intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lịch sử: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án phân tích làm rõ cơ sở hoạch định, nội dung và quá trình triển khai đấu tranh trên lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954 đến năm 1975, để góp phần bảo vệ độc lập dân tộc, từ đó rút ra nhận xét và kinh nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lịch sử: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐINH ĐỨC DUY Cuéc ®Êu tranh b¶o vÖ ®éc lËp d©n téc cña ViÖt Nam trªn lÜnh vùc ®èi ngo¹i tõ n¨m 1954 ®Õn n¨m 1975 Chuyên ngành : Lịch sử Phong trào cộng sản công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Mã số    : 62 22 03 12 tãm t¾t luËn ¸n tiÕn sÜ hµ néi - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Nguyễn Thị Quế Phản biện 1:      Phản biện 2:      Phản biện 3:       Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học   viện, họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Vào hồi ..... giờ .....,  ngày ..... tháng ..... năm 2019
  3. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sau thành công của Cách mạng Tháng 8/1945, ngày 2/9/1945 Chủ tịch   Hồ  Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân  chủ  Cộng hòa. Với sự  kiện trọng đại này, thật sự  Việt Nam đã giành được  độc lập, Tuyên ngôn khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và   độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt  Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để  giữ  vững quyền tự do, độc lập ấy". Để thể hiện quyết tâm đó, cả dân tộc Việt  Nam đã đồng lòng, chung sức đấu tranh để bảo vệ nền độc lập  bằng thắng  lợi qua cuộc kháng chiến chống đế quốc từ  năm 1954 đến năm 1975. Đóng  góp vào thành công hiển hách có vai trò rất quan trọng của đối ngoại Việt  Nam, bằng việc biết phân hóa, cô lập kẻ thù, tập hợp lực lượng, cuộc đấu  tranh bảo vệ độc lập dân tộc nhận được nhiều sự  ủng hộ tích cực của các   lực lượng tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Trong đó, nhân  dân Mỹ cũng thực hiện các phong trào phản chiến rầm rộ, góp phần buộc   chính phủ Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam. Mặt khác, đối ngoại đã phối  hợp hiệu quả với đấu tranh chính trị, quân sự, đánh bại từng bước, đánh  đổ   từng   bộ   phận   âm   mưu   xâm   lược   của   Mỹ,   thể   hiện  tinh   thần   yêu  chuộng hòa bình và chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.  Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập quốc tế  ngày càng sâu rộng, vấn   đề  đối ngoại trở  nên hết sức quan trọng.   Những kinh nghiệm quý báu  trong đối ngoại để bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước từ năm  1954 đến năm 1975 vẫn còn nguyên giá trị  thực tiễn và mang tính thời sự  sâu sắc.  Với lý do trên, tác giả chọn đề  tài "Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập   dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ  năm 1954 đến năm   1975" làm Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử  phong trào cộng  sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.  2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích
  5. 2 Luận án phân tích làm rõ cơ sở hoạch định, nội dung và quá trình triển  khai đấu tranh trên lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ chống   Mỹ, cứu nước từ  năm 1954 đến năm 1975, để  góp phần bảo vệ  độc lập  dân tộc, từ đó rút ra nhận xét và kinh nghiệm.  2.2. Nhiệm vụ của luận án Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung làm rõ những nhiệm vụ  sau: Phân tích cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong  cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc từ  năm 1954 đến năm 1975; Phân  tích nội dung chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong  cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc từ  năm 1954 đến năm 1975; Phân  tích quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong công  cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975; Nhận  xét và rút ra kinh nghiệm về  cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của   Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu  Luận án tập trung nghiên cứu cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc   của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại trong giai  đoạn chống Mỹ, cứu   nước.  3.2. Phạm vi nghiên cứu  Về  không gian: Luận án nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc  trên lĩnh vực đối ngoại để tập hợp các lực lượng tiến bộ trên thế giới ủng   hộ  Việt Nam tiến hành chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ  độc lập dân tộc  trong bối cảnh thế giới đang diễn ra Chiến tranh lạnh. Về thời gian: Luận án nghiên cứu cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân   tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975 . Mốc  thời gian năm 1954, là năm Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Pháp rút hết quân  về  nước, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, cũng là năm cả  dân tộc Việt  Nam  chống  sự  can thiệp của  Mỹ  để  bảo vệ  độc lập dân tộc. Năm 1975,  Việt Nam kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất   nước, bảo vệ  vững chắc độc lập dân tộc, trong đó có sự  đóng góp công  sức rất lớn của mặt trận đối ngoại.
  6. 3 Về  phạm vi nội dung: Trọng tâm nghiên cứu của luận án là nội dung  chính sách đối ngoại của Đảng Lao động Việt Nam được đề ra từ Đại hội  II đến Đại hội III trong thời kỳ  chống Mỹ, cứu nước,   từ  năm  1954  đến  năm 1975. Đồng thời, luận án phân tích quá trình triển khai hoạt động đối   ngoại của Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng   hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách  mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.  Trong đó, luận án tập trung  nghiên cứu việc triển khai chính sách đối ngoại trong quan hệ  với các   nước xã hội chủ  nghĩa; quan hệ  với Lào và Campuchia; quan hệ  với các   nước dân chủ, các tổ  chức tiến bộ  và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế  giới; triển khai chiến lược đánh ­ đàm để giành thắng lợi cuối cùng. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu  ­ Cơ sở lý luận: Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận  của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và hệ  thống   phương pháp luận sử  học mácxít. Quan điểm của chủ nghĩa Mác ­ Lênin,  tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế.  Đồng thời, luận án  còn dựa trên Cương lĩnh chính trị, đường lối đối ngoại của Đảng Lao   động Việt Nam.  Luận án căn cứ  trên văn kiện các đại hội, hội nghị  của  Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.  ­  Phương pháp nghiên cứu của luận án là: Phương pháp lịch sử, phân  tích, so sánh, đối chiếu, thống kê, khái quát, tổng hợp, lôgic, quy nạp, diễn   dịch v.v...  5. Những đóng góp của luận án Luận án phân tích làm rõ quan niệm về  bảo vệ  độc lập dân tộc trên  lĩnh vực đối ngoại  và cơ  sở  hoạch định chính sách đối ngoại của Việt   Nam từ  năm 1954 đến năm 1975; Luận án phân tích nội dung chính sách đối  ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam  để bảo vệ độc lập dân tộc từ năm   1954   đến  năm   1975  bao   gồm:   Mục   tiêu,   tư   tưởng   chỉ   đạo,   nguyên  tắc,   phương châm, phương hướng và nhiệm vụ đối ngoại. Trên cơ sở đó, luận án  làm rõ quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam để  bảo vệ  độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975. Đồng thời, luận án rút ra nhận  xét về thuận lợi, khó khăn và kinh nghiệm của quá trình đấu tranh bảo vệ  độc lập dân tộc trên lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam từ  năm 1954 đến 
  7. 4 năm 1975;  Luận án có thể  sử  dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác   nghiên cứu, giảng dạy môn học liên quan. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở  đầu, kết luận,   danh mục  tài liệu tham khảo và phụ  lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu liên quan đến đề tài luận   án 1.1.1. Các nghiên cứu trong nước  1.1.1.1.  Các công trình liên quan đến cơ  sở  hoạch định và nội dung   chính sách đối ngoại Việt Nam để đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc giai  đoạn 1954 ­ 1975  Thứ  nhất, các công trình liên quan đến cơ  sở  lý luận và thực tiễn  nhằm hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, tiêu biểu như: Phan  Văn Rân, Nguyễn Hoàng Giáp, Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu   hóa  và vấn  đề  đặt ra  với Việt Nam ;  Nguyễn Viết Thảo,  Bảo  vệ  chủ   quyền quốc gia và độc lập dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa; Nguyễn Tất  Giáp, Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh, Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ  và hội nhập quốc tế   ở Việt Nam hiện nay ; Thái Văn Long, Độc lập dân   tộc của các nước đang phát triển trong xu thế  toàn cầu hóa ;  Nguyễn  Duy Quý, Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Mai Hải Oanh,  Độc lập dân tộc ­ Lợi ích cơ  bản của đất nước ; Nguyễn Dy Niên,  Tư   tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh ; Nguyễn Phúc Luân, Ngoại giao Việt Nam   từ Việt Bắc đến Hiệp định Giơnevơ; Lê Kim Hải, Hồ Chí Minh với quan   hệ ngoại giao Việt ­ Pháp thời kỳ 1945 ­ 1946 v.v... Thứ  hai, các công trình liên quan đến nội dung chính sách đối ngoại  của Việt Nam:  Trường Chinh,  Tiến lên dưới lá cờ  của Đảng; Lê Duẩn,  Dưới lá cờ vẻ  vang của Đảng vì độc lập, tự  do, vì  chủ nghĩa xã hội tiến   lên   giành   những  thắng   lợi   mới;   Phạm   Văn   Đồng,  Toàn   dân   đoàn  kết,  
  8. 5 chống Mỹ  cứu nước; Phạm Văn Đồng,  Thắng lợi vĩ đại, tương lai huy   hoàng; Nguyễn Xuân Tú, Đảng chỉ  đạo giành thắng lợi từng bước trong   cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời kỳ 1965 ­ 1975 ; Nguyễn Mạnh  Hùng và Phạm Minh Sơn, Đối ngoại Việt Nam truyền thống và hiện đại;  Hoàng Đức Thịnh, Đường lối tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế của Đảng giai   đoạn 1965 ­ 1975; Vũ Dương Ninh,  Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ   quốc tế, lịch sử và vấn đề v.v... 1.1.1.2. Các công trình liên quan đến quá trình triển khai đấu tranh bảo   vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam từ năm 1954 đến   năm 1975 Khu di tích Chủ  tịch Hồ  Chí Minh tại Phủ  Chủ  tịch,  Hoạt động đối   ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nước Châu Á (1954 ­ 1969) ; Mai  Văn Bộ, Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật; Lưu Văn Lợi, Năm mươi   năm ngoại giao Việt Nam; Ban chỉ  đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc  Bộ  Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 ­ 1975 thắng lợi và   bài học; Nguyễn Phúc Luân chủ biên, Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự   nghiệp giành độc lập, tự  do (1945 ­ 1975); Lê Đình Chỉnh,  Quan hệ  đặc   biệt hợp tác toàn diện Việt Nam ­ Lào trong giai đoạn 1954 ­ 2000 ; Đảng  Nhân dân Cách mạng Lào ­ Đảng Cộng sản Việt Nam,  Lịch sử  quan hệ   đặc biệt Việt Nam ­ Lào, Lào ­ Việt Nam, Biên niên sự  kiện I (1930 ­   1975); Nguyễn Duy Trinh,  Mặt trận ngoại giao thời kỳ  chống Mỹ, cứu   nước (1965 ­ 1975); Nguyễn Thị Mai Hoa, Các nước xã hội chủ nghĩa ủng   hộ  Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 ­ 1975) ; Bộ  Ngoại  giao Việt Nam, Sự thật về quan hệ Việt Nam ­ Trung Quốc trong 30 năm   qua; Trần Mai Hùng,  Sự  giúp đỡ  của Liên Xô đối với Việt Nam trong hai   cuộc  kháng   chiến   chống   thực  dân  Pháp   và  đế   quốc  Mỹ;   Nguyễn  Khắc  Huỳnh, Ngoại giao Việt Nam góc nhìn và suy ngẫm; Bộ  Ngoại giao chủ  trì  biên soạn,  Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về  Việt Nam;  Nguyễn Đình Bin chủ biên, Ngoại giao Việt Nam 1945 ­ 2000; Vũ Dương  Ninh, Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 ­ 2010 v.v... 1.1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Richard Reeves,  Một nhiệm kỳ  Tổng thống dở  dang ;  Richard Nixon, 
  9. 6 Hồi ký; Henrry Kissinger, Hồi ký những năm bão táp và cuộc chạy đua và   nhà trắng;  Micheal J.Hogan,  The End of the Cold War  ­ Its Meaning and   Implications;  Ang   Cheng   Guan,  The   Vietnam   War   1962   ­   1964:   The   Vietnamese Communist Perspective; Mari Olsen, Soviet ­ Vietnam Relations   and the Role of China, 1949 ­1964 Changing alliances; Executive Sessions  of   the  Senate   Foreign   Relations   Committee,  Volume  XX,  Ninetieth  Congress,  Second Session  1968;  Woodrow Wilson International Center for  Scholars,  77 Conversations  between Chinese and Foreign Leaders on the   Wars in Indochina, 1964 ­ 1977; Yang Kuisong, Changes in Mao Zedong’s   attitude toward the Indochina War 1949 ­ 1973 v.v... 1.2. Đánh giá tổng quát các công trình liên quan và những vấn đề  luận án tập trung nghiên cứu 1.2.1. Đánh giá tổng quát các công trình liên quan Các công trình, bài viết nghiên cứu trên của các tác giả trong và ngoài   nước đã liên quan đến cơ  sở, nội dung và quá trình triển khai chính sách   đối ngoại của Việt Nam góp phần vào thắng lợi cuộc đấu tranh bảo vệ  độc lập dân tộc của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.  1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu  Thứ nhất, phân tích cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam   để đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975 ; thứ hai,   phân tích nội dung chính sách đối ngoại Việt Nam trong công cuộc đấu  tranh bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975; thứ ba, phân tích  việc triển khai hoạt động đối ngoại góp phần vào công cuộc đấu tranh   bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975; thứ tư,  luận án  trình bày  một số  nhận xét và kinh nghiệm trong công cuộc đấu  tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm  1954 đến năm 1975.  Chương 2 CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH VÀ NỘI DUNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI  CỦA VIỆT NAM NHẰM ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN  TỘC 
  10. 7 TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975  2.1. Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của  Việt Nam từ năm  1954 đến năm 1975  2.1.1. Một số quan niệm  2.1.1.1. Quan niệm về độc lập, dân tộc và độc lập dân tộc  * Quan niệm về độc lập: Trong Đại Từ điển Tiếng Việt, nêu ra thuật  ngữ  "độc lập" của một (nước) dân tộc là: Nước, dân tộc có chủ  quyền  không phụ thuộc vào nước khác, dân tộc khác.  * Quan niệm về dân tộc: Theo Đại Từ  điển tiếng Việt thì "dân tộc"  là: Cộng đồng người ổn định hình thành trong quá trình lịch sử của xã hội,   có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý.    *  Quan niệm về  độc lập dân tộc:  Phan Văn Rân, Nguyễn Hoàng  Giáp trong cuốn sách "Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu   hóa và vấn đề  đặt ra với Việt Nam " đưa ra quan niệm: Độc lập dân tộc  thể  hiện  ở  quyền độc lập tự  chủ  trong việc lựa ch ọn con đườ ng phát  triển của dân tộc mình, thể hiện qua việc quy ết định mọi vấn đề  chính  trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, trong việc thiết l ập và thực thi quyền lực   thông qua các hoạt động   lập pháp, tư  pháp, tiến hành mà không có sự  can thiệp từ phía các quốc gia khác. Quan niệm của tác giả  luận án: Độc lập dân tộc của một quốc gia ,   dùng để  chỉ  một thực thể  quốc gia toàn vẹn lãnh thổ, thực sự  làm chủ   được tất cả các quyền và lợi ích chính đáng của mình, trên các lĩnh vực:   thể  chế chính trị (lập pháp, hành pháp, tư  pháp), kinh tế, văn hóa, xã hội,   quốc phòng, an ninh, đối nội và đối ngoại, phù hợp với Hiến chương Liên   hợp quốc và luật pháp quốc tế. 2.1.1.2. Quan niệm bảo vệ độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc  trên lĩnh vực đối ngoại  * Quan niệm bảo vệ độc lập dân tộc  C.  Mác và  Ph.  Ăngghen  quan niệm về  bảo vệ  độc lập dân tộc là :  Giai cấp vô sản và các lực lượng tiến bộ  trên thế  giới phải có sự  phối 
  11. 8 hợp, đoàn kết để bảo vệ độc lập dân tộc, trước sự tuyên truyền của các  thế  lực tư sản phản động, kêu gọi các đảng cách mạng ở các nước châu  Âu phải có chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tầng lớp nhân dân,   tạo nên sức mạnh to lớn để bảo vệ độc lập dân tộc.  V.I. Lênin quan niệm rằng: Để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ quyền  lợi của nhân dân lao động cần phải thiết lập một chế độ mới do nhân dân  lao động làm chủ  lúc  đó mới thực sự  là độc lập. Đồng thời, giai cấp vô   sản và nhân dân các nước phải đoàn kết, đấu tranh chống lại chiến tranh  đế quốc để bảo vệ độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh quan niệm rằng: Bảo vệ độc lập dân tộc của một nước  thuộc địa, trước hết phải đánh đổ tất cả những xiềng xích, bóc lột của các  thế  lực ngoại xâm  và phản động trong nước,  giành lấy chính quyền do  nhân dân làm chủ. Độc lập dân tộc phải gắn liền với   chủ  nghĩa xã hội,  đảm bảo chính quyền, quyền lực, quyền lợi đều thuộc về  nhân dân, do  nhân dân làm chủ, tiến lên xây dựng cuộc sống tự  do,  ấm no, hạnh phúc   cho nhân dân. Tác giả  luận án nêu ra quan niệm về  bảo vệ  độc lập dân tộc : Bảo   vệ  độc lập dân tộc của một quốc gia đồng nghĩa với việc bảo vệ lợi ích   hợp pháp, quyền tự quyết và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trên cơ sở phù hợp   với công lý và luật pháp quốc tế. Điều đó có nghĩa, chống lại mọi sự xâm   phạm, đe dọa của nước ngoài, để giữ vững hòa bình, độc lập, chủ quyền,   tự quyết về thể chế chính trị, đường lối  đối nội, đối ngoại và định hướng   phát triển của một quốc gia.  * Quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực đối ngoại  C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng: Ngoại giao của những chính phủ hoạt  động theo lối cũ, sẽ không bao giờ giải quyết được khó khăn.  Quan điểm của  V.I.  Lênin  cho rằng:  Đấu tranh bảo vệ  độc lập dân  tộc  trên lĩnh vực đối ngoại  đối với các nước thuộc địa, phụ  thuộc  cần  phải đấu tranh đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế  quốc và các thế  lực phản động để  giành , bảo vệ  độc lập, chủ  quyền và 
  12. 9 toàn vẹn lãnh thổ của mình.  Quan niệm của Hồ  Chí Minh: Bảo vệ  độc lập dân tộc trên lĩnh vực  đối ngoại là chính sách đối ngoại rộng mở, hòa hiếu với các dân tộc, đoàn   kết quốc tế rộng rãi theo phương châm "thêm bạn, bớt thù". Tư  duy biện  chứng "dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh  vừa là nguyên tắc vừa là phương châm, phương pháp chỉ  đạo hoạt động   đối ngoại và xử lý các vấn đề quốc tế.  Quan niệm của tác giả  luận án về  bảo vệ  độc lập dân tộc trên lĩnh  vực   đối   ngoại   là:  Bảo   vệ   quyền   tự   quyết   về   đường   lối,   chính   sách,   chiến lược, sách lược đối ngoại của  quốc gia, thể hiện quyền chủ động   trong triển khai chính sách đối ngoại, để  góp phần bảo vệ độc lập, chủ   quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia và không để bất kỳ quốc gia, hay   thế lực bên ngoài nào chi phối.  2.1.2.  Truyền thống ngoại giao  để  bảo vệ  độc lập dân tộc của   Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại trước năm 1954 Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt  Nam, tổ tiên đã để lại cho hậu thế nhiều bài học ngoại giao, truyền thống   yêu nước, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm, ý chí tự cường dân tộc và  bảo vệ  độc lập,  chủ  quyền đất nước. Sự  năng động,  sáng tạo trong hoạt  động đối ngoại, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị, quân sự với ngoại giao,  vừa đánh vừa đàm, vừa cương vừa nhu, quan tâm đến việc xây dựng quan hệ  hữu nghị với các dân tộc, các nước láng giềng đã được dân tộc  Việt Nam chú  trọng từ rất lâu đời. Đây là nét đặc sắc của truyền thống ngoại giao dân tộc   được Đảng và Nhà nước Việt Nam kế thừa, phát triển trong quá trình lãnh  đạo cách mạng nói  chung và trong việc xây dựng, triển khai đường lối,  chính sách đối ngoại. 2.1.3. Tình hình quốc tế và khu vực tác động đến việc hoạch định   chính sách đối ngoại để bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam * Bối cảnh quốc tế Sự ra đời của trật tự hai cực Ianta , đối đầu Xô ­ Mỹ làm cho tình hình 
  13. 10 thế  giới trở  nên phức tạp, các mối quan hệ  quốc tế  diễn ra theo chiều   hướng bất lợi, ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc   của Việt Nam. Điều đó, gây nhiều khó khăn cho Việt Nam trong việc đánh   giá tình hình, hoạch định chiến lược ngoại giao, tập hợp lực lượng và xây  dựng các mối quan hệ quốc tế.  Sự  hình thành khối các nước xã hội chủ  nghĩa đã giúp đỡ, trở  thành  nguồn cổ vũ to lớn, là động lực giúp Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, để  hoàn thành mục tiêu thống nhất đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc.  Đầu những năm 70 thế kỷ XX, quan hệ Mỹ ­ Trung từ chỗ coi nhau là  kẻ thù đã dần xích lại gần nhau , ký "Thông cáo Thượng Hải" (2/1972) và  Trung Quốc nhận được nhiều quyền lợi từ  Mỹ. Để có được những quyền  lợi  đó,  Trung Quốc ép Việt Nam chấp nhận giải pháp của   Mỹ, cam kết  với Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ chống lại sự "bá quyền của Liên Xô", gây khó  khăn cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh  trên lĩnh vực đối ngoại để  góp  phần bảo vệ độc lập dân tộc. Giai đoạn 1954 ­ 1975, thế  giới cũng chứng kiến sự  nổi dậy mạnh   mẽ của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á, châu Phi, khu  vực Mỹ latinh, góp phần cổ vũ to lớn, tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam   trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.  * Bối cảnh khu vực Đông Nam Á Trong khoảng thời gian từ  năm 1954 đến năm 1975  tình hình Đông  Nam Á diễn biến phức tạp, lợi dụng sự mất đoàn kết, Mỹ đẩy mạnh xâm   nhập, can thiệp, nhằm chi phối khu vực Đông Nam Á. Vấn đề này, thực tế  đã ảnh hưởng không tốt đến cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của Việt  Nam, gây khó khăn cho Việt Nam trong việc tập hợp lực lượng trong khu   vực. Việc thúc đẩy quan hệ với ASEAN là một bài toán khó giải đối với  Việt Nam lúc bấy giờ, ngoài sự khác biệt về hệ tư tưởng, thì sự  cấu kết,   đồng thuận, thống nhất của khối lúc bấy giờ  còn nhiều hạn chế. Trong  khi   các   nước   chủ   chốt  trong   khối   như   Thái   Lan,   Singapore,   Malaysia,  Philippines đều là những đồng minh thân thiết với Mỹ. 
  14. 11 2.1.4. Bối cảnh trong nước  Sau Hiệp định Giơnevơ, Mỹ  dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm  âm mưu chia cắt Việt Nam lâu dài . Tại Đại hội đại biểu Đảng Lao động  Việt Nam toàn quốc lần thứ  III (9/1960), căn cứ  phân tích tình hình cụ  thể  của cách mạng hai miền, khẳng định:  Tiến hành cuộc cách mạng xã  hội chủ  nghĩa  ở  miền Bắc là nhiệm vụ  quyết định nhất đối với sự  phát   triển của toàn bộ  cách mạng Việt Nam, đối với sự  nghiệp thống nhất   nước nhà". Miền Nam " có nhiệm vụ trực tiếp đánh đổ  ách thống trị  của  đế  quốc Mỹ  và bọn tay sai của chúng để  giải   phóng miền Nam .  Với  những thắng lợi trên mặt trận quân sự của qu ân dân miền Nam, sự thắng  lợi trong chống chiến tranh phá hoại của nhân dân miền Bắc trong trận   Điện Biên Phủ  trên không, kết hợp với những thành quả  đấu tranh trên  mặt trận ngoại giao tại bàn đàm phán Paris đã buộc Mỹ ký vào bản Hiệp  định Paris (27/1/1973)  và rút quân về  nước, tạo điều kiện thuận lợi để  Việt Nam tiến tới thống nh ất đất nước.  2.2. Nội dung chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt  Nam từ năm 1954 đến năm 1975 2.2.1. Mục tiêu, tư  tưởng chỉ   đạo, nguyên tắc và phương châm   hoạt động đối ngoại Mục tiêu đối ngoại: Đối ngoại phải quyết tâm thực hiện: Đẩy mạnh  công cuộc xây dựng  chủ  nghĩa xã hội  ở  miền Bắc, củng cố  miền Bắc   thành cơ sở ngày càng vững chắc cho cuộc đấu tranh giành thống nhất Tổ  quốc; ra sức hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ  nhân dân trong cả  nước, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của đế quốc Mỹ và  bè lũ tay sai; thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ,  xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ  và   giàu mạnh.  Tư tưởng chỉ đạo đối ngoại: Kiên định chủ nghĩa Mác ­ Lênin, đường  lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chủ  tịch Hồ Chí Minh, mục tiêu độc   lập dân tộc gắn liền với  chủ  nghĩa xã hội. Xem cách mạng Việt Nam là   một bộ phận tích cực của phong trào quốc tế  đấu tranh cho chủ  nghĩa xã 
  15. 12 hội, độc lập dân tộc và hòa bình thế  giới, trở  thành kim chỉ  nam trong   hoạch định chiến lược, sách lược, đảm bảo cho mọi thắng lợi.  Nguyên tắc đối ngoại: Đường lối đối ngoại của Việt Nam phải đứng  trên lập trường tư  tưởng của  chủ  nghĩa Mác ­ Lênin,  tư  tưởng Hồ  Chí  Minh, cương lĩnh, chủ trương, đường lối của Đảng, trở thành kim chỉ nam   cho việc hoạch địch chiến lược, sách lược đối ngoại. Kết hợp sức mạnh   dân tộc với sức mạnh thời đại, nhiệm vụ của dân tộc với nhiệm vụ quốc   tế trong xây dựng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.  Phương châm đối ngoại:  Đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân  thực hiện quyết tâm: Giương cao ngọn cờ độc lập, hòa bình, đề  cao chính   nghĩa, thế  tất thắng của ta, khoét sâu vào chỗ  yếu của địch về  chính trị,   tập hợp lực lượng và hình thành mặt trận nhân dân thế  giới rộng rãi ủng  hộ, chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta.  2.2.2. Phương hướng và nhiệm vụ hoạt động đối ngoại Phương hướng đối ngoại:  Việt Nam phải tập hợp được lực lượng  dân chủ, yêu chuộng hòa bình trên thế  giới  ủng hộ ngày càng mạnh cuộc   kháng chiến chống Mỹ  của Việt Nam.  Đẩy mạnh quan hệ  với Liên Xô,  Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, thắt chặt quan hệ với các nước   láng giềng.  Mặt trận đối ngoại phải đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích,  vận động để thế giới hiểu được sự  chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc   chiến với Mỹ.  Nhiệm vụ  đối ngoại:  Phân tích sâu sắc tình hình thế  giới, khu vực,  tình hình trong nước, kết hợp lý luận với thực tiễn để  hoạch định chiến  lược, sách lược, phát huy thế  chủ động, hiệu quả trong đối ngoại ở  từng   thời điểm cụ  thể  để  tập hợp lực lượng.  Nhiệm vụ  mặt trận đối ngoại   phải tích cực, chủ  động, phối hợp chặt chẽ  với mặt trận chính trị, quân  sự, kiên quyết đấu tranh, có chiến lược lâu dài và sách lược cụ  thể  trong   từng giai đoạn, chủ động đấu tranh buộc Mỹ sớm rút quân khỏi Việt Nam.  Tiểu kết chương 2 Đảng và Nhà nước  Việt Nam  trên cơ  sở  phân tích những thuận lợi,  khó khăn của tình hình thế  giới, tình hình khu vực ,  tình hình trong nước  đồng thời căn cứ trên quan điểm của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ 
  16. 13 Chí Minh và truyền thống ngoại giao Việt Nam , để hoạch định chính sách đối  ngoại  bao   gồm   mục   tiêu,   tư   tưởng   chỉ   đạo,   nguyên   tắc,   phương   châm,   phương hướng  và nhiệm  vụ  nhằm  đấu  tranh  bảo vệ   độc lập dân tộc.  Trong đó thể hiện sự chủ động, tích cực, linh hoạt, phát huy sức mạnh dân   tộc với sức mạnh thời  đại, đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối  ngoại nhân dân kết hợp chặt chẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp . Thể  hiện  việc chú trọng xây dựng mối quan hệ   tốt đẹp  với các nước  xã hội chủ  nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết với các nước láng giềng, tập hợp được đông  đảo lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình thế  giới  ủng hộ  cuộc kháng   chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam.  Chương 3 TRIỂN KHAI ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC  CỦA VIỆT NAM TRÊN LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI  TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975  3.1. Quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa * Giai đoạn 1954 ­ 1964  Trong  giai  đoạn này,  Liên  Xô  viện  trợ   cho Việt  Nam  số  tiền  vào   khoảng 320 triệu rúp, trong đó 94,5 triệu rúp cho vay không hoàn lại, số  còn lại cho vay với điều kiện  ưu đãi,  giúp Việt Nam khôi phục kinh tế,  chống thiên tai, dịch bệnh,  ổn định đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, Liên   Xô còn giúp Việt Nam huấn luyện tác chiến và sử dụng vũ khí hiện đại cho  quân đội nhân dân Việt Nam. Những bước đi ngoại giao chủ động, tích cực  của Việt Nam đã có tác động lớn đến quan điểm đối ngoại Liên Xô. Nhận   thấy vị trí địa chính trị hết sức quan trọng của Việt Nam trên bàn cờ chính trị  quốc tế, qua đây có thể giúp nâng cao vai trò, vị trí của mình, Liên Xô quyết   định ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và đóng  một vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.  Trong giai đoạn này,  Trung Quốc cũng giành cho Việt Nam những gói viện trợ không hoàn lại lớn,  tính  trong 10 năm 1954 ­  1964, viện trợ  kinh tế  của Trung Quốc cho Việt  Nam là 1,1 triệu nhân dân tệ. Ngoài ra, Trung Quốc còn ký với Việt Nam  nhiều hiệp định giúp xây dựng công trình công nghiệp, giúp đỡ  về  kĩ thuật, 
  17. 14 cung cấp hàng hóa, mậu dịch dài hạn, cử các chuyên gia sang giúp đỡ và đào   tạo nhân lực cho Việt Nam. Bên cạnh sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung   Quốc, các nước  xã hội chủ  nghĩa  anh em khác trong khối cũng có nhiều  hành động thiết thực đã giúp đỡ Việt Nam v.v... * Giai đoạn 1964 ­ 1975 Sự giúp đỡ của Liên Xô giành cho Việt Nam từ năm 1964 ­ 1975 là hết  sức to lớn trên tất cả  nhiều mặt, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, giúp   quân đội Việt Nam có đủ  trình độ  tác chiến và vũ khí hiện đại để  đương  đầu với  Mỹ. Chuyến thăm của Chủ  tịch Hội đồng bộ  trưởng Liên Xô,  A.N.Cosygin (2/1965) đến Việt Nam là dấu mốc quan trọng đánh dấu quan   hệ  Liên Xô với Việt Nam được thắt chặt . Đặc biệt, trong giai đoạn quan  trọng quyết định sự thành công của cuộc kháng chiến chống Mỹ từ 1972 ­   1975, theo thống kê của Việt Nam, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 754   triệu Rúp sự  giúp đỡ  này là hết sức thiết thực tiếp thêm sức mạnh cho   Việt Nam đi đến giành thắng lợi cuối cùng.  Sự  giúp đỡ  của Trung Quốc  cho Việt Nam trong suốt  thời  kỳ  chống Mỹ  là rất to lớn, với số  hàng hóa  viện trợ lên đến 1.594.724 tấn, trong đó chủ  yếu viện trợ  không hoàn lại  cho Việt Nam, chỉ tính riêng từ  năm 1972 đến 1975 Trung Quốc đã viện  trợ  cho Việt Nam 325 triệu nhân dân tệ.   Ngoài ra, Trung Quốc còn tổ  chức nhiều cuộc mít tinh lớn, thu hút hàng triệu người tham gia lên án  Mỹ,  ủng hộ  Việt Nam. Trung Qu ốc c ử hàng ngàn chuyên gia sang giúp   Việt Nam xây dựng các công trình quân sự, dân sự, giúp Việt Nam đào  tạo nhiều học viên có chuyên môn, kĩ thuật để trở về xây  dựng đất nước,  phục vụ  kháng chiến. Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều giành cho  Việt Nam sự   ủng hộ  nhiệt tình cả  về  vật chất lẫn tinh thần.   Theo tổng  kết của Việt Nam, từ năm 1955 đến năm 1975 viện trợ của các nước xã  hội chủ  nghĩa  anh em dành cho Nước Việt Nam Dân chủ  Cộng hòa là   2.362.491 tấn v.v... 3.2. Quan hệ với Lào và Campuchia 3.2.1. Củng cố và phát triển liên minh Việt ­ Lào Mối quan hệ  đặc biệt với Lào có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng   trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước  
  18. 15 của Việt Nam từ  năm 1954 đến năm 1975. Thứ  nhất, để  bảo vệ độc lập  dân tộc, Việt Nam phải giương cao ngọn cờ  chính nghĩa, tập hợp đông   đảo lực lượng tiến bộ, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, tin tưởng với các  nước láng giềng trong đó có Lào. Thứ hai, hai nước Việt Nam, Lào đều có  chung kẻ thù là đế quốc Mỹ và các thế lực tay sai, sự đoàn kết chiến đấu  của hai nước đã tạo thêm sức mạnh cho hai dân tộc khi đương đầu với kẻ  thù mạnh như Mỹ. Thứ ba, sự giúp đỡ của Việt Nam đối với Lào trên tinh   thần tôn trọng, đồng chí thân ái, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Mối quan   hệ  giữa Việt Nam ­ Lào là mối quan hệ của của hai " cơ thể" cùng chung  một "xương sống", đó là chung lý tưởng chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, mục tiêu  chủ  nghĩa xã hội, gắn bó mật thiết với nhau liên quan đến những lợi ích   thiết thực trong các lĩnh vực  kinh tế,  chính trị  ­ xã hội, quốc phòng ­ an   ninh.  3.2.2. Xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam ­ Campuchia Việt Nam khẳng định, xây dựng quan hệ tốt đẹp với Campuchia, có vị  trí chiến lược quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và   thống nhất đất nước.  Ngày 20/6/1967,  Vương quốc  Campuchia và Việt  Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, cơ quan   đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có trụ sở  tại Phnôm Pênh. Sự  kiện này, mở  ra một bước ngoặt quan trọng trong   quan hệ  hai nước, có lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam của  Việt Nam. Quan hệ hai nước Việt Nam ­ Campuchia phát triển thêm một  bước quan trọng, khi Campuchia chính thức công nhận Chính phủ  Cách  mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (15/6/1969) sau đó đón Thủ  tướng Huỳnh Tấn Phát thăm Campuchia và ký hiệp định thương mại giữa   hai chính phủ. Để  thắt chặt tình đoàn kết giữa ba nước Đông Dương, theo  sáng kiến của Campuchia, ngày 24 đến 25/4/1970 Hội nghị  nhân dân ba  nước Đông Dương diễn ra tại Bắc Kinh có sự  tham dự  của Thủ  tướng   Phạm Văn Đồng, Chủ  tịch Nguyễn Hữu Thọ, Quốc trưởng   N.Sihanouk,  Hoàng thân Suphanuvong. Hội nghị  đã ra tuyên bố, thể  hiện quyết tâm,  tăng cường tình đoàn kết,  ủng hộ, giúp đỡ  lẫn nhau cùng chống kẻ  thù  chung là Mỹ. Sự giúp đỡ của Việt Nam cho Campuchia, giúp bạn cũng là  
  19. 16 giúp chính mình, một mặt giúp cách mạng Campuchia phát triển, mặt khác   giúp   Việt   Nam   trong   việc   bảo   vệ   con   đường   mòn   Trường   Sơn   huyết  mạch để  đảm bảo việc miền Bắc chi viện cho miền Nam không bị  gián   đoạn.  3.3. Quan hệ với các nước dân chủ, các tổ  chức tiến bộ  và nhân  dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ độc lập  dân tộc  Thứ  nhất, Đảng Cộng sản các nước, các tổ  chức,  ủy ban, các hội   khắp nơi trên thế  giới  ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam .  Có thể  khẳng định, chưa có cuộc chiến tranh nào được khắp nơi trên thế  giới có nhiều ủy ban, nhiều hội, nhiều tổ chức lên án mạnh mẽ như cuộc   chiến tranh Việt Nam. Sự  ủng hộ này đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ  trên thế giới, tác động đến chính phủ, nhân dân nhiều nước, tạo nên phong   trào phản đối mạnh mẽ chiến tranh của Mỹ  ở Việt Nam. Không chỉ  giúp  đỡ về mặt tinh thần, các tổ chức này còn có nhiều giúp đỡ thiết thực cho  Việt Nam về mặt vật chất như  ủng hộ Việt Nam các dụng cụ y tế, hiến   máu tặng Việt Nam, quyên góp tiền, cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết  cho Việt Nam.  Thứ hai, chính phủ các nước dân chủ tiến bộ và nhân dân yêu chuộng   hòa bình thế  giới  ủng hộ  Việt Nam.  Trong cuộc chiến tranh Việt Nam,  nhiều nước dân chủ  tiến bộ  lên tiếng  và  có nhiều hành động thiết thực  ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc của  Việt Nam. Ở  khu vực Tây Bắc Âu, các nước Phần Lan, Thụy Điển  ủng  hộ Việt Nam tích cực.  Đối với các nước trong khối ASEAN, Indonesia  là  nước có nhiều tuyên bố và hành động  ủng hộ Việt Nam. Sự xâm lược của  Mỹ ở Việt Nam, đã vấp phải sự phản  ứng dữ dội của nhân dân Mỹ  cùng  với các cuộc đấu tranh quyết liệt chống Mỹ  ở những nơi khác làm thành   phong trào đấu tranh rầm rộ, tiến công đế  quốc Mỹ  từ  mọi phía. Từ năm  1965, để phản đối việc Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam Việt Nam, nhiều   cuộc biểu tình của thanh niên, sinh viên, công nhân và nhân dân nhiều   nước trên thế giới thu hút hàng ngàn người tham gia . Trong giai đoạn 1973  ­ 1975 sau khi Hiệp định Paris được ký kết, các tổ  chức,  ủy ban, các hội, 
  20. 17 Đảng cộng sản các nước, chính phủ các nước dân chủ tiến bộ và nhân dân   yêu chuộng hòa bình thế  giới  vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc đấu tranh   thiết thực để ủng hộ Việt Nam.  3.4. Triển khai chiến lược đánh ­ đàm  Tại Hội nghị  lần thứ  13 (1/1967) của  Đảng Lao động Việt Nam đã  khẳng định, phải đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công địch,  phục vụ  sự  nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Việt Nam xác định rõ mục tiêu   chiến lược đánh ­ đàm, đàm ­ đánh: Có nghĩa là trong khi  ở miền Nam vẫn  tranh thủ  đánh  để  giành thắng lợi quyết định thì giữa ta và địch có thể  nói   chuyện từ hình thức tiếp xúc cho đến hội đàm. Đương nhiên, thắng lợi trên   chiến trường miền Nam là yếu tố  quyết định; khi chưa giành được thắng   lợi đó thì trên bàn hội nghị  cũng chưa giành được thắng lợi .  Cuộc tổng  tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, gây cho   Mỹ  và đồng minh  nhiều tổn thất, thêm vào đó, làn sóng dư  luận thế  giới phản  đối cuộc   chiến tranh do Mỹ gây ra ngày càng dâng cao đã gây sức ép lên Chính phủ  Mỹ, ngày 31/3/1968 Tổng thống Johnson tuyên bố ném bom hạn chế miền   Bắc và chấp nhận ngồi vào bàn thương lượng với  Việt Nam Dân chủ  Cộng hòa.  Trên bàn đàm phán, việc thảo luận những vấn đề  chính vẫn  chưa có nhiều chuyển biến thì những thắng lợi liên tiếp  trên mặt trận  quân sự  đã có những tác động lớn đến bàn đàm phán, đặc biệt là chiến  thắng trong trận  Điện Biên Phủ  trên không,  buộc Mỹ  phải ký vào bản  Hiệp định Paris (27/1/1973) và rút quân về nước. Điều đó, tạo điều kiện  thuận lợi để Việt Nam giải phóng miền Nam (30/4/1975), thống nhất đất  nước. Tiểu kết chương 3 Việc triển khai  chính sách  đối ngoại khôn khéo giúp Việt Nam tập   hợp lực lượng, nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của  Liên Xô, Trung Quốc,  các nước  xã hội chủ  nghĩa, hai nước láng giềng Lào và Campuchia, các  nước dân chủ, các tổ  chức tiến bộ  và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế  giới.  Trên tinh thần phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,  phát huy nội lực, thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong  chính sách đối ngoại  của Việt Nam đã tranh thủ sự  giúp đỡ  của các nước cả  vật chất lẫn tinh  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1