intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Cơ sở khoa học của các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng phòng hộ đầu nguồn hồ chứa nước cửa đặt huyện Thường Xuân - tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Quangdaithuan Quangdaithuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

86
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hướng đến mục tiêu nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng phòng phòng hộ đầu nguồn thuộc lưu vực hồ chứa nước Cửa Đặt, cải thiện hiệu quả phòng hộ - kinh tế. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Cơ sở khoa học của các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng phòng hộ đầu nguồn hồ chứa nước cửa đặt huyện Thường Xuân - tỉnh Thanh Hóa

---------------BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP<br /> ----------------------<br /> <br /> NGUYỄN HỮU TÂN<br /> <br /> CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC GIẢI PHÁP LÂM SINH ÁP DỤNG<br /> CHO RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN HỒ CHỨA NƯỚC CỬA ĐẶT<br /> HUYỆN THƯỜNG XUÂN - TỈNH THANH HÓA<br /> <br /> Chuyên ngành: Lâm sinh<br /> Mã số: 62 62 02 05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP<br /> <br /> Hà Nội, 2014<br /> <br /> Luận án được hoàn thành tại: trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà<br /> Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Điển<br /> <br /> Phản biện 1: …………………………………………..……………………..<br /> Phản biện 2: …………………………………………………………………<br /> Phản biện 3: …………………………………………………………………<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án câp Trường họp tại: Hội<br /> trường A2, nhà Hiệu bộ, trường Đại học Lâm nghiệp. Vào hồi …… giờ<br /> ….. phút, ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia, Thư viện trường<br /> đại học Lâm nghiệp và Thư viện trường Đại học Hồng Đức.<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết<br /> Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và<br /> điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất và phòng chống xói mòn. Theo Quy chế quản<br /> lý thì rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng được xác lập nhằm tăng cường khả<br /> năng điều tiết nguồn nước của các dòng chảy, hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt,<br /> giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, lòng hồ. Mùa lũ năm<br /> 2007 hồ đập Cửa Đặt bị vỡ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính mạng, tài sản<br /> và sinh hoạt của hàng triệu người dân vùng hạ lưu mà nguyên nhân chính là do<br /> hệ thống rừng đầu nguồn chưa đáp ứng yêu cầu phòng hộ. Vì vậy, việc làm<br /> sáng tỏ những cơ sở khoa học của các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng<br /> phòng hộ đầu nguồn, nhằm sớm dẫn dắt rừng tới trạng thái cấu trúc rừng vừa<br /> đáp ứng được mục đích phòng hộ, vừa giải quyết nhu cầu lâm sản của người<br /> dân lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây là lý do để thực hiện luận án<br /> "Cơ sở khoa học của các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng phòng hộ đầu<br /> nguồn hồ chứa nước Cửa Đặt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá".<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> * Mục tiêu chung: Góp phần nâng cao hiệu quả của các giải pháp kỹ thuật<br /> lâm sinh áp dụng cho rừng phòng phòng hộ đầu nguồn thuộc lưu vực hồ<br /> chứa nước Cửa Đặt, cải thiện hiệu quả phòng hộ - kinh tế.<br /> * Mục tiêu cụ thể: 1) Phân tích được một số đặc điểm của những nhân tố<br /> phát sinh dòng chảy và xói mòn đất trong mối liên hệ với hiện trạng và xu<br /> thế phát triển của thảm thực vật làm cơ sở khoa học cho các giải pháp kỹ<br /> thuật lâm sinh ở khu vực nghiên cứu. 2) Đề xuất tiêu chuẩn cấu trúc và một<br /> số giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào thảm thực vật rừng phòng hộ đầu<br /> nguồn, để rừng sớm đạt đến cấu trúc rừng mong muốn.<br /> 3. Ý nghĩa của luận án<br /> (1) Về lý luận, luận án đã xác định được mối quan hệ định lượng giữa<br /> khả năng điều tiết nguồn nước và phòng chống xói mòn đất với những nhân<br /> tố: mưa, địa hình, thổ nhưỡng và thảm thực vật.<br /> <br /> 2<br /> <br /> (2) Về thực tiễn, Luận án đã đề xuất được bảng tra cấu trúc rừng mong<br /> muốn đáp ứng yêu cầu phòng hộ đầu nguồn ở vùng hồ chứa nước Cửa Đặt.<br /> Bảng này có ý nghĩa chỉ dẫn cho việc vận dụng các giải pháp kỹ thuật lâm<br /> sinh, nhằm dẫn dắt rừng sớm đạt yêu cầu phòng hộ đầu nguồn và đáp ứng<br /> mục đích phòng hộ - kinh tế.<br /> 4. Đóng góp mới của luận án<br /> * Về lý luận: 1) Luận án đã xác định được một số cơ sở khoa học quan<br /> trọng áp dụng cho rừng phòng hộ đầu nguồn hồ chứa nước Cửa Đặt; 2) Đã<br /> lượng hóa và xây dựng được mô hình toán học về mối liên hệ giữa các nhân<br /> tố phát sinh dòng chảy với dòng chảy mặt và xói mòn đất. 3) Xu thế phát<br /> triển của thảm thực vật rừng hồ Cửa Đặt.<br /> * Về thực tiễn: Luận án đã đề xuất được bảng tra yêu cầu cấu trúc rừng<br /> mong muốn đáp ứng yêu cầu phòng hộ đầu nguồn ở vùng hồ chứa nước<br /> Cửa Đặt, huyện Thường Xuân - tỉnh Thanh Hóa. Luận án có ý nghĩa chỉ<br /> dẫn trong việc vận dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động cho từng<br /> nhóm đối tượng thảm thực vật rừng.<br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> Trên cơ sở nghiên cứu 163 tài liệu tham khảo về: rừng phòng hộ đầu<br /> nguồn của các tác giả trong và ngoài nước, điều kiện tự nhiên của địa<br /> phương. Đề tài đã tổng quan được những nội dung chính để phục vụ cho<br /> nghiên cứu rừng phòng hộ đầu nguồn hồ chứa nước Cửa Đặt. Từ đó, đề tài<br /> đã có những nhận xét nêu lên một số quan điểm chung về rừng phòng hộ<br /> đầu nguồn, những công trình tiêu biểu và những tồn tại chính để từ đó xác<br /> định những nội dung cần thực hiện tiếp của đề tài.<br /> 1.1. Thành quả nghiên cứu<br /> Nghiên cứu rừng phòng hộ đầu nguồn đã được nhiều nhà khoa học trong và<br /> ngoài nước quan tâm nghiên trên các lĩnh vực và đã rút ra một số kết luận sau:<br /> 1) Về thuỷ văn rừng: nhìn chung, đất rừng có khả năng thấm nước rất cao và<br /> hiếm khi xuất hiện dòng chảy bề mặt ngay cả khi lượng mưa lớn. Tuy nhiên,<br /> <br /> 3<br /> <br /> khi rừng bị chặt hạ trở nên thưa thớt và độ dốc mặt đất lớn thì có thể tạo ra<br /> nhiều lượng nước chảy bề mặt. 2) Về xói mòn đất: các công trình nghiên cứu<br /> bước đầu đã xây dựng phương trình toán học để dự tính lượng đất xói mòn bề<br /> mặt thông qua các chỉ số có liên quan. 3) Về cấu trúc rừng: cấu trúc rừng được<br /> xác định thông qua các chỉ số đa dạng loài, chỉ số quan trọng (IV%), đã xây<br /> dựng cấu trúc rừng hợp lý thông qua bảng tra hệ số C, xây dựng tiêu chuẩn cấu<br /> trúc rừng phòng hộ đầu nguồn,... 4) Về tái sinh rừng: tái sinh rừng mưa nhiệt<br /> đới vô cùng phức tạp, cây tái sinh tự nhiên có phân bố cụm, một số khác có<br /> phân bố Poisson; tái sinh rừng nhiệt đới có hai đặc điểm tái sinh phổ biến đó là<br /> tái sinh vệt của loài cây ưa sáng và tái sinh phân tán liên tục của loài cây chịu<br /> bóng. 5) Về khả năng phục hồi rừng: quá trình diễn thế thứ sinh trên cạn lặp lại<br /> quá trình tái sinh tự nhiên trên các lỗ trống trong rừng nguyên sinh trên diện<br /> rộng,... đất càng bị phá hủy nhiều thì quá trình diễn thế thứ sinh trên cạn càng<br /> giống với quá trình diễn thế nguyên sinh. 6) Vận dụng kết quả nghiên cứu vào<br /> thực tiễn sản xuất: có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng, điển hình như<br /> việc duy trì cấu trúc rừng tự nhiên không đều tuổi thông qua các giải pháp tái<br /> sinh, hoặc trồng bổ sung, chặt nuôi dưỡng rừng tự nhiên để dẫn dắt rừng đạt<br /> đến cấu trúc gần với cấu trúc của rừng tự nhiên nguyên sinh, …. Công trình<br /> nghiên cứu đã đề ra phương pháp phân cấp rừng phòng hộ đầu nguồn sông Mê<br /> Kông,…. Từ đó, Chính phủ và Bộ, Ngành đã ban hành các văn bản, quy định<br /> đối với rừng phòng hộ đầu nguồn làm cơ sở định hướng cho việc đầu tư quản<br /> lý, phục hồi và phát triển rừng phòng hộ kết hợp kinh tế.<br /> 1.2. Những nội dung cần thực hiện tiếp<br /> 1) Tiếp tục nghiên cứu mở rộng về đặc điểm các nhân tố phát sinh dòng chảy<br /> mặt và xói mòn đất của các thảm thực vật rừng để phát hiện ra quy luật tồn tại<br /> trong tự nhiên và định lượng hóa những quy luật đó bằng các công cụ toán<br /> học phù hợp. 2) Nghiên cứu cấu trúc và xu thế, tốc độ phát triển của thảm<br /> thực vật rừng. 3) Phân chia thảm thực vật rừng phòng hộ đầu nguồn để áp<br /> dụng các giải pháp pháp kỹ thuật. 4) Đề xuất các giải pháp lâm sinh nhằm<br /> dẫn dắt các trạng thái thảm thực vật rừng ở thời điểm hiện tại sớm đạt cấu<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2