BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT<br />
ĐẶNG VĂN KIÊN<br />
<br />
ĐẶNG VĂN KIÊN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤN ĐỘNG NỔ MÌN<br />
KHI THI CÔNG ĐƯỜNG HẦM<br />
ĐẾN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH NGẦM LÂN CẬN<br />
<br />
Chuyên Ngành: Kỹ thuật xây dựng Công trình ngầm<br />
Mã số<br />
<br />
: 9580204<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬTrọng Hùng<br />
<br />
Hà Nội - 2018<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ<br />
Khoa Xây dựng Trường Đại học Mỏ-Địa chất<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
GS.TS.NGND. Võ Trọng Hùng<br />
<br />
Phản biện 1 : GS.TS. Đỗ Như Tráng<br />
Phản biện 2 : GS.TS. Nhữ Văn Bách<br />
<br />
Phản biện 3 : TS. Cao Chu Quang<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường<br />
tại Trường Đại học Mỏ-Địa chất<br />
(Theo Quyết định số 1001/QĐ-MĐC ngày 14 tháng 08 năm 2018 của<br />
Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ-Địa chất)<br />
Vào hồi …..giờ….ngày…….tháng …..năm 2018<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia<br />
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br />
- Thư viện Trường Đại học Mỏ-Địa chất.<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.Tính cấp thiết của luận án<br />
Trong thời gian qua rất nhiều các dự án hầm dân dụng lớn được đào mới hoặc đào mở<br />
rộng trong đó hầm mới đào gần đường hầm cũ với kết cấu vỏ hầm cần được bảo vệ tránh phá hủy<br />
như hầm Cổ Mã, hầm Hải Vân… Phương pháp thi công được lựa chọn là khoan nổ mìn do đào<br />
trong đá cứng như granite, trong khi khoảng cách giữa hầm đào mới và hầm cũ tồn tại lân cận<br />
nhỏ: với hầm Cổ Mã cách hầm đường sắt số 24 khoảng 47m; hầm Hải Vân, hầm mới cách hầm<br />
lánh nạn 30m. Do vậy, vấn đề đánh giá ảnh hưởng của chấn động nổ mìn khi đào hầm đến kết<br />
cấu đường hầm cũ lân cận là hết sức cần thiết và cấp bách. Mặc dù thực tế sản xuất đặt ra những<br />
yêu cầu cấp bách cần tiến phải tiến hành các nghiên cứu đánh giá, áp dụng các giải pháp nhằm<br />
giảm thiếu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của chấn động nổ mìn đến kết cấu công trình ngầm<br />
lân cận, xong hiện nay vấn đề đó vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có một công trình<br />
khoa học chuyên sâu về chấn động nổ mìn đối với các công trình ngầm dân dụng. Các tiêu chuẩn<br />
thiết kế, thi công các Quy phạm hiện hành của nước ta chưa chú nhiều nhiều đến vấn đề này, đặc<br />
biệt là những quy định cụ thể cho kết cấu công trình ngầm lân cận với vụ nổ. Trên thế giới, hướng<br />
nghiên cứu ảnh hưởng của chấn động nổ mìn đến kết cấu chống giữ của công trình ngầm lân cận<br />
khi thi công đường hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên<br />
cứu và đã có một số kết quả nhất định. Một số tiêu chuẩn của một số nước cũng đã đề cập chi tiết<br />
và đưa ra những ngưỡng cụ thể để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chấn động nổ mìn đến kết cấu<br />
công trình ngầm lân cận như CH Liên bang Đức, Trung Quốc. Qua đó cho thấy, vấn đề nghiên<br />
cứu ảnh hưởng của chấn động nổ mìn đến kết cấu công trình ngầm lân cận là hết sức cần thiết và<br />
cấp bách. Do vậy để đáp ứng được yêu cầu cấp bách ở trên tác giả đã lựa chọn luận án với tiêu<br />
đề “Nghiên cứu ảnh hưởng của chấn động nổ mìn khi thi công đường hầm đến kết cấu công trình<br />
ngầm lân cận”.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Mục tiêu nghiên cứu của luận án gồm:<br />
- Xây dựng được các mô hình số 2D, 3D cho phép nghiên cứu phân tích dự báo ảnh hưởng của<br />
chấn động nổ mìn đến kết cấu chống giữ của đường hầm lân cận khi thi công đường hầm bằng<br />
phương pháp khoan nổ mìn;<br />
- Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của chấn động nổ mìn đến kết cấu chống giữ của đường hầm<br />
lân cận dựa trên các số liệu đo đạc thực tế tại một số dự án và kết quả nghiên cứu trên mô hình<br />
số 2D, 3D;<br />
- Tìm ra một số quy luật thực nghiệm đánh giá mức độ ảnh hưởng của chấn động nổ mìn đến kết cấu<br />
chống giữ của đường hầm;<br />
<br />
2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu của luận án<br />
- Ảnh hưởng của chấn động nổ mìn khi thi công đường hầm đến vỏ hầm của hầm cũ lân cận;<br />
- Kết cấu chống giữ của đường hầm lân cận với đường hầm mới được thi công bằng phương pháp khoan<br />
nổ mìn;<br />
4. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:<br />
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp: tiến hành thu thập các số liệu đo đạc thực tế tại<br />
các dự án hầm thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án;<br />
- Phương pháp đo đạc thực nghiệm: thí nghiệm trên các mẫu đá thu được tại hiện trường;<br />
- Phương pháp số: xây dựng các mô hình số đánh giá ảnh hưởng của chấn động nổ mìn đến kết<br />
cấu đường hầm lân cận khi thi công đường hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn trên mặt phẳng<br />
đi qua gương hầm (2D) và dọc trục đường hầm (3D).<br />
5. Phạm vi nghiên cứu của luận án:<br />
- Môi trường đất đá là đồng nhất, đẳng hướng, chưa xem xét đến sự ảnh hưởng của khe nứt và<br />
mặt phân cách trong khối đá đến kết quả nghiên cứu;<br />
- Liên kết giữa vỏ chống bê tông liền khối của đường hầm cũ lân cận với khối đá là liên kết cứng<br />
liên tục. Lớp vỏ chống bê tông liền khối được giả thiết như lớp lát hàn bám chặt vào đất đá và<br />
cùng dao động với đất đá.<br />
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu<br />
- Ý nghĩa khoa học của luận án: các kết quả nghiên cứu mới của luận án sẽ góp phần làm cơ sở<br />
lý luận cho việc đánh giá chấn động nổ mìn khi thi công các đường hầm dân dụng;<br />
- Ý nghĩa thực tiễn của luận án: các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ phục vụ cho các công tác thiết kế,<br />
công tác thi công đường hầm nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng bất lợi của sóng nổ mìn đến kết cấu của các<br />
đường hầm lân cận.<br />
7. Những điểm mới của luận án: Kết quả luận án đạt được các điểm mới sau đây:<br />
(1) Thực hiện thí nghiệm động SHPB và mô phỏng số để xác định các thông số động của khối đá,<br />
và vỏ chống; tìm ra các mối quan hệ giữa ứng suất, biến dạng, tốc độ biến dạng theo thời gian của<br />
kết cấu chống giữ dưới tác dụng của tải trọng động giống như áp lực nổ mìn trên thực tế;<br />
(2) Xây dựng các công thức kinh nghiệm xác định giá trị PPV và lượng thuốc nổ nạp lớn nhất khi nổ mìn<br />
thi công đường hầm; chỉ ra mối quan hệ giữa RMR của khối đá, mức độ chấn động đến vỏ chống bê tông<br />
đường hầm lân cận tại hầm Croix-Rousse; xây dựng các công thức thực nghiệm xác định giá trị PPV phụ<br />
thuộc vào RMR;<br />
(3) Xây dựng, kiểm chứng mô hình số hai chiều 2D, ba chiều 3D; khảo sát các thông số của các mô<br />
hình và tìm ra giá trị hệ số giảm chấn phù hợp bằng 5,0 %; xác định giá trị PPV tỉ lệ nghịch với hệ<br />
<br />
3<br />
số giảm chấn của khối đá; xác định chiều dài mô hình hợp lý; chỉ ra các vùng phá hủy của vỏ chống<br />
đường hầm cũ; tìm ra các công thức thực nghiệm dự báo giá trị PPV cho các vị trí trong vỏ chống<br />
đường hầm cũ; đề xuất phương pháp xem xét mức độ chấn động của nổ mìn thi công đường hầm<br />
mới đến trạng thái của khối đá và kết cấu chống giữ bê tông của đường hầm cũ lân cận.<br />
8. Cấu trúc luận án: Luận án có kết cấu gồm 5 chương với nội dung như sau:<br />
Chương 1: Tổng quan về ảnh hưởng của chấn động nổ mìn thi công đường hầm đến kết cấu chống công<br />
trình ngầm lân cận;<br />
Chương 2: Lý thuyết về truyền sóng trong môi trường đất đá và phương pháp xác định sự ảnh<br />
hưởng của sóng nổ mìn lên kết cấu đường hầm lân cận;<br />
Chương 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của chấn động nổ mìn khi thi công đường hầm bằng phương<br />
pháp khoan nổ mìn đến kết cấu đường hầm lân cận bằng phương pháp đo đạc hiện trường;<br />
Chương 4: Nghiên cứu các thông số động của khối đá và vỏ chống;<br />
Chương 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của chấn động nổ mìn khi thi công đường hầm bằng phương<br />
pháp khoan nổ mìn đến kết cấu đường hầm lân cận bằng phương pháp số;<br />
9. Bố cục của luận án: Ngoài phần mở đầu của luận án, luận án trình bầy trong 5 chương và 03<br />
Phụ lục, kết luận, hướng nghiên cứu tiếp theo, các công trình đã công bố, danh sách tài liệu tham<br />
khảo với nội dung chính trình bầy trong 147 trang đánh máy khổ A4 gồm 135 hình vẽ, 34 bảng.<br />
Các kết quả chính của luận án đã được công bố trên 24 bài báo trên các tạp chí trong nước, quốc<br />
tế và kỷ yếu hội nghị quốc tế và trong nước, trong đó có 01 bài báo thuộc danh mục ISI và nhiều<br />
bài được đăng tải trên trang DOI uy tín.<br />
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤN ĐỘNG NỔ MÌN ĐẾN<br />
CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM LÂN CẬN<br />
1.1.Tổng quan về nghiên cứu ảnh hưởng của chấn động nổ mìn đến kết cấu công trình ngầm<br />
lân cận và các thông số nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chấn động nổ mìn<br />
1.2.Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về hướng nghiên cứu<br />
của luận án<br />
Từ kết quả nghiên cứu trên đây, có thể rút ra một số nhận xét sau:<br />
➢ Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu trên mô hình vật lý tương<br />
đương rất khó sử dụng khi nghiên cứu ảnh hưởng của chấn động nổ mìn. Phương pháp mô hình<br />
số và phương pháp đo đạc hiện trường đang được sử dụng rất phổ biến và cho kết quả tin cậy. Do<br />
đó, luận án chọn sử dụng kết hợp hai phương pháp trên để nghiên cứu.<br />
<br />