intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Attapeu (Lào) - Kon Tum (Việt Nam) từ năm 1991 đến năm 2017

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Quan hệ Attapeu (Lào) - Kon Tum (Việt Nam) từ năm 1991 đến năm 2017" là khôi phục lại một cách hệ thống, toàn diện tiến trình quan hệ hợp tác giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum trên các lĩnh vực từ năm 1991 đến năm 2017, trên cơ sở đó, rút ra những thành tựu, hạn chế, điểm nổi bật và chỉ ra được những tác động của quan hệ hợp tác Attapeu - Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Attapeu (Lào) - Kon Tum (Việt Nam) từ năm 1991 đến năm 2017

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THANH HẢI QUAN HỆ ATTAPEU (LÀO) - KON TUM (VIỆT NAM) TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2017 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2022
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. VĂN NGỌC THÀNH 2. TS. NGUYỄN VĂN TUẤN Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trƣờng tại trƣờng Đại học Vinh Vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia Hà Nội - Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Nguyễn Thúc Hào, Trƣờng Đại học Vinh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lào và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng cùng nằm trên bán đảo Đông Nam Á. Từ lâu, nhân dân hai nước đã gắn bó mật thiết với nhau, cùng vun đắp cho quan hệ láng giềng thân thiện, gần gũi và sẻ chia. Đặc biệt, từ khi ĐCS Đông Dương ra đời, quan hệ Lào - Việt Nam càng thêm khăng khít. Dưới sự dày công gắn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane, cùng các thế hệ lãnh đạo, chiến sỹ và nhân dân hai nước... mối quan hệ Lào - Việt Nam đã trở thành mối tình hữu nghị đặc biệt, thể hiện tình đoàn kết mẫu mực, trong sáng và thủy chung. Chính quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt Lào - Việt Nam đã trở thành nhân tố hết sức quan trọng, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước. Phát huy truyền thống hữu nghị của hai nước, giữa các địa phương dọc theo đường biên giới Lào - Việt Nam cũng luôn coi trọng và phát triển quan hệ hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực. Trong đó, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn, Attapeu và Kon Tum là hai tỉnh láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về địa lý, lịch sử và văn hoá... đã thể hiện sự gần gũi và gắn bó với nhau theo suốt chiều dài lịch sử. Với đường biên giới chung dài hơn 75 km, Attapeu và Kon Tum có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ, hợp tác trên các phương diện. Đặc biệt, hệ thống Đường 18B (Lào) và Quốc lộ 40, Quốc lộ 19 (Việt Nam), cùng với cặp Cửa khẩu Quốc tế Phoukeua - Bờ Y được xem là cửa ngõ chính để ra biển của Attapeu cũng như các tỉnh phía nam của Lào; đồng thời là tuyến huyết mạch để giao tiếp với vùng Nam Lào của các tỉnh thành Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam. Chính từ vị trí đó, giữa hai địa phương đã sớm có quan hệ qua lại, cùng hỗ trợ nhau trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Về lịch sử, nằm trong dòng chảy chung của mối quan hệ khăng khít giữa hai dân tộc Lào - Việt Nam, quan hệ giữa Attapeu và Kon Tum cũng được hình thành từ rất sớm. Dưới thời phong kiến, trong mối bang giao hòa hiếu giữa hai dân tộc, nhân dân ở hai địa phương cũng đã trở thành láng giềng hữu hảo và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, nhân dân hai tỉnh càng phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết, chung lưng đấu cật, góp phần cùng với nhân dân hai nước Lào - Việt Nam đánh bại các thế lực đế quốc xâm lược, giành độc lập cho dân tộc. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1975), cùng với những chuyển biến sang giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước Lào và Việt Nam, mối quan hệ giữa Attapeu và Kon Tum đã được củng cố và thắt chặt hơn. Đặc biệt, kể từ năm 1991 khi tỉnh Kon Tum được tái lập, với tư cách là hai địa phương giáp biên, Attapeu và Kon Tum đã có thêm nhiều điều kiện để thúc đẩy hợp tác toàn diện và sâu sắc hơn. Xuất phát từ nhu cầu và lợi ích tự thân, hai địa phương đã đẩy mạnh
  4. 2 hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng - an ninh... Việc tăng cường hợp tác giữa Attapeu và Kon Tum đã đem lại những kết quả to lớn, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, đồng thời góp phần thắt chặt thêm tình đoàn kết hữu nghị của nhân dân hai nước nói chung. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, kết quả đạt được vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của cả hai bên. Mặt khác, việc nghiên cứu về quan hệ hợp tác giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum vẫn còn một số khoảng trống cần được bổ sung, làm rõ. Do đó, đi sâu tìm hiểu những cơ sở, nhân tố tác động, làm rõ thực trạng của quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum từ năm 1991 đến năm 2017, trên cơ sở đó rút ra những thành tựu, hạn chế, đánh giá tác động… có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn. Về mặt khoa học: nghiên cứu quan hệ giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum từ năm 1991 đến năm 2017 không chỉ làm sáng tỏ những nội dung quan trọng trong hợp tác giữa hai địa phương, mà còn góp phần làm phong phú thêm cho bức tranh về quan hệ hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác chiến lược, toàn diện giữa hai nước Lào và Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Về thực tiễn, nghiên cứu quan hệ giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum từ năm 1991 đến năm 2017 góp phần giúp nhân dân hai địa phương nhận thức sâu sắc về tình hữu nghị đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh, cũng như giữa hai nước Lào - Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo và tham vấn cho các cấp lãnh đạo của tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum trong việc hoạch định chiến lược hợp tác giữa hai bên trong các giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, đây là nguồn tư liệu hữu ích để các nhà nghiên cứu, giáo viên, học sinh, sinh viên khai thác sử dụng trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy, học tập về quan hệ Lào - Việt nói chung và quan hệ giữa hai tỉnh nói riêng. Với những ý nghĩa nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quan hệ Attapeu (Lào) - Kon Tum (Việt Nam) từ năm 1991 đến năm 2017” làm đề tài luận án tiến sĩ Sử học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Khôi phục lại một cách hệ thống, toàn diện tiến trình quan hệ hợp tác giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum trên các lĩnh vực từ năm 1991 đến năm 2017, trên cơ sở đó, rút ra những thành tựu, hạn chế, điểm nổi bật và chỉ ra được những tác động của quan hệ hợp tác Attapeu - Kon Tum. 2.2. Nhiệm vụ Từ mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận án được xác định như sau:
  5. 3 - Phân tích những cơ sở và nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2017. - Hệ thống một cách chân thực, khách quan, khoa học tiến trình triển khai và phát triển quan hệ hợp tác giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum từ năm 1991 đến năm 2017 trên các lĩnh vực. - Đưa ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế và lý giải nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó trong quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh; nêu lên những điểm nổi bật trong quan hệ giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum. - Làm rõ tác động của quan hệ Attapeu - Kon Tum đối với từng tỉnh và đối với quan hệ giữa hai nước (Lào, Việt Nam). 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ giữa tỉnh Attapeu (Lào) và tỉnh Kon Tum (Việt Nam) từ năm 1991 đến năm 2017. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Luận án lấy mốc mở đầu là năm 1991 - năm tái lập tỉnh Kon Tum (ngày 12/8/1991, tỉnh Kon Tum tách ra từ tỉnh Gia Lai - Kon Tum). Mốc kết thúc là năm 2017- năm kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (ngày 18/7/2017) và 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (ngày 5/9/2017). Đây là những sự kiện quan trọng, đánh dấu một chặng dài phát triển của quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng như giữa Attapeu và Kon Tum. Tuy nhiên, để làm rõ hơn quá trình vận động và phát triển của mối quan hệ giữa hai tỉnh, ở một mức độ nhất định, luận án có đề cập đến những nội dung sự kiện trước và sau khoảng thời gian năm 1991 và năm 2017. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong không gian chính là tỉnh Attapeu (Lào) và tỉnh Kon Tum (Việt Nam). Ngoài ra, để có cái nhìn bao quát hơn, đề tài cũng đề cập đến một số tỉnh khác của Lào, Việt Nam và Campuchia. - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực: chính trị - đối ngoại; an ninh - quốc phòng và công tác biên giới; kinh tế; văn hóa; giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác (y tế; hoạt động viện trợ, nhân đạo; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ) giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum từ năm 1991 đến năm 2017. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng và quán triệt chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; vận dụng Tư
  6. 4 tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách đối ngoại của hai Đảng, hai Nhà nước Lào và Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực cũng như chủ trương đối ngoại của tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm phục dựng đầy đủ, khách quan quá trình phát triển của quan hệ hợp tác giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum theo chiều lịch đại từ năm 1991 đến năm 2017. Đó là sự phát triển liên tục và có tính kế thừa trong quá trình vận động của quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh. Phương pháp logic được sử dụng trong luận án với những luận điểm khoa học nhằm xem xét, khái quát, lý giải các sự kiện trong quan hệ giữa hai địa phương; từ đó rút ra kết luận, chỉ ra những điểm nổi bật, đánh giá tác động của quan hệ hợp tác giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum từ năm 1991 đến năm 2017. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh, phương pháp điền dã… để giải quyết các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. 5. Nguồn tài liệu - Tài liệu gốc: + Các báo cáo sơ kết, tổng kết quá trình hợp tác; các nghị quyết; các văn bản (biên bản ghi nhớ, biên bản hội đàm, biên bản làm việc giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum từ năm 1991 đến năm 2017 được lưu tại Chi cục Văn Thư - Lưu trữ tỉnh Kon Tum, Sở Ngoại vụ tỉnh Kon Tum và một số sở, ban, ngành khác của tỉnh Kon Tum; các tài liệu lưu trữ (có liên quan) tại Sở Ngoại vụ tỉnh Attapeu và một số sở, ban, ngành khác của tỉnh Attapeu. + Văn kiện của ĐCS Việt Nam và ĐNDCM Lào; các bài viết, bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ hai nước Lào và Việt Nam; các văn kiện của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum từ năm 1991 đến năm 2017. - Tài liệu tham khảo: Cùng với nguồn tài liệu gốc nêu trên, trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã khai thác các nguồn tài liệu bổ trợ khác như: sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu chuyên khảo và một số báo điện tử, báo in, website uy tín… có liên quan đến đề tài. - Các nguồn tài liệu khác: gồm phim ảnh, bản đồ, tài liệu điền dã qua chuyến đi khảo sát của tác giả tại Attapeu (tháng 7/2019) và khảo sát tại cặp Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y - Phoukeua.
  7. 5 6. Đóng góp của luận án - Đây là công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2017 trên các lĩnh vực: chính trị - đối ngoại; an ninh - quốc phòng và công tác biên giới; kinh tế; văn hóa; giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực khác. - Luận án đã làm rõ những thành tựu, hạn chế và lý giải được những nguyên nhân căn bản đưa đến những thành tựu và hạn chế; chỉ ra được những điểm nổi bật và tác động của quan hệ hợp tác giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum từ năm 1991 đến năm 2017. Do đó, đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho việc xây dựng định hướng hợp tác hoặc nghiên cứu, tìm hiểu về quan hệ giữa hai tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo. - Luận án góp phần bổ khuyết một số mảng còn trống trong nghiên cứu lịch sử địa phương Attapeu và Kon Tum, cũng như làm sáng tỏ, cụ thể hóa thêm lịch sử mối quan hệ Lào - Việt Nam giai đoạn 1991 - 2017. Vì vậy, luận án cũng là tài liệu quan trọng để tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân ở hai địa phương, nhất là giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai tỉnh, hai nước. Đồng thời, luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử hai nước Lào - Việt nói chung, lịch sử địa phương Attapeu và Kon Tum nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được thể hiện trong 04 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở hình thành và những nhân tố tác động đến quan hệ Attapeu và Kon Tum (1991 - 2017) Chương 3. Quan hệ giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum trên các lĩnh vực (1991 - 2017) Chương 4. Nhận xét về quan hệ Attapeu - Kon Tum (1991 - 2017).
  8. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam - Về quan hệ giữa hai nước Lào và Việt Nam: Quan hệ giữa các địa phương của hai nước nói chung, quan hệ Attapeu (Lào) - Kon Tum (Việt Nam) từ năm 1991 đến năm 2017 nói riêng, là một biểu hiện sinh động của quan hệ đặc biệt, toàn diện Lào - Việt Nam, nên cần phải được xem xét cả trên bình diện quan hệ chung giữa hai nước. Trong khi đó, quan hệ giữa Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào là một mảng nghiên cứu rất căn bản, đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả Việt Nam. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu như: Lịch sử Lào hiện đại (2006) của nhóm tác giả Nguyễn Hùng Phi và Buasi Chalơnsúc, bộ tổng tập công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) (2012) do Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào hợp tác biên soạn, Việt Nam - Lào: Sự gắn bó xuyên thời gian (Những nét tương đồng về chính trị, lịch sử, văn hóa từ cổ đại đến hiện đại) (2017) của tác giả Nguyễn Phương Liên, Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào giai đoạn 1954 - 2017 (2017) của tác giả Lê Đình Chỉnh... Bên cạnh đó, thông qua các cuộc hội thảo khoa học, các diễn đàn trao đổi, những vấn đề liên quan đến quan hệ Lào - Việt Nam nói chung, đến quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa các địa phương của hai bên nói riêng đã được đề cập và làm rõ. Cụ thể như: Hội thảo “40 năm quan hệ Việt - Lào, nhìn lại và triển vọng” do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức (2002); Hội thảo quốc tế Tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào phối hợp tổ chức (2007); Hội thảo Kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào do Trường Đại học Tây Bắc tổ chức (2017)... Các hội thảo đã đi sâu phân tích mối quan hệ láng giềng thân thiện, liên minh chiến đấu và tình đoàn kết đặc biệt của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề quan hệ hợp tác giữa các tỉnh chung đường biên giới Lào - Việt Nam nói riêng, cũng được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và lựa chọn làm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Tiêu biểu như: luận án Quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1975 - 2005 của tác giả Nguyễn Thị Phương Nam (2007); luận án Quan hệ Lào - Việt Nam (1986 - 2016) của tác giả Nguyễn Viết Xuân (2021)... Bên cạnh đó, một số luận án đã đi sâu vào nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa các tỉnh chung đường biên
  9. 7 giới Lào - Việt Nam, như: luận án Quan hệ giữa các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay, Khăm Muộn của Lào với Nghệ An, Hà Tĩnh của Việt Nam từ năm 1976 đến năm 2007 của tác giả Bùi Văn Hào (2011); luận án Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khăm Muộn (nước CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010 của tác giả Nguyễn Trọng Tứ (2013); luận án Quan hệ Hủa Phăn (Lào) - Sơn La (Việt Nam) từ năm 1975 đến năm 2012” của tác giả Đặng Thị Hồng Liên (2018); luận án Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn (Lào) và tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) từ năm 1986 đến năm 2017 của tác giả Lưu Thị Kim (2021); Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017 của tác giả Lại Thị Hương (2021); luận án Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Trị (CHXHCN Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017 của tác giả Trịnh Thị Dung (2022)… Có thể thấy, đề cập về quan hệ giữa hai nước Lào và Việt Nam có một số lượng công trình khá lớn, đã góp phần làm sáng rõ nhiều mặt của mối quan hệ khăng khít và bền chặt giữa hai nước, tuy nhiên không có một công trình nào có đề cập sâu đến quan hệ giữa Attapeu và Kon Tum. - Về quan hệ giữa Attapeu và Kon Tum: Theo dòng chảy lịch sử của quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào, quan hệ Attapeu - Kon Tum, Kon Tum - Attapeu cũng ngày một phát triển toàn diện, là minh chứng cho quan hệ hợp tác, đồng thời góp phần vun đắp tình hữu nghị Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào. Đề cập trực tiếp đến quan hệ giữa tỉnh Attapeu (Lào) và tỉnh Kon Tum (Việt Nam) có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: bộ sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum (1930 - 2020), gồm 3 tập, do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum biên soạn; Lịch sử Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum (1963 - 2018) do Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum biên soạn (2018); Kon Tum - 100 năm Lịch sử và phát triển do Tỉnh ủy Kon Tum biên soạn (2013); đề tài Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng biên giới Việt - Lào (tỉnh Kontum và Attapeu) phục vụ quy hoạch các khu dân cư và phát triển bền vững, mã số KHCN-TN3/11-15, do nhóm nghiên cứu đứng đầu là tác giả Đặng Xuân Phong thực hiện (2015); luận văn thạc sĩ Quan hệ hợp tác của tỉnh Kon Tum (Việt Nam) với tỉnh Attapeu (Lào) từ năm 1991 đến năm 2014 của tác giả Võ Tấn Lạc (2015)... Bên cạnh đó, còn có các bài viết in trong Kỷ yếu Hội thảo quốc gia kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào 18/7/1977 - 18/7/2017 (2017) đề cập trực tiếp đến quan hệ giữa Attapeu (Lào) và Kon Tum (Việt Nam), như: Quan hệ hợp tác an ninh biên giới của tỉnh Kon Tum (Việt Nam) với tỉnh Attapư (Lào) (1991-2015) của nhóm tác giả Nguyễn Văn Phượng - Nguyễn
  10. 8 Đức Toàn ; Vài nét về quan hệ hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và các tỉnh Nam Lào của nhóm tác giả Trương Thị Minh Nguyệt - Nguyễn Hữu Hà; Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum với việc đào tạo Lưu học sinh Lào của tác giả Nguyễn Hữu Hà... Các công trình, bài viết nêu trên đã bước đầu phác họa mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum trên một số lĩnh vực và đưa ra những nhận xét về thành tựu, khó khăn cũng như triển vọng của mối quan hệ hợp tác giữa hai địa phương. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Lào Bên cạnh các học giả Việt Nam, vấn đề quan hệ Lào - Việt Nam cũng thu hút sự nghiên cứu của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đơn vị và các học giả Lào. Tiêu biểu như: luận án Những nhân tố chi phối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam từ năm 1986 - 2011 của tác giả Nhotkhammani Souphanouvong (2016); luận án Quá trình hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến nay của tác giả Bounsavang Xayasane (2018); luận án Quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 1986 - 2016 của tác giả Soulatphone Bounmapheth (2020)… Ngoài ra, phải kể đến các bài viết trong bộ sách chung Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007, trong các hội thảo, đặc san về quan hệ hai nước… của lãnh đạo và các nhà khoa học Lào. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu ở các nước khác Bên cạnh các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ở Lào và ở Việt Nam, quan hệ Lào - Việt Nam cũng được các nhà nghiên cứu phương Tây chú ý, trong đó có thể kể tới một số công trình như: cuốn sách A History of Laos của Martin Stuart-Fox (1998); sách Laos: Culture and Society của tác giả Grant Evans (1999); cuốn sách Revolution, reform and regionalism in Southeast Asia (Cambodia, Laos and Vietnam) của tác giả Ronald Bruce St John (2006); công trình Laos and Ethnic Minority Cultures: Promoting Heritage do UNESCO xuất bản năm 2003; công trình “Data Collection Survey on Economic Development of the Southern Region in Lao People’s Democratic Republic” do Japan International Cooperation Agency xuất bản 2012; bài viết Laos: the Vietnamese Connection của Martin Stuart-Fox đăng trên tạp chí Southeast Asian Affairs (số tháng 1 năm 1980)... Nhìn chung, hầu hết các công trình của các học giả phương Tây mà tác giả tiếp cận được đã ít nhiều đề cập đến mối quan hệ Lào - Việt Nam nói chung, đồng thời có đề cập nhất định đến các mặt đời sống xã hội của Attapeu cũng như mối liên hệ, quan hệ giữa Attapeu và Kon Tum.
  11. 9 1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 1.2.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu Qua quá trình sưu tầm, tập hợp, xử lý, khai thác tư liệu, chúng tôi nhận thấy quan hệ Attapeu (Lào) - Kon Tum (Việt Nam) đã được đề cập, nghiên cứu ở các khía cạnh và mức độ khác nhau. Cụ thể: Thứ nhất, về phương pháp tiếp cận: Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu cụ thể, đã có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau khi đề cập đến vấn đề quan hệ Lào - Việt Nam, cũng như về sự hợp tác giữa các địa phương của hai nước (từ góc độ sử học, địa lý học, kinh tế học, chính trị học...). Trong đó, phương pháp tiếp cận từ góc độ sử học đã được các tác giả quan tâm và đề cập nhiều nhất. Thứ hai, về nội dung nghiên cứu: Mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu và đã có nhiều công trình được thực hiện, qua đó đã tái hiện được bức tranh tổng thể và toàn diện về mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước trong suốt chiều dài lịch sử. Bên cạnh đó, có một số công trình đã đi sâu nghiên cứu về từng cặp quan hệ giữa các địa phương trên tuyến biên giới Lào - Việt Nam, đặc biệt có một vài công trình đã tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, hầu hết các công trình này chủ yếu mang tính khái quát, hoặc chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của đề tài. Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về những cơ sở, nhân tố tác động, thực trạng mối quan hệ trên các lĩnh vực, thành tựu, hạn chế, đặc điểm, tác động… của quan hệ giữa Attapeu (Lào) và Kon Tum (Việt Nam) từ năm 1991 đến năm 2017. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết Trên cơ sở tập hợp, khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, đồng thời dựa trên phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án cần tập trung giải quyết những vấn đề chính sau: Thứ nhất, luận án làm rõ cơ sở của mối quan hệ giữa Attapeu và Kon Tum; phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác Attapeu - Kon Tum trong giai đoạn 1991 - 2017. Thứ hai, trên cơ sở tài liệu thu thập được, luận án làm rõ thực trạng quan hệ giữa Attapeu và Kon Tum trên các phương diện chính trị - đối ngoại, an ninh - quốc phòng và công tác biên giới, kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế, viện trợ, tìm kiếm - quy tập hài cốt liệt sĩ trong giai đoạn 1991 - 2017. Thứ ba, luận án khái quát những thành tựu, hạn chế của mối quan hệ Attapeu và Kon Tum (1991 - 2017); chỉ ra những điểm nổi bật trong quan hệ giữa hai địa phương này; đồng thời đánh giá tác động của mối quan hệ đó đối với sự phát triển của mỗi tỉnh cũng như đối với quan hệ Lào - Việt Nam.
  12. 10 Chƣơng 2 CƠ SỞ, NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ATTAPEU - KON TUM (1991 - 2017) Trong Chương này, luận án đề cập đến các cơ sở hình thành và nhân tố tác động đến quan hệ Attapeu - Kon Tum từ năm 1989 đến năm 2017. 2.1. Địa lý, tự nhiên Xét về vị trí địa lý, Attapeu và Kon Tum là hai tỉnh láng giềng sát kề nhau, với đường biên giới tiếp giáp giữa hai tỉnh tương đối dài - 75,169 km. Với vị trí này, Attapeu và Kon Tum trở thành hai tỉnh thuộc vùng lõi của Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, có vai trò là đầu mối, là giao điểm quan trọng nối liền các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ của Việt Nam với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia. Đặc biệt, Đường 18B chạy từ Attapeu (Lào) kết nối với Quốc lộ 40 chạy qua Kon Tum (Việt Nam) thông qua cặp Cửa khẩu Quốc tế Phoukeua - Bờ Y được xem là con đường ngắn nhất và thuận lợi nhất để thông ra biển của Attapeu cũng như các tỉnh phía nam của Lào; đồng thời, đây cũng là tuyến huyết mạch để giao lưu với vùng Nam Lào của các tỉnh thành Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam. Chính từ vị trí địa lý gần gũi và giao thông thuận lợi, giữa hai địa phương đã sớm có quan hệ qua lại, cùng hỗ trợ nhau trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Không chỉ gần gũi về mặt địa lý, Attapeu và Kon Tum còn có nhiều tiềm năng và lợi thế về tự nhiên. Những tiềm năng này vừa có yếu tố tương đồng, vừa có yếu tố đặc thù. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hai địa phương có thể hợp tác cùng nhau để phát huy và bổ sung cho nhau về các tiềm năng, thế mạnh. 2.2. Dân cƣ, văn hóa 2.2.1. Dân cư Attapeu và Kon Tum đều là những tỉnh có quy mô dân số nhỏ, nhưng lại có kết cấu dân tộc rất đa dạng. Đáng chú ý, trong số các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum, có một số dân tộc có mối liên hệ dòng tộc khá gần gũi với nhau (nhóm người Giẻ Triêng ở Kon Tum được xác định là cùng một dân tộc với người Talieng tại Attapeu; nhóm người Gia Rai ở Kon Tum có liên quan đến nhóm dân cư Anak sống tại huyện Sanxay - Attapeu; nhóm người Brâu ở Kon Tum được xác định nguồn gốc là từ vùng Nam Lào di cư sang...). Chính mối liên hệ mang tính tự nhiên này cũng là một cơ sở quan trọng để hai địa phương thắt chặt quan hệ và tăng cường sự kết nối.
  13. 11 2.2.2. Văn hóa Do điều kiện địa lý giáp ranh nhau, ở khu vực biên giới hai tỉnh lại có nhiều dân tộc thiểu số chung sống và ít nhiều có mối quan hệ về dòng tộc... nên cư dân Attapeu và Kon Tum không những có quan hệ gần gũi trong đời sống kinh tế mà còn có sự tương đồng nhất định trong đời sống văn hóa, phong tục tập quán. Nhìn tổng thể, có thể thấy sự đa dạng, phong phú trong bức tranh văn hóa của Attapeu và Kon Tum, vừa chứa đựng những yếu tố độc đáo, vừa phản ánh sự tương đồng, ảnh hưởng lẫn nhau. Trong quá trình giao lưu, hợp tác, yếu tố này sẽ là một thuận lợi không nhỏ giúp hai địa phương dễ dàng tiếp cận, trao đổi qua lại với nhau. 2.3. Quan hệ giữa Attapeu và Kon Tum trƣớc năm 1991 Cùng sống “tựa lưng” vào dãy Trường Sơn, lại ít nhiều có mối quan hệ về tộc người, nên từ rất sớm, nhân dân các bộ tộc Lào ở Attapeu và nhân dân các dân tộc ở Kon Tum đã có mối quan hệ khăng khít với nhau, cùng hỗ trợ nhau trong đời sống cũng như những lúc thiên tai, địch họa. Mối quan hệ ấy càng thêm gắn bó do yêu cầu tất yếu của công cuộc giải phóng dân tộc, cùng chiến đấu chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau thắng lợi trọn vẹn của cách mạng hai nước (năm 1975), giữa hai tỉnh Attapeu và Kon Tum càng có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường và thắt chặt quan hệ. Attapeu và Kon Tum đã cùng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường đấu tranh giải phóng và xây dựng quê hương đất nước (đến trước năm 1991), hai tỉnh đã luôn thể hiện được sự gắn kết, tương trợ lẫn nhau. Mối quan hệ mang tính truyền thống và bền vững này đã trở thành tài sản quý giá và là tiền đề quan trọng, để trên nền tảng đó, hai địa phương tiếp tục làm sâu sắc thêm và thúc đẩy quan hệ lên một tầm cao mới trong các giai đoạn tiếp theo. 2.4. Nhu cầu hợp tác giữa Attapeu và Kon Tum (1991 - 2017) Nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt, có nhiều tiềm năng để phát triển, nhưng cả Attapeu và Kon Tum đều là những tỉnh nghèo, hệ thống y tế, giáo dục còn nhiều thiếu thốn... Chính vì vậy, nhu cầu hợp tác để đảm bảo an ninh - quốc phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội được đặt ra rất bức thiết đối với hai địa phương này. Hai địa phương rất cần phải hợp tác với nhau để đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới, bổ sung tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, xây dựng các tuyến đường giao thông huyết mạch, hỗ trợ nhau để phát triển văn hóa, y tế, giáo dục... Theo đó, nhu cầu hợp tác để giải quyết các yêu cầu của nội tại cũng đã trở thành một nhân tố thúc đẩy hai địa phương tăng cường xích lại gần nhau và triển khai các nội dung hợp tác trải rộng trên nhiều lĩnh vực.
  14. 12 2.5. Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Đảng, Nhà nƣớc Lào và Việt Nam (1986 - 2017) Đảng, Nhà nước Lào và Việt Nam luôn xác định sự cần thiết phải củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện. Những chủ trương đó đã trở thành cơ sở để các địa phương của hai nước, trong đó có hai tỉnh Attapeu và Kon Tum tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện trong giai đoạn mới. Đặc biệt, Lào và Việt Nam đã ký kết hàng loạt văn kiện hợp tác, qua đó đã tác động đến quan hệ giữa các địa phương của hai bên, tạo cơ sở thuận lợi để các địa phương hai nước nói chung, giữa Attapeu và Kon Tum nói riêng, có điều kiện triển khai và đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực. 2.6. Bối cảnh thế giới và khu vực Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX trở đi, tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi, tác động không nhỏ đến quan hệ Lào - Việt Nam nói chung và quan hệ giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum nói riêng. Tiêu biểu như: - Xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển dần trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. - Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã dẫn đến sự gia tăng của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau ở tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới… hình thành nên xu thế toàn cầu hóa. - Tại khu vực Đông Nam Á, cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các cơ chế hợp tác khu vực, trong đó Lào và Việt Nam cùng là những thành viên tham gia. - Sự phát triển và tăng cường tầm ảnh hưởng đối với khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc cũng đã tác động nhất định đến quan hệ hợp tác giữa Lào và Việt Nam nói chung, giữa các địa phương của hai nước nói riêng. Như vậy, có thể thấy quan hệ Attapeu - Kon Tum (1991 - 2017) được xây dựng trên những cơ sở vững chắc và chịu tác động bởi nhiều nhân tố. Những cơ sở và nhân tố tác động đan xen nhau, có thuận lợi và cả những khó khăn, thách thức. Trong đó, xét tổng thể, những nhân tố thuận lợi cho quan hệ hợp tác giữa Attapeu và Kon Tum là chủ đạo. Để rồi, trên nền tảng đó, hai địa phương đã tích cực phát huy những lợi thế có được, biến những thuận lợi trở thành cơ hội, góp phần thắt chặt quan hệ và thúc đẩy kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương phát triển.
  15. 13 Chƣơng 3 QUAN HỆ GIỮA TỈNH ATTAPEU VÀ TỈNH KON TUM TRÊN CÁC LĨNH VỰC (1991 - 2017) 3.1. Chính trị - đối ngoại, an ninh - quốc phòng và công tác biên giới 3.1.1. Chính trị - đối ngoại Sau khi tỉnh Kon Tum được tái lập (1991), quan hệ láng giềng và hữu nghị đặc biệt giữa Attapeu và Kon Tum càng được củng cố. Hai bên đã thường xuyên tổ chức các đoàn cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể sang làm việc, trao đổi kinh nghiệm, thảo luận, ký kết các thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực. Thông qua mối quan hệ chính trị - đối ngoại được xây dựng bằng nhiều cấp độ và ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần làm sâu sắc quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai tỉnh, đồng thời tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác chặt chẽ và có chiều sâu giữa hai địa phương trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, văn hóa - giáo dục…. 3.1.2. An ninh - quốc phòng Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của vấn đề an ninh - quốc phòng đối với sự ổn định của mỗi địa phương, giữa hai tỉnh Attapeu và Kon Tum đã tăng cường các hoạt động phối hợp nhằm làm tốt công tác đảm bảo an ninh - quốc phòng trong giai đoạn mới. Trong đó, thông qua các hội nghị, các hoạt động kết nghĩa… được tiến hành thường xuyên, với nhiều cấp độ, đã định hình được khá rõ nét cơ chế hợp tác đảm bảo an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội giữa Attapeu và Kon Tum. Trên cơ sở sự hợp tác chặt chẽ giữa lực lượng chức năng của hai tỉnh, tình hình tội phạm ở khu vực biên giới Attapeu - Kon Tum đã được kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi hiệu quả, qua đó góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo lập sự ổn định để hai bên thúc đẩy các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực khác. 3.1.3. Công tác biên giới Trên tinh thần xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị đặc biệt của hai Đảng, hai Nhà nước, giữa Attapeu và Kon Tum đã thường xuyên có sự trao đổi, phối hợp với nhau để cùng quản lý hệ thống cột mốc biên giới. Hai địa phương đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong quản lý, sửa chữa, tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Lào - Việt Nam trên địa bàn giữa hai tỉnh, qua đó góp phần mang lại một diện mạo mới, dễ quản lý hơn cho đường biên giới quốc gia Lào - Việt Nam, đồng thời góp phần xây dựng nên cơ sở pháp lý vững chắc cho việc hợp tác và phối hợp giữa hai bên trong vấn đề bảo vệ và quản lý biên giới lãnh thổ. Các lực lượng chức năng của hai tỉnh cũng đã chủ động triển khai các hoạt động phối hợp, cùng tham gia kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện qua lại biên giới hai bên, nhờ đó tình trạng người dân vượt biên trái phép qua biên giới giữa hai
  16. 14 tỉnh đã ngày càng được giảm thiểu. Hoạt động hợp tác giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trên địa bàn biên giới giữa hai tỉnh cũng được xử lý thỏa đáng, tình trạng dân di cư tự do đã giảm rõ rệt theo thời gian. 3.2. Kinh tế Cùng với công cuộc đổi mới ở Lào và Việt Nam, cả tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum đều xác định thúc đẩy thương mại là một trong những chương trình quan trọng của địa phương trong quá trình hòa nhập vào nền kinh tế thị trường, góp phần thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Attapeu và Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với nhau để thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai bên (đưa cặp cửa khẩu quốc tế Phoukeua - Bờ Y đi vào hoạt động, xây dựng đường giao thông kết nối, đơn giản hóa thủ tục thông quan…), nhờ đó hoạt động trao đổi thương mại giữa Attapeu và Kon Tum trong giai đoạn 1991 - 2017 đã có những chuyển biến khá mạnh mẽ. Về đầu tư, bằng nguồn vốn đầu tư của Chính phủ hai nước, đặc biệt là từ phía Chính phủ Việt Nam, hai địa phương này cũng đã được đón nhận những dự án đầu tư quan trọng. Bên cạnh đó, hai tỉnh cũng đã chủ động triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường xúc tiến và thu hút đầu tư giữa hai bên. Cùng với những tiềm năng sẵn có và sự tạo điều kiện về cơ chế, môi trường đầu tư từ phía chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh Kon Tum và tỉnh Attapeu cũng đã tìm đến nhau và xúc tiến những hoạt động đầu tư cụ thể. Song nhìn chung, các hoạt động hợp tác đầu tư giữa Kon Tum và Attapeu còn khiêm tốn về số lượng và chưa cân đối về cán cân. Nông, lâm nghiệp chính là thế mạnh và là lĩnh vực đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế của tỉnh Kon Tum cũng như tỉnh Attapeu. Trong giai đoạn 1991 - 2017, bên cạnh việc thực hiện các nội dung hợp tác theo phương thức viện trợ truyền thống, hai bên đã chuyển sang hình thức hợp tác về chuyên gia, tăng cường trao đổi chuyển giao công nghệ, kỹ thuật canh tác, nâng cao năng lực quản lý sản xuất nông nghiệp, thủy sản và thủy lợi... Bên cạnh đó, hai bên cũng đã phối hợp triển khai một số chương trình, dự án theo phương thức liên doanh, liên kết. Hợp tác lâm nghiệp chủ yếu theo hai hướng: khai thác, chế biến và vận chuyển lâm sản xuất khẩu; quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng, phòng chống cháy rừng dọc tuyến biên giới chung. Hợp tác về giao thông vận tải cũng được xem là một nội dung hợp tác hết sức quan trọng giữa Attapeu và Kon Tum. Cùng với sự phát triển của trao đổi thương mại, nhu cầu về giao thông kết nối qua lại giữa hai tỉnh được đặt ra bức thiết. Năm 2001, Attapeu và Kon Tum đã hợp tác xây dựng tuyến đường 18B giúp đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách qua biên giới. Bên cạnh đó, hai bên cũng phối hợp triển khai cấp phép cho các đơn vị vận tải liên vận; phối hợp thực
  17. 15 hiện kiểm tra, kiểm soát các phương tiện lưu thông, tham gia vận tải liên vận Việt - Lào qua địa bàn hai tỉnh; phối hợp duy tu, sửa chữa các tuyến đường huyết mạch... Về du lịch, dựa trên những điều kiện và tiềm năng của mỗi bên, ngành du lịch hai địa phương đã cùng gặp gỡ, trao đổi và thống nhất nhiều giải pháp để đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch. Hai bên đã phối hợp xây dựng các tour, tuyến du lịch trọng điểm. Số lượng du khách qua lại giữa hai bên không ngừng tăng lên, nổi bật là loại hình du lịch đường bộ bằng xe tự lái (caravan). 3.3. Văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác Xác định giao lưu văn hóa như “nhịp cầu” tự nhiên để kết nối Attapeu và Kon Tum thêm xích lại gần nhau và thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực khác, giữa các sở, ngành, đoàn thể của hai tỉnh đã thường xuyên tiến hành các hoạt động giao lưu văn hóa - thể thao, biểu diễn nghệ thuật, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và giới thiệu, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người và văn hóa địa phương đến tỉnh bạn. Hợp tác giáo dục - đào tạo giữa Attapeu và Kon Tum trong giai đoạn 1991 - 2017 cũng đã đạt được những kết quả quan trọng. Trong đó nội dung hợp tác giữa hai bên chủ yếu tập trung vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, nguồn lực cho giáo dục - đào tạo. Hợp tác y tế giữa Attapeu và Kon Tum (1991 - 2017) được triển khai sâu rộng và tập trung vào các nội dung chủ yếu: Hỗ trợ khám, chữa bệnh, đào tạo chuyên môn, phòng chống dịch bệnh cho người dân; Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phòng chống các bệnh truyền nhiễm xuyên biên giới… Qua đó, đã góp phần không nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe người dân, phòng chống hiệu quả dịch bệnh, đồng thời thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Các hoạt động viện trợ, nhân đạo cũng được tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum duy trì và triển khai thực hiện rất thiết thực. Sự kịp thời hỗ trợ nhau trong những lúc khó khăn, cũng như sự viện trợ thường xuyên về tài lực, vật lực để phát triển cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống cho nhân dân… đã phản ánh tình hữu nghị đặc biệt, đồng thời góp phần củng cố và tăng cường sự gắn kết giữa hai tỉnh trong giai đoạn mới. Lĩnh vực hợp tác có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong quan hệ Attapeu - Kon Tum là hoạt động tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ cũng đã được triển khai hiệu quả. Hai địa phương đều đã thành lập Ban chuyên trách của tỉnh, tổ chức hội đàm, thống nhất chủ trương, nội dung, kế hoạch phối hợp khảo sát, tìm kiếm, cất bốc, di chuyển hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên địa bàn tỉnh Attapeu về nước.
  18. 16 Có thể nói, trong giai đoạn 1991 - 2017, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum đã phát triển một cách toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên hầu hết các lĩnh vực. Những kết quả đạt được trong hợp tác toàn diện Attapeu - Kon Tum đã giúp thắt chặt thêm tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai địa phương, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội của hai tỉnh phát triển, đồng thời góp phần củng cố tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Lào và Việt Nam nói chung.
  19. 17 Chƣơng 4 NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ ATTAPEU - KON TUM (1991 - 2017) 4.1. Thành tựu và hạn chế 4.1.1. Thành tựu Trong giai đoạn 1991 - 2017, mặc dù phải trải qua không ít khó khăn, trở ngại, nhưng quan hệ giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum vẫn không ngừng được củng cố và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Nhìn lại quá trình hợp tác giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 1991 - 2017, có thể chỉ ra một số thành tựu tiêu biểu như sau: - Quan hệ chính trị - đối ngoại giữa hai tỉnh ngày càng thêm gắn bó, tin cậy, phát triển và đi vào chiều sâu. - Quan hệ an ninh - quốc phòng và công tác biên giới ghi nhận nhiều kết quả hợp tác nổi bật, góp phần quan trọng vào việc giữ vững sự ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự, nhất là tại địa bàn khu vực biên giới giữa hai tỉnh. - Hợp tác kinh tế giữa hai bên đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực, đồng thời có sự chuyển đổi rõ rệt từ quan hệ kinh tế nặng tính một chiều và chủ yếu dưới hình thức viện trợ, sang quan hệ hợp tác bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. - Hợp tác văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, viện trợ, nhân đạo… đã trở thành những hoạt động được duy trì thường xuyên và ngày càng thêm thực chất, tính chất một chiều (từ phía Kon Tum) giảm dần. Những thành tựu đạt được trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum từ năm 1991 đến năm 2017 bắt nguồn từ một số nguyên nhân căn bản như sau: Thứ nhất, giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy và bổ trợ cho nhau trong quá trình hợp tác. Thứ hai, xuất phát từ truyền thống đoàn kết gắn bó, láng giềng hữu nghị giữa hai tỉnh trong suốt chiều dài lịch sử. Thứ ba, sự chủ động kết nối, xây dựng các nội dung, chương trình hợp tác của Tỉnh ủy, Ủy ban chính quyền - Ủy ban nhân dân hai tỉnh; cùng sự phối hợp chặt chẽ, triển khai có hiệu quả của các sở, ban, ngành và các tổ chức hội, đoàn thể hai bên. Thứ tư, công cuộc cải cách, mở cửa ở Lào và Việt Nam (từ 1986) và những thành tựu hai nước đạt được trong sự nghiệp đổi mới cũng đã tác động tích cực và góp phần thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa Attapeu và Kon Tum. Thứ năm, sự phối hợp hiệu quả và linh hoạt của chính phủ hai nước, thường xuyên nắm bắt nhu cầu, tăng cường triển khai các hoạt động liên kết, chủ động tháo gỡ những nút thắt, cùng nhau đàm phán và ký kết hàng loạt các hiệp ước, hiệp định,
  20. 18 nghị định thư, thỏa thuận… qua đó góp phần tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực giữa các địa phương của hai nước nói chung, giữa Attapeu và Kon Tum nói riêng. 4.1.2. Hạn chế Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quan hệ hợp tác giữa Attapeu và Kon Tum trong giai đoạn 1991 - 2017 vẫn còn tồn tại những hạn chế, gây ảnh hưởng nhất định đến kết quả hợp tác giữa hai địa phương. Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng và công tác biên giới, mặc dù các lực lượng chức năng của hai bên đã xây dựng được cơ chế phối hợp và tăng cường triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, quản lý hoạt động qua lại biên giới… tuy nhiên, trên tuyến biên giới chung giữa hai tỉnh, tình trạng buôn bán hàng lậu, hàng quốc cấm, vượt biên trái phép... vẫn còn diễn ra và chưa thể giải quyết dứt điểm. Trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Trong đó, kim ngạch thương mại giữa hai bên còn chưa ổn định, cán cân thương mại còn chưa cân đối; hệ thống các chợ biên giới của 2 bên còn ít về số lượng và hoạt động còn chưa hiệu quả. Hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp còn yếu ớt, cơ hội và triển vọng hợp tác khá lớn, nhưng hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp hai bên còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, nông nghiệp là lĩnh vực hai bên có rất nhiều tiềm năng, nhưng sự hợp tác nhìn chung còn ở quy mô nhỏ lẻ. Các thủ tục qua lại biên giới đối với phương tiện và hàng hóa còn mất nhiều thời gian. Hợp tác du lịch cũng chưa tương xứng với tiềm năng… Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, việc huy động các nguồn lực cho hợp tác giáo dục - đào tạo giữa hai địa phương còn hạn chế, số lưu học sinh được đào tạo ở bậc đại học và sau đại học còn rất khiêm tốn. Trong lĩnh vực y tế, hoạt động hợp tác giữa hai bên vẫn còn mang tính sự vụ đơn lẻ, chủ yếu để giải quyết những nhu cầu cấp thiết của phía Attapeu, chưa có chiến lược dài hạn về hợp tác y tế giữa hai địa phương. Công tác xã hội nhân đạo đã luôn được hai bên quan tâm và duy trì thường xuyên, nhưng nhìn chung còn mang tính một chiều (chủ yếu là sự hỗ trợ của Kon Tum dành cho Attapeu)… Những hạn chế trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Attapeu và tỉnh Kon Tum trong giai đoạn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể xem xét ở các khía cạnh như sau: Thứ nhất, địa hình biên giới giữa Attapeu và Kon Tum rất hiểm trở, tuy nhiên lực lượng bảo vệ biên giới của hai địa phương còn tương đối mỏng, từ đó khó có điều kiện để phối hợp kiểm soát chặt chẽ tuyệt đối trên tuyến biên giới giữa hai bên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2