Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng khu vực Bắc Trung Bộ
lượt xem 4
download
Đề tài "Vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng khu vực Bắc Trung Bộ" đã hệ thống hoá và đóng góp cơ sở lý luận về quản lý rừng cộng đồng, vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng; đánh giá thực trạng của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng; đánh giá vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương đến hiệu quả quản lý rừng cộng đồng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng khu vực Bắc Trung Bộ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --- - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGÔ VĂN HỒNG VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI VÀ THỂ CHẾ ĐỊA PHƯƠNG TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ Ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 9620211 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2022
- Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học lâm nghiệp Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐỖ ANH TUÂN 2. PGS.TS. TRẦN NGỌC HẢI Phản biện 1: ...................................................... Phản biện 2:................................................... Phản biện 3: ................................................... Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Lâm nghiệp. Vào hồi … giờ, ngày … tháng … năm 2022. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Thư viện trường Đại học Lâm nghiệp.
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Ngô Văn Hồng, Đỗ Anh Tuân, Bùi Thế Đồi (2021), Cấu trúc quản lý và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng khu vực Bắc Trung Bộ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm Nghiệp Số 5/2021. 2. Ngô Văn Hồng, Bùi Thế Đồi, Trần Ngọc Hải, Đỗ Anh Tuân (2021), Đặc điểm và vai trò của vốn xã hội trong bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng ở khu vực Bắc Trung Bộ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp Số 6/2021.
- MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của luận án Rừng và đất rừng là tài nguyên thiên nhiên quan trọng và là một trong những nguồn lực sinh kế chủ yếu của người dân và cộng đồng địa phương. Trên thực tế rừng và đất rừng thường được quản lý và sử dụng theo một trong những chế độ sở hữu như sở hữu nhà nước, sở hữu cá nhân, hoặc sở hữu chung (hay còn gọi là sở hữu cộng đồng) (Hanna,1995). Tài nguyên thuộc sở hữu cộng đồng không phải do cá nhân hoặc nhà nước nắm giữ mà do một cộng đồng địa phương hoặc nhóm người cùng sở hữu và nắm giữ các quyền tiếp cận, sử dụng và quản lý. Quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) là một phương thức quản lý rừng dựa vào quy định, kiến thức kinh nghiệm truyền thống của cộng đồng phục vụ cho các lợi ích chung của các cộng đồng sống trong và gần rừng (Nguyễn Bá Ngãi, 2009). Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy các cộng đồng địa phương có thể quản lý thành công tài nguyên rừng của cộng đồng qua nhiều thế hệ dựa trên các quy định hay luật tục của các cộng đồng. Trong đó, vốn xã hội và thể chế là những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả rừng cộng đồng (Ostron, 1990). Gần đây, xu hướng phát triển rừng cộng đồng (RCĐ) được coi là một giải pháp quan trọng trong phát triển lâm nghiệp ở nhiều quốc gia nhằm thu hút sự tham gia của các cộng đồng để đóng góp vào tiến trình quản lý rừng bền vững (Hajjar, 2020). Ở Việt Nam, rừng cộng đồng là rừng của thôn/hoặc dòng tộc, dòng họ đã được quản lý theo truyền thống trước đây (quản lý theo các luật tục truyền thống) hoặc được Nhà nước giao cho các cộng đồng trong quá trình thực hiện chính sách lâm nghiệp. Các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ là nơi sinh sống của hàng triệu đồng bào dân tộc thiểu số; nơi sinh kế của họ phụ thuộc vào tài nguyên rừng và đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng địa phương liên kết chặt chẽ với rừng qua nhiều thế hệ. Các cộng đồng địa phương ở khu vực này đã và đang quản lý hàng trăm nghìn ha rừng cộng đồng từ lâu, có nơi đã qua nhiều thế hệ. Một số nghiên cứu cho thấy, QLRCĐ ở Việt Nam nói chung và ở khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng đã góp phần tích cực vào quản lý và bảo vệ hiệu quả tài nguyên rừng và phát triển sinh kế cộng đồng (Đỗ Anh Tuân, 2012, Hà Huy Tuấn, 2015). Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào mô tả hiện trạng và vai trò của rừng cộng đồng, các khía cạnh kỹ thuật và lập kế hoạch QLRCĐ. Chưa có nghiên cứu nào mang tính hệ thống và định lượng về thực trạng và vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong QLRCĐ ở Việt Nam được thực hiện. Do đó việc thực hiện nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để nâng cao hiệu quả QLRCĐ trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung. 2. Mục tiêu của luận án 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng khu vực Bắc Trung Bộ nhằm cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở khu vực nói riêng và Việt Nam nói chung. 2.2. Mục tiêu cụ thể
- (1) Hệ thống hoá và đóng góp cơ sở lý luận về quản lý rừng cộng đồng, vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng; (2) Đánh giá thực trạng của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng; (3) Đánh giá vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương đến hiệu quả quản lý rừng cộng đồng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của Luận án là nhân tố vốn xã hội và các thể chế địa phương trong QLRCĐ. Nghiên cứu này được thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2020 tại một số tỉnh ở Khu vực Bắc Trung Bộ là Nghệ An, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế. Trong đó, sáu (6) mô hình quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản đã được chọn làm nghiên cứu điểm. 4. Những đóng góp mới của luận án - Tổng quát hoá cơ sở lý luận cho quản lý rừng cộng đồng trên cơ sở lý thuyết quản lý tài nguyên chung và hành động tập thể, cũng như vai trò của thể chế và vốn xã hội trong quản lý tài nguyên rừng cộng đồng. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào lý luận về vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương đối với quản lý tài nguyên rừng cộng đồng. - Nghiên cứu đã mô hình hoá một cách định lượng về chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vốn xã hội và thể chế đến hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở khu vực nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học Xác định được vốn xã hội và thể chế địa phương của các cộng đồng là các nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý và hiệu quả quản lý rừng cộng đồng, làm cơ sở khoa học quan trọng cho việc thiết kế cấu trúc tổ chức quản lý, hệ thống thể chế và thúc đẩy các nhân tố vốn xã hội nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng cộng đồng. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định được tính đa dạng về cấu trúc tổ chức quản lý thể hiện tính thích ứng trong quản lý rừng ở địa phương. - Xác định được ảnh hưởng của các nhân tố vốn xã hội (mạng lưới, sự tin tưởng, sự tương hỗ) đến hiệu quả quản lý rừng cộng đồng. - Xác định được đặc điểm và ảnh hưởng của thể chế (hệ thống quy ước/quy chế) đến hiệu quả quản lý rừng cộng đồng. - Đã đưa ra các đề xuất ứng dụng thực tiễn quan trọng cho việc đề xuất cơ cấu tổ chức, thiết kế hệ thống/quy chế phù hợp và thúc đẩy nhân tố vốn xã hội nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tài nguyên chung/cộng đồng, chế độ quyền sở hữu và hành động tập thể 1.1.1. Tài nguyên chung (Common-pool resources)
- Tại nhiều khu vực, các loại tài nguyên thiên nhiên, như các vùng nước, bãi chăn thả và rừng, không phải do các cá nhân hoặc nhà nước nắm giữ mà do các cộng đồng địa phương hoặc các nhóm người quản lý và sử dụng. Do đó, hiểu được bản chất về mặt kinh tế thể chế của tài nguyên và chế độ quyền sở hữu mà tài nguyên được nắm giữ là rất quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tùy thuộc vào hai đặc điểm khi sử dụng: (i) khả năng loại trừ người khác tiếp cận và sử dụng và (ii) bản chất mất đi khi sử dụng, tất cả các hàng hóa/tài nguyên và dịch vụ có thể được phân thành bốn loại: hàng hóa tư nhân, hàng hóa công cộng, hàng hóa/dịch vụ có thu phí và hàng hóa/tài nguyên chung/cộng đồng. Hàng hoá và tài nguyên chung (ví dụ như rừng được sử dụng chung ở một thôn bản) có 2 đặc điểm quan trọng là mất đi khi sử dụng và khó ngăn chặn người khác tiếp cận và sử dụng. Cho nên nhiều học giả đã cho rằng khó quản lý hiệu quả tài nguyên chung (Hardin, 1968). 1.1.2. Chế độ quyền sở hữu tài nguyên cộng đồng Một số nghiên cứu cho rằng điều quan trọng nhất đối với quản lý tài nguyên thiên nhiên không phải là loại tài nguyên mà là chế độ quyền sở hữu tài nguyên đó. Berkes và cs, 1989; Ostrom, 1992; Feeny, 1994; Pomeroy, 1996) đã phân loại bốn chế độ quyền sở hữu khác nhau: i) chế độ vô chủ, ii) chế độ sở hữu tư nhân, iii) chế độ sở hữu nhà nước và iv) chế độ sở hữu chung/cộng đồng. Sở hữu chung (hay còn gọi là sở hữu cộng đồng) là hình thức sở hữu trong đó các quyền sở hữu/sử dụng tài nguyên do một cộng đồng hoặc một nhóm người xác định phụ thuộc lẫn nhau nắm giữ và kiểm soát. Rừng cộng đồng xét theo khía cạnh này thực chất là loại tài nguyên được quản lý dưới chế độ sở hữu chung, hay còn gọi là sở hữu cộng đồng. Hanna và cs (1995) cho rằng việc thiết lập quyền sở hữu đối với tài nguyên chung là cần thiết, nhưng chưa đủ. Khai thác quá mức và cạn kiệt tài nguyên chung vẫn có thể xảy ra, nếu các quyền và quy định quản lý sử dụng không được bảo đảm và thực thi. Ông nhấn mạnh rằng bất kỳ chế độ sở hữu nào cũng cần xử lý hiệu quả với hai vấn đề quản lý cơ bản: (i) kiểm soát việc tiếp cận các tài nguyên để đối phó với vấn đề loại trừ người bên ngoài và (ii) có các quy định (thể chế) về sử dụng tài nguyên để giải quyết vấn đề cạnh tranh lợi ích/mâu thuẫn nhằm đảm bảo quản lý thành công tài nguyên chung. 1.1.3. Hành động tập thể trong quản lý tài nguyên chung Lý thuyết về hành động tập thể (collective action) liên quan đến việc tạo lập hành động chung thông qua sự hợp tác của hai hoặc nhiều cá nhân. Marshall (1998) định nghĩa hành động tập thể là “hành động được thực hiện bởi nhóm người để theo đuổi lợi ích chung của các thành viên”. Theo định nghĩa này, quản lý tài nguyên chung/cộng đồng cũng đòi hỏi có các hoạt động tập thể khác nhau, ví dụ như thành lập nhóm, thiết lập quy định, kiểm soát tiếp cận, khai thác sử dụng và giám sát, v.v. Các thành viên của một nhóm/cộng đồng địa phương tổ chức các hành động tập thể để đạt được lợi ích chung. Tuy nhiên, họ thường gặp phải những khó khăn tiềm tàng trong việc tổ chức các hoạt động tập thể gây ra bởi các đặc điểm về hàng hóa công cộng của hành động tập thể. Từ những nghiên cứu lý thuyết về tài nguyên chung và hành động tập thể có thể thấy rằng về bản chất quản lý rừng cộng đồng thực chất là tổ chức các hành động tập thể ở cấp thôn bản hoặc nhóm hộ để quản lý tài nguyên rừng chung của cộng đồng do (1) rừng cộng đồng là tài nguyên thuộc quyền sở hữu/hay sử dụng chung của cộng đồng và (ii) việc quản lý rừng cộng đồng yêu cầu phải thiết lập và thực thi các hành động tập thể, ví dụ như tuần tra bảo vệ, chăm sóc, sử dụng và phát triển rừng. 1.2. Quản lý rừng cộng đồng
- 1.2.1. Khái niệm Có ba khái niệm thường được nhắc đến liên quan đến quản lý rừng cộng đồng là: (i) lâm nghiệp cộng đồng, (ii) quản lý rừng cộng đồng và (iii) quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) theo FAO định nghĩa là “bất kỳ hoạt động và môi trường nào mà thúc đẩy sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động lâm nghiệp”. Theo Đỗ Anh Tuân (2011), trên cơ sở dựa vào phân tích quyền sử dụng/sở hữu rừng thuộc về ai, cộng đồng hay chủ thể khác, cho rằng thuật ngữ quản lý rừng cộng đồng được sử dụng với nghĩa hẹp hơn thuật ngữ lâm nghiệp cộng đồng, khi đề cập đến việc quản lý những khu rừng mà cộng đồng địa phương có quyền sử dụng/sở hữu ở cả 2 hình thức được Nhà nước chính thức hay tự công nhận theo truyền thống. Còn nói đến LNCĐ hay cộng đồng tham gia quản lý rừng chính là diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân trong cộng đồng dân cư thôn với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích từ rừng, khái niệm này bao gồm cả hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng (trong đó, cộng đồng không phải là chủ rừng mà tham gia bảo vệ rừng thông qua hợp đồng khoán với các chủ rừng khác như các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng). QLRCĐ trên thế giới đa dạng về hình thức quản lý từ hình thức nhóm sử dụng rừng với việc giao quyền sở hữu/sử dụng khá cao như ở Nepal, đến hình thức đồng quản lý (giữa cộng đồng địa phương và cơ quan lâm nghiệp). Tại Việt Nam, Luật Lâm nghiệp 2017 đã chính thức thừa nhận cộng đồng là một chủ rừng hợp pháp. Hiện nay, cả nước có hàng chục nghìn cộng đồng dân cư hoặc các nhóm hộ, chủ yếu là các cộng đồng các đồng bào dân tộc ít người, đang quản lý, sử dụng khoảng hơn 2,5 triệu ha rừng và đất rừng, chiếm khoảng gần 15% tổng diện tích rừng của cả nước, trong đó có hơn 1 triệu ha rừng đã được Nhà nước giao cho các cộng đồng quản lý (HĐDTQH, 2017). Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đã minh chứng rằng các cộng đồng địa phương đã quản lý bền vững quản lý tài nguyên rừng cộng đồng cho các lợi ích chung của cả cộng đồng, không chỉ cho mục đích kinh tế mà chủ yếu là vì các lợi ích môi trường (như bảo vệ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt) và còn liên quan đến văn hoá và tâm linh của cộng đồng (như các khu rừng thiêng, rừng ma, rừng tín ngưỡng) (Trần Thị Thu Hà, 2003, Nguyễn Bá Ngãi, 2005; Đỗ Anh Tuân và cs, 2018; Võ Đình Tuyên, 2015). 1.2.2. Đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng Việc đánh giá quản lý rừng nói chung và QLRCĐ nói riêng ở cấp toàn cầu là khá chung chung, chủ yếu dựa vào khía cạnh bảo tồn diện tích rừng, đa dạng sinh học, quyền lợi của người dân và tuân thủ thoả thuận/pháp luật quốc tế về gỗ và lâm sản. Trong nghiên cứu này, dựa trên khung đề xuất của (Secco, 2011) và các tiêu chí được lựa chọn nghiên cứu ở cấp độ mô hình QLRCĐ ở cộng đồng, việc hiệu quả của mô hình QLRCĐ được được đánh giá theo các nhóm chỉ số: (1) Kết quả liên quan đến mục tiêu QLRCĐ (tính toàn vẹn của tài nguyên RCĐ); (2) Sự tham gia (mức độ tham gia, sự công bằng và mức độ xung đột); (3)Tác động đối với kinh tế hộ (thể hiện thông qua chỉ số về tỷ lệ thu nhập từ rừng đối với kinh tế hộ). 1.3. Vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương và trong QLRCĐ 1.3.1. Các khái niệm về vốn xã hội và thể chế địa phương 1.3.1.1. Khái niệm về vốn xã hội Trong những thập kỷ gần đây, khái niệm vốn xã hội đã trở thành một trong những chủ đề phổ biến trong khoa học xã hội và trong các chuyên ngành như kinh tế, khoa học chính trị, giáo dục, nghiên cứu phát triển và y tế công cộng (Coleman, 1988; Fukuyama, 2001; Putnam, 1995). Nếu vốn vật chất hoàn toàn hữu hình và được thể hiện dưới dạng vật chất có thể quan sát được (như đất đai, tài sản), thì vốn con người ít hữu hình hơn, thể hiện trong các kỹ năng và kiến thức mà một cá nhân
- có được thì vốn xã hội tồn tại trong các mối quan hệ giữa người với người. Fukuyama (2001) định nghĩa vốn xã hội là “một chuẩn mực không chính thức được sử dụng nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều cá nhân”. Trong nghiên cứu này thuật ngữ vốn xã hội địa phương được hiểu theo nghĩa hẹp là nguồn tài nguyên mang tính chất xã hội gắn kết trong mối quan hệ giữa các thành viên cộng đồng nhằm thúc đẩy hiệu quả quản trị tài nguyên rừng địa phương, bao gồm các thành phần như sự kết nối, sự tin tưởng, sự tương hỗ, giá trị và quan điểm chia sẽ chung của các thành viên cộng đồng cấp thôn/bản. 1.3.1.2. Khái niệm thể chế địa phương Quản lý tài nguyên chung có thể được coi là một quá trình tổ chức các hành động tập thể để đáp ứng lợi ích chung của một nhóm người hay một cộng đồng. Theo lý thuyết hành động tập thể, các thể chế có thể được hiểu là các công cụ được tạo ra để điều chỉnh hành vi của các cá nhân tham gia quản lý tài nguyên chung. Nhiều nhà phân tích trong lĩnh vực kinh tế học thể chế mới (NIE) xem các thể chế là "các quy định" (North, 1990; Ostrom, 1990; Bromley, 1991). North (1990) định nghĩa: “Thể chế là các quy định của trò chơi trong một xã hội, …. là những hạn chế xuất phát từ con người hình thành sự tương tác giữa con người với nhau”. Thể chế có thể là chính thức (theo luật định) hoặc không chính thức (theo truyền thống). Việc sắp xếp thể chế liên quan đến cấu hình của các quy định. Chúng xác định các mối quan hệ thẩm quyền mà xác định ai quyết định điều gì liên quan đến ai (Oakerson, 1992). Các sắp xếp thể chế cung cấp các cơ chế để vận hành quản lý dựa trên một nền tảng các quy định nhất định để đạt được các mục tiêu (North, 1990). Các sắp xếp thể chế được tạo thành từ ba tập hợp các quy định ở các cấp độ khác nhau: quy định hoạt động, quy định tập thể (hay còn gọi là quy định quản trị) và quy định hiến định (Ostrom, 1990; Oakerson, 1992). Các quy định hoạt động (Operational rules) được coi là quy định ở “cấp độ trực tiếp”, có tác động trực tiếp và rõ ràng nhất đối với hành vi của người sử dụng (ví dụ quy định về khai thác, bảo vệ rừng cộng đồng). Các quy định tập thể (collective action rule) là quy định cấp trung gian bao hàm các cơ chế cho sự tham gia của các chủ thể khác nhau trong hành động tập thể (cơ chế bầu ban quản lý RCĐ hay cơ chế chia sẻ lợi ích là các ví dụ của quy định tập thể trong quản lý rừng cộng đồng). Quy định hiến định (Institutional rules) là nền tảng tham chiếu xây dựng quy định tập thể và quy định hoạt động. Chúng là những quy định cấp cao nhất, do Nhà nước ban hành, ví dự như các chính sách luật pháp về quản lý rừng và đất đai. Trong nghiên cứu này, cụm từ “thể chế địa phương” được hiểu là các quy định/quy ước về quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng ở cấp thôn/bản. Ba thuật ngữ vốn xã hội, thể chế và tổ chức trong nhiều xuất bản thường được sử dụng xen lẫn nhau. Mặc dù cả 3 yếu tố vốn xã hội, thể chế và tổ chức đều là các nhân tố xã hội, tuy nhiên có sự khác biệt tương đối giữa các yếu tố này. Thể chế là “những quy định của trò chơi”, trong khi tổ chức là “những người chơi của trò chơi”. Hiểu đơn giản, nếu các tổ chức có thể được coi là “phần cứng” của máy tính, các thể chế có thể được coi là "phần mềm", xác định cách thức hoạt động của "phần cứng" (Messer và Townsley, 2003). Trong khi đó, khác với thể chế là các quy định “cứng”, mang tính bắt buộc, để điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong một cộng động, vốn xã hội là yếu tố “mềm”, gắn kết trong mối quan hệ giữa các thành viên cộng đồng và cũng có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá thể. 1.3.2. Đo lường vốn xã hội Bản chất trừu tượng của vốn xã hội và khó khăn trong việc thống nhất về định nghĩa của nó đặt ra một thách thức trong phương pháp đo lường vốn xã hội. Đo lường vốn xã hội phụ thuộc một phần vào cách thức xác định, khái niệm hóa và áp dụng vào các hiện tượng xã hội. Các cách tiếp cận được sử dụng để đo lường vốn xã hội cũng phụ thuộc vào lĩnh vực áp dụng (ví dụ: kinh tế học, xã hội
- học, quản lý, y tế, v.v.), các khía cạnh của vốn xã hội (cấu trúc, quan hệ và nhận thức) và cấp độ phân tích (cá nhân, nhóm và tổ chức, cộng đồng và quốc gia). Ngân hàng Thế giới (2004) đã xây dựng hệ thống bảng câu hỏi tổng hợp để đo lường vốn xã hội (SC-IQ) với việc tập trung nghiên cứu áp dụng tại các nước đang phát triển, bao gồm sáu khía cạnh với hơn 200 chỉ số về vốn xã hội. Trong nghiên cứu này tác giả áp dụng bộ câu hỏi để đo lường các yếu tố vốn xã hội lựa chọn trên cơ sở tham khảo bộ câu hỏi của Ngân hàng thế giới. 1.3.3. Vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng 1.3.1. Trên thế giới Nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã chứng minh rằng thể chế và vốn xã hội là các nhân tố quan trọng tác động đến việc thiết lập, thực thi hiệu quả của các hành động tập thể trong quản lý tài nguyên chung nói chung, cũng như trong quản lý rừng cộng đồng nói riêng (Ostrom, 1900; Thomson. 1992; Ascher, 1995; Coleman, 1988; Putnam et al, 1993; Grootaert, 1999). Trong khi thể chế (các quy định) thiết lập, giới hạn các hành động và tương tác mà các cá nhân trong cộng đồng được làm và không được làm, được hưởng và chịu phạt, nó trực tiếp định hình, giới hạn động lực cá nhân và mối tương tác giữa các thành viên thông qua quyền và nghĩa vụ, tác động đến và hạn chế động lực và hành động tư lợi của mỗi các nhân trong hoạt động cộng đồng. Vốn xã hội là một nguồn lực quan trọng, khác với thể chế, gián tiếp tác động đến hiệu quả của hành động tập thể thông qua thúc đẩy sự hợp tác, giảm xung đột trong cộng đồng và giảm chi phí giao dịch để đạt được các kết quả tích cực trong các hành động tập thể thông qua sự kết nối xã hội, sự tin tưởng lẫn nhau, sự tương hỗ lẫn nhau và chia sẻ quan điểm/nhận thức, giá trị (Coleman, 1988; Maluccio et al, 2000). Ostrom và cộng sự (1999) tổng kết nghiên cứu ở 7 quốc gia đã chỉ ra rằng hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có quan hệ chặt chẽ với yếu tố vốn xã hội, vốn xã hội cao thì hiệu quả quản lý rừng tốt hơn. Ayako Ido (2019) khi nghiên cứu quản lý rừng cộng đồng ở Campuchia kết luận rằng sự tồn tại các yếu tố vốn xã hội (như mạng lưới xã hội) giúp các cộng đồng tổ chức các hành động tập thể hiệu quả trong quản lý rừng cộng đồng. 1.3.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về vốn xã hội, chủ yếu có một số nghiên cứu trong lĩnh vực làng nghề và y tế cộng đồng. Nổi bật là nghiên cứu của Nguyễn Văn Hà (2006) về vai trò của vốn xã hội (với 3 nhân tố là mạng lưới, sự tin tưởng, sự tương hỗ) như là các yếu tố quan trọng của hàm sản xuất trong phát triển kinh tế làng nghề ở miền Bắc Việt Nam. Một số nghiên cứu khác liên quan đến vốn xã hội trong phát triển và sức khoẻ cộng đồng như các nghiên cứu của Wang và cs (2011), Beak (2016), Luong (2018), Quốc Định và cs (2016), Nielsen và cs (2013). Các nghiên cứu này đều kết luận rằng vốn xã hội là một nhân tố thúc đẩy phát triển cộng đồng. Đến nay chưa có nghiên cứu nào về vốn xã hội trong quản lý rừng cộng đồng. Về thể chế, một số nghiên cứu định tính về các quy định quản lý rừng cộng đồng chủ yếu ở góc độ mô tả các quy định, mà không phân tích nhận định dựa trên lý luận về hành động tập thể trong quản lý tài nguyên chung, như các nghiên cứu của Nguyễn Quang Tân (2006), Sikor (2011), Võ Đình Tuyên (2012). Nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà (2003) và Đỗ Anh Tuân và cs (2018) xem xét vai trò của thể chế địa phương đến QLRCĐ theo lý thuyết hành động tập thể nhưng chủ yếu ở góc độ định tính. 1.4. Khoảng trống lý luận và định hướng nghiên cứu Từ tổng quan lý thuyết ở trên cho thấy vai trò quan trọng của thể chế và vốn xã hội trong quản lý tài nguyên chung/cộng đồng nói chung và QLRCĐ nói riêng thông qua việc thiết lập và điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong các hoạt động tập thể. Tuy nhiên có thể thấy, còn một số khoảng trống
- cả về lý luận và thực tiễn cần giải quyết khi nghiên cứu QLRCĐ ở Việt Nam như sau: i) Các nghiên cứu về thể chế và vốn xã hội trong QLRCĐ trên thế giới còn khá ít, hầu như chỉ tập trung vào hoặc là thể chế hay vốn xã hội. Hơn nữa rất ít các nghiên cứu mang tính định lượng; ii) Giáo sư Ostrom1, một học giả nổi tiếng trên thế giới đã đề xuất các nguyên tắc về mặt thể chế để quản lý bền vững tài nguyên chung. Vậy những nguyên tắc này có thể kiểm định và áp dụng cho QLRCĐ ở nước ta như thế nào vẫn còn là một câu hỏi quan trọng cần xem xét; iii) Các quy định pháp luật của Việt Nam về rừng cộng đồng mới chỉ thừa nhận một hình thức cộng đồng toàn thôn, trong khi đó về mặt thực tế và nghiên cứu lý thuyết ở trên có thể tồn tại cả ở hình thức nhóm hộ. iv) Việc xây dựng quy chế QLRCĐ (yếu tố thể chế) ở nước ta thường rập khuôn máy móc, nhiều nơi còn chưa đủ chi tiết để đảm bảo các yêu cầu tổ chức các hành động tập thể thành công trong quản lý rừng, đặc biệt là đảm bảo việc giám sát và thực thi quy định. v) Vốn xã hội là một yếu tố rất quan trọng trong quản lý tài nguyên cộng đồng nói chung và rừng cộng đồng nói riêng, nhưng hầu hết các nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng tập trung vào khía cạnh kỹ thuật. Đến nay chưa có bất cứ nghiên cứu hệ thống và định lượng nào về yếu tố thể chế và vốn xã hội trong quản lý rừng cộng đồng ở nước ta. Xuất phát từ những phân tích trên đây, tác giả lựa chọn nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương QLRCĐ ở khu vực Bắc Trung Bộ với mục đích cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả QLRCĐ ở khu vực nói riêng và Việt Nam nói chung. Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Trên cơ sở xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án thực hiện các nội dung nghiên cứu như sau: i) Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rừng cộng đồng, vai trò của vốn xã hội và thể chế trong quản lý rừng cộng đồng; ii) Thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở khu vực Bắc Trung Bộ và đặc điểm kinh tế xã hội và tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu; iii) Đặc điểm vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng và ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở khu vực nghiên cứu; iv) Định hướng, giải pháp nâng cao vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng. 2.1.Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp tiếp cận của nghiên cứu Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án dựa trên cách tiếp cận thể chế và vốn xã hội trong quản lý tài nguyên rừng, được phát triển từ khung phân tích tài nguyên chung của Oakerson (1992), Thomson & Freudenberger (1997) và khung phân tích vốn xã hội trong quản lý tài nguyên chung của Ostrom (1998). 1 E. Ostrom, nguyên là chủ tịch hội khoa học chính trị Hoa Kỳ, người phụ nữ đầu trên thế giới đạt giải Nobel về kinh tế năm 2009 về hệ thống kinh tế trên cơ sở nghiên cứu quản lý tài nguyên thiên nhiên chung (comm-pool resources).
- Trong khuôn khổ nghiên cứu, khung lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu này bao gồm 5 nhóm nhân tố, trong đó: (1) Bối cảnh địa phương: Đề cập đến một số đặc điểm của tài nguyên rừng (như diện tích, loại rừng, mức độ giàu nghèo của tài nguyên rừng) và đặc điểm kinh tế xã hội của các cộng đồng địa phương; (2) Vốn xã hội : Bao gồm các nhóm biến số liên quan đến (2.1) Cấu trúc xã hội (thể hiện bằng biến số mạng lưới xã hội địa phương và (2.2) Sự nhận thức (gồm các thành tố: sự tin tưởng, tương hỗ và giá trị chia sẻ) của các thành viên cộng đồng; (3) Thể chế địa phương : Bao hàm các yếu tố liên quan đến (3.1) cấu trúc tổ chức quản lý rừng cộng đồng và (3.2) hệ thống thể chế (các quy định quản lý rừng); (4) Hoạt động tập thể: Đề cập đến các biến liên quan đến thực thi các hoạt động tập thể trong quản lý rừng cộng đồng; (5) Đầu ra của mô hình quản lý RCĐ: Là kết quả của các hoạt động tập thể: gồm (5.1) Tác động kinh tế (thể hiện thông qua chỉ số về tỷ lệ thu nhập từ rừng đối với kinh tế hộ), (5.2.) Tác động của hoạt động quản lý đến sự toàn vẹn của tài nguyên (thể hiện thông qua thay đổi diện tích và chất lượng rừng) và (5.3) Về mặt xã hội (thể hiện ở sự tham gia, mức độ xung đột trong quản lý, sự công bằng). Các nhóm nhân tố bên trong của cộng đồng địa phương (1, 2, 3) và sự ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài B (như cơ quan Kiểm lâm và Chính quyền địa phương địa phương) là các nhân tố tác động đến (4) các hoạt động tập thể của cộng đồng trong quản lý rừng. Điều này dẫn đến kết quả đầu ra của việc QLRCĐ (5) như là hệ quả của các hoạt động tập thể. 2.1.2. Tiến trình nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là điều tra sơ bộ nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, xem xét các tài liệu thứ cấp liên quan và xây dựng nội dung, phương pháp luận cho nghiên cứu và lựa chọn các tỉnh nghiên cứu. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn điều tra và thu thập số liệu hiện trường. Giai đoạn thứ ba là xử lý số liệu phân tích và đề xuất kiến nghị. Giai đoạn thứ hai có ba phương pháp đã được áp dụng để thu thập dữ liệu: (i) Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) tập trung thu thập thông tin về khía cạnh lịch sử thôn bản, hệ thống quy chế/quy ước (thể chế) QLRCĐ và đánh giá ở cấp độ nhóm về kết quả thực thi các hoạt động quản lý rừng, thực thi thể chế và hiệu quả quản lý RCĐ ở cấp cộng đồng. (ii) Phỏng vấn hộ gia đình và cá nhân bằng bộ câu hỏi cấu trúc (structured questionaires) về các yếu tố vốn xã hội, hành động tập thể, hiệu quả và tác động của quản lý rừng cộng động; (iii) Kiểm tra nhanh hiện trạng rừng bằng cách tham quan hiện trường và kiểm tra số liệu, tài liệu thứ cấp về đặc điểm và biến động tài nguyên như về diện tích và chất lượng rừng.
- 2.1.3. Lựa chọn các điểm nghiên cứu Lựa chọn các mô hình nghiên cứu được thực hiện dựa trên các tiêu chí (1) Rừng được quản lý bởi cộng đồng (với thời gian tồn tại của mô hình ít nhất 10 năm). (2) Quyền sử dụng rừng của cộng đồng (cộng đồng địa phương tự quản lý theo truyền thống từ lâu hoặc được chính quyền địa phương giao cho các cộng đồng quản lý). (3) Tính đại diện về địa lý (thuộc các tỉnh có diện tích RCĐ tương đối lớn của khu vực). Các thôn/bản được chọn lựa trong nghiên cứu của Luận án gồm: Quang Thịnh và Cửa Rào 2 (tỉnh Nghệ An), Bản Kè và Uyên Phong (tỉnh Quảng Bình), Dỗi và A Tin (tỉnh Thừa Thiên Huế). 2.1.4. Xác định dung lượng mẫu và đối tượng phỏng vấn Dung lượng mẫu quan sát của 6 thôn/bản được áp dụng theo công thức của Slovin 1960 khi biết chính xác dung lượng tổng thể (Stephen, 2013): N n = (1+2) [2 -1] Trong đó: N: số quan sát tổng thể, : sai số cho phép Tổng dung lượng tổng thể của cả 6 thôn/bản là 974 hộ, áp dụng công thức trên với sai số cho trước 10% thì cần chọn mẫu có dung lượng 91 hộ, nếu sai số cho trước là 7% thì cần chọn là 169 hộ. Tuy nhiên, để đảm bảo yêu cầu số lớn về mặt thống kê khi phân tích số lượng hộ chọn phỏng vấn ở mỗi thôn cần đạt từ 25-30 hộ. Trong luận án này dung lượng mẫu (số hộ được chọn) là 181 hộ để đáp ứng cả hai yêu cầu trên. 2.1.5. Phương pháp phân tích số liệu 2.1.5.1. Cách tính các chỉ số thành phần của vốn xã hội và hiệu quả quản lý RCĐ - Chỉ số mạng lưới (NW index): Chỉ số mạng lưới (thể hiện bằng số nhóm/hội) bình quân đầu người thường được chọn để thể hiện chỉ số mạng lưới xã hội, đây là 1 chỉ số ở cấp thôn bản và được tính bằng công thức: n ai NW index (chỉ số mạng lưới) = n 1 [2-2] Trong đó: ai là số mạng lưới/hội nhóm ở địa phương mà thành viên được phỏng vấn thứ ith tham gia và n là tổng số thành viên trong cộng đồng được phỏng vấn. - Chỉ số sự tin tưởng (Trust index): Chỉ số sự tin tưởng ở cấp thôn (STT th) được tính bằng giá trị trung bình chỉ số sự tin tưởng của mỗi cá nhân (STT cn) được phỏng vấn theo công thức: n STTcni STT th = 1 n [2-3] Trong đó: STTcni chỉ số STT trung bình của cá nhân được phỏng vấn thứ, n là tổng số thành viên trong cộng đồng được phỏng vấn, và 9 Tj STTcni = 9, 1 [2-4] Trong đó: Tj là giá trị (1,2, hoặc 3) của câu hỏi thứ j (từ 1-9, có 9 câu hỏi). - Chỉ số sự tương hỗ (Reciprocity index): Sự tương hỗ thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên cộng đồng. Chỉ số sự tương hỗ ở cấp thôn (STH th) được tính bằng giá trị trung bình chỉ số sự tin tưởng của mỗi cá nhân (STHcn) được phỏng vấn, theo công thức:
- n STHcn i STH th = 1 n ; . [2-5] Trong đó: STHcni chỉ số STH trung bình của cá nhân thứ i được phỏng vấn, n là tổng số thành viên trong cộng đồng được phỏng vấn, và 5 Tj STHcni = 5, 1 [2-6] Trong đó: Tj là giá trị (1,2, hoặc 3) của câu hỏi thứ j ( từ 1-5, có 5 câu hỏi). - Chỉ số giá trị chia sẻ (Shared value index): thể hiện thông qua sự đồng nhất nhận thức về giá trị rừng cộng đồng và mục tiêu quản lý RCĐ ở cấp thôn. Trong nghiên cứu này, mức độ đồng nhất thấp nhất tính theo công thức sau: Mức đồng nhất (W index) = ∑ (p wi)2 (0,25
- Bảng 3.1 trình bày một số đặc điểm kinh tế xã hội và tài nguyên rừng cộng đồng ở 6 mô hình nghiên cứu rừng cộng đồng được lựa chọn. Ở các mô hình này có sự đa dạng thành phần nhóm dân tộc tham gia quản lý rừng cộng đồng, bao gồm 02 mô hình của người Kinh ở thôn Uyên Phong và thôn Cửa Rào và 04 mô hình của người dân tộc thiểu số gồm người Thái, người Cơ Tu và người Mã Liềng. Bảng 3.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội và tài nguyên rừng cộng đồng Tên thôn/bản Đặc điểm Cửa Rào Quang Thôn Uyên A Tin Bản Kè 2 Thịnh Dỗi Phong Mã Dân tộc chủ yếu Cơ Tu Kinh Thái Cơ Tu Kinh Liềng Tỷ lệ hộ nghèo 41,0 98,0 18,1 15,1 30,0 5,4 và cận nghèo (%) Diện tích (ha) 285,6 465,0 153,4 238,3 689,2 52,2 Phân loại rừng Sản xuất Sản xuất Sản xuất Đặc dụng Sản xuất Sản xuất Trữ lượng 125 120 78 300 80 180 trung bình (m3/ha) Diện tích các khu rừng cộng đồng dao động từ 52,2 ha (chiếm khoảng hơn 15% tổng diện tích tự nhiên thôn) ở thôn Uyên Phong đến 689,2 ha (chiếm khoảng 77,4% tổng diện tích thôn) ở thôn Dỗi. Rừng ở các điểm nghiên cứu chủ yếu là rừng tự nhiên với trữ lượng chủ yếu ở mức độ nghèo (78 - 125 m3/ha ở 4/6 mô hình), chỉ có ở hai thôn là Uyên Phong và bản Quang Thịnh là rừng tự nhiên có trữ lượng ở mức trung bình và giàu (180 m3/ha và 300 m3/ha). Rừng cộng đồng thôn Uyên Phong (Quảng Bình) do cộng đồng người Kinh quản lý từ rất lâu đời. Các khu rừng do đồng bào dân tộc thiểu số quản lý gồm rừng cộng đồng thôn A Tin và thôn Dỗi (Thừa Thiên Huế) có thành phần dân tộc chủ yếu là người Cơ Tu, cộng đồng bản Kè (Quảng Bình) là nơi sinh sống của người Mã Liềng. Rừng cộng đồng bản Quang Thịnh do cộng đồng người Thái quản lý trên 200 năm. Cộng đồng thôn Cửa Rào 2 được giao rừng từ năm 1994. 3.1.2. Cấu trúc tổ chức quản lý rừng cộng đồng ở các điểm nghiên cứu Cấu trúc tổ chức quản lý rừng cộng đồng tại 06 thôn/bản điểm nghiên cứu được tổ chức ở hai dạng mô hình: (i) mô hình quản lý rừng cộng đồng toàn thôn bản và (ii) mô hình quản lý rừng cộng đồng theo nhóm hộ. Ở mô hình quản lý rừng cộng đồng toàn thôn bản (Hình 3.1.), tất cả các hộ thành viên đều là thành viên cộng đồng, cùng sử dụng và quản lý rừng. Việc quản lý bảo vệ có thể thực hiện theo một tổ/đội bảo vệ rừng chuyên trách, hoặc do các hộ thành viên luân phiên tuần tra bảo vệ dưới sự phân công, chỉ đạo và giám sát của Ban quản lý RCĐ. Cấu trúc này quan sát được ở các thôn/bản Quang Thịnh, Cửa Rào 2, bản Kè và Uyên Phong. BQL RỪNG CỘNG ĐỒNG TỔ BẢO VỆ Phối hợp Phối hợp RỪNG CỘNG Các hộ dân Các hộ dân ĐỒNG
- Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc QLRCĐ toàn thôn bản BQL RỪNG CỘNG ĐỒNG NHÓM HỘ NHÓM HỘ…. NHÓM HỘ Hình 3.2. Sơ đồ cấu trúc QLRCĐ theo nhóm hộ Mô hình cấu trúc tổ chức quản lý theo nhóm hộ (Hình 3.2) rừng vẫn được coi là “tài sản” chung của toàn thôn. Nhưng rừng do các nhóm hộ quản lý, mỗi nhóm thường là do một số hộ hợp thành chủ yếu thuộc một dòng họ, hoặc có rừng gần nhau (5 đến 10 hộ gia đình/nhóm). Các hộ thành viên ở các nhóm trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, các nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, theo dõi các thành viên trong việc tuần tra, bảo vệ rừng và các hoạt động khác của nhóm, còn Ban quản lý cấp thôn chỉ quản lý chung. Đây là hình thức quản lý rừng cộng đồng quan sát được ở các thôn Dỗi và A Tin tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Đặc điểm vốn xã hội trong quản lý rừng cộng đồng 3.2.1. Mạng lưới (Social network) Sự tham gia của các cá nhân cộng đồng trong các tổ chức xã hội, nghề nghiệp địa phương ở cấp thôn thể hiện sự kết nối xã hội ở cấp cộng đồng, hình thành mạng lưới xã hội địa phương. Chỉ số mạng lưới, tính bằng số nhóm hội bình quân đầu người được chọn để thể hiện chỉ số mạng lưới xã hội. Bảng 3.2 trình bày số người tham gia, số mạng lưới (mỗi nhóm hội được coi là một mạng lưới) tham gia và số mạng lưới trung bình/người ở mỗi thôn nghiên cứu. Kết quả cho thấy, một người ở thôn/bản tham gia tối đa 4 hội nhóm và số người tham gia ở các số lượng nhóm/hội có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các thôn/bản. Chỉ số này cao nhất ở hai thôn Uyên Phong và A Tin, và thấp nhất ở các thôn Cửa Rào 2 và Dỗi. Bảng 3.2. Số mạng lưới tham gia trung bình của mỗi thành viên cộng đồng Số người tham gia và số mạng Số Trung Phân tích Thôn/ lưới (ML) tham gia người bình số Sai tiêu thống kê bản phỏng ML tham chuẩn theo 1 ML 2 ML 3 ML 4 ML Tỉnh vấn gia ANOVA Thừa Dỗi 8 18 6 0 32 1,94 0,67 Thiên A Tin 3 18 9 1 31 2,26 0,68 Huế
- Uyên Giá trị Quảng 1 15 11 0 27 2,37 0,56 Phong Anova Bình Bản Kè 12 15 3 0 30 1,70 0,65 F=8.851; Quang Mức ý 0 26 4 0 30 2,13 0,35 nghĩa Sig.= Nghệ Thịnh An Cửa 0,000 8 21 2 0 31 1,81 0,54 Rào 2 Trung bình 32 113 35 1 181 2,30 0,63 3.2.2. Sự tin tưởng (trust) Sự tin tưởng ở cộng đồng trong nghiên cứu này chủ yếu xét đến khía cạnh liên quan đến quản lý, sử dụng và phân chia lợi ích trong quản lý rừng cộng đồng. Bao gồm sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên cộng đồng và sự tin tưởng của người cộng đồng đối với người ngoài (bao gồm người ngoài cộng đồng, chính quyền địa phương và kiểm lâm) trong QLRCĐ. Hình 3.3 thể giá trị chỉ số sự tin tưởng của 9 khía cạnh (câu hỏi) được phỏng vấn ở 6 thôn/bản nghiên cứu. Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự khác biệt rõ rệt (với mức ý nghĩa 0,05) cho 8 (trong 9) chỉ số tin tưởng thành phần, trừ trường hợp tin tưởng đối với vai trò của Kiểm lâm là không có sự khác biệt rõ rệt, tức là người dân ở tất cả các thôn/bản nghiên cứu đều đánh giá khá cao vai trò của Kiểm lâm trong hỗ trợ QLRCĐ. Chỉ số tin tưởng bình quân chung cho cấp thôn khá cao ở các bản Quang Thịnh (2,85) và thôn Uyên Phong (2,82), còn thấp nhất ở thôn Dỗi và Cửa Rào 2 (2,44 và 2,65). Dỗi A Tin Uyên Phong Bản Kè Sự tinQuang tưởngThịnh vào Cửa Rào 2 tuân thu quy chế củaa các thành… 3.00 Tin vào vai trò hỗ Tin rằng các thành trợ QLRCD của kiểm 2.50 viên khác không lợi lâm 2.00 dụng 1.50 Tin vào vai trò hỗ 1.00 Tin vào khả năng trợ QLRCD củaa 0.50 lãnh đạo của BQL chính quyền địa … 0.00 RCD Tin tưởng vào sự Tin co sự phân chia tuân thủ quy chế quyền lợi công bằng của người ngoài… trong QLRCD Tin tưởng vào các Tin rằng ban quản thành viên khác lý RCD không lợi của thôn dụng hưởng lợi Hình 3.3. Các chỉ số tin tưởng thành phần ở các điểm nghiên cứu 3.2.3. Sự tương hỗ trong cộng đồng (Reciprocity) Hình 3.4 trình bày về giá trị mức độ hỗ trợ trong cộng đồng (từ thấp nhất (1) đến cao nhất (3)) ở các điểm nghiên cứu. Kết quả cho thấy giá trị của chỉ số này cao nhất ở thôn Uyên Phong (2,8), sau đó là Bản Kè (2,74), bản Quang Thịnh (2,67) và thấp nhất ở thôn Cửa Rào 2 (2,29) và thôn Dỗi (2,36). Kết quả phân tích thống kê 3 theo ANOVA cũng cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về chỉ số tương hỗ giữa các thôn/bản nghiên cứu (Sig. = 0,000).
- Dỗi A Tin Uyên Phong Bản Kè Quang Thịnh Cửa Rào 2 Tổng Giúp đỡ lẫn nhau trong tuần tra bảo… 3.00 2.00 Giúp đỡ lẫn nhau Giúp đỡ lẫn nhau 1.00 trong việc cho … trong khai thác… 0.00 Giúp đỡ lẫn nhau Giúp đỡ lẫn nhau trong việc hiếu hỉ trong sản xuất… Hình 3.4. Mức độ hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng ở các điểm nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, (i)Sự tương hỗ khá cao ở các khía cạnh liên quan đến văn hoá tâm linh, như việc hiếu hỉ hoặc ở các hoạt động mang tính tập thể (tuần tra bảo vệ rừng cộng đồng) hoặc công việc nông nghiệp; (ii) Mức độ tương hỗ ở các thôn/bản này khá cao ở 2 thôn Uyên Phong (ở Quảng Bình) và bản Quang Thịnh (ở Nghệ An). Các phát hiện này khá tương đồng với một số kết quả nghiên cứu của Ostrom (1999) và một số tác giả khác về vốn xã hội ở một số nước châu Á (Nepal) và châu Phi. 3.2.4. Sự chia sẻ nhận thức về giá trị rừng cộng đồng và mục tiêu QLRCĐ Sự chia sẻ nhận thức về giá trị rừng cộng đồng và mục tiêu quản lý RCĐ được lựa chọn là một chỉ số về vốn xã hội thể hiện sự đồng nhất nhận thức về giá trị và mục tiêu QLRCĐ. Hình 3.5 trình bày chỉ số đồng nhất (max=1, tất cả các hộ cùng có câu trả lời giống nhau) về vai trò của RCĐ và mục tiêu QLRCĐ đối với các cộng đồng nghiên cứu. Thôn Dỗi A Tin Uyên Phong Bản Kè Quang Thịnh Cửa Rào 2 Đồng nhất về vai trò môi trường 1.00 0.80 0.60 Đồng nhất về mục 0.40 Đồng nhất về vai trò tiêu QL RCĐ 0.20 gỗ củi 0.00 Đồng nhất về vai trò Đồng nhất về vai trò văn tín ngưỡng kinh tế Hình 3.5. Chỉ số mức độ đồng nhất ở các điểm nghiên cứu Hình trên cho thấy chỉ số tương đồng về mục tiêu quản lý là khá cao (gần tới 1) ở 5 thôn, ngoại trừ Bản Kè (giá trị này là 0.59) do có khá nhiều người chọn mục tiêu về kinh tế. Tương tự như vậy, mức độ tương đồng của các thành viên khi đánh giá về giá trị môi trường của RCĐ cũng khá cao (gần 1). Tuy nhiên với các giá trị khác như gỗ củi, kinh tế và Văn hoá tâm thì chỉ số đồng nhất này không cao và biến động mạnh ở các thôn. Chỉ số tổng hợp sự đồng nhất về nhận thức giá trị RCĐ và
- mục tiêu quản lý cao nhất ở thôn Uyên Phong (0,72), kế tiếp là ở các thôn A Tin và Bản Kè (đều bằng 0.67) và thấp nhất (0.58) ở bản Quang Thịnh. 3.2.5. Tổng hợp các chỉ số vốn xã hội (social capital index) ở các điểm nghiên cứu Bảng 3.3 tổng hợp giá trị của các chỉ số vốn xã hội của các cộng đồng tại các điểm nghiên cứu, gồm chỉ số Mạng lưới (Network index), chỉ số Sự tin tưởng (Trust index), chỉ số Sự tương hỗ (Reciprocity index) và chỉ số Giá trị chia sẻ (Shared value index). Các chỉ số này dao động trong biên độ từ 1 (min) đến 3 (max). Bảng 3.3. Các chỉ số vốn xã hội thành phần của các điểm nghiên cứu Các chỉ số vốn xã hội địa phương ở các điểm nghiên cứu Tỉnh Thôn/bản Chỉ số Mạng Chỉ số sự tin Chỉ số tương Chỉ số giá trị lưới tưởng hỗ chia sẻ Thừa Thiên Dỗi 1,94 2,44 2,36 1,91 Huế A Tin 2,26 2,70 2,59 2,01 Uyên Phong 2,37 2,82 2,80 2,17 Quảng Bình Bản Kè 1,70 2,63 2,74 2,00 Quang Thịnh 2,13 2,85 2,67 1,75 Nghệ An Cửa Rào 2 1,81 2,47 2,29 1,91 Trung bình 2,04 2,65 2,57 1,96 Kết quả bảng trên cho thấy vốn xã hội ở thôn Uyên Phong được đánh giá mức cao nhất ở hầu hết các chỉ số, mức độ thấp hơn tiếp theo lần lượt ở bản Quang Thịnh và thôn A Tin, hai thôn cùng xếp hạng ở mức độ thấp nhất là Cửa Rào 2 và thôn Dỗi. 3.3. Đặc điểm thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng Thể chế địa phương trong nghiên cứu này là hệ thống các quy định/nguyên tắc địa phương được xác lập để quản lý rừng cộng đồng, bao gồm (i) các quy định hoạt động (operational rules) và (ii) các quy định tập thể. Phần lớn các quy định này đều dựa trên các văn bản quy định pháp luật về giao rừng cộng đồng hoặc văn bản thí điểm giao rừng cộng đồng, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) và Luật Lâm nghiệp (2017). Các quy định hoạt động quản lý rừng cộng đồng Các nhóm hộ được giao tuần tra từng khu vực rừng nhất định theo lịch phân công trong tháng, thông thường các nhóm tuần tra đi không trùng ngày để đảm bảo luôn có sự hiện diện của thành viên trong rừng cộng đồng. Tất cả các hệ thống quy tắc hoạt động của mô hình quản lý rừng cộng đồng đều có các quy tắc về ranh giới khai thác, tuần tra bảo vệ, chăm sóc rừng, mức phạt và mức đóng góp. Tuy nhiên, nội dung quy phạm ở các nhóm không giống nhau, phản ánh đặc điểm tài nguyên rừng, điều kiện kinh tế - xã hội của từng cộng đồng. Các quy định tập thể Mức độ chi tiết từng thôn khác nhau và có một số nội dung không đưa vào trong quy chế cộng đồng nhưng vẫn được thực hiện. Nhìn chung có thể thấy hệ thống quy định/quy ước quản lý rừng cộng đồng ở các mô hình nghiên cứu có tính tương đồng khá cao về cấu trúc nội dung và hình thức
- do hầu hết đều dựa vào văn bản pháp luật được hướng dẫn và phê duyệt bởi Chính quyền và Kiểm lâm địa phương nên không có tính đặc thù riêng biệt cao ở mỗi địa phương. 3.4. Thực hiện các hoạt động tập thể QLRCĐ 3.4.1. Tổ chức thực hiện các hành động tập thể trong QLRCĐ Kết quả phân tích cho thấy tất cả các mô hình nghiên cứu các hoạt động tập thể chính trong quản lý rừng cộng đồng bao gồm các hoạt động bảo vệ rừng (tuần tra và xử lý vi phạm), chăm sóc và làm giàu rừng, lập kế hoạch, tổ chức các buổi họp cộng đồng và tham gia tập huấn. Việc khai thác gỗ đã bị cấm theo quy định của Nhà nước nên hầu hết không có tổ chức khai thác tập thể. Khai thác LSNG và củi được phép ở 5 thôn ngoại trừ thôn Uyên Phong. Về hoạt động tuần tra bảo vệ RCĐ đây là hoạt động chính và quan trọng nhất của các cộng đồng, tuy nhiên mức độ thường xuyên có khác nhau. Có hai mô hình rừng cộng đồng việc tuần tra bảo vệ rừng được thực hiện rất thường xuyên là ở thôn Uyên Phong và bản Quang Thịnh. Tổ tuần tra bảo vệ ở thôn Uyên Phong kinh phí hỗ trợ cho bảo vệ rừng được cộng đồng đóng góp mỗi hộ gia đình 5 kg thóc hằng năm và được duy trì liên tục từ trước đến nay. Còn tại mô hình bản Quang Thịnh, hoạt động bảo vệ rừng được hưởng kinh phí khoán bảo vệ rừng theo quy định của Nhà nước. Ở các thôn khác, mức độ tần suất tuần tra thấp, hàng tuần, thậm chí hàng tháng (1-2 lần/ tháng) như ở thôn Dỗi, Bản Kè hay Cửa Rào 2. 3.4.2. Sự tham gia trong quản lý rừng cộng đồng 3.4.2.1. Sự tham gia của các thành viên cộng đồng Xét về mức độ tham gia của các cá nhân cộng đồng vào các hoạt động tập thể trong quản lý rừng cộng đồng, được đánh giá ở 3 cấp độ (Không tích cực (=1), Bình thường (=2) và Tích cực (=3)). Kết quả phỏng vấn ở Bảng 3.4 cho thấy có sự khác biệt về mức độ tham gia ở các thôn. Thôn Uyên Phong có tỷ lệ tham gia tích cực là cao nhất (17/27), sau đó đến thôn A Tin (18/31). Tỷ lệ này thấp nhất ở Bản Kè và Cửa Rào 2. Bảng 3.4. Mức độ tham gia vào nhóm quản lý rừng ở các điểm nghiên cứu Mức độ tham gia Trung Thôn Tổng Độ lệch Tỉnh Không Bình bình bản (n) chuẩn tích cực thường Tích cực mẫu χ2 Thừa Thiên Dỗi 4 15 13 32 2,28 0,68 Huế A Tin 1 12 18 31 2,55 0,57 Uyên 0 10 17 27 2,63 0,49 Quảng Bình Phong Bản Kè 5 20 5 30 2,00 0,59 Quang 6 11 13 30 2,23 0,77 Thịnh Nghệ An Cửa 4 20 7 31 2,10 0,60 Rào2 Giá trị mức độ tham gia trung bình cao nhất ở hai thôn Uyên Phong và A Tin, sau đó đến các bản Quang Thịnh, thôn Dỗi và thấp nhất ở thôn Cửa Rào 2 và Bản Kè. Kết quả phân tích thống kê theo tiêu
- chuẩn χ2 cũng khẳng định có sự khác biệt rõ rệt (với Sig. =0,003) về mức độ tham gia nhóm QLRCĐ ở các thôn bản nghiên cứu. 3.4.2.2. Sự tham gia của các bên liên quan Nghiên cứu các bên liên quan tại các thôn cho thấy có sự tương đồng trong bối cảnh QLRCĐ ở nhiều địa phương khác nhau và đều dựa trên khuôn khổ pháp luật quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp hiện nay. Các bên liên quan trực tiếp đến QLRCĐ ở cấp cộng đồng về cơ bản bao gồm: (i) Ban quản ý rừng cộng đồng của các thôn bản; (ii) Chính quyền địa phương cấp xã; (iii) Cơ quan Kiểm lâm ở địa phương và (iv) Tổ chức ngoài Nhà nước. Hầu hết các cộng đồng đều đánh giá cao cao sự ảnh hưởng của Kiểm lâm địa phương đến quản lý bảo vệ rừng, nhưng sự ảnh hưởng của các tổ chức đoàn thể địa phương thì được đánh giá ở mức thấp hơn. 3.4.3. Thực thi quy định QLRCĐ Trong nghiên cứu này, việc thực thi các quy định QLRCĐ của các cộng đồng trong các mô hình QLRCĐ được đo lường bằng một chỉ số gọi là mức độ thực thi quy định. Người dân các cộng đồng được hướng dẫn thảo luận nhóm và xác định mức độ thực thi các quy định của họ trên các khía cạnh khác nhau trong quản lý bảo vệ tài nguyên (ví dụ như lấn chiếm đất, ranh giới, khai thác lâm sản v.v.). Mức độ thực thi quy định của một nhóm QLRCĐ có thể nhận một trong 4 giá trị sau: 1 (thấp); 2 (trung bình); 3 (khá), và 4 (Cao). Bảng 3.5. Mức độ thực thi các quy định về bảo vệ tài nguyên RCĐ Thôn/bản Uyên Bản Quang Dỗi A Tin Cửa Rào 2 Mức độ thực thi Phong Kè Thịnh Mức độ thực thi quản lý ranh Trung Thấp Cao Cao Cao Trung bình giới đất RCĐ bình Mức độ thực thi quản lý việc Trung Trung Khá Cao Cao Trung bình khai thác gỗ và săn bắn bình bình Trung Trung Trung Mức độ thực thi quản lý LSNG Thấp Thấp Trung bình bình bình bình Đánh giá chung mức độ thực Thấp Khá Cao Khá Cao Trung thi quy chế QLBVR (1) (3) (4) (3) (4) bình (2) Bảng 3.5 cho thấy, hai thôn/bản có mức độ thực thi quy định được đánh giá ở mức Cao là thôn Uyên Phong (Quảng Bình) và bản Quang Thịnh (Nghệ An). Ở hai thôn/bản này việc quản lý ranh giới rừng cộng đồng được thực thi tốt, trong những năm gần đây không có hiện tượng bị mất đất do lấn chiếm ranh giới rừng cộng đồng. Các hoạt động kiểm soát việc khai thác gỗ, săn bắn và khai thác LSNG được người dân đánh giá cao, hầu như không có vụ vi phạm đáng kể trong những năm gần đây. 3.4.4. Sự toàn vẹn của tài nguyên RCĐ Bảng 3.6 trình bày sự đánh giá sự toàn vẹn của tài nguyên rừng cộng đồng trong các mô hình QLRCĐ thể hiện thông qua đánh giá về sự thay đổi về diện tích và chất lượng của rừng cộng đồng ở 6 thôn/bản nghiên cứu trong những năm gần đây. Trong đó, các mức độ thay đổi được xác định theo các mức: Giảm (-1), Không thay đổi (0), Tăng (1) và Tăng mạnh (2). Chất lượng rừng có sự thay đổi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn