intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu kỹ thuật ước lượng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định SAR của thiết bị vô tuyến nhiều anten phát

Chia sẻ: Trần Văn Yan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu đề xuất kỹ thuật ước lượng và qui trình đo mới để đo SAR của thiết bị vô tuyến nhiều anten phát. Phân tích, đánh giá và kiểm chứng ảnh hưởng của các yếu tố đến sai số xác định SAR.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu kỹ thuật ước lượng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định SAR của thiết bị vô tuyến nhiều anten phát

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ CHU VĂN HẢI NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT ƯỚC LƯỢNG  VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG  ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH SAR CỦA THIẾT BỊ  VÔ TUYẾN NHIỀU ANTEN PHÁT Ngành: Kỹ thuật điện tử Mã số: 9.52.02.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
  2. HÀ NỘI – NĂM 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI  HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ ­ BỘ QUỐC PHÒNG    Người hướng dẫn khoa học:  1. TS Nguyễn Huy Hoàng                      2. TS Lê Đình Thành Phản biện 1:    Phản biện 2:  Phản biện 3:       Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận   án   cấp   Học   viện   theo   quyết   định   số   ...   /……,  ngày … tháng … năm …… của Giám đốc Học  viện   Kỹ   thuật   quân   sự,   họp   tại   Học   viện   Kỹ  thuật quân sự  vào hồi ... giờ  ... ngày ... tháng ….  năm ….
  3. Có thể tìm hiểu luận án tại:     ­ Thư viện Học viện Kỹ thuật quân sự    ­ Thư viện Quốc gia
  4. 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây với sự phát triển của các thiết bị  vô tuyến nhiều anten phát, các dịch vụ được cung cấp rất đa dạng,  kết nối thường xuyên và có xu hướng sử  dụng gần cơ  thể  người  dùng nhiều hơn.  Các công nghệ  tiêu biểu được sử  dụng như  kỹ  thuật nhiều đầu vào, nhiều đầu ra MIMO (MIMO: Multi Input and   Multi Output) hay kỹ  thuật anten mạng pha được kỳ  vọng sẽ  là   đặc trưng cơ bản của truyền thông không dây trong giai đoạn tiếp  theo. Một số kỹ  thuật anten mới đã được  ứng dụng trong thực tế  như: Hệ thống thông tin di động LTE (LTE: Long Term Evolution)  và phiên bản tiên tiến (LTE­Advanced) hay các hệ thống radar dẫn  đường cho máy bay, tàu, các xe tự hành. Ngoài ra, thế hệ thông tin   di động 5G đã được nghiên cứu ở nhiều phòng thí nghiệm trên thế  giới,   trong   đó   có   thể   kể   đến   các   hệ   thống   M­MIMO   (Massive   MIMO), vô tuyến nhận thức và thông tin sóng milimet (mm­wave). Tuy nhiên, để  đưa các thiết bị vô tuyến vào ứng dụng trong  thực  tế   cần  xem   xét   giải   quyết   tính  tương  thích  điện  từ   EMC  (EMC:  Electro  Magnetic  Compatibility)  để  đảm bảo các thiết bị  cung cấp dịch vụ  an toàn và tin cậy, không gây nhiễu lẫn nhau và  không   gây   nhiễu   đến   thiết   bị   khác   trong   hệ   thống,   không   ảnh   hưởng đến sức khoẻ  người dùng. Thực tế, khi một thiết bị   vô  tuyến được sử dụng gần với cơ thể người như điện thoại di động   hay máy tính xách tay, máy tính bảng có thu/phát wifi,… thì các   phép đo hệ số hấp thụ riêng SAR (SAR: Specific Absorption Rate)  thường được yêu cầu, tham số  này phải nhỏ  hơn các giới hạn an  toàn cho phép được chỉ  ra trong các chuẩn quốc tế  về  an toàn vô  tuyến [6], [9].
  5. 2 Đối với các thiết bị vô tuyến có nhiều anten phát, với những   kỹ thuật đo đã được công bố, khi tiến hành đo SAR còn tồn tại hai   vấn đề  khó khăn cần phải nghiên cứu giải quyết, đó là thời gian  đo [6], [9]­[12] cũng như sai số khi xác định SAR còn lớn [2], [13],  [32], [45], [47], đặc biệt là khi số lượng anten phát lớn. Để  giảm thời gian đo, giải pháp hiệu quả  đang được tập  trung nghiên cứu là sử dụng kỹ thuật ước lượng. Một số kỹ thuật  ước lượng tiêu biểu được trình bày trong [20], [21], [28], [30], [47],  đặc biệt là [20], [21] đã giải quyết tốt vấn đề  này. Tuy nhiên các  kỹ  thuật  ước lượng này chủ  yếu phân tích, đánh giá, kiểm chứng   với các mô hình cụ  thể, số lượng anten hạn chế, số ít chủng loại   anten dẫn đến độ  tin cậy, tính thuyết phục của các kỹ  thuật  ước   lượng chưa cao. Như vậy, các kỹ thuật đo SAR hiện có vẫn tồn tại rất nhiều  hạn  chế  cần phải  nghiên  cứu khắc  phục.  Các  hạn chế   đó  bao  gồm: Thời gian đo, khối lượng tính toán và sai số đo còn lớn, đặc  biệt là khi số lượng anten phát tăng lên; việc kiểm chứng bằng đo   đạc thực tế còn giới hạn về số lượng cũng như chủng loại anten, … Ngoài ra, trong các công trình nghiên cứu về kỹ thuật đo SAR đã  được công bố, chưa có công trình nào đề cập đến việc phân tích và  đánh giá các yếu tố  ảnh hưởng có thể  gây ra sai số,  làm sai lệch  kết quả  đo so với kỹ  thuật  ước lượng khi xác định SAR của các  thiết bị vô tuyến. Những vấn đề  về  lý thuyết và thực tế kỹ thuật đã trình bày   ở  trên là cơ  sở  chủ  yếu để  hình thành nội dung luận án: “Nghiên  cứu kỹ  thuật  ước lượng và phân tích các yếu tố   ảnh hưởng đến   việc xác định SAR của thiết bị vô tuyến nhiều anten phát”.  Mục tiêu nghiên cứu của luận án:
  6. 3 Nghiên cứu đề xuất kỹ thuật ước lượng và qui trình đo mới   để đo SAR của thiết bị vô tuyến nhiều anten phát.  Phân tích, đánh giá và kiểm chứng  ảnh hưởng của các yếu  tố đến sai số xác định SAR. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng là các thiết bị vô tuyến nhiều anten phát sử dụng  gần cơ thể con người và các hệ thống đo SAR. Phạm vi  là các kỹ  thuật  ước lượng SAR của thiết  bị  vô  tuyến nhiều anten phát sử dụng gần cơ thể con người.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết; xây dựng mô hình toán học và mô hình  hệ  thống  đo để  tính toán, xác định SAR, kiểm chứng bằng mô  phỏng và thực nghiệm đo đạc trong các phòng đo chuyên dụng. Cấu trúc của luận án:   Luận án bao gồm: Phần mở  đầu; các chương 1, 2, 3; phần   kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án. Cuối cùng là  các công trình khoa học  đã công bố  và  danh mục  tài liệu tham  khảo. Luận  án được trình bày trong 112 trang giấy khổ  A4, 20   bảng biểu, 75 hình vẽ. Những đóng góp của luận án:            1) Đề xuất một kỹ thuật ước lượng và qui trình đo SAR với  thời gian đo ngắn của thiết bị  vô tuyến nhiều anten phát sử  dụng  đầu dò điện trường véc­tơ dựa trên việc bật/tắt tuần tự các anten   phát. 2) Phân tích, xây dựng mô hình kiểm chứng, thực hiện mô  phỏng kiểm chứng để  đánh giá  ảnh hưởng của các yếu tố  dẫn  đến sai số  và làm sai lệch kết quả  đo so với các kỹ  thuật  ước  lượng SAR.
  7. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐO SAR CỦA THIẾT BỊ VÔ TUYẾN 1.1. Khái niệm SAR Hệ số hấp thụ riêng SAR là công suất hấp thụ trên mỗi đơn  vị khối lượng của một cơ thể sinh học khi nó tiếp xúc với trường  điện từ. Giá trị SAR của các thiết bị vô tuyến phải nằm trong giới   hạn cho phép, qui định trong các tiêu chuẩn quốc tế  về  an toàn   sóng   vô   tuyến   FCC   [6],   ICRINP   [9],   IEC/TR   62630   [11],   IEC   62209­2 [10], IEEE 1528 [12]. Giá trị  SAR tỷ  lệ  thuận với bình   phương cường độ điện trường bức xạ tại điểm đo: 2 SAR = σ E ρ          [ W / Kg ]   (1.1) Trong đó:  σ  và  ρ  tương ứng là độ dẫn điện ( S / m ) và mật  3 độ khối lượng riêng ( Kg / m ) của cơ thể sinh học; E là cường độ  điện trường tại điểm đo ( V / m ). 1.2. Các hệ thống đo SAR 1.2.1. Hệ thống đo sử dụng đầu dò điện trường vô hướng Hệ  thống đo SAR cơ  bản, sử  dụng đầu dò điện trường vô  hướng có sơ đồ khối như hình 1.1. 
  8. 5 Hình 1.1: Sơ đồ khối của hệ thống đo SAR sử dụng đầu dò điện trường vô hướng 1.2.2. Hệ thống đo sử dụng đầu dò điện trường véc­tơ Hệ thống đo SAR cơ bản, sử dụng đầu dò điện trường véc­ tơ có sơ đồ khối như hình 1.7.  Hình 1.7: Sơ đồ khối của hệ thống đo sử dụng đầu dò điện trường véc­tơ 1.3. Quy trình đo SAR Tiêu chuẩn quốc tế  IEC 62 209­2 [10] đã trình bày quy trình  đo SAR của thiết bị vô tuyến gồm các bước cơ bản: Bước 1: Đo SAR lớn nhất tại một điểm đo bất kỳ. Bước 2: Đo trên mặt phẳng tham chiếu (area scan).
  9. 6 Bước 3: Xác định vị trí điểm đo có giá trị SARmax . Bước 4: Đo trong không gian phóng to (zoom scan). Bước 5: Tính giá trị SAR trung bình không gian 1g hoặc 10g. Bước 6: Lặp lại phép đo SAR  ở  bước 1  để  kiểm tra hệ  thống. 1.4. Đánh giá về kỹ thuật đo SAR hiện nay Các kỹ  thuật đo hiện nay còn tồn tại những hạn chế  như:   Thời gian đo, khối lượng tính toán và sai số đo còn lớn, đặc biệt là  khi số  lượng anten phát tăng lên; việc kiểm chứng bằng đo đạc  thực tế còn giới hạn về số lượng cũng như chủng loại anten. Ngoài ra, việc xác định chính xác SAR chịu  ảnh hưởng của   rất nhiều yếu tố  như  hệ  thống đo, các yếu tố  về  môi trường…   Tuy nhiên, chưa có công trình nào phân tích, đánh giá các yếu tố  ảnh hưởng đến việc xác định SAR. 1.5. Định hướng nghiên cứu của luận án Luận án sẽ tập trung nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các kỹ  thuật ước lượng đã được đề xuất trong hai công trình [20], [21], từ  đó đề xuất kỹ thuật ước lượng mới với mục tiêu giảm tối đa thời   gian đo, tính toán đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo kết quả xác  định SAR phải có sai số  nằm trong giới hạn tiêu chuẩn đo cho  phép. Đồng thời, luận án cũng phân tích đánh giá các yếu tố   ảnh   hưởng đến việc xác định SAR của thiết bị  vô tuyến nhiều anten  phát sử dụng gần cơ thể con người. 1.6. Kết luận chương 1 Chương 1 đã trình bày tổng quan những vấn đề  về  đo SAR   của thiết bị vô tuyến, bao gồm: Khái niệm về  SAR, các hệ  thống   đo SAR  và quy trình đo SAR hiện nay. Chương này đánh giá  ưu 
  10. 7 điểm và hạn chế  của các kỹ  thuật đo SAR hiện có, từ  đó rút ra  những vấn đề  tồn tại cần giải quyết và định hướng nghiên cứu  của luận án.  CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT ƯỚC LƯỢNG SAR  CỦA THIẾT BỊ VÔ TUYẾN NHIỀU ANTEN PHÁT 2.1. Nghiên cứu bổ  sung kỹ  thuật  ước lượng SAR sử  dụng   đầu dò điện trường vô hướng 2.1.1. Cơ sở lý thuyết và quy trình đo SAR sử dụng đầu dò điện   trường vô hướng Trong công trình  [20], công thức toán học  ước lượng được  xây dựng trên cơ sở xét bài toán tổng quát, với thiết bị vô tuyến có  N anten phát gần cơ thể sinh học. Giá trị SAR tại một điểm bất kỳ  trên cơ thể đó được xác định theo công thức: N −1 N N −1 N     SAR = A + � �B nm cos ( β n − β m ) + � �C nm sin ( β n − βm )  (2.11)  n =1 m = 2; m > n n =1 m = 2; m > n Trong đó A, Bnm, Cnm là những tham số được biểu diễn thông  qua anR, amR, anI, amI, bnR, bmR, bnI, bmI, cnR, cmR, cnI, cmI  và  σ , ρ . Trường hợp thiết bị có hai anten phát:                      SAR = A + Bcos β + Csin β                                (2.14) Trường hợp thiết bị có 3 anten phát: SAR = A + B12 cos β 2 + B13 cos β 3 + B23cos ( β 2 − β 3 )              + C12 sinβ 2 + C13 sinβ 3 + C23 sin ( β 2 − β 3 )               (2.16) Từ  đó, quy trình đo SAR của thiết bị  vô tuyến có hai và ba  anten phát được xây dựng và kiểm chứng bằng mô phỏng CST [4],  kết quả kiểm chứng cho thấy: * Ưu điểm của kỹ thuật: ­ Quy trình đã giảm rất nhiều số phép đo, từ  đó giảm đáng   kể thời gian đo để xác định SAR lớn nhất tại mỗi điểm đo.
  11. 8 ­ Sai số   ước lượng SAR rất nhỏ  (dưới 1%), thể  hiện  độ  chính xác cao của của quy trình đo.  * Hạn chế của kỹ thuật: ­ Số  phép đo trên mặt phẳng tham chiếu vẫn rất lớn khi số  lượng anten phát tăng lên. ­ Sai số có thể rất lớn khi số lượng anten phát tăng thêm. 2.1.2. Kiểm chứng bằng thực nghiệm đo đạc Mô  hình kiểm  chứng:  Là  hệ   thống đo DASY52,  sử   dụng  khuôn mẫu ELI4 [10] và ba anten chấn tử đối xứng. Kết quả kiểm chứng: Hình 2.5 cho biết điểm SARmax tại cặp (β2, β3)max = (1500, 70).          Hình 2.5: Giá trị SAR chuẩn hóa lớn nhất trên mặt phẳng đo Hình 2.7 biểu diễn sai số ước lượng tại 64 cặp ( β2, β3) khảo  sát. Quan sát hình 2.7, nhận thấy giá trị  sai số  lớn nhất khoảng   5,2% tương ứng với cặp (β2 = 450, β3 = 2700).
  12. 9 Hình 2.7: Sai số SAR giữa đo đạc và ước lượng trường hợp ba   anten Từ  kết quả  kiểm chứng đo đạc với ba anten phát, có thể  khẳng định rằng kỹ  thuật [20] đã giảm thiểu rất nhiều thời gian   xác định giá trị SARmax của thiết bị vô tuyến có ba anten phát. Ngoài  ra, kỹ  thuật  ước lượng cho kết quả chính xác SAR trong hầu hết   các trường hợp kiểm tra, sai số lớn nhất vào khoảng 5,2%. 2.2. Đề  xuất kỹ  thuật  ước lượng SAR sử  dụng đầu dò điện   trường véc­tơ Trong  mục  này,   luận   án   trình  bày  đề   xuất   kỹ   thuật   ước   lượng và qui trình đo SAR của thiết bị  vô tuyến nhiều anten phát  sử dụng đầu dò điện trường véc­tơ.  2.2.1. Mô hình toán học ước lượng SAR Tổng điện trường bức xạ bởi N anten tại điểm đo bằng tổng  véc­tơ  điện trường của các nguồn phát riêng lẻ  theo phương các   trục x, y, z và bình phương cường độ điện trường được tính: 2 2 2 2 E = Ex + Ey + Ez (2.1)  Xác định các thành phần điện trường theo phương các trục  x, y, z theo (2.19): Ex = a1 + a2 eiβ2 + ... + aN eiβ N iβ                  E y = b1 + b2 eiβ2 + ... + bN e N                         (2.19) Ez = c1 + c2 eiβ2 + ... + cN eiβ N
  13. 10 Trong   đó:   an , bn , cn ( n = 1,..., N )   là   các   giá   trị   phức,   đặc  trưng cho điện trường tại điểm đo gây ra bởi anten thứ n. Trong kỹ  thuật [21],  để  xác định  các tham số   ước lượng  an , bn , cn ( n = 1,..., N )   cần có  N  phép đo để  lập ra hệ  N  phương  trình từ các biến  an , bn , cn ( n = 1,..., N ) . Việc tính toán các tham số  ước lượng theo các hệ  phương trình (2.22),  (2.23) và (2.24)  sẽ  phức tạp, khó khăn khi số lượng anten phát lớn. 2.2.2. Đề  xuất kỹ  thuật  ước lượng và quy trình đo mới để  xác   định SAR của thiết bị  vô tuyến nhiều anten phát sử  dụng đầu   dò điện trường véc­tơ Thực hiện  N  phép đo khi bật/tắt tuần tự  các anten để  xác  định các tham số  an , bn , cn ( n = 2,..., N )  theo (2.25): a1 = Ex (1); b1 = Ey (1); c1 = Ez (1) Chỉ bật anten 1 a2 = Ex (2); b2 = Ey (2); c2 = Ez (2) Chỉ bật anten 2 ...                               (2.25) aN = Ex (N); bN = Ey (N); cN = Ez (N) Chỉ bật anten N Qui trình đo SAR mới dựa trên kỹ thuật ước lượng được đề  xuất và qui trình đo SAR theo kỹ thuật [21] gồm các bước như sau: Bước 1:  Trên mặt phẳng tham chiếu,  thiết lập số  điểm đo  tùy theo từng mô hình khuôn mẫu cụ  thể. Với thiết bị  có N anten  phát, tại mỗi điểm đo thực hiện N phép đo. Bước 2: Tính toán các tham số   an , bn , cn ( n = 1,..., N )   theo  (2.25) cho kỹ  thuật  ước lượng đề  xuất và theo (2.22), (2.23) và  (2.24) cho kỹ thuật ước lượng trong [21]. Bước 3: Tiến hành tính toán ước lượng Ex , Ey, Ez tương ứng  với các tổ hợp sai pha bất kỳ quét từ 00 đến 3600 (với bước pha là 
  14. 11 10) theo công thức (2.19) cho cả  hai kỹ thuật  ước lượng. Qua đó   xác định được |E|2 hay SAR tương ứng theo (2.1) và (1.1). Bước 4: Từ  các giá trị  E (hay SAR) trong bước 3, xác định  được giá trị |E|2max (hay SARmax) và tổ hợp sai pha βnmax ( n = 2,..., N )   tương ứng. Bước 5: Xác định vị trí điểm đo có giá trị |E|2max (hay SARmax)  theo tiêu chuẩn IEC 62209­2 [10] bằng cách thiết lập tổ  hợp sai   pha   βnmax ( n = 2,..., N )   và thực hiện một phép đo trên mặt phẳng  tham chiếu trong bước 1, từ các giá trị   E đo được sẽ cho biết vị trí   điểm đo có giá trị |E|2max (hay SARmax) cần tìm. Bước 6: Xác định giá trị  SAR trung bình không gian ( giá trị  SAR 1g hoặc SAR 10g, đây là giá trị  SAR của thiết bị  vô tuyến   cần đo) bằng cách tại điểm  |E|2max  tìm được, thực hiện phóng to  theo không gian hình lập phương và đo  E  tại các điểm theo tiêu  chuẩn IEC 62209­2 [10]. Lấy trung bình cộng các giá trị E đo được  thay vào công thức (1.1) sẽ cho biết SAR của thiết bị. Nhận xét về   ưu điểm và hạn chế  của của kỹ  thuật  ước   lượng đề xuất so với kỹ thuật [21] như sau: * Ưu điểm của kỹ thuật: ­ Điểm khác biệt lớn nhất và cũng là  ưu điểm nổi trội của   kỹ thuật ước lượng đề xuất so với kỹ thuật [21] chính là giải pháp  xác định các tham số ước lượng. Với kỹ thuật ước lượng đề xuất,   giá trị  của từng tham số   ước lượng chính là kết quả  đo trực tiếp   cường độ  điện trường  ứng với duy nhất một anten đang bật (chỉ  có một nguồn bức xạ) nên không còn yếu tố sai pha nữa, vì vậy sai   số  do việc thiết lập các tổ  hợp sai pha không chính xác như  trong  kỹ thuật [21] được loại bỏ hoàn toàn.
  15. 12 ­ Để  xác định các tham số   ước lượng thì với kỹ  thuật  ước   lượng đề  xuất không cần phải tính toán mà lấy trực tiếp từ  kết  quả đo theo (2.25) trong khi với  các kỹ thuật khác như [20], [21] thì  phải tính toán thông qua việc giải hệ phương trình (2.22), (2.23) và   (2.24) khá phức tạp, đặc biệt là khi số lượng anten phát lớn. * Hạn chế của kỹ thuật:  ­ Với việc phải bật/tắt tuần tự các anten phát trong quá trình  đo nên hệ thống đo của kỹ  thuật  ước lượng đề  xuất cần phải có   thêm các cơ  cấu chuyển mạch  và vì thế,  các thao tác đo cũng sẽ  phức tạp hơn so với kỹ thuật [21]. 2.2.3. Mô phỏng kiểm chứng và đánh giá kỹ  thuật  ước lượng   và qui trình đo SAR đề xuất Mô hình kiểm chứng: Xây dựng bốn mô hình với khuôn mẫu  phẳng với tham số  kích thước, các thông số  chất lỏng theo tiêu   chuẩn IEEE 1528 [12] được trình bày trong bảng 2.3 và khuôn mẫu  ELI4 với  tham  số  kích  thước,  các thông  số  chất  lỏng  theo tiêu   chuẩn IEC 62209­2 [10]. Bảng   2.3:  Thông   số,   kích   thước   của   khuôn   mẫu   phẳng   (CT_3) Tham số Giá trị Kích thước khuôn  L  W  D = (180  120  150) mm mẫu Vỏ khuôn mẫu phẳng 2 mm Hằng số điện môi ( ε r 39,2 ) Độ dẫn điện ( σ ) 1,8 S/m Khối lượng riêng ( ρ ) 1000 Kg/m3
  16. 13 * Mô hình 1: Khuôn mẫu phẳng và cấu hình hai anten chấn   tử như trên hình 2.10, tham số kích thước anten theo bảng 2.4 (lưu   ý, tần số phát 2,45 GHz, khoảng cách giữa hai anten là  0,5 λ ). Hình 2.10: Khuôn mẫu phẳng và vị trí hai anten chấn tử (CT_2) * Mô hình 2:  Khuôn mẫu phẳng và cấu  hình hai anten IFA  như  trên hình 2.11, tham số  kích thước anten như  trên hình 2.12   (tần số phát 2,45 GHz). Hình 2.11: Khuôn mẫu phẳng và vị trí anten IFA (CT_3)
  17. 14 * Mô hình 3:  Khuôn mẫu phẳng và cấu  hình ba anten IFA  như hình 2.11, tham số kích thước anten như trên hình 2.12 (tần số  phát 2,45 GHz). Hình 2.12: Tham số kích thước hai và ba anten IFA (mm) (CT_3) Bảng 2.4: Tham số, kích thước của anten chấn tử (CT_3) Tham số Giá trị Bán kính của anten 1,8 mm Chiều dài tổng thể 0,5 λ Khoảng cách giữa 2 chấn tử liền kề 0, 25 λ * Mô hình 4: : Khuôn mẫu ELI4 và cấu hình ba anten chấn tử  như trên hình 2.13, Tham số kích thước anten theo bảng 2.4 (tần số  phát 2,14 GHz).
  18. 15 Hình 2.13: Khuôn mẫu ELI4 và vị trí ba anten chấn tử (CT_3) Kết quả  kiểm chứng:  Giá trị  SARmax  nhanh chóng được  xác định và sai số lớn nhất giữa kỹ thuật ước lượng đề xuất  với mô phỏng hay với kỹ  thuật [21] cũng được chỉ  ra   xem  bảng dưới: Sai số lớn nhất giữa Sai pha tương ứng với  Mô  kỹ thuật ước lượng đề xuất  SARmax theo kỹ thuật  hình với ước lượng đề xuất Mô phỏng Kỹ thuật [21] 1 β max = 1660 Khoảng 0,7%
  19. 16 ước lượng đề xuất sẽ nhỏ hơn so với kỹ thuật [21] vì khối lượng   tính toán để xác định các tham số ước lượng của kỹ thuật [21] lớn,   đặc biệt là khi số  lượng anten  N  lớn trong khi với kỹ  thuật  ước  lượng đề xuất thì các tham số ước lượng lấy trực tiếp từ kết quả  đo (xem mục 2.2.2). * Về độ phức tạp tính toán: Ở kỹ thuật ước lượng đề  xuất, các tham số ước lượng lấy   trực tiếp từ kết quả đo nên không phải tính toán phức tạp như kỹ  thuật [20] phải giải hệ  phương trình (2.13) và kỹ  thuật [21] phải   giải phương trình (2.22), (2.23), (2.24).  * Về sai số xác định SAR: Sai số lớn nhất giữa kỹ thuật ước lượng đề xuất và dữ  liệu  tính toán mô phỏng rất nhỏ  (dưới 1,54%), so với kỹ  thuật [21]   cũng rất nhỏ (dưới 1,31%) cho tất cả các mô hình khảo sát. 2.3. Kết luận chương 2 Trong chương 2, luận án đã phân tích  cơ  sở  lý thuyết, quy  trình đo SAR, từ  đó đưa ra những nhận xét đánh giá  ưu điểm và  hạn chế  của kỹ  thuật [20]; thực hiện kiểm chứng kỹ  thuật [20]   bằng thực nghiệm đo đạc với một mô hình thiết bị có ba anten phát  đã được công bố trong Công trình CT_1. Đề xuất một kỹ thuật ước lượng và quy trình đo nhanh SAR  của thiết bị vô tuyến nhiều anten phát sử dụng đầu dò điện trường   véc­tơ  dựa trên việc bật/tắt tuần tự  các anten phát  đã được công  bố trong Công trình CT_2, CT_3. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ  ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH SAR 3.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định SAR
  20. 17 Các nguyên nhân chủ  yếu có thể  gây ra sai số  khi xác định  SAR theo các kỹ thuật ước lượng bao gồm: Một là, do các yếu tố từ hệ thống đo, đó là: (1) Thiết bị ghi  và điều khiển dữ  liệu, (2) Thiết bị  đọc đầu dò điện trường, (3)  Đầu dò điện trường, (4) định vị đầu dò điện trường, (5) Các thành  phần điện trường xung quanh, (6) Vỏ  khuôn mẫu và chất lỏng  tương   đương   mô,   (7)   Thiết   bị   kiểm   tra   (DUT),   (8)   Thiết   bị  giữ/định vị DUT. Hai là, do quy trình đo SAR theo tiêu chuẩn IEC 62209­2  [10], IEEE 1528 [12] chưa quy định cụ thể về đo mặt phẳng tham   chiếu nên việc lựa chọn mặt phẳng tham chiếu để  xác định điểm   SARmax chưa phù hợp có thể gây ra sai lệch lớn giữa SAR tính toán  và SAR thực tế của thiết bị. Ba   là,   Trong   ba   kỹ   thuật   ước   lượng   được   nghiên   cứu   ở  chương   2   thì   trong  khi   xây   dựng  mô   hình  toán   học   ước   lượng  cường độ  điện trường hay SAR, đều bỏ  qua các thành phần điện   trường phản xạ trong khuôn mẫu đến điểm đo (các thành phần này  thường khá nhỏ, không đáng kể). Tuy vậy, khi có các yếu tố  nào  đó thay đổi dẫn đến các thành phần này tăng mạnh và cần phải   xem xét đến. 3.2. Kiểm chứng đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác   định SAR 3.2.1. Ảnh hưởng của việc thiết lập sai pha không chính xác Mô hình kiểm chứng:  Sử  dụng mô hình và kết quả  đo đạc  thực nghiệm với ba anten phát trong mục 2.1.2. Đánh giá về ảnh hưởng của việc thiết lập sai pha:  Giả sử rằng các sai pha được thiết lập không chính xác là 30,  tiến hành so sánh sự  khác biệt giữa SAR lớn nhất tại cặp sai pha  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2