đới mạch, mạng mạch phân bố trong đới greisen nội tiếp xúc; ii) Kiểu thân quặng dạng mạch, thấu kính đơn lẻ phân bố trong đới ngoại tiếp xúc. Luận điểm 2: Tài nguyên quặng thiếc, volfram gốc khu vực nghiên cứu khá lớn và phân bố thành 07 vùng rất có triển vọng và 10 vùng có triển vọng. Các trƣờng quặng volfram Đồi Cờ, Đắk R’Măng và trƣờng quặng thiếc Bắc Đà Lạt có tiềm năng quặng ẩn, sâu và ít hơn là trƣờng quặng Du Long. 8. Kết cấu của luận án Nội dung của luận án đƣợc trình bày trong 139 trang đánh máy khổ A4; 08 bản vẽ; các bảng biểu, hình ảnh minh họa và 04 bảng phụ lục kèm theo. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng.
- 5 9. Cơ sở tài liệu của luận án Luận án đƣợc hoàn thành trên cơ sở tham khảo tài liệu từ các công trình nghiên cứu trƣớc và kết quả nghiên cứu bổ sung của NCS từ năm 2014 đến năm 2022, gồm: - Nghiên cứu thành lập bản đồ sinh khoáng và dự báo khoáng sản đới Đà Lạt tỷ lệ 1: 200.000 và chi tiết hóa một số vùng (Au, Sn,W, Cu, Mo). Các báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất, tìm kiếm khoáng sản và các công trình nghiên cứu chuyên đề về thiếc, volfram khu vực Lâm Đồng - Khánh Hòa. - Các tạp chí chuyên ngành, sách tham khảo, các luận án, công trình khoa học đã công bố ở Việt Nam và trên thế giới có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. - Thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu phân tích mẫu (hóa cơ bản, hóa toàn diện, ICP, mẫu bao thể,...) liên quan đến quặng thiếc, volfram khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, NCS đã lấy và phân tích bổ sung mẫu khoáng tƣớng, mẫu lát mỏng và mẫu phan tích dƣới kính hiển vi điện tử quét. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - KHOÁNG SẢN KHU VỰC LÂM ĐỒNG - KHÁNH HÓA 1.1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU Khu vực nghiên cứu bao gồm một phần Cao nguyên Lâm Đồng và một phần ven biển Nam Trung Bộ, kéo dài theo phƣơng đông bắc - tây nam với diện tích khoảng 25.000 km2. Khu vực nghiên cứu có 2 dạng địa hình chính là cao nguyên và đồng bằng ven biển. Điều kiện kinh tế - xã hội khá phát triển. 1.2. KHÁI LƢỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN KHU VỰC LÂM ĐỒNG - KHÁNH HÒA 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất Khu vực nghiên cứu đã thực hiện các công tác điều tra cơ bản về địa chất, khoáng sản từ tỷ lệ 1:500.000 đến 1:50.000. Công tác điều tra đánh giá khoáng sản tỷ lệ 1: 25.000 đến 1: 10.000. Công tác thăm dò đã thực hiện cho 06 khu mỏ: Suối Giang (Ninh Thuận), Núi Cao (Lâm Đồng), Đồi Cờ (Bình Thuận), Đắk R’Măng (Đắk Nông), Đarahoa và Đồi 1534 (Lâm Đồng). 1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đặc điểm cấu trúc địa chất và khoáng sản: - Địa tầng: Tham gia vào cấu trúc địa chất khu vực nghiên cứu bao gồm các đá thuộc các hệ tầng: Đray Linh, La Ngà, Trà Mỹ, Sông Phan, Đèo Bảo Lộc. Đăk Rium, Nha Trang, Đơn Dƣơng, Mũi Né, Phan Thiết, Túc Trƣng, Bà Miêu và trầm tích Đệ Tứ. - Hoạt động magma: Khu vực nghiên cứu có các thành tạo magma (hình 1.2) tuổi creta gồm các phức hệ: Định Quán (K1đq), Đèo Cả (Kđc), Ankroet (K2ak) và Cà Ná (K2cn); trong đó, đóng vai trò sinh khoanh là Phức hệ Cà Ná. - Đặc điểm kiến tạo: Trong khu vực có các hệ thống đứt gãy theo phƣơng tây bắc - đông nam, đông bắc - tây nam, á kinh tuyến và á vĩ tuyến. Trong đó nhóm đứt gãy phƣơng tây bắc - đông nam, đông bắc - tây nam đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo khoáng đới Đà Lạt. Các đá bazan có cấu trúc dạng nâng vòm khối tảng và trũng giữa núi không bị uốn nếp, tạo nên các lớp phủ gần nhƣ nằm ngang. 1.3.2. Khoáng sản Theo tài liệu hiện có, trên khu vực nghiên cứu đã ghi nhận và đăng ký các loại khoáng sản rắn và một số nguồn nƣớc khoáng, nƣớc nóng. Trong đó, khoáng sản thiếc và volfram là đối tƣợng nghiên cứu của luận án.
- 6 1.3.3. Một số tồn tại, hạn chế cần giải quyết - Các công trình nghiên cứu trƣớc chƣa làm rõ đƣợc các cấu trúc sâu; đặc biệt sự phân chia các thế hệ thống đứt gãy và vai trò, ý nghĩa của chúng đối với tạo khoáng nội sinh nói chung, khoáng hóa thiếc, volfram nói riêng. - Chƣa có công trình nghiên cứu sâu đánh giá định lƣợng về mức độ bóc mòn của các khu mỏ, trƣờng quặng. - Đặc điểm thành phần vật chất quặng thiếc, volfram trong vùng nghiên cứu còn nhiều hạn chế; đặc biệt là điều kiện thành tạo và đặc điểm phân bố quặng hóa theo diện và chiều sâu. - Chƣa xác định rõ các yếu tố liên quan và khống chế quặng hóa, tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm quặng thiếc, volfram gốc và khoáng sản đi kèm; làm cơ sở để khoanh định diện tích triển vọng và định hƣớng công tác tìm kiếm - thăm dò tiếp theo; đặc biệt chƣa có công trình nào nghiên cứu dự báo khả năng tồn tại quặng thiếc, volfram ẩn, sâu trong khu vực. - Chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm quặng hóa và đánh giá tiềm năng quặng thiếc, volfram trong khu vực. Một số tồn tại trên là đối tƣợng nghiên cứu và đƣợc giải quyết trong luận án này CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Tổng quan về thiếc, volfram và các lĩnh vực sử dụng a. Đặc điểm địa hóa khoáng vật của Sn và các lĩnh vực sử dụng Thiếc có tên Latinh là stannum, ký hiệu Sn và thuộc nhóm IV trong hệ thống tuần hoàn Mendeleev. Thiếc kim loại có màu trắng bạc, kết tinh ở dạng tứ diện. Khối lƣợng nguyên tử 118,71. Trọng lƣợng riêng 7,31g cm . Nhiệt độ chảy 231,930C, nhiệt độ sôi 2270ºC. Thiếc tồn tại trong khoáng vật thuộc các nhóm oxit, sulfostanat, sulfur, silicat, borat và niobat. Thiếc đƣợc dùng để tráng lên bề mặt các vật bằng thép, vỏ hộp thực phẩm, chế tạo hợp kim, hàn, sản xuất nam châm và dây siêu dẫn, công nghiệp sản xuất thủy tinh và lớp tráng chống mƣa gió cho cửa sổ và kính chắn gió... b. Đặc điểm địa hóa khoáng vật của W và lĩnh vực sử dụng Volfram còn gọi là Tungsten có ký hiệu là W và số nguyên tử 74. Nguyên tố volfram tồn tại trong vỏ trái đất có trị số clark là 1.3 x 10-4%, W là một kim loại chuyển tiếp có màu từ xám thép đến trắng, rất cứng và nặng. Trong tự nhiên, volfram chỉ ở dạng hợp chất, không gặp ở dạng tự do. Hiện nay, ngƣời ta đã tìm đƣợc khoảng 31 khoáng vật của volfram. Volfram là loại vật liệu không thể thay thế trong nền công nghiệp hiện đại, đƣợc dùng rộng rãi trong ngành gia công cơ khí, luyện kim, công cụ khai khoáng, giàn khoan dầu, thông tin, điện tử, ngành xây dựng, công nghệ vũ trụ và vũ khí hiện đại… 2.1.2. Các kiểu loại hình nguồn gốc thiếc và volfram a. Trên thế giới * Các loại hình nguồn gốc thiếc Phân loại khoáng hóa thiếc có thể phận chia thành hai loại: Phân chia theo kiểu thành hệ quặng và phân chia theo kiểu mỏ công nghiệp. Theo nguyên lý thành hệ của các nhà địa chất Liên Xô trƣớc đây, LB Nga hiện nay, thành hệ quặng đƣợc thể hiện là tập hợp những mỏ, điểm quặng có thành phần giống nhau, không quan tâm đến tuổi thành tạo. Matveev và Lugov (1972) đã phân loại mỏ thiếc theo kiểu thành hệ và theo kiểu mỏ quặng thiếc [46].
- 7 * Các kiểu quặng và loại hình nguồn gốc của Volfram - Các kiểu quặng: Dựa vào hàm lƣợng WO3, quặng volfram gốc đƣợc chia thành 2 kiểu quặng (Avdonhin & nnk, 2005): Kiểu 1: Thạch anh – volframit; Kiểu 2: Sheelit skarn - sulfua - Các loại hình nguồn gốc: Theo volfram Avdonin B.B. và nnk. (2005): Chia thành các kiểu mỏ công nghiệp: mỏ Skarn, mỏ greisen, mỏ nhiệt dịch pluton, mỏ nhiệt dịch phun trào, mỏ dạng tầng (stratiform), mỏ Sa khoáng. Bảng phân loại các kiểu mỏ volfram của Steffen Schmidt, bao gồm các kiểu mỏ: nguồn gốc skarn, các mỏ volfram dạng mạch, các mỏ volfram dạng tầng, mỏ sa khoáng, mỏ pegmatit, mỏ dăm kết, mỏ dạng ống, mỏ hình thành từ các dòng chảy nóng. Các nhà địa chất quốc tế (Ishihara, 1977) đã phân chia đƣợc 3 tổ hợp các đá magma liên quan đến khoáng hóa volfram: i) Diorit- granodiorit- granit; ii) Granit - leucogranit - alaskit và iii) Granit- alkaline granit. b. Ở Việt Nam Quặng thiếc, volfram thuộc nhiều kiểu khác nhau và phân bố trong nhiều thành tạo địa chất có thành phần vật chất và đặc điểm hình thái kích thƣớc khá đa dạng; chủ yếu dạng mạch đơn lẻ, hệ mạch hoặc mạng mạch stocvet. Năm 1982, Lê Văn Thân trong công trình “Những thành hệ quặng thiếc Việt Nam vài nét về quy luật phân bố và triển vọng của chúng” đã phân chia thành 9 thành hệ chứa thiếc chính ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện luận án, NCS chủ yếu dựa theo bảng phân loại của Makeev B.V. và nnk (1983), kết hợp các kết quả nghiên cứu trong các công trình trƣớc để so sánh và dự báo tài nguyên cho các trƣờng quặng, đới quặng (đới khoáng hóa) và phân vùng triển vọng quặng Sn, W cho khu vực nghiên cứu. 2.1.3. Tài nguyên và hiện trạng khai thác thiếc, volfram trên thế giới và Việt Nam a. Tài nguyên thiếc, volfram trên Thế giới * Thiếc: Các vùng thiếc trên thế giới tập trung trong vành đai Thái bình dƣơng, chiếm khoảng 90% trữ lƣợng thiếc thế giới (tổng trữ lƣợng Sn trên thế giới khoảng 4,3 triệu tấn), tập trung chủ yếu ở Trung Quốc (1,1 triệu tấn) và một số nƣớc nhƣ Myanmar, Indonesia, Lào và Malaysia. Việt Nam cũng xuất hiện trong thống kê của USGS với sản lƣợng hàng năm gần bằng Mỹ. và nằm trong top 10 trong số các nƣớc khai thác thiếc trên thế giới * Volfram: Theo dữ liệu từ Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), thì các mỏ volfram trên thế giới tập trung ở Trung Quốc (1,9 triệu tấn), Nga (400 ngàn tấn), riêng hai nƣớc này đã chiếm 67,65% trữ lƣợng volfram thế giới. Việt Nam là quốc gia có trữ lƣợng volfram đứng thứ 3 thế giới với 95.000 tấn, sau Nga và Trung Quốc. b. Đặc điểm phân bố, hiện trạng công tác thăm dò quặng thiếc - volfram ở Việt Nam Theo tài liệu tổng hợpt ừ các công trình trƣớc, ở Việt Nam, quặng thiếc, volfram phân bố tập trung thành các vùng: Lâm Đồng - Khánh Hòa, Quỳ Hợp - Quỳ Châu, Thƣờng Xuân (Thanh Hóa), Pia Oăc (Cao Bằn) và Sơn Dƣơng - Núi Pháo. Trong đó khu vực Lâm Đồng - Khánh Hòa là đối tƣợng nghiên cứu của Luận án.. Công tác thăm dò quặng thiếc - volfram khu vực nghiên cứu hiện có 06 khu mỏ đã đƣợc thăm dò gồm: Suối Giang (Ninh Thuận), Đarahoa, Đồi 1534, Núi Cao (Lâm Đồng), Đắk RMăng (Đăk Nông) và Đồi Cờ (Bình Thuận).
- 8 2.1.4. Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận án Trong luận án sử dụng một số khái niệm: Vùng quặng, trƣờng quặng; mỏ, điểm quặng, điểm khoáng sản, điểm khoáng hóa; đới quặng, thân quặng, mạch quặng; kiểu mỏ, kiểu quặng; thời kỳ và giai đoạn tạo quặng; thành hệ quặng và tổ hợp khoáng vật, tổ hợp cộng sinh khoáng vật. 2.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Cách tiếp cận Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống, tiếp cận kế thừa, có trọng tâm, trọng điểm kết hợp tiếp cận thực tế, hiện đại. 2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luạn án sử dụng phối hợp các phƣơng pháp truyền thống, kết hợp phƣơng pháp hiện đại, cụ thể: Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý tài liệu, phƣơng pháp phân tích nghiên cứu thành phần vật chấ; Phƣơng pháp mô hình hóa (mô hình dạng biểu đồ, sơ đồ và mô hình toán Địa chất; tin ứng dụng; phƣơng pháp tính trữ lƣợng tài nguyên xác định và dự báo tài nguyên chƣa xác định (bao gồm cả khoáng sản hoặc nguyên tố có ích đi kèm) và phƣơng pháp đối sánh, kết hợp phƣơng pháp chuyên gia CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA VÀ PHÂN VÙNG TRIỂN VỌNG W - Sn KHU VỰC LÂM ĐỒNG - KHÁNH HÒA 3.1. VỊ TRÍ ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU TRÊN BÌNH ĐỒ CẤU TRÖC CHUNG Khu vực nghiên cứu nằm trong phụ đới kiến tạo - sinh khoáng Đà Lạt - Bảo Lộc thuộc phần trung tâm của đới kiến tạo sinh khoáng Đà Lạt. Đới sinh khoáng Đà Lạt thuộc miền kiến tạo Nam Việt Nam, phía bắc giới hạn bởi đứt gãy ghép nối sâu xuyên vỏ Tuy Hòa - Đăk Lin - Stungtren, phía nam là đứt gãy sâu xuyên vỏ Vũng Tàu - Lộc Ninh - Krachia, phía tây của đới chiếm diện tích đáng kể của lãnh thổ Campuchia, phía đông là thềm lục địa Miền Nam Việt Nam. 3.2. ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA THIẾC - VOLFRAM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.2.1. Đặc điểm quặng hóa volfram Các biển hiện khoáng hóa, điểm mỏ và một số mỏ volfram đã thăm dò phân bố chủ yếu ở phía tây - tây Nam khu vực nghiên nghiên (Đắk R’Măng, Đăk Nông và Mé Pu - Đồi Cờ, Bình Thuận), a Trường quặng Đồi Cờ và trường quặng Đắk R’Măng - Đặc điểm cấu trúc địa chất + Trong trƣờng quặng Đồi Cờ có mặt các thành tạo thuộc hệ tầng La Ngà (J2ln), Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J2- K1đbl)-đá andezit, Hệ tầng Túc Trƣng (N2 - Q1tt), Hệ tầng Xuân Lộc (Q12xl) . Trƣờng quặng Đăk R’Măng có các trầm tích lục nguyên hệ tầng La Ngà, các thành tạo magma pluton - núi lửa tuổi Mesozoi muộn, các đá bazan và các trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ. + Các khối đá xâm nhập phức hệ Định Quán (K1đq) và phức hệ Cà Ná (K2cn) phan bố khá phổ biến trong trƣờng quặng Đồi Cờ. Trong trƣờng quặng Đăk R’Măng chỉ phân bố khối magma pha 2, phức hệ Cà Ná. Các thành tạo biến đổi nhiệt dịch chứa quặng gồm các đá greisen chứa quặng trong đới nội tiếp xúc và các mạch nhiệt dịch thạch anh chứa quặng phân bố trong cả đới nội và ngoại tiếp xúc giữa khối magma xâm nhập phức hệ Cà Nà và đá trầm tích lục nguyên hệ tầng La Ngà trong cả 2 trƣờng quặng.
- 9 + Trên diện tích khu vực hệ thống các đứt gãy khá phát triển, gồm có 2 nhóm đứt gãy là nhóm đứt gãy phƣơng ĐB - TN và ĐB –TN; trong đó chủ đạo là hệ thống ĐB -TN, có lịch sử phát triển lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi để các thể nhỏ granit phức hệ Cà Ná xâm nhập vào đá trầm tích hệ tầng La Ngà. Các đứt gẫy á kinh tuyến, á vĩ tuyến đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển, thẩm thấu nhiệt dịch, tích tụ khoáng hóa volfram, tạo nên các mạch, đới mạch thạch anh có chứa khoáng hóa volfram, thiếc. Quá trình uốn nếp và hoạt động của magmam xâm nhập tạo nên các mặt bong lớp đá và các đới khe nứt thớ chẻ ở cánh và vòm của nếp uốn là điều kiện thuận lợi các đá biến đổi và các thân khoáng nhiệt dịch chứa volframit. b. Đặc điểm quặng hóa Quặng volfram có hai loại: quặng sa khoáng (eluvi, deluvi) và quặng gốc. Các thân quặng gốc có ý nghĩa nhất trong khu Đồi Cờ và Đăk R’Măng. - Trường quặng Đồi Cờ + Đới khoáng hóa (đới quặng): Trên cơ sở tổng hợp tài liệu từ các công trình trƣớc, đã xác định đƣợc 2 đới khoáng hóa: đới khoáng hóa phân bố trong đá greisen (đới nội tiếp xúc) và trong đá cát bột kết biến đổi (đới ngoại tiếp xúc); đặc điểm phân bố và hình thái kích thƣớc đới khoáng hóa phân bố trong nội tiếp xúc và ngoại tiếp xúc có sự khác nhau ít nhiều. + Đặc điểm về hình thái, kích thước thân quặng: Kết quả nghiên cứu đã xác định và phân chia đƣợc 02 kiểu thân quặng gốc có đặc điểm khác nhau: Các thân quặng dạng đới: Là các đới mạng mạch thạch anh chứa volframit nằm trong đới nội tiếp xúc. Đới nội tiếp xúc là các đá granit bị greisen hóa với các mức độ khác nhau, chứa các hệ vi mạch thạch anh - volframit. Đến nay, mới khống chế đƣợc bề dày của đới quặng bằng lỗ khoan, nhƣng chƣa khống chế đƣợc độ sâu tồn tại theo hƣớng dốc. Trong trƣờng quặng Đồi Cờ, các thân quặng dạng đới kéo dài theo phƣơng ĐB - TN từ 118 m (TQ-7) đến 160 m (TQ-8, TQ-9, TQ-10). Góc dốc tƣơng đối ổn định 45- 600. Bề rộng của các thân quặng dạng đới lớn nhất ở phần trung tâm và hẹp về hai phía ĐB và TN, chiều dày từ 0,42 m (TQ-7) đến 26,21 m (TQ-10), trung bình 0,76 (TQ -7) đến 8,28 m (TQ-10) và biến đổi thuộc loại không ổn định (Vm = 65, 12 - 86,85%); nhìn chung các thân quặng có chiều dày lớn có cấu trúc phức tạp và sự biến đổi phức tạp hơn các thân quặng có chiều dày nhỏ. Theo chiều sâu các thân quặng có xu hƣớng mở rộng từ trên mặt đến độ sâu khoảng 40 - 50m và xuống sâu hơn bắt đầu có sự phân nhánh thành các mạch đơn độc lập và có khả năng kéo dài theo hƣớng dốc. Các thân quặng dạng mạch đơn: Gồm các mạch thạch anh chứa volframit phân bố ở đới ngoại tiếp xúc (đới đá cát bột kết bị biên đổi). Trong trƣờng quặng Đồi Cờ, các thân quặng dạng mạch đơn có chiều dài theo đƣờng phƣơng từ 57,3 m (TQ-1) đến 365,0m (TQ-11. Góc dốc tƣơng đối ổn định 42- 580. Chiều dày từ 0,15 (TQ-73) đến 1,79 m (TQ-2), trung bình 0,48 (TQ -3) đến 1,0 m (TQ-2) và biến đổi thuộc loại ổn định (TQ-4, TQ-5, TQ-6) không ổn định (TQ-1, TQ-2, TQ3, TQ6, TQ-11); Các thân quặng có chiều dày lớn, thì sự biến đổi chiều dày phức tạp hơn các thân quặng có chiều dày mỏng. - Trường quặng Đăk R’Măng + Hình thái - cấu trúc các thân quặng: Trong trƣờng quặng đã xác định đƣợc hai kiểu
- 10 thân quặng thạch anh - volframit là các thân quặng dạng mạch đơn và thân quặng dạng đới mạch. Các thân quặng phân bố ở phần vòm khối xâm nhập (đới nội tiếp xúc) phát triển theo hệ thống khe nứt hình quạt. Phần trung tâm khối, các thân quặng có thế nằm dốc, chuyển ra phần rìa khối, góc dốc thân quặng giảm dần. Theo chiều thẳng đứng, các thân quặng có sự thay đổi góc dốc theo quy luật tăng dần theo chiều sâu. Các thân quặng ở đới ngoại tiếp xúc không phân bố đều xung quanh khối xâm nhập mà chỉ tập trung ở rìa phía đông - đông bắc. * Đặc điểm đá biến đổi: - Trƣờng quặng Đồi Cờ: Đá biến đổi cạnh mạch thƣờng là thạch anh hóa, muscovit hóa với bề dày cả phía mái và trụ đều mỏng chỉ trong khoảng < 0,3m. - Ở trƣờng quặng Đăk R’Măng, phần đỉnh vòm khối và đới nội tiếp xúc thƣờng bị biến đổi greisen hóa dạng diện theo vòm hoặc theo bề mặt tiếp xúc với đá vây quanh. Một số đới biến đổi phát triển trong nội khối có dạng tuyến, phát triển theo phƣơng á kinh tuyến. Các đá biến đổi nhiệt dịch này có liên quan chặt chẽ với khoáng hóa, là tiền đề quan trọng trong tìm kiếm quặng volfram, thiếc trong khu vực. - Đá biến đổi cạnh mạch phổ biến là thạch anh hóa, muscovit hóa. * Đặc điểm thành phần vật chất quặng: - Trƣờng quặng Đồi Cờ: + Thành phần khoáng vật. Thành phần khoáng vật quặng theo các mẫu khoáng tƣớng và giã đãi gồm: volframit, casiterit, bismuthinit, topaz, pyrit, asenopyrit, ilmenit, magnetit, hematit, fluorit. Đây là tổ hợp cộng sinh điển hình cho kiểu quặng volframit nguồn gốc greisen. Khoáng vật quặng thứ sinh thƣờng gặp gồm gơethit, limonit. Khoáng vật phi quặng chủ yếu là thạch anh, muscovit. + Thành phần hóa học: Hàm lƣợng WO3 thay đổi trong khoảng khá rộng từ 0,1% đến 9,015%, trung bình từ 0,372 đến 1,575, quặng thuộc loại nghèo đến trung bình, phân bố không ổn định đến rất không ổn định (VC = 40,35 - 150,24%). Mức độ biến hóa hàm lƣợng WO3 phức tạp hơn chiều dày thân quặng. Hàm lƣợng Sn trong các thân quặng, hàm lƣợng Sn phân bố trong các thân quặng phức tạp hơn hàm lƣợng WO3; đặc biệt các thân có hàm lƣợng thiếc cao. Trong các thân quặng khoáng sản chính là W, Sn và Bi có hàm lƣợng thấp, chỉ có ý nghĩa là nguyên tố đi cùng. Kết quả xử lý thống kê tập mẫu lấy phân tích hóa quặng trong đá greisen và trong đá cát kết, bột lết biến biến đổi nhận thấy, hầu hết các nguyên tố phân bố theo mô hình phân bố hàm gamma, ngoại trừ WO3 trong đá biến đổi (đới ngoại tiếp xúc) phân bố theo hàm log chuẩn. Hàm lƣợng WO3 và Bi trong đới khoáng hóa phân bố trong đới greisen cao gấp hơn hai lần trong đới khoáng hóa phân bố trong đá cát kết, bột kết bị biến đổi; hàm lƣợng Sn và As trong hai đới khoáng hóa là tƣơng tự nhau và rất thấp. Hàm lƣợng các nguyên tố Sn, WO3, As, Bi phân bố thuộc loại rất không đồng đều đến đặc biệt không đồng đều; riêng Sn phân bố thuộc loại không đồng đều. Nhìn chung sự phân bố của các nguyên tố này trong đới quặng (hay đới khoáng hóa) phức tạp hơn so với trong các thân quặng công nghiệp. Kết quả xử lý thống kê và độ tập trung các nguyên tố theo tài liệu phân tích ICP, rút ra một số nhận xét sau: Hàm lƣợng các nguyên tố phân bố chủ yếu theo hàm phân bố gamma, một số phân bố dạng hàm log chuẩn. Hàm lƣợng trung bình một số nguyên tố đi cùng Bi, Cu, Nb, Y
- 11 trong 02 đới khoáng hóa là tƣơng đồng nhau; hàm lƣợng Sn, As, Ce, Mo trong đá cát bột kết biến đổi (đới ngoại tiếp xúc) cao hơn trong đới greisen (đới nội tiếp xúc); ngƣợc lại Pb và Zn trong đới greisn cao hơn trong đới đá cát bột kết bị biến đổi. Độ tập trung của các nguyên tố W, Sn, Bi, As trong 02 đới đều rất cao (K>100), tiếp đến là Li, Mo, Ta (K >5÷>10); sự khác biệt trong hai đới này là sự tập trung của Pb trong greisen cao hơn hẳn trong đới đá biến đổi và ngƣợc lại Be và Sb trong đới đá biến đổi cao hơn trong đới greisen. + Kết quả tính toán hệ số tƣơng quan cặp tổng hợp trong phụ lục. Dựa vào hệ số tƣơng quan cặp có thể thấy mối quan hệ tƣơng quan giữa các nguyên tố W, Sn với các nguyên tố đi cùng trong đới greisen và trong đới đá biến đổi có sự khác nhau, cụ thể: Trong đới greisen tạo thành 04 tổ hợp các nguyên tố có mối quan hệ thuận khá chặt chẽ với nhau là: i) W có quan hệ tƣơng đối chạt chẽ với Bi (R = 0,33); ii) Sn quan hệ khá chặt với Nb và Ta, Y (R = 0,27 - 0,83); iii) Li quan hệ với As và giữa chúng có quan hệ khá chặt với K2O và TiO2 (R = 0,26 - 0,78) và iv) B có quan hệ tƣơng đối chặt chẽ với V (R = 0,49). Trong đới đâ cát kết, bột kết bị biến đổi (đới ngoiaj tiếp xúc)) có 04 tổ hợp các nguyên tố có mối quan hệ thuận tƣơng đối chặt chẽ với nhau là: i). W có quan hệ khá chặt chẽ với Bi, Nb, Ta và có quan hệ tƣơng đối chặt chẽ với Mo (R = 0,22 - 0,64); ii) As có quan hệ chặt chẽ với Cu và giữa chúng có quan hệ thuận Sc (0,22 -0,71); iii) Li quan hệ khá chặt với Ga và cả 02 nguyên tố này đều có quan hệ chặt chẽ với K2O và TiO2 (R = 0,36 -0,77); B có quan hệ thuân chặt chẽ với Zn và giữa chúng có quan hệ với V (R = 0,43 - 0,63). Từ các kết quả nghiên cứu, rút ra tổ hợp các nguyên tố chỉ thị để tìm kiếm volfram và thiếc trong khu vực bằng phương pháp địa hóa nguyên sinh là W, Sn, Bi, Ta, Nb, As, Li, Mo, Be và Pb. Các nguyên tố này có quan hệ với W, Sn và có độ tập trung khá cao trong cả đới greisen và đới đá cát bột kết bị biến đổi. - Trường quặng Đăk R’Măng + Thành phần khoáng vật: Thành phần khoáng vật tại hai kiểu thân khoáng đều giống nhau. Khoáng vật phi quặng chủ yếu là thạch anh, muscovit. Tổ hợp khoáng vật quặng phổ biến gồm: volframit, arsenopyrit, casiterit, bismuthinit, sheelit, trong đó volframit là khoáng vật quặng có ý nghĩa công nghiệp. Ngoài ra, còn một số khoáng vật quặng gặp tần suất nhỏ hơn gồm: pyrit, magnetit, ít gặp hơn nữa là chalcopyrit, galenit, sphalerit. Trong đá greisen, greisen hóa có mặt các khoáng vật chủ yếu là thạch anh, muscovit, chlorit, ngoài ra còn có turmalin, fluorit với hàm lƣợng không đáng kể. + Thành phần WO3 và các nguyên tố liên quan: Bảng 3.1. Hàm lƣợng WO3, Sn trong các kiểu thân quặng Hàm lƣợng WO3 % Hàm lƣợng Sn % Kiểu thân quặng Trung Min Max Min Max Trung bình bình Mạch đơn 0,03 4,99 0,51 0,01 3,75 0,09 Đới mạch 0,04 2,42 0,32 0,02 1,14 0,1 Chung 0,03 4,99 0,41 0,01 3,75 0,1
- 12 Bảng 3.2: Hàm lƣợng các nguyên tố W, Sn, Bi, As, Mo trong thân quặng volframit Nguyên tố (%) TT Mức hàm lƣợng W Sn As Bi Mo 1 Các thân quặng mạch đơn Hàm lƣợng cao nhất 2,762 0,37 0,86 0,133
- 13 + Sự khác nhau về hình thái các thân quặng chủ yếu do đặc điểm cấu tạo, kiến trúc và tính chất cơ lý của đá vây quanh. Trong các đá granit bị greisen hóa thường phát triển các đới khe nứt, cà nát hơn so với trong tầng đá cát kết, bột kết, sét kết bị biến đổi nên thường tạo thân quặng dạng đới mạch. + Hàm lượng WO3 biến đổi trong khoảng khá rộng từ 0,1% đến 9,015%, trung bình từ 0,372% đến 1,575 %, quặng thuộc loại nghèo đến trung bình, phân bố không ổn định đến rất không ổn định. Mức độ biến hóa hàm lượng WO3 và Sn trong các thân quặng công nghiệp phức tạp hơn chiều dày thân quặng. Trong các thân quặng khoáng sản chính là W, Sn và Bi là nguyên tố đi cùng. + Đá biến đổi cạnh mạch phổ biến là thạch anh hóa, muscovit hóa. - Đối với trường quặng Đắk R’Măng + Đặc điểm phân bố W và các nguyên tố đi cùng (Sn, As, Bi, Cu, Mo, Pb, Zn, Li, Be) trong thân quặng dạng mạch và thân quặng dạng đới mạch phân bố ở trường quặng Đăk R’ Măng có sự khác nhau ít nhiều so với trường quặng Đồi Cờ. + Hàm lượng các nguyên tố Cu, Pb, Be trong 02 kiểu thân quặng ở mức thấp và tương tự nhau; ngược lại các nguyên tố Zn và Li trong các thân quặng dạng mạch đơn cao hơn nhiều so với thân quặng dạng đới mạch. + Phần đỉnh vòm khối và đới nội tiếp xúc thường bị biến đổi greisen hóa dạng diện theo vòm hoặc theo bề mặt tiếp xúc với đá vây quanh. Một số đới biến đổi phát triển trong nội khối có dạng tuyến, phát triển theo phương á kinh tuyến. Các đá biến đổi nhiệt dịch này có liên quan chặt chẽ với khoáng hóa, là tiền đề quan trọng trong tìm kiếm quặng thiếc, volfram trong khu vực. 3.2.2. Đặc điểm quặng hóa thiếc Trong phạm vi diện tích nghiên cứu, các biển hiện khoáng hóa, điểm mỏ và một số mỏ thiếc đã thăm dò phân bố chủ yếu ở trung tâm và Đông Bắc (mỏ thiếc Núi Cao, Lâm Đồng và thiếc Suối Giang, Tạp Lá Ninh Thuận, Khánh Phú, Khánh Hòa, ….). a. Trường quặng Bắc Đà Lạt (vùng Núi Cao) * Đặc điểm cấu trúc địa chất - Địa tầng: Tham gia vào cấu trúc trƣờng quặng Bắc Đà Lạt có mặt các phân vị địa tầng sau: Các đá trầm tích lục nguyên của hệ tầng La Ngà (J2ln) và các trầm tích vụn và núi lửa hệ tầng Đơn Dƣơng (K2đd) - Các thành tạo magma xâm nhập: Bao gồm các đá xâm nhập pha 2, phức hệ Định Quán (Gdi/Kđq2) và đá magma xâm nhập Phức hệ Cà Ná (G K2cn) có liên quan chặt chẽ về nguồn gốc với khoáng hóa thiếc - volfram trong đới Đà Lạt. - Đứt gãy: Trong phạm nghiên cứu, các đứt gãy thể hiện rõ theo 3 phƣơng: ĐB - TN, TB - ĐN, á kinh tuyến, á vĩ tuyến. Các hệ thống đứt gãy lớn phƣơng ĐB - TN và TB - ĐN có vai trò quan trọng, tạo điều kiện hình thành các khối granit và dẫn nhiệt dịch chứa quặng nội sinh, các đới dập vỡ, khe nứt kèm theo chúng có vai trò chứa, tích tụ quặng. Trong luận án, NCS tập trung giới thiệu các mỏ, điểm quặng thiếc gốc đã đƣợc thăm dò nhằm xác định quy luật phân bố và xây dựng cơ sở để dự báo quặng theo diện và theo chiều sâu. * Đặc điểm quặng hóa - Đặc điểm về hình thái, kích thước thân quặng:
- 14 + Khu Đồi 1713 đã xác định 6 thân quặng thiếc, trong đó có 5 thân quặng thiếc đã tính đƣợc trữ lƣợng cấp 122. Theo thế nằm, các thân quặng tƣơng đối ổn định theo phƣơng, đều cắm dốc. Các mạch quặng E 2, 4, 5 cắm về ĐB, các mạch quặng E 6, 8, 9 cắm ngƣợc lại về TN. Đá vây quanh là granodiorit, granodiorit porphyr, cạnh mạch đá bị greisen hóa chứa turmalin. Các thân dạng mạch đơn kéo dài theo phƣơng TB – ĐN khoảng 150 - 200m, cắm về TN với góc dốc 65- 700 và duy trì theo hƣớng dốc đến 85m. Thân quặng có chiều dày thay đổi từ 0,61 - 3,92m, trung bình 1,29m. + Khu Đồi 1535 đã xác định và khoan nối đƣợc 01 thân quặng công nghiệp (TQ.D2); thân quặng dạng mạch, cắm về đông bắc, với góc dốc 60 -700, kéo dài theo đƣờng phƣơng khoảng 50 m, theo hƣớng dốc gần 80 m, dày 0,45 – 2,75 m. + Khu Đông Núi Khôn đã xác định 9 thân quặng phân bố trong tầng đá riolit hệ tầng Đơn Dƣơng; trong đó đã xác định trữ lƣợng, tài nguyên cho 3 thân quặng TQ.C1A, TQ.C2A, TQ.C3A. Thân quặng kéo dài phƣơng TB – ĐN khoảng 115 – 120m, cắm về TN với góc dốc 800, tồn tại theo hƣớng dốc 30 – 70m, chiều dày mỏng đến trung bình (0,45 – 3,54 m). - Đặc điểm thành phần vật chất quặng: + Thành phần khoáng vật: Tổng hợp kết quả phân tích mẫu cho thấy, các khoáng vật quặng gồm: casiterit, pyrit, chalcopyrit, arsenopyrit, hematit, đáng chú ý là rất ít khi gặp volframit. Các khoáng vật không quặng bao gồm thạch anh, turmalin, muscovit, chlorit, sericit. + Thành phần hóa học: Tổng hợp tài liệu phân tích hóa cơ bản ở các khu mỏ Đồi 1713, Đồi 1535 và khu Đông Núi Khôn, hàm lƣợng Sn từ 0,10% (TQ.E1, TQ.E6, TQ.E7 - Đồi 1713) đến 3,76% (TQ.E4 - Đồi 1713), trung bình đến 1,96% (TQTQ.4 - Đồi 1713). Kết quả xác định độ tập trung của các nguyên tố (K= hàm lƣợng TB trị số Clark) trong quặng theo tài liệu phân tích ICP, cho thấy các nguyên tố có độ tập trung cao là Sn ( k = 2.926,8), Bi (1.100), tiếp đến là B (262,8), As (144,7), Nb (140,9), Ag (114,3), Cu (43,3), Cd (38,5), Pb (28,8), các nguyên tố Ni, Sr, V, Y có độ tập trung rất thấp ( K ≤ 1,0). Ngoài thiếc, hàm lƣợng B khá cao, chứng tỏ các dung dịch tạo quặng chứa lƣợng chất bốc đáng kể; hàm lƣợng Bi, As, Cu tƣơng đối cao và có độ tập trung khá lớn, chứng tỏ các mạch quặng đã thăm dò thuộc phần trên của kiểu quặng nhiệt dịch nhiệt độ trung bình, cao; Nb có hàm lƣợng đáng kể, với độ tập trung khá cao cũng là đặc điểm riêng của quặng thiếc trong khu vực nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu, rút ra một số kết luận sau: - Trong các thân quặng, thành phần khoáng vật và nguyên tố tạo quặng tương đối đồng nhất. Thành phần nguyên tố tương đối đơn giản, nghèo WO3, Bi, As. Trong một số thân quặng có khả năng thu hồi được vàng như thành phần đi kèm; đây là cũng là đặc điểm của quặng thiếc trong khu vực nghiên cứu. - Biến đổi cạnh mạch là các đá greisen chứa turmalin. Chưa ghi nhận được các biểu hiện dập vỡ, cà nát dọc các mạch quặng. - Các mạch quặng có phương kéo dài TB - ĐN và tạo thành hai nhóm thân quặng mạch có hướng cắm ngược nhau (ĐB và TN và TN); trong đó, các thân cắm về TN có khả năng tồn tại sâu hơn. Quặng chủ yếu có dạng lấp đầy các khe nứt tách có độ mở nhất định. - Quặng thiếc trong trường quặng Bắc Đà Lạt có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trung bình, cao ; magma sinh quặng là xâm nhập granitoit tuổi Kreta muộn thuộc phức hệ Cà Ná. Các mạch quặng thạch anh - turmalin - casiterit phân bố trong tầng đá núi lửa acid.
- 15 b. Trường quặng Du Long * Cấu trúc địa chất - Địa tầng: Tham gia vào cấu trúc địa chất gồm: Các đá núi lửa của hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3 đbl, các đá núi lửa của hệ tầng Đơn Dƣơng (K2đd). Các thân quặng thiếc gốc có triển vọng và đạt hàm lƣợng công nghiệp đều tập trung vào ranh giới tiếp xúc giữa granitoit phức hệ Cà Ná và các đá phun trào của hệ tầng Đơn Dƣơng. - Các đá magma xâm nhập: Các khối đá xâm nhập của phức hệ Cà Ná (G K2cn) chiếm phần lớn diện tích của cấu trúc. Trong đó, các đá granit sáng màu phức hệ Cà Ná (G/K2cn) tạo nên các diện lộ lớn trong khu Du Long, gồm hai pha xâm nhập. Trong đó, các đá xâm nhập pha 2 của phức hệ Cà Ná có mối liên quan tạo khoáng chặt chẽ với Sn, W, Mo trong vùng. - Các đứt gãy: Trong vùng phát triển đã ghi nhận rất nhiều đứt gãy, đới dập vỡ, khe nứt theo các phƣơng khác nhau. Trong đó, có hai hệ thống đứt gãy chính: hệ thống đứt gãy phƣơng ĐB-TN và hệ thống đứt gãy phƣơng TB-ĐN. Ngoài ra còn phổ biến các hệ thống đứt gãy nhỏ hơn phƣơng á vĩ tuyến, á kinh tuyến * Đặc điểm quặng hóa - Đặc điểm về hình thái, kích thước thân quặng: + Khu Suối Giang: Tồn tại 1 đới khoáng hoá phân bố dọc theo ranh giới tiếp xúc giữa magma xâm nhập phức hệ Cà Ná với các thành tạo hệ tầng Đơn Dƣơng, rộng từ 50 đến 100m, dài 700m. Trên bình đồ, than quặng kéo dài phƣơng ĐB – TN, kết quả thăm dò đã khoanh định 6 thân quặng thiếc gốc dạng đới mạch, cắm dốc đứng về ĐN (130-15075- 850)., kéo dài theo đƣờng phƣơng từ 140 - 260m, theo hƣớng cắm 20 - 120m, chiều dày trung bình 1,08 m(TQ1) đến 1,95 m (TQ.2). Bản chất của các mạch quặng là đới có mật độ khe nứt song song dày đặc, bị biến đổi mạnh thành greisen chứa quặng, thƣờng có màu xám xanh. Hầu hết các gân mạch thạch anh trong đới greisen có bề dày nhỏ từ 1 đến vài cm. Dọc theo thân quặng gặp các hiện tƣợng biến đổi thạch anh hóa, chlorit hóa. Mức độ biến đổi greisen hóa trong thân quặng thƣờng không đồng đều. Bề rộng của đới greisen thay đổi đến 40m. + Khu Tạp Lá: Đã phát hiện 18 thân quặng thiếc gốc. Các thân quặng có dạng mạch với các bƣớu, đoạn thắt khá phức tạp. Đá vây quanh các thân quặng là granit hai mica hạt nhỏ - trung, quặng chủ yếu nằm trong đới biến đổi greisen hoá thuộc đới nội tiếp xúc giữa granit biotit phức hệ Cà Ná và đá phun trào ryolit hệ tằng Đơn Dƣơng. Thân quặng chủ yếu dạng đới mạch, kéo dài 80 m (TQ1A -TL, 1D -TL, 2 - TL, …) đến 380 m (6A – TL), theo hƣớng dốc 30 – 80 m,. Thân quặng cắm về tây, TB đến TN, với góc cắm thay đổi mạnh (5 -100 đến 75 - 800); chiều dày trung bình 0,8m (TQ1C- TL) đến 4,0 m(TQ3- TL). - Đặc điểm thành phần vật chất quặng + Thành phần khoáng vật: Thành phần khoáng vật tại các khu mỏ thuộc trƣờng quặng Du Long khá giống nhau, thuộc kiểu thạch anh - casiterit phân bố trong đới greisen. Các khoáng vật phổ biến là specularit, casiterit, magnetit, pyrit. THCSKV điển hình là specularit - casiterit - magnetit – (+ pyrit). Các khoáng vật ít phổ biến gồm galenit, sphalerit, chalcopyrit, molipdenit, volframit, ilmenit, galenobismutin. Điều khác biệt chủ yếu so với trƣờng quặng Bắc Đà Lạt là không có hoặc rất hiếm khi gặp arsenopyrit, thƣờng gặp molipdenit và hàm lƣợng các khoáng vật sulfua khác thấp hơn hẳn + Thành phần hóa học: Hàm lƣợng Sn trong các thân quặng tổng hợp trong bảng 3.4.
- 16 Bảng 3.4: Tổng hợp hàm lƣợng và chiều dày các thân quặng khu Suối Giang Hình thái thân Bề dày Hàm lƣợng Sn (%) TT Thân quặng quặng (m) Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 1 1 Đới mạch 1,08 0,11 1,88 0,39 2 1A Đới mạch 1,54 0,1 1,8 0,46 3 2 Đới mạch 1,95 0,11 2,71 0,71 4 6 Đới mạch 1,85 0,1 1,74 0,39 Kết quả xử lý thống kê các nguyên tố 45 phân tích ICP tổng hợp trong bảng 3.5. Bảng 3.5: Kết quả tính thống kê hàm lƣợng nguyên tố theo tài liệu phân tích ICP trong các thân quặng thuộc trƣờng quặng Du Long (đã loại mẫu đặc cao) Hàm lƣợng (ppm) Quân Hệ số Hàm Nguyên Phƣơng sai Độ Độ phƣơng biến thiên phân tố Min Max TB (σ2) nhọn lệch bố sai (σ) (V%) Mo < 10 610 86,0 132,78 17.630,22 8,68 2,86 154,49 Gamma As
- 17 - Hàm lượng Sn, WO3 trong các thân quặng công nghiệp dao động trong phạm vi khá lớn, phân bố thống kê log chuẩn hoặc hàm phân bố gamma và phân bố không ổn định đến rất không ổn định. Mức độ biến đổi hàm lượng phức tạp hơn chiều dày thân quặng, quặng thuộc loại nghèo đến trung bình. Vì vậy, khi lựa chọn mạng lưới bố trí công trình thăm dò cần lưu ý đến đặc điểm này. - Các nguyên tố tạo quặng chính (W, Sn) và nguyên tố đi cùng (Bi, Li, Ta, Mo, Pb) phân bố trong thân quặng dạng mạch đơn, mạch thấu kính có sự khác biệt đáng kể so với thân quặng dạng đới mạch và giữa các trường quặng cũng có sự khác nhau rõ rệt. Tại trường quặng Núi Cao; ngoài thiếc, các nguyên tố đi cùng có hàm lượng rất thấp, không có ý nghĩa. Ngược lại, tại trường quặng Đồi Cờ; ngoài volfram, còn có một số nguyên tố đi cùng, trong đó đáng chú ý là Sn, Bi. - Giai đoạn tạo quặng và THCSKV: THCSKV điển hình là specularit - casiterit - magnetit + pyrit. Các khoáng vật ít phổ biến gồm galenit, sphalerit, chalcopyrit, molipdenit, volframit, ilmenit, galenobismutin. Sự khác biệt của trường quặng Du Long so với trường quặng Bắc Đà Lạt là không có hoặc rất hiếm khi gặp arsenopyrit, thường gặp molipdenit và hàm lượng các khoáng vật sulfua thấp hơn hẳn. - Nhận định kiểu nguồn gốc: Theo Trần văn Miến và nnk [22], quặng thiếc trong khu vực đƣợc hình thành trong hai giai đoạn, với sự có mặt rộng rãi greisen và các khoáng vật sinh thành ở nhiệt độ cao (volframit, hematit); từ đó, tác giả cho rằng quặng thiếc của các thân quặng này thuộc kiểu thạch anh - casietrit thành tạo trong điều kiện nhiệt dịch nhiệt độ trung bình (150 - 2650C) đến cao và nhiệt dịch nhiệt độ cao (295 - 4250). Trên cơ sở các kết quả khảo sát bổ sung, kết hợp xử lý, tổng hợp tài liệu thăm dò và các công trình nghiên cứu trƣớc ; kết hợp tài liệu phân tích mẫu bao thể, nghiên cứu sinh cho rằng quặng thiếc, volfram trong khu vực nghiên cứu có nguồn gốc nhiệt dịch. Magma sinh quặng là các xâm nhập granitoit tuổi Kreta muộn thuộc phức hệ Cà Ná. 3.3. PHÂN VÙNG TRIỂN VỌNG 3.3.1. Tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm a. Các tiền đề tìm kiếm quặng thiếc, volfram * Tiền đề magma Tại khu vực Lâm Đồng - Khánh Hòa, W, Sn có mối liên quan chặt chẽ với các đá granit pha 2, phức hệ Cà Ná. Các đá của phức hệ này xuyên cắt đá núi lửa hệ tầng Đơn Dƣơng và các trầm tích hệ tầng La Ngà. * Tiền đề cấu trúc - kiến tạo - Các đới đứt gãy phƣơng ĐB - TN đóng vai trò khống chế cấu trúc các trƣờng quặng, mỏ điểm mỏ, thiếc, volfram trong khu vực. Hệ thống đứt gãy phƣơng TB - ĐN đóng vai trò tạo nên các cấu trúc thuận lợi để tích tụ quặng; yYếu tố cấu trúc, uốn nếp. - Các tiền đề khác gồm có: tiền đề đá biến đổi, tiền đề địa mạo. b. Các dấu hiệu tìm kiếm Kết quả đã xác định và làm rõ vai trò của các dấu hiệu tìm kiếm thiếc, volfram gốc trong khu vực, gồm: Vết lộ thân quặng; các vành phân tán tản lăn và trọng sa; Các vành phân tán địa hóa nguyên sinh, thứ sinh; dị thƣờng địa vật lý và các đới biến đổi nhiệt dịch cạnh mạch. 3.3.2. Nguyên tắc phân vùng triển vọng
- 18 Trên cơ sở tổng hợp các khoáng sàng, biểu hiện khoáng sản, điểm khoáng hoá đã biết trên diện tích khu vực nghiên cứu; kết hợp phân tích các tiền đề về địa chất, tiền đề cấu trúc khống chế quặng hoá; các dấu hiệu vành phân tán trọng sa, địa hoá; các dị thƣờng địa vật lý; các đới biến đổi gần quặng và các dấu hiệu trực tiếp hoặc gián tiếp để khoanh định các diện tích triển vọng khoáng sản theo 6 cấp A-I, A-II, B-I, B-II, C và D. 3.3.3. Kết quả phân vùng triển vọng Dựa vào nguyên tắc phân vùng và tài liệu đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản khu cực tỷ lệ 1: 50.0000, 1: 200.0000, kết hợp các tiền đề, dấu hiệu và kết quả của các báo cáo tìm kiếm, điều tra đánh giá, thăm dò, diện tích nghiên cứu đƣợc phân chia và khoành định các vùng có mức độ triển vọng đối về khoáng sản thiếc, volfram gồm: - Các diện tích rất có triển vọng A-1: Gồm các diện tích Đắk R’Măng (1A-1, 1,5km2) và Đồi Cờ - Mê Pu (2A-1, 2,0km2), Núi Cao (3A-1, 2,6km2), Suối Giang (4A-1, 1,0km2), thuộc các diện tích đã đƣợc thăm dò và đang khai thác. - Các diện tích rất có triển vọng A-2: Gồm các diện tích phía Nam Đồi Cờ - Mê Pu (1A- 2, khoảng 110 km2), tây bắc và bắc Núi Cao (2A-2, 15,0km2), Tạp Lá (3A-2, 4,0km2) thuộc các diện tích này khoáng sàng thiếc, volfram đã đƣợc tìm kiếm, đánh giá và đang bị dân khai thác bất hợp pháp. - Các diện tích có triển vọng B-1: Gồm có 4 diện tích từ 1B-I đến 4B-1 với các khoáng sản chính sau: Volfram có 01 diện tích (1B-1, DT 0,5km2) đới chứa quặng W thuộc địa phân xã Khánh Thành, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Thiếc gồm các diện tích Khánh Phú (2B - 1, DT 4,0km2), Khu Bắc Long Lanh (3B-1, 0,2km2), khu Lán Tranh (4B-1, 0,4km2) thuộc các diện tích này khoáng sàng thiếc đã đƣợc tìm kiếm, đánh giá tỷ lệ 1:10.000. - Các diện tích có triển vọng B – 2: Volfram có 02 diện tích: khu Núi Cagne (1B - 2), khu Bắc đỉnh Cagne - Pang Xim (2B- 2). Thiếc gồm các diện tích Bắc Xuân Thành (3B-2), Khu Đông Đa Nhim (4B- 2), Ma Tuy (5B- 2), Động Thông (6B- 2) thuộc các diện tích này khoáng sàng thiếc đã đƣợc tìm kiếm, đánh giá tỷ lệ 1:50.000. - Các diện tích chưa rõ triển vọng C: Gồm 4 diện tích từ 1C đến 4C là các diện tích có tiền đề địa chất ít thuận lợi, có mặt một số vành phân tán trọng sa, địa hoá về thiếc, volfram, nhƣng chƣa phát hiện đƣợc biểu hiện quặng gốc. Những diện tích này cần đƣợc khảo sát điều tra bổ sung. - Các diện tích không có triển vọng D: Trên diện tích này có tiền đề địa chất và yếu tố khống chế quặng ít thuận lợi hoặc không rõ ràng, vắng mặt các biểu hiện quặng hoá. CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÀ TÀI NGUYÊN VÀ ĐỊNH HƢỚNG CÔNG TÁC ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ - THĂM DÕ 4.1. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN THIẾC - VOLFRAM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4.1.1. Kết quả đánh giá tài nguyên xác định a. Phương pháp tính trữ lượng, tài nguyên xác định Phƣơng pháp tính trữ lƣợng áp dụng cho các thân quặng dạng mạch đơn là phƣơng pháp mặt cắt chiếu thẳng dọc thân quặng. Thân quặng dạng đới mạch có chiều dày lớn là phƣơng pháp mặt cắt song song thẳng đứng.
- 19 Tại khu vực Đồi cờ, khoáng sản đi kèm với volfram là Sn, sử dụng phƣơng pháp tính trực tiếp cho từng khối tính trữ lƣợng WO3 theo kết quả phân tích mẫu đơn. Các khu vực khác sử dụng phƣơng pháp tƣơng tự khu vực Đồi Cờ và khu vực Núi Cao để tính trữ lƣợng (cấp 122) và tài nguyên xác định (cấp 222, cấp 333). b. Kết quả Trên cơ sở tổng hợp kết quả tính trữ lƣợng, tài nguyên Sn, W trong các báo cáo đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyển phê duyệt, NCS đã tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh bổ sung theo các phƣơng pháp tính trữ lƣợng tài nguyên trình bày ở chƣơng 2. Kết quả tổng hợp trong bảng 4.1. Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả tính tài nguyên Sn, WO3 đã xác định khu vực nghiên cứu Kim loại (tấn) Trƣờng Trữ lƣợng quặng (103 tấn) Khu mỏ Sn WO3 quặng 122 333 Tổng 122 333 Tổng 122 333 Tổng Bắc Đà Mỏ thiếc 177,4 153,4 330,8 960,9 1.160,4 2.121,3 Lạt đồi 1713 (vùng Đồi 1535 27,4 18,2 45,6 130,3 127,6 257,9 Núi Đông Núi 12,9 35,1 13,0 131,5 431,6 563.1 Cao) Khôn Tổng 217,7 206,7 389,4 1.222,7 1.719,6 2.942,3 Đồi Cờ Đồi Cờ 211,2 222.928,6 434.139,7 88,2 100,9 189,1 1.337 1.528,2 2.865,2 - Mê Pu Đắk Khu Đắk 1.626,7 1.626,7 518,4 518,4 R’Măng R’Măng Du Khu Suối 4.202,0 4.202,0 Long Giang Tổng 1.310,9 7.649,2 8960,1 1.337 2.046,6 3.383,6 - Tổng tài nguyên thiếc đã xác định (trữ lƣợng 122 và tài nguyên 333) là 8960,1 tấn Sn, tập trung chủ yếu ở trƣờng quặng Du Long (chiếm hơn 46,9%), tiếp đến là Khu vực Núi Cao, thuộc trƣờng quặng Bắc Đà lạt (chiếm gần 32,84%), Khu Đắk R’Măng, Đồi Cờ chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ là khoáng sản đi kèm volfram. - Tổng tài nguyên WO3 đã xác định (trữ lƣợng cấp 122 + tài nguyên cấp 333) là 3.383,6 tấn, tập trung chủ yếu khu mỏ Đồi Cờ, trƣờng quặng Đồi Cờ - Mê Pu (chiếm gần 85%) 4.1.2. Dự báo triển vọng quặng ẩn, sâu khu vực Lâm Đồng – Khánh Hòa a. Các dấu hiệu dự báo khả năng tồn tại quặng ẩn, sâu - Quy mô quặng hóa: Các đới khoáng (đới quặng) hóa thiếc có quy mô khá lớn, phần lộ trên mặt kéo dài theo đƣờng phƣơng từ > 300 m (Động Thông, Khe Đen) đến 670 m (Suối Giang), chiều rộng từ 50 m (Đắk R’Măng). Các đối khoáng hóa volfram kéo dài 450 m (Nam Đồi Cờ - Pê Mu) đến 650 m (Bắc Cagne), rộng 50 m (Bắc Cagne, Đắk R’Măng) đến 130 m (Đồi Cờ). Theo Iu.V. Lir và nnk (1984), độ sâu thân quặng thƣờng tƣơng quan thuận với chiều dài (H = 1 2 L đến 1 4L; trong đó L chiều dài đới quặng, H độ sâu tồn tại theo hƣớng dốc); theo quan điểm này, thì chiều sâu tồn tại các đới quặng thiếc trong khu vực nghiên cứu từ 100 m (Tạp Lá, Động Thông, Ke Đen) đến 200 m (Núi Cao) hoặc hơn. Độ sâu tồn tại của các đới quặng volfram từ 150 m (Đồi Cờ, Nam Đồi Cờ) đến 200 m (Đắk R’Măng).
- 20 - Biểu hiện khoáng sản ẩn, sâu: Trong diện tích nghiên cứu đã xác định sự tồn tài một số thân quặng dƣới sâu, cách mặt đất ở độ sâu đến 120m so với bề mặt địa hình hiện tại (quặng volfram khu vực Đồi Cờ). - Mức độ bóc mòn: Trƣờng quặng Sn Bắc Đà Lạt, các thể xâm nhập pha 2 của phức hệ cà Ná có diện lộ nhỏ và phân bố rải rác. Tại đó chƣa ghi nhận đƣợc các thân quặng thiếc, các thân quặng đã phát hiện chủ yếu dạng mạch đơn phân bố trong đới ngoại tiếp xúc. Trong các mạch quặng có chứa hàm lƣợng đáng kể B, Li, As. Điều đó cho thấy các mạch quặng đã phát hiện và ghi nhận trong trƣờng quặng thuộc phần trên. Trƣờng quặng Sn Du Long, trong greisen và các thân quặng không có turmalin, nhƣng có fluorit và topa. Trong quặng luôn có mặt spescularit, tại một số vị trí gặp molipdenit, vắng mặt hoặc có rất ít arsenopyrit và chalcopyrit. So sánh các đặc điểm nêu trên với các mô hình tạo quặng thạch anh - casiterit, thì mức độ bóc mòn đến đến phần sâu. Đây là diện tích ít có khả năng tồn tại các thân quặng thiếc ẩn sâu. Trƣờng quặng volfram Đồi Cờ, tài liệu thăm dò tại khu Đồi Cờ đã xác định đƣợc các thân quặng đến độ sâu 120m. Tại phía nam và đông nam khối granit Đồi Cờ đã xác định các đá cát kết, bột kết, sét kết bị biến đổi; trong đó có nhiều mạch quặng volframit. Khối granit Đồi Cờ phân bố không sâu so với bề mặt địa hình hiện tại và có diện lộ nhỏ (2 - 3km2); nghĩa là mức độ bóc mòn là chƣa nhiều. Đây là diện tích có nhiều khả năng phát hiện các thân quặng volfram ẩn, sâu. Trƣờng quặng volfram Đăk R’Măng: Tại khu mỏ có sự phân đới ngang khá rõ (Trần văn Miến và nnk, [22]. Kết quả xử lý tài liệu từ các công trình trƣớc nhận thấy cấu trúc mỏ Đăk R’Măng có nhiều đặc điểm tƣơng đồng với khu vực Đồi Cờ. Theo tài liệu thăm dò, sƣờn phía bắc và đông bắc khối thoải hơn và có hình thái phức tạp hơn so với sƣờn phía tây và tây nam. Với dẫn liệu trên, thì trong diện tích này có khả năng tồn tại quặng volfram ẩn sâu, có thể đến độ sâu 200 m hoặc hơn. Từ các kết quả nêu trên, thì trƣờng quặng Bắc Đà Lạt là diện tích có triển vọng về quặng thiếc ẩn, sâu; trƣờng quặng Đồi Cờ và Đắk R’Măng có triển vọng quặng volfram ẩn sâu. Đây là các diện tích cần đƣợc quan tâm nghiên cứu, phát hiện và đánh giá triển vọng về quặng thiếc, wolram ẩn sâu trong thời gian tới. b. Phương pháp dự báo quặng volfram, thiếc dưới sâu Phƣơng pháp đánh giá độ sâu theo hƣớng dốc của thân quặng theo độ dài đƣờng phƣơng đã và đang đƣợc các nhà địa chất Nga sử dụng hiệu quả trong thực tế nghiên cứu, đánh giá tài nguyên các mỏ quặng nhiệt dịch trên lãnh thổ Cộng hòa Liên bang Nga, Mông Cổ và một số nƣớc trƣớc đây thuộc Liên Xô. Bảng 4.2: Kích thƣớc trung bình của các thân quặng nhiệt dịch theo L. N. Ovchinikov, 1968 và tỷ lệ chiều sâu theo hƣớng dốc với chiều dài của đƣờng phƣơng theo Iu.V.Lir, 1984 Thân quặng dạng mạch Thân quặng BCTĐ Tỷ lệ k = h/l Loại quặng m l h m l h Dạng mạch BCTĐ Chì và kẽm 3.11 850 244 24 310 217 0.3 0.7 Vàng 1.2 800 524 12 310 553 0.6 1.8 Molibden 0.91 500 235 66 250 453 0.5 1.8 Đồng 2.15 350 488 105 550 340 1.5 0.8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn