BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
VŨ NGỌC DƯƠNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH THÍCH NGHI<br />
HỒ CHỨA NƯỚC CỬA ĐẠT TRONG MÙA KIỆT PHỤC VỤ<br />
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên ngành: Phát triển nguồn nước<br />
Mã số chuyên ngành: 62 44 92 01<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2017<br />
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi<br />
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ<br />
<br />
1. Vũ Ngọc Dương, Ngô Lê An và Nguyễn Mai Đăng (2016). Nghiên cứu dự<br />
báo dòng chảy 10 ngày đến hồ chứa Cửa Đạt phục vụ vận hành hồ chứa<br />
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Nguyễn Mai Đăng<br />
hợp lý. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường (ISSN 1859 –<br />
Người hướng dẫn khoa học 2: GS. TS. Hà Văn Khối<br />
3941), số 54, tháng 9/2016, trang 96-100.<br />
<br />
2. Vũ Ngọc Dương, Nguyễn Mai Đăng (2016). Mô phỏng ngẫu nhiên dòng<br />
chảy tháng đến hồ Cửa Đạt bằng phương pháp Monte – Carlo. Tạp chí Khí<br />
tượng Thủy văn (ISSN 2525 – 2208), số 667, tháng 7/2016, trang 42-47.<br />
<br />
3. Vũ Ngọc Dương, Nguyễn Mai Đăng, Hà Văn Khối (2014). Đánh giá ảnh<br />
Phản biện 1: PGS. TS. Dương Văn Tiển hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp thuộc<br />
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Kiên Dũng khu tưới hồ Cửa Đạt. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường<br />
(ISSN 1859 – 3941), số 45, tháng 6/2014, trang 102-108.<br />
Phản biện 3: TS. Vũ Thị Thu Lan<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại<br />
Phòng họp số 5, Nhà K1, Trường Đại học Thủy lợi<br />
<br />
vào lúc 8 giờ 30 ngày 8 tháng 02 năm 2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia<br />
- Thư viện Trường Đại học Thủy lợi<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của luận án<br />
<br />
Thanh Hóa là một trong năm tỉnh, thành phố có diện tích và dân số lớn nhất nước<br />
ta, nhưng cũng là một trong những tỉnh hứng chịu nhiều tác động nhất của thiên<br />
tai lũ, bão và hạn hán. Những năm gần đây thiên tai xảy ra nhiều hơn, với mức<br />
độ trầm trọng hơn. Ngoài các nguyên nhân khách quan do thời tiết, khí hậu, còn<br />
có những nguyên nhân chủ quan khác như khả năng dự báo mưa lũ, sự phối hợp<br />
quản lý, vận hành các hồ chứa hiện có trên lưu vực sông chưa hợp lý.<br />
<br />
Trước thực trạng đó, Chính phủ đã ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa<br />
Sông Mã theo Quyết định số 1911/QĐ-TTg ngày 5/11/2015 (Quy trình 1911).<br />
Tuy nhiên quy trình trên mới chỉ được xây dựng dựa trên hiện trạng tài nguyên<br />
nước lưu vực sông Chu (thuộc sông Mã) mà chưa xét tới những ảnh hưởng tiêu<br />
cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) và sự gia tăng của nhu cầu sử dụng nước cho<br />
phát triển dân sinh, kinh tế của tỉnh; đồng thời quy định về giới hạn đẩy mặn đến<br />
đâu, độ mặn là bao nhiêu và khả năng đáp ứng của hồ cửa Đạt cũng chưa được<br />
làm rõ.<br />
<br />
Để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường từ việc vận hành hồ chứa<br />
Cửa Đạt trong mùa kiệt, đặc biệt có xét tới tác động của BĐKH thì việc tính toán<br />
các nhu cầu sử dụng nước gia tăng, nghiên cứu các kỹ thuật tối ưu hồ chứa và<br />
các phương pháp dự báo trung hạn lưu lượng đến hồ để vận hành mềm dẻo và<br />
hợp lý (thích nghi) hồ Cửa Đạt trong mùa kiệt; đồng thời chỉnh sửa những thiếu<br />
sót và những bất hợp lý có thể của quy trình vận hành liên hồ chứa Sông Mã là<br />
cấp thiết. Chính vì vậy NCS đã lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu chế độ vận hành<br />
thích nghi hồ chứa nước Cửa Đạt trong mùa kiệt phục vụ phát triển kinh tế xã<br />
hội tỉnh Thanh Hóa“ làm đề tài nghiên cứu Luận án tiến sĩ của mình.<br />
<br />
2. Mục tiêu luận án<br />
<br />
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu chế độ vận hành thích nghi hồ chứa Cửa<br />
Đạt nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước các ngành và nâng cao hiệu quả kinh<br />
<br />
1<br />
tế xã hội ở Tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời còn đánh giá dòng chảy tối thiểu có thể<br />
đáp ứng yêu cầu đẩy mặn khu vực hạ du sông Mã.<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống hồ chứa đa mục tiêu trên lưu vực Sông Chu<br />
(thuộc Sông Mã).<br />
- Phạm vi nghiên cứu: lưu vực Sông Chu (thuộc Sông Mã) bao gồm 2 hồ chứa<br />
Hủa Na và Cửa Đạt và các đối tượng dùng nước khu vực hạ du hồ Cửa Đạt. Tác<br />
động của BĐKH chỉ xét đến khi tính toán nhu cầu nước tưới.<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
- Phương pháp phân tích, thống kê, kế thừa có chọn lọc các tài liệu đã có nhằm<br />
tập hợp, đánh giá và tình toán nhu cầu sử dụng nước các ngành có xét đến tác<br />
động của BĐKH;<br />
- Phương pháp mô hình toán (tất định và ngẫu nhiên) mô phỏng dòng chảy<br />
ngẫu nhiên đến hồ và dự báo trung hạn dòng chảy đến hồ;<br />
- Phương pháp phân tích hệ thống sử dụng mô hình mô phỏng kết hợp với kỹ<br />
thuật tối ưu để nghiên cứu vận hành hồ chứa Cửa Đạt.<br />
<br />
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
<br />
Ý nghĩa khoa học<br />
<br />
Vận hành mềm dẻo và hợp lý (vận hành thích nghi) hồ chứa nước đa mục tiêu<br />
hiện nay là xu hướng chung của các nước tiên tiến trên thế giới. Nếu như các kỹ<br />
thuật tối ưu được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu, còn mô phỏng được<br />
dùng trong xây dựng quy trình vận hành áp dụng trong thực tế sản xuất thì việc<br />
kết hợp giữa hai hướng cùng với phân tích độ tin cậy và dự báo dòng chảy đến<br />
hồ để có những ứng xử hợp lý khi vận hành hồ chứa đa mục tiêu là một tiếp cận<br />
phù hợp với xu thế chung nói trên. Chính vì vậy kết quả nghiên cứu của Luận<br />
án sẽ góp phần hoàn thiện những luận cứ khoa học vận hành thích nghi hồ chứa<br />
nước đa mục tiêu.<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Ý nghĩa thực tiễn<br />
<br />
Việc nghiên cứu chế độ vận hành thích nghi hồ chứa nước Cửa Đạt trong mùa<br />
kiệt sẽ giúp cho việc điều hành của cơ quan quản lý thuận tiện hơn nhằm đáp ứng<br />
nhu cầu sử dụng nước của các ngành ở tỉnh Thanh Hóa, đồng thời nâng cao hiệu<br />
quả kinh tế phát điện và góp phần điều chỉnh Quy trình 1911 khi cần thiết.<br />
<br />
6. Những đóng góp mới của luận án<br />
<br />
1) Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học vận hành thích nghi hồ chứa đa mục<br />
tiêu bao gồm: i) xây dựng các quỹ đạo vận hành tương ứng với các mức<br />
đảm bảo khác nhau từ nghiên cứu chế độ vận hành tối ưu hồ; ii) dự báo<br />
trung hạn dòng chảy đến hồ; iii) tích hợp dự báo với mô hình vận hành<br />
hồ với những phân tích về cách ứng xử vận hành theo trạng thái hồ, dòng<br />
chảy đến hồ dự báo và theo các quỹ đạo vận hành đã xây dựng để vận<br />
hành thích nghi hồ chứa đa mục tiêu.<br />
<br />
2) Xây dựng được chế độ vận hành thích nghi cho hồ chứa Cửa Đạt trong<br />
mùa kiệt đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước các ngành có xét đến<br />
BĐKH, nâng cao hiệu quả phát điện đồng thời đánh giá được tính hợp lý<br />
của lưu lượng tối thiểu tham gia đẩy mặn của hồ Cửa Đạt đối với hạ du<br />
lưu vực sông Mã.<br />
<br />
7. Cấu trúc của luận án<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị luận án được bố cục trong 3 chương,<br />
bao gồm:<br />
<br />
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vận hành hồ chứa đa mục tiêu.<br />
<br />
Chương 2: Nghiên cứu cơ sở khoa học vận hành thích nghi hồ chứa đa mục tiêu.<br />
<br />
Chương 3: Tích hợp dự báo dòng chảy với mô hình tối ưu vận hành thích nghi<br />
hồ chứa Cửa Đạt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẬN<br />
HÀNH HỒ CHỨA ĐA MỤC TIÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC<br />
<br />
1.1 Một số khái niệm dùng trong Luận án<br />
<br />
Mục này trình bày một số khái niệm sử dụng trong luận án trong đó có khái niệm<br />
vận hành thích nghi hồ chứa. Vận hành thích nghi hồ chứa là quá trình vận hành<br />
mà việc xả nước ở từng bước thời gian được quyết định dựa trên trạng thái ban<br />
đầu của hệ thống và thông tin dự báo dòng chảy đến hồ trong khoảng thời gian<br />
dự kiến. Quy trình ra quyết định cho việc vận hành thích nghi hồ chứa gồm:<br />
1) Dự báo trung hạn lưu lượng nước đến hồ.<br />
2) Trên cơ sở các thông tin dự báo, áp dụng mô hình tối ưu để xác định lượng<br />
nước tối ưu xả qua hồ. Lượng nước xả cần được tính toán đảm bảo sự thoả hiệp<br />
giữa các mục tiêu dài hạn và các mục tiêu ngắn hạn. Các mục tiêu này bao gồm<br />
cấp nước, phát điện, cao trình mực nước, hay lưu lượng tại các điểm khống chế<br />
ở hạ lưu và có thể đánh giá thông qua các tiêu chuẩn kinh tế.<br />
3) Các thông tin quan trắc sau một số bước thời gian sẽ được cập nhật và quy<br />
trình lại lặp lại từ đầu.<br />
<br />
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về vận hành hồ chứa đa mục tiêu và<br />
dự báo trung hạn dòng chảy trên thế giới<br />
<br />
1.2.1 Vận hành hồ chứa<br />
<br />
Vận hành hồ chứa được nghiên cứu nhiều trên Thế giới. Phương pháp sử dụng<br />
chủ yếu là áp dụng các thuật toán điều khiển khác nhau vào giải quyết bài toán<br />
vận hành tối ưu hồ chứa bao gồm:<br />
<br />
- Nhóm các phương pháp tối ưu ngẫu nhiên ẩn gồm: Các mô hình quy hoạch<br />
tuyến tính, các mô hình tối ưu dòng chảy mạng, các mô hình quy hoạch phi<br />
tuyến, các mô hình quy hoạch động<br />
- Nhóm các phương pháp ngẫu nhiên hiện gồm: các mô hình quy hoạch tuyến<br />
tính ngẫu nhiên, các mô hình quy hoạch động ngẫu nhiên, Các mô hình điều<br />
khiển tối ưu ngẫu nhiên<br />
<br />
<br />
4<br />
Gần đây có một số nghiên cứu về vận hành hồ chứa theo thời gian thực và vận<br />
hành thích nghi hồ chứa.<br />
<br />
1.2.2 Dự báo trung hạn dòng chảy<br />
<br />
Nghiên cứu dự báo trung hạn dòng chảy (10 ngày, 1 tháng) đến hồ đóng một vai<br />
trò quan trọng trong vận hành hồ chứa đa mục tiêu. Đặc biệt là việc nâng cao<br />
chất lượng dự báo vẫn đang là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trên thế<br />
giới quan tâm. Các phương pháp thường dùng trong các nghiên cứu gồm:<br />
- Các mô hình thống kê: ARMA, Thomas Feering…<br />
- Các mô hình thủy văn thông số phân bố sử dụng các thông tin viễn thám và<br />
GIS, và kết quả dự báo mưa từ các mô hình số trị dự báo thời tiết như MM5,<br />
RAMS, HRM, BOLAM vv…<br />
- Các phương pháp mạng trí tuệ nhân tạo (ANN) với nhiều thuật toán tối ưu<br />
khác nhau như BPNN, GA, Fuzzy Loggic…<br />
<br />
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về vận hành tối ưu hồ chứa đa mục<br />
tiêu và dự báo trung hạn dòng chảy ở Việt Nam<br />
<br />
1.3.1 Vận hành tối ưu hồ chứa đa mục tiêu<br />
<br />
Việt Nam là nước nông nghiệp có nhiều hồ chứa thủy lợi (trên 6.600 hồ). Chính<br />
vì vậy, nghiên cứu vận hành hồ chứa cũng được nhiều nhà khoa học, nhiều cơ<br />
quan nghiên cứu trong nước quan tâm. Các nghiên cứu vận hành tối ưu chủ yếu<br />
phục vụ chống lũ, phát điện cho hệ thống hồ chứa trên sông Hồng – Thái Bình<br />
và một số hồ ở thủy điện ở Miền Trung. Gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường<br />
chủ trì xây dựng qui trình cho một số hệ thống hồ chứa cho cả mùa lũ và mùa<br />
kiệt. Phần lớn các nghiên cứu đều sử dụng một số kỹ thuật tối ưu như quy hoạch<br />
tuyến tính, quy hoạch động… và các phần mềm GAMS. Tuy nhiên các kết quả<br />
nghiên cứu tối ưu vẫn chưa được sử dụng nhiều trong thực tế vận hành.<br />
<br />
1.3.2 Dự báo trung hạn dòng chảy<br />
<br />
Nghiên cứu dự báo trung hạn dòng chảy đến hồ chưa nhiều và chủ yếu là các<br />
nghiên cứu cho lưu vực (chứ ít cho riêng từng hồ). Các phương pháp dự báo chủ<br />
<br />
5<br />
yếu là ARIMA (p,d,q), ANN, phân tích tương quan và gần đây sử dụng các mô<br />
hình thông số phân bố như MARINE (TTDBKTTV, Viện cơ), DIMOSOP<br />
(ĐHTL). Chất lượng dự báo chưa tốt do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến<br />
là do số liệu đầu vào chưa tốt và đủ dài.<br />
<br />
1.4 Các nghiên cứu liên quan thực hiện trên lưu vực sông sông Mã - sông<br />
Chu.<br />
<br />
Lưu vực sông Mã - sông Chu thuộc tỉnh Thanh Hoá là một lưu vực lớn của khu<br />
vực Bắc Trung Bộ. Trên lưu vực đã xây dựng được một số công trình hồ chứa<br />
lớn phục vụ đa mục tiêu. Hiện đã có nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học<br />
được thực hiện có liên quan hoặc một phần có liên quan đến vấn đề nghiên cứu<br />
trong luận án như: i) Dự án quy hoạch tổng thể thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đến năm<br />
2020 và định hướng đến năm 2030 do Viện Quy hoạch Thủy lợi [36] thực hiện;<br />
ii) Đề tài NCKH cấp bộ TN & MT “Đánh giá, cân bằng tài nguyên nước lưu vực<br />
sông Mã và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tái nguyên nước phục vụ phát triển<br />
kinh tế - xã hội bền vững” do Viện Khoa học KTTV và BĐKH [37] thưc hiện;<br />
iii) Các nghiên cứu liên quan đến xây dựng QTVH hồ Cửa Đạt năm 2014 (quy<br />
trình 3944), QTVH liên hồ chứa sông trên sông Mã (quy trình 1911).<br />
<br />
1.5 Những tồn tại trong nghiên cứu vận hành tối ưu hồ đa mục tiêu, dự<br />
báo trung hạn dòng chảy và hướng phát triển<br />
<br />
- Hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra các quỹ đạo vận hành tối ưu cho hồ chứa<br />
về mặt lý thuyết nhưng chưa thấy nghiên cứu nào được sử dụng trong thực tế vận<br />
hành.<br />
- Rất ít nghiên cứu dự báo trung hạn dòng chảy đến hồ mà chủ yếu cho lưu vực.<br />
Trong điều kiện lưu vực có nhiều thay đổi do con người xây dựng các công trình<br />
khai thác tài nguyên nước như hồ thủy lợi, thủy điện đan xen nhau thì việc áp<br />
dụng đơn thuần các phương pháp trên không mang lại kết quả mong muốn và<br />
cần phải có một tiếp cận mới mang tính kết hợp.<br />
- Yêu cầu đẩy mặn được quy định đối với hồ Cửa Đạt nhưng chưa có luận cứ<br />
rõ ràng, và khả năng đáp ứng của Hồ tối đa là bao nhiêu cần phải đánh giá.<br />
<br />
6<br />
Do vậy để đưa kết quả nghiên cứu vào thực tế vận hành thì cần phải tích hợp dự<br />
báo vào mô hình vận hành để vận hành thích nghi hồ chứa.<br />
<br />
1.6 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu trong luận án<br />
<br />
Sau khi tổng quan tình hình nghiên cứu vận hành hồ đa mục tiêu, dự báo dòng<br />
chảy trung hạn đến hồ và đánh giá những tồn tại, NCS đã lựa chọn cho mình<br />
hướng tiếp cận vừa mang tính kế thừa vừa đảm bảo tính sáng tạo trong nghiên<br />
cứu. Hướng tiếp cận chung của nghiên cứu được tóm tắt trong sơ đồ Hình 1-2.<br />
<br />
Theo sơ đồ này, mô hình mô phỏng kết hợp với tối ưu trong vận hành hồ chứa<br />
được xây dựng và kết hợp từ 3 mô hình:<br />
<br />
- Mô hình mô phỏng dòng chảy ngẫu nhiên đến hồ (bao gồm dòng chảy khu<br />
giữa từ hồ Hủa Na đến hồ Cửa Đạt và dòng chảy ra của hồ Hủa Na có xét đến<br />
những quy định về vận hành của hồ Hủa Na trong quy trình 1911). Mô hình này<br />
được xây dựng trên cơ sở sử dụng mô phỏng Monte Carlo cấp phát ngẫu nhiên<br />
dòng chảy đến hồ theo thời đoạn 10 ngày. Bộ thông số của các phân bố xác suất<br />
sử dụng trong mô phỏng Monte Carlo được xác định từ số liệu thực đo dòng chảy<br />
đến hồ trong 51 năm (1959 - 2010).<br />
- Mô hình mô phỏng vận hành hồ chứa được xây dựng trong bảng tính Excel<br />
dựa trên nguyên lý điều tiết cấp nước và phát điện.<br />
- Mô hình tối ưu được xây dựng trong phần mềm Crystal Ball với mô đun tối<br />
ưu Opquest. Mô đun này tích hợp nhiều kỹ thuật tối ưu khác nhau.<br />
<br />
Sau khi các nhu cầu sử dụng nước được tính toán lại trên cơ sở xem xét tác động<br />
của BĐKH theo kịch bản BĐKH – B2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012),<br />
yêu cầu dòng chảy tối thiểu góp phần vào đẩy mặn khu vực hạ du sông Mã được<br />
phân tích và đánh giá, cùng với dòng chảy ngẫu nhiên đến hồ được cấp phát từ<br />
mô phỏng Monte Carlo trên sẽ hợp thành các đầu vào để chạy mô hình vận hành<br />
hồ chứa. Sau khi tìm kiếm xác lập chế độ vận hành tối ưu, xác định các biến điều<br />
khiển trong một số trường hợp vận hành (vận hành theo quy trình 3944, theo quy<br />
trình 3944 + 1911, theo quy trình 3944 + 1911 + gia tăng dần lưu lượng đẩy mặn<br />
trong tháng III, theo quy trình 3944 + 1911 + xét đến tác động của BĐKH đến<br />
<br />
7<br />
nhu cầu sử dụng nước), tiến hành mô phỏng cho nhiều năm để xây dựng các quỹ<br />
đạo vận hành ứng với các mức đảm bảo khác nhau của hàm mục tiêu (phân tích<br />
độ tin cậy).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.2: Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu<br />
<br />
Mô hình dự báo dòng chảy 10 ngày/1 tháng đến hồ sẽ được xây dựng trên cơ sở<br />
tích hợp mô hình thủy văn với mô hình điều tiết hồ chứa, cùng với việc sử dụng<br />
mạng trí tuệ ANN để lựa chọn phương án dự báo phù hợp.<br />
<br />
Cuối cùng, NCS tiến hành xây dựng chương trình tích hợp dự báo dòng chảy đến<br />
hồ với mô hình vận hành hồ chứa cùng với các quỹ đạo vận hành ứng với các<br />
<br />
<br />
8<br />
mức đảm bảo nói trên để tạo thành công cụ vận hành thích nghi hồ chứa. Vận<br />
hành thử nghiệm sẽ được tiến hành cho 2 năm 2014 và 2015 để đánh giá so với<br />
2 năm vận hành vừa qua từ đó đưa ra các khuyến nghị trong thực tế vận hành<br />
đồng thời đánh giá lưu lượng tối thiểu góp phần đẩy mặn ở hạ du sông Mã quy<br />
định trong quy trình 1911 có còn phù hợp hay cần phải điều chỉnh.<br />
<br />
Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:<br />
<br />
- Phương pháp phân tích, thống kê, kế thừa có chọn lọc các tài liệu đã có nhằm<br />
tập hợp, đánh giá và tình toán nhu cầu sử dụng nước các ngành có xét đến<br />
tác động của BĐKH;<br />
- Phương pháp mô hình toán (tất định và ngẫu nhiên) mô phỏng dòng chảy<br />
ngẫu nhiên đến hồ và dự báo dòng chảy trung hạn đến hồ trong mùa kiệt;<br />
- Phương pháp phân tích hệ thống sử dụng mô hình mô phỏng kết hợp với kỹ<br />
thuật tối ưu để nghiên cứu vận hành hồ chứa Cửa Đạt.<br />
<br />
Các phương pháp sử dụng trong Luận án và các bước áp dụng sẽ được trình bày<br />
cụ thể ở các mục tính toán trong chương II và chương III.<br />
<br />
1.7 Giới thiệu tóm tắt các hồ chứa nghiên cứu trên lưu vực sông Chu<br />
<br />
Mục này giới thiệu tóm tắt hồ chứa Cửa Đạt và hồ chứa Hủa Na trên sông Chu.<br />
<br />
- Công trình hồ chứa nước Cửa Đạt được xây dựng trên sông Chu với các nhiệm<br />
vụ chủ yếu: i) Giảm lũ với tần suất 0,6%, bảo đảm mực nước tại Xuân Khánh<br />
không vượt quá 13,71m (lũ lịch sử năm 1962); ii) Cấp nước cho công nghiệp và<br />
sinh hoạt với lưu lượng 7,7 m3/s; iii) Tạo nguồn nước tưới ổn định cho 86.862ha<br />
đất canh tác (trong đó Nam sông Chu là 54.043 ha - hệ thống thuỷ nông Bái<br />
Thượng và Bắc sông Chu-Nam sông Mã là 32.831 ha); iv) Kết hợp phát điện với<br />
công suất lắp máy N=97 MW; v) Bổ sung nước mùa kiệt cho hạ du để đẩy mặn,<br />
cải tạo môi trường sinh thái với lưu lượng Q=30,42 m3/s.<br />
<br />
- Hồ Hủa Na được xây dựng trên dòng sông Chu, phía thượng nguồn công trình<br />
hồ chứa Cửa Đạt. Đây là hồ thủy điện với nhà máy thủy điện Hủa Na có công<br />
suất thiết kế 180MW<br />
<br />
9<br />
Hình 1.4: Sơ họa các hồ chứa trên Sông Chu và một số vị trí trên sông Mã<br />
<br />
1.8 Kết luận chương I<br />
<br />
Các nghiên cứu về vận hành hồ chứa đa mục tiêu trên thế giới đã được tiến hành<br />
từ nhiều năm nay; tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một lời giải chung nào phù<br />
hợp cho tất cả các hồ. Những nghiên cứu vận hành tối ưu hồ chứa sử dụng nhiều<br />
thuật toán tối ưu khác nhau cũng đã được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Hầu hết<br />
các nghiên cứu đều đưa ra các quỹ đạo vận hành tối ưu cho hồ chứa về mặt lý<br />
thuyết và hầu hết các hồ hiện nay vẫn được vận hành theo quy trình vận hành<br />
được xây dựng từ mô hình mô phỏng.<br />
Những nghiên cứu về dự báo trung hạn dòng chảy cũng có nhiều và thường sử<br />
dụng các phương pháp thống kê, mạng trí tuệ nhân tạo, và gần đây sử dụng các<br />
mô hình thủy văn phân bố. Tuy nhiên trong điều kiện lưu vực có nhiều thay đổi<br />
do con người xây dựng các công trình khai thác tài nguyên nước như hồ thủy lợi,<br />
thủy điện đan xen nhau thì việc áp dụng đơn thuần các phương pháp trên không<br />
mang lại kết quả mong muốn và cần phải có một tiếp cận mới mang tính kết hợp.<br />
Qua nghiên cứu tổng quan, NCS đã lựa chọn cho mình hướng tiếp cận hướng<br />
tiếp cận mang tính kết hợp để phù hợp hơn với thực tế vận hành hồ chứa Cửa Đạt<br />
trong bối cảnh BĐKH.<br />
10<br />
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VẬN HÀNH THÍCH<br />
NGHI HỒ CHỨA ĐA MỤC TIÊU<br />
<br />
2.1 Nghiên cứu dự báo trung hạn dòng chảy đến hồ Cửa Đạt<br />
<br />
Do dòng chảy đến hồ Cửa Đạt phụ thuộc vào việc vận hành của hồ chứa Hủa Na<br />
và dòng chảy khu giữa từ Hủa Na đến hồ Cửa Đạt, nên ngoài nghiên cứu sử dụng<br />
mô hình ANN thuật toán lan truyền ngược (BPNN), NCS đã nghiên cứu sử dụng<br />
kết hợp mô hình cân bằng nước thời đoạn tháng với 2 thông số điều chỉnh thành<br />
10 ngày và mô hình mô phỏng điều tiết hồ chứa nhằm mô phỏng và dự báo dòng<br />
chảy đến hồ.<br />
<br />
2.1.1 Nghiên cứu xây dựng mô hình thủy văn 2 thông số kết hợp với mô<br />
hình điều tiết hồ chứa dự báo dòng chảy 10 ngày đến hồ Cửa Đạt<br />
<br />
Mô hình được Shenglian Guo và Xiong Lihua xây dựng vào năm 1999 [46] sử<br />
dụng 2 thông số để tính toán dòng chảy từ mưa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.1: Sơ đồ cân bằng nước mô hình 2 thông số<br />
<br />
Trong đó Qt là dòng chảy tháng, St là lượng ẩm trong đất, và SC biểu thị lượng<br />
ẩm tối đa. SC là thông số mô hình, có đơn vị là mm. Thông số còn lại của mô<br />
hình là c được sử dụng trong ước tính lượng bốc hơi thực.<br />
<br />
Lưu vực hồ chứa Cửa Đạt được chia thành 21 lưu vực con; mỗi lưu vực là một<br />
mô hình cân bằng nước thời đoạn 10 ngày. Lưu lượng dòng chảy tại hồ Hủa Na<br />
và Cửa Đạt được tính bằng tổng lưu lượng dòng chảy tại các lưu vực con với giả<br />
thiết là ảnh hưởng của yếu tố chảy truyền trên lưu vực là không đáng kể so với<br />
thời đoạn tính toán 10 ngày. Để mô phỏng dòng chảy ra của hồ Hủa Na, luận án<br />
sử dụng phương pháp cân bằng nước hồ chứa để ước tính lưu lượng xả tổng cộng<br />
<br />
<br />
11<br />
của hồ (bao gồm cả lưu lượng xả thừa và lưu lượng qua tuốc bin). Chuỗi số liệu<br />
từ 1993 - 2000 được sử dụng để hiệu chỉnh mô hình, còn chuỗi số liệu từ 2001 -<br />
2007 được sử dụng để kiểm định mô hình. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô<br />
hình với chỉ số Nash lần lượt là 0,71 và 0,73 (ở mức độ tương đối tốt ). Bộ thông<br />
số của mô hình tìm được sau khi hiệu chỉnh và kiểm định mô hình được kết hợp<br />
với mô hình điều tiết hồ Hủa Na để dự báo thử nghiệm dòng chảy 10 ngày đến<br />
hồ Cửa Đạt trong 2 năm 2014 và 2015.<br />
<br />
Kết quả dự báo dòng chảy 10 ngày đến hồ Hủa Na khá tốt trong giai đoạn mùa<br />
kiệt, trong khi giai đoạn mùa lũ thì có sự sai lệch đáng kể (30% nhỏ hơn về tổng<br />
lượng trong năm 2014 và 35% lớn hơn trong năm 2015). Sự sai lệch giữa dự báo<br />
và thực đo chủ yếu đến từ việc không có số liệu dự báo, cảnh báo mưa và bốc<br />
hơi thời đoạn 10 ngày nên phải lấy dữ liệu trung bình nhiều năm thời đoạn đó để<br />
thay thế. Việc vận hành hồ giai đoạn mùa kiệt năm 2014, 2015 do chưa có quy<br />
trình liên hồ (quy trình 1911) nên sẽ có sự khác biệt cơ bản như mực nước hồ có<br />
một số giai đoạn nhiều ngày xuống thấp hơn cao trình cho phép hay lưu lượng<br />
xả tổng cộng về hạ lưu đôi khi bằng không. Kết quả dự báo dòng chảy 10 ngày<br />
về hồ Cửa Đạt vì thế vẫn có sai lệch đáng kể. Nếu hồ Hủa Na vận hành đúng quy<br />
trình liên hồ chứa Sông Mã 1911 (2015) thì kết quả dự báo dòng chảy đến hồ<br />
Cửa Đạt sẽ khả quan hơn.<br />
<br />
2.1.2 Nghiên cứu xây dựng mô hình mạng trí tuệ nhận tạo (ANN) dự báo<br />
dòng chảy tháng đến hồ Cửa Đạt<br />
<br />
NCS đã sử dụng mạng Nơ ron thần kinh 3 lớp với thuật toán quét ngược (BPNN)<br />
để nghiên cứu dự báo dòng chảy tháng đến hồ Cửa Đạt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. 10: Mạng nơron thần kinh 3 lớp<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Số liệu dùng để luyện mạng là chuỗi số 1980 đến 1999 còn số liệu dùng để kiểm<br />
định là chuỗi số từ 2000 đến 2009. Mặc dù khi hiệu chỉnh và kiểm định cho kết<br />
quả khá tốt với chỉ tiêu Nash đạt khoảng 0,7, xong kết quả dự báo thử nghiệm lại<br />
không tốt đặc biệt trong thời kỳ mùa kiệt, có sự sai lệch nhiều vì hồ chứa Hủa Na<br />
bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2013 nên dòng chảy vào hồ Cửa Đạt (gồm dòng<br />
chảy xả ra từ hồ Hủa Na và dòng chảy sinh ra trên lưu vực khu giữa từ Hủa Na<br />
đến Cửa Đạt) đã bị thay đổi, mạng ANN chưa được luyện với thay đổi này. Cần<br />
phải có số liệu dòng chảy thực đo xả ra từ Hủa Na để đưa vào thêm một biến đầu<br />
vào trong quá trình luyện mạng. Tuy nhiên chỉ có số liệu 2 năm vận hành vừa<br />
qua là chưa đủ để luyện mạng. Nhưng trong tương lai, khi số liệu thực đo xả ra<br />
từ hồ Hủa Na đủ dài thì đây có thể coi là một phương pháp dự báo tốt dòng chảy<br />
đến hồ Cửa Đạt<br />
<br />
Nhận xét: Với kết quả thử nghiệm dự báo dòng chảy đến hồ Cửa Đạt cho 2 năm<br />
2014 và 2015, NCS đề xuất sử dụng phương pháp kết hợp mô hình thủy văn 2<br />
thông số với mô hình điều tiết hồ Hủa Na để dự báo dòng chảy trung hạn (10<br />
ngày) đến hồ Cửa Đạt trong giai đoạn trước mắt. Trong tương lai khi có số liệu<br />
chuỗi dòng chảy thực đo xả ra từ hồ Hủa Na thì có thể sử dụng thêm mô hình<br />
mạng Nơ ron thần kinh như một phương án bổ sung để đưa ra các trị số dự báo<br />
tốt hơn.<br />
<br />
2.2 Nghiên cứu xây dựng mô hình mô phỏng kết hợp với tối ưu vận hành<br />
hồ Cửa Đạt<br />
<br />
2.2.1 Nhiệm vụ của hồ Cửa Đạt và những quy định trong Quy trình vận<br />
hành hồ 3944 (2014) và Quy trình vận hành liên hồ chứa trên Sông<br />
Mã 1911 (2015)<br />
<br />
Nhiệm vụ và những quy định trong quy trình 3944 và quy trình liên hồ 1911 được<br />
phân tích để xác lập các ràng buộc về lưu lượng và mực nước hồ khi nghiên cứu<br />
chế độ tối ưu hồ Cửa Đạt ở các mục tiếp theo.<br />
<br />
<br />
13<br />
2.2.2 Tính toán nhu cầu sử dụng nước hồ Cửa Đạt có xét đến BĐKH<br />
<br />
NCS đã tiến hành tính toán nhu cầu sử dụng nước tưới khi xét tới BĐKH –B2<br />
(được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2012) theo các bước được<br />
minh họa trong hình được Sơ đồ hình 2.13.<br />
<br />
Tài liệu khí tượng, thủy văn, nông nghiệp<br />
<br />
Sử dụng phần mềm Cropwat<br />
<br />
Xét tới BĐKH: X, t thay<br />
đổi<br />
Nhu cầu tưới cho cây trồng/ha hiện Nhu cầu tưới cho cây trồng/ha giai đoạn 2020 - 2050<br />
trạng<br />
<br />
<br />
Đánh giá về sự thay đổi nhu cầu tưới/ha<br />
<br />
<br />
<br />
Nhu cầu tưới hồ Cửa Đạt có xét tới BĐKH (P đảm bảo 85%)<br />
<br />
<br />
Hình 2.13: Sơ đồ tính toán nhu cầu tưới cây trồng khi xét đến BĐKH<br />
<br />
Kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước tưới của hồ Cửa Đạt giai đoạn đến 2050<br />
được tóm tắt trong Bảng 2.16<br />
<br />
Bảng 2.16: Nhu cầu nước tưới từ hồ Cửa Đạt (p=85%) giai đoạn đến 2050<br />
theo kịch bản BĐKH- B2 (m3/s)<br />
<br />
Khu tưới VII VIII IX X XI XII I II III IV V VI<br />
Bắc sông Chu 23,30 9,96 6,20 6,08 9,64 39,69 15,73 18,90 17,99 19,03 14,88 31,32<br />
Nam sông Chu 23,50 2,69 0,00 13,73 8,54 31,73 63,81 62,55 76,49 70,20 28,69 11,95<br />
<br />
2.2.3 Nghiên cứu đánh giá và xác định lưu lượng tối thiểu góp phần đẩy<br />
mặn khu vực hạ lưu sông Mã đối với hồ chứa Cửa Đạt<br />
<br />
Hạ du sông Mã cũng như các sông khác có cửa đổ ra biển những năm gần đây<br />
đều bị mặn uy hiếp. Trạm bơm cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thanh Hóa<br />
2,5m3/s gần cửa sông Chu cũng nhiều lần bị mặn uy hiếp. Nước mặn xâm nhập<br />
sâu vào nội địa có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do nguồn<br />
nước ngọt đổ xuống vùng cửa sông không đủ đẩy mặn.<br />
<br />
14<br />
Các hồ chứa ở thượng nguồn sông Mã, sông Chu đều là hồ chứa đa mục tiêu cấp<br />
nước, chống lũ, phát điện,…Vùng hồ Cửa Đạt có nhiệm vụ trả lại dòng chính<br />
sông Chu 30-31m3/s trong mùa kiệt để cải tạo môi trường vùng hạ du sông Chu,<br />
lưu lượng này là lưu lượng tăng thêm để đẩy mặn cho hạ du sông Mã, cải thiện<br />
chất lượng nước vùng hạ du. Trong khuôn khổ luận án này NCS đã nghiên cứu<br />
chứng minh điều này là một trong những điểm ràng buộc đối với quy trình vận<br />
hành hồ và khả năng có thể đáp ứng đến đâu của hồ Cửa Đạt.<br />
<br />
NCS đã thu thập toàn bộ số liệu từ năm 2007 đến 2015 về độ mặn, lưu lượng và<br />
mực nước vào thời kỳ kiệt nhất trong năm (tháng III) tại 4 trạm: Giàng, Hàm<br />
Rồng, Nguyệt Viên và Quảng Châu lần lượt cách cửa Hới (cửa sông Mã) là 24km,<br />
18,6km, 14km và 5,3 km. Số liệu này do Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh<br />
Hóa kết hợp với Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa tiến hành đo đạc.<br />
<br />
Từ số liệu này, NCS tiến hành phân tích đánh giá quan hệ độ mặn với các biên<br />
Q thượng lưu (Xuân Khánh và Sét Thôn) với độ mặn tại các trạm Giàng, Hàm<br />
Rồng, Nguyệt Viên, và Quảng Châu. Qua đó đánh giá được khả năng đẩy mặn<br />
của hồ chứa Cửa Đạt đối với hạ lưu sông Mã.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. 20: Diễn biến mặn dọc sông Mã từ cửa sông (Cửa Hới) vào đến Giàng<br />
theo số liệu quan trắc tháng III hàng năm từ 2007 đến 2015 (hoàn chỉnh một<br />
chu kỳ triều)<br />
15<br />
Hình 2.20 chỉ ra nêm mặn ứng với Qxk = 45 m3/s rất sát với nêm mặn Qxk = 50<br />
m3/s của năm 2013. Như vậy nếu hồ Cửa Đạt xả tối thiểu 30,42 m3/s thì độ mặn<br />
trung bình thường kỳ kiệt tháng III dao động trên dưới 7%o tại Nguyệt Viên.<br />
<br />
Như vậy nếu muốn đẩy độ mặn xuống dưới 4%o tại Nguyệt Viên, thì Qxk phải<br />
đạt được 85 m3/s, giống như nêm mặn năm 2015, tức là hồ Cửa Đạt phải xả tới<br />
121 m3/s (bao gồm cả cấp cho Nam Sông Chu tại Bái Thượng 42m3/s). Nếu trong<br />
thời kỳ mùa kiệt mà hồ Cửa Đạt xả với lưu lượng < 15 m3/s (Qxk < 20 m3/s) thì<br />
độ mặn ở hạ lưu (từ Giàng xuống cửa sông) tăng rất nhanh, do đó bắt buộc phải<br />
duy trì nghiêm túc dòng chảy tối thiểu đã quy định. Khi lưu lượng tại Xuân Khánh<br />
> 35 m3/s thì hồ Cửa Đạt xả thêm từ 20-30 m3/s sẽ góp phần giảm độ mặn tại<br />
Nguyệt Viên xuống 1%o.<br />
2.2.4 Xây dựng mô hình mô phỏng dòng chảy đến hồ chứa Cửa Đạt<br />
<br />
NCS đã sử dụng chuỗi số liệu dòng chảy đến hồ trong 51 năm (từ năm 1959 đến<br />
năm 2010) đã thu thập được từ công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi 1 [43], [44]<br />
để thiết lập 12 chuỗi số liệu dòng chảy từng tháng đến hồ và sử dụng modun<br />
“Correlation and Fitting” trong phần mềm Crystal Ball [54] để xác định hàm<br />
phân bố xác suất phù hợp nhất cho dòng chảy của từng tháng. Kết quả cho thấy<br />
các phân bố tìm được đều là các phân bố thường gặp trong thủy văn như phân bố<br />
Normal, phân bố Extreme …etc. Bộ thông số của các phân bố tìm được này sẽ<br />
làm đầu vào cho việc mô phỏng dòng chảy ngẫu nhiên đến hồ bằng phương pháp<br />
Monte Carlo.<br />
<br />
2.2.5 Thiết lập bài toán tối ưu trong vận hành hồ chứa nước Cửa Đạt<br />
<br />
Hàm mục tiêu của bài toán vận hành tối ưu hồ đa mục tiêu có thể được biểu diễn<br />
tổng quát như sau:<br />
Maximise F(X) = [F1(X), F2(X), ... , FN(X),] (2-10)<br />
<br />
Trong đó: Fj(X), j=1 .. N là các hàm mục tiêu; X: véc tơ của các biến ra quyết<br />
định; qi(X) ≤ 0 : các ràng buộc xác định trong miền khả thi<br />
<br />
16<br />
NCS đã lựa chọn phương pháp tập hợp để áp dụng cho hồ Cửa Đạt. Hồ Cửa<br />
Đạt là hồ chứa đa mục tiêu, tuy nhiên có thể gộp các mục tiêu thành 3 mục tiêu<br />
chính đó là: i) cấp nước (cấp nước cho khu tưới khu Bắc Sông Chu, khu tưới<br />
Nam Sông Chu, cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp), ii) cải thiện môi trường<br />
sinh thái (góp phần đẩy mặn ở hạ lưu sông Mã), iii) phát điện. Trong 3 mục tiêu<br />
này thì 2 mục tiêu cấp nước và cải thiện môi trường sinh thái là quan trọng nhất,<br />
do vậy NCS đã coi 2 mục tiêu này là ràng buộc trong đó mục tiêu cấp nước tưới,<br />
sinh hoạt và công nghiệp là ràng buộc ưu tiên 1, mục tiêu cải thiện môi trường<br />
sinh thái và góp phần đẩy mặn khu vực hạ lưu sông Mã là ưu tiên số 2. Vì vậy<br />
bài toán sẽ còn 1 mục tiêu duy nhất đó là phát điện (tối ưu lượng điện năng sản<br />
xuất trung bình nhiều năm của nhà máy Thủy điện Cửa Đạt). Hàm mục tiêu lúc<br />
này được biểu diễn dưới dạng:<br />
1<br />