intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lịch sử thế giới: Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ: Lang Liêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trên cơ sở hệ thống hóa chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, luận án sẽ làm rõ bức tranh toàn cảnh cũng như chỉ ra bản chất của chính sách cai trị và tác động của nó đối với Tây Ban Nha và Philippines.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lịch sử thế giới: Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------ TRẦN THỊ QUẾ CHÂU CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỬA” CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES TỪ CUỐI THẾ KỈ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 62 22 03 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUẾ - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Văn Chương Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế tại ........................................................................................................ Vào hồi: .......... giờ..........ngày..........tháng..........năm........................ Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế - Thư viện Quốc Gia Việt Nam
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4 4. Các nguồn tài liệu ................................................................................................. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................................. 5 6. Đóng góp của luận án........................................................................................... 6 7. Kết cấu luận án ..................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước ..................................................... 7 1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài ..................................................... 8 1.3. Nhận xét về kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho luận án........12 CHƯƠNG 2. CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES (1593-1762) ...................... 13 2.1. Cơ sở hình thành và bối cảnh Tây Ban Nha thực thi chính sách “đóng cửa”.... 13 2.1.1. Quá trình xác lập quyền cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines (1521-1571) ................................................................ 13 2.1.2. Chính sách thương mại của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines trong những thập niên đầu cai trị (1571-1593) ........... 13 2.1.3. Sự gia tăng những mối đe dọa an ninh chính trị và sức ép cạnh tranh thương mại từ bên ngoài .............................................. 13 2.1.4. Truyền thống độc quyền thương mại của nhà nước Tây Ban Nha và ảnh hưởng của “Chủ nghĩa trọng thương”......................... 14 2.2. Nội dung và quá trình triển khai thực hiện chính sách “đóng cửa”. ............14 2.2.1. Chính sách hạn chế, độc quyền thương mại ........................ 14 2.2.2. Chính sách hạn chế nhập cư, kiểm soát chặt chẽ đối với di trú của người nước ngoài .................................................................... 15 CHƯƠNG 3. TỪ NỚI LỎNG “ĐÓNG CỬA” ĐẾN CHÍNH SÁCH “MỞ CỬA” CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES (1764-1898)............................................................ 16 3.1. Nhân tố tác động đến sự thay đổi chính sách “đóng cửa” sang “mở cửa” 16 3.1.1. Sự kém hiệu quả trong quản lí độc quyền và sự suy yếu của đế chế Tây Ban Nha trong thế kỷ XVIII, XIX ............................... 16 3.1.2. Sự ra đời của tư tưởng kinh tế chính trị mới ở châu Âu vào thế kỷ XVIII................................................................................... 17
  4. 3.1.3. Anh xâm chiếm Manila (1762-1764) và nhu cầu phục hồi thương mại quốc tế, duy trì quyền cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines ..................................................................................... 17 3.2. Nội dung và quá trình triển khai thực hiện của chính sách “mở cửa” .........17 3.2.1. Chính sách nới lỏng “đóng cửa” (1764-1789) ..................... 17 3.2.1. Chính sách “mở cửa hạn chế” (1789-1833) ........................ 18 3.2.2. Chính sách “mở cửa rộng rãi” (1834-1898) ........................ 19 CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỬA” CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES................................................................................. 20 4.1. Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” là kết quả của tác động nội tại với bối cảnh quốc tế, khu vực .............................................................................................20 4.2. Tây Ban Nha đã chú trọng mục tiêu chính trị, tôn giáo hơn lợi ích kinh tế trong quá trình thực thi chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” ở Philippines....20 4.3. Khoảng cách lớn giữa ban hành và thực thi chính sách “đóng cửa” ở thuộc địa Philippines.........................................................................................................20 4.4. Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” ở thuộc địa Philippines nằm trong “quỹ đạo” chung của đế chế Tây Ban Nha...........................................................21 4.5. Tác động...........................................................................................................21 4.5.1. Đối với Philippines .............................................................. 21 4.5.2. Đối với Tây Ban Nha ........................................................... 21 KẾT LUẬN ..................................................................................... 22 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng châu Âu vào đầu thế kỉ XV là một vùng trì trệ và khốn khổ, khi họ đang phục hồi sau những thiệt hại của Cái Chết Đen- đại dịch đã làm giảm một nửa dân số. Cuộc chiến tranh trăm năm (1337-1453) giữa Anh và Pháp đang tiếp diễn. Một số vương quốc trên bán đảo Iberia vẫn chịu sự cai trị của tín đồ Hồi giáo. Các vùng phồn thịnh nhất của châu Âu thực sự chỉ còn những thành bang Bắc Italy là Florence, Genoa, Pisa, và Venice. Những người giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể nghĩ rằng châu Âu sẽ vươn lên thống trị thế giới trong bốn thế kỉ tiếp theo. Bằng cách nào châu Âu có thể chinh phục được các đế chế phương Đông vĩ đại, thần phục châu Phi, châu Mĩ và châu Úc? Nhà khoa học người Mỹ Jared Diamond trong bài tiểu luận mang tựa đề How to get Rich năm 1999 đã lý giải như sau: “trên bình nguyên phía Đông của lục địa Âu Á, các đế chế phương Đông vững như bàn thạch đã bóp nghẹt mọi canh tân; trong khi đó tại rìa phía Tây trập trùng đồi núi và bị chia cắt bởi những con sông, nhiều nền quân chủ và các thành bang đều tham gia vào hoạt động cạnh tranh và giao lưu đầy sáng tạo”1. Hẳn là đó là một câu trả lời chưa đầy đủ về vấn đề lớn của lịch sử nhưng phải thừa nhận đó là căn nguyên sâu xa nhất. Sự cạnh tranh đưa đến sự xác lập vị trí thống trị của châu Âu được mở đầu bằng sự ganh đua quyết liệt giữa hai quốc gia trên bán đảo Iberia trong “kỉ nguyên khám phá” (Age of Discovery) vào cuối thế kỉ XV. Với người châu Âu, việc tìm ra tuyến đường biển mới không chỉ là sự “phô trương quyền thế” mà còn để vượt trước các đối thủ khác cả về kinh tế, lẫn về chính trị. Nó là một cuộc tranh giành không gian hoặc đúng hơn là cuộc tranh giành vàng, gia vị và hương liệu giữa các nước châu Âu. Mặc dù nằm ở vùng Viễn Đông xa xôi, Đông Nam Á vẫn bị lôi cuốn vào vòng xoáy của sự tranh giành thương mại và sự thiết lập thuộc địa của các đế chế thực dân với những người tiên phong Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Trên chuyến hành trình hướng về phương Đông nhằm tìm kiếm con đường đến quần đảo hương liệu Moluccas, Magellan đã đặt chân đến quần đảo Philippines vào năm 1521. Sau 43 năm phát hiện và khám phá, Tây Ban Nha chính thức tiến hành xâm lược và thôn tính Philippines 1 Dẫn theo Furguson, Nail (2017), Văn minh phương Tây và phần còn lại của thế giới, Nxb Hồng Đức, tr.51
  6. 2 thông qua cuộc viễn chinh của Lopez de Legazpi năm 1564, đến năm 1571 về cơ bản Tây Ban Nha đã chinh phục được Philippines (trừ các quốc gia Hồi giáo ở phía Nam). Song song với quá trình xâm chiếm, Tây Ban Nha bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền và thâu tóm toàn bộ quan hệ đối ngoại của Philippines. Vào thời kì đầu của sự thống trị, để cạnh tranh với “người láng giềng” Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha theo đuổi chính sách khuyến khích thương mại, thu hút các nhà buôn châu Á đến Philippines. Trong môi trường buôn bán tự do, Manila phát triển thịnh vượng, trở thành trung tâm của các hoạt động thương mại giữa châu Á và châu Mĩ, được mệnh danh là “hòn ngọc phương Đông”. Từ cuối thế kỷ XVI, Tây Ban Nha chuyển sang chính sách “đóng cửa”, cô lập thuộc địa Philippines. Chính sách này được thực hiện một cách nghiêm ngặt thông qua các biện pháp như hạn chế hoạt động ngoại thương của Philippines với các nước, độc quyền sản xuất và tiêu thụ nhiều mặt hàng công nghiệp, ngăn cấm người nước ngoài sinh sống ở Philippines. Từ nửa sau thế kỷ XVIII, Tây Ban Nha dần từ bỏ “đường lối cô lập” chuyển sang “đường lối cởi mở” trong quan hệ với các quốc gia. Việc “mở cửa” đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế Philippines, xuất khẩu tăng lên và những sản phẩm sản xuất trong nước đã dần thay thế hàng hóa nước ngoài. Vậy, tại sao Tây Ban Nha lại thực hiện hai chính sách khác nhau trong quá trình cai trị Philippines? Chính sách “đóng- mở” cửa thuộc địa Philippines có phải chỉ do ý muốn chủ quan của thực dân Tây Ban Nha hay còn do những nhân tố khách quan tác động? Mục đích của Tây Ban Nha khi thực hiện những chính sách này là gì? Đó là vì lợi ích kinh tế hay chính trị, tôn giáo? Các phương diện và mức độ thực hiện các chính sách đó như thế nào? Và chính sách đó đã tác động ra sao đến Philippines và Tây Ban Nha? Làm sáng tỏ những câu hỏi này luận án sẽ có những đóng góp về cả phương diện khoa học và thực tiễn. Về góc độ khoa học, nghiên cứu chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines chúng ta sẽ góp phần lí giải sâu sắc hơn những chính sách của Tây Ban Nha đối với thuộc địa Philippines dưới tác động của các nhân tố nội tại (Tây Ban Nha và Philippines) và quốc tế. Qua đó, giúp chúng ta rút ra những đặc điểm và tác động của chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” đối với Tây Ban Nha và Philippines. Đồng thời, nghiên cứu đề tài này chúng ta có cơ sở để nhìn nhận khách quan hơn những tương đồng và khác biệt trong chính
  7. 3 sách “đóng cửa” và “mở cửa” ở các nước Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Về góc độ thực tiễn, làm rõ chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở Philippines thời thuộc địa là góp phần làm phong phú thêm bức tranh “đóng cửa” – “mở cửa” ở thời đại châu Á phải đối mặt với sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Đó là việc một nước thực dân là chủ thể thực hiện chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” ở một nước thuộc địa. Từ những lý do nói trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX” làm đề tài luận án tiến sĩ thuộc Chuyên ngành Lịch sử thế giới, mã số 62.22.03.11 nhằm làm rõ tính đặc thù và bản chất chính sách thuộc địa của Tây Ban Nha ở Philippines nói chung, chính sách đối ngoại nói riêng, từ đó góp phần nhận diện, so sánh các chính sách thuộc địa của Phương Tây ở Đông Nam Á cũng như trên thế giới thế kỷ XVI-XIX. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, luận án sẽ làm rõ bức tranh toàn cảnh cũng như chỉ ra bản chất của chính sách cai trị và tác động của nó đối với Tây Ban Nha và Philippines. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành những mục tiêu trên, chúng tôi sẽ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Phân tích bối cảnh lịch sử và nguyên nhân chủ yếu đưa đến việc Tây Ban Nha chinh phục Philippines và thực hiện chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” tại thuộc địa này. - Làm rõ những nội dung cơ bản chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở Philippines (cuối thế kỷ XVI – cuối thế kỷ XIX) trên hai phương diện chủ yếu là chính sách thương mại và chính sách đối với vấn đề di trú của người nước ngoài. - Rút ra những đặc điểm trong chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines. - Phân tích những tác động, hệ quả của những chính sách này đối với Tây Ban Nha và Philippines trong giai đoạn nghiên cứu
  8. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines trong ba thế kỷ (từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX). Vì vậy, để xác định rõ đối tượng nghiên cứu, trước hết chúng ta phải làm rõ nội hàm hai khái niệm cơ bản của luận án đó là “đóng cửa” và “mở cửa”. Chính sách “đóng cửa” (closed-door policy) có nghĩa là các chủ thể chính trị hạn chế (limit/restrict) quan hệ thương mại, ngoại giao với bên ngoài, kiểm soát gắt gao vấn đề di trú quốc tế và thực hiện công việc quốc gia một cách bí mật. Khi đề cập đến khái niệm chính sách đóng cửa của một quốc gia, chúng ta hiểu đó không phải là một chính sách cụ thể vào một thời điểm lịch sử nào đó, mà là một nội dung bao quát toàn bộ quan hệ đối ngoại của cả một thời kì. Chính sách “mở cửa” (open-door policy) có nội hàm trái ngược với khái niệm chính sách “đóng cửa” nói trên. Đó là các chủ thể chính trị khuyến khích những quốc gia khác thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại và đầu tư với quốc gia của mình và mọi người được tự do đến sống và làm việc tại quốc gia đó. Từ những khái niệm và cách hiểu trên, để làm rõ chính sách “đóng cửa” và “mở cửa”, luận án tập trung vào hai phương diện nghiên cứu chủ yếu đó là chính sách thương mại và chính sách di trú đối với người nước ngoài của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines từ cuối XVI đến cuối XIX. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi thời gian, luận án nghiên cứu gần như trọn vẹn thời kì thống trị của Tây Ban Nha ở Philippines từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX. Trong đó chúng tôi tập trung vào những mốc thời gian quan trọng như sau: Năm 1593: mốc khởi đầu của chính sách “đóng cửa” thuộc địa Philippines. Năm 1764: mốc khởi đầu cho sự chuyển biến từ nới lỏng “đóng cửa” sang chính sách “mở cửa” của Tây Ban Nha ở Philippines. Năm 1789: mốc khởi đầu cho chính sách “mở cửa” thuộc địa. - Về phạm vi không gian, tập trung chủ yếu trên lãnh thổ quần đảo Philippines (trừ vùng Hồi giáo ở phía Nam không chịu sự thống trị của người Tây Ban Nha). Ngoài ra, vì đây là đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề đối ngoại, nên chúng tôi luôn đặt thuộc địa Philippines trong
  9. 5 bối cảnh quốc tế, khu vực và cả chính quốc, đặc biệt là sự tranh giành độc quyền thương mại giữa Tây Ban Nha với các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Mĩ ở Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. - Phạm vi nội dung: Trong suốt hơn ba thế kỉ (1571-1898) cai trị ở Philippines, về phương diện đối ngoại, chính sách của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines có thể chia thành hai giai đoạn lớn: (1)1593-1762 chính sách “đóng cửa”, cô lập Philippines; và (2) 1789-1898 chính sách “mở cửa” Philippines. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng việc chuyển từ chính sách “đóng cửa” sang “mở cửa” thực chất nó còn phải trải qua một giai đoạn “chuyển tiếp” (Transition period) từ 1764 đến 1789. Vì thế, chúng tôi sẽ trình bày nội dung này vào trong giai đoạn trước khi Tây Ban Nha chính thức đưa ra chính sách “mở cửa” thuộc địa Philippines vào năm 1789. 4. Các nguồn tài liệu Để hoàn thành luận án này chúng tôi đã khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu sau đây: - Tài liệu gốc + Các sắc lệnh của Hoàng gia Tây Ban Nha, thư từ trao đổi giữa vua Tây Ban Nha với quan chức ở Philippines về các vấn đề thuộc địa; những ghi chép của những nhà du hành châu Âu về tình trạng Nhà nước, cư dân, thương nhân ở Philippines, những ghi chép của Tổng đốc Antonio de Morga về quan hệ của quần đảo Philippines với các nước trong khu vực; sắc lệnh thành lập công ty Hoàng gia Philippines năm 1785 và mở cửa cảng Manila đối với các nước châu Á của vua Charles III (1759-1788). - Tài liệu nghiên cứu thứ cấp Đó là nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha, Philippines, Anh, Hà Lan (đa phần đã được dịch sang tiếng Anh). Đó là các sách chuyên khảo, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành (chủ yếu là PhilippineStudies), báo cáo tham luận tại các cuộc hội thảo khoa học của các nhà nghiên cứu đã công bố. Ngoài ra, còn có các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã bảo vệ thành công trong và ngoài nước. - Tài liệu internet: chủ yếu các website đăng tải sách, bài báo điện tử chuyên về Philippines thời kì Tây Ban Nha. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận - Quán triệt quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
  10. 6 Chủ nghĩa Mác – Lênin trong phân tích, đánh giá các nội dung, đặc điểm, tính chất và tác động của các sự kiện lịch sử. - Do thuộc địa Philippines thời kì Tây Ban Nha vừa tham gia vừa chịu sự tác động của những chuyển biến quốc tế và sự xáo trộn trong quan hệ truyền thống giữa các nước trong khu vực nên chúng tôi vận dụng quan điểm hệ thống luôn để soi xét các vấn đề trình bày trong luận án. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Là một đề tài lịch sử, mặc nhiên phương pháp lịch sử, phân tích mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử cả đồng đại và lịch đại luôn là dòng mạch chính trong luận án. Trong chừng mực nhất định, những phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp sơ đồ hóa cũng được vận dụng. - Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” là một hệ thống, được tập hợp bởi nhiều bộ phận kinh tế, chính trị, xã hội cấu thành, luận án không chỉ tập trung phân tích các chính sách trên các lĩnh vực cụ thể mà còn đi sâu xem xét sự tác động tương hỗ giữa các thành tố. 6. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu về chính sách cai trị của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines nói chung và chính sách đối ngoại nói riêng với một cách tiếp cận mới qua hai giai đoạn chính “đóng cửa” và “mở cửa”. - Luận án đã chỉ ra và phân tích các sự kiện lịch sử cơ bản liên quan đến ba vấn đề chủ yếu: (1) những nguyên nhân dẫn đến chính sách “đóng cửa”, “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines; (2) Những chính sách cụ thể đối với vấn đề ngoại thương và vấn đề người nước ngoài ở Philippines; (3) Những đặc điểm và tác động của những chính sách đó đối với Philippines và Tây Ban Nha. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được chia làm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Chương 2. Chính sách “đóng cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines (1593-1762) Chương 3. Từ nới lỏng “đóng cửa” đến chính sách “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines (1764-1898) Chương 4. Nhận xét về chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines
  11. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước Lịch sử Philippines nói chung và chính sách cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines nói riêng từ lâu đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả Việt Nam. Kết quả của những công trình nghiên cứu có thể phân thành ba nhóm chính: Nhóm thứ nhất: Những công trình viết về lịch sử - văn hóa Philippines Cuốn Lịch sử Philippines: từ thế kỷ XV-XVI đến những năm 1980 (1993) của Huỳnh Văn Tòng; cuốn Lịch sử Philippines (2007) của Cao Minh Chơng, cuốn Tìm hiểu lịch sử văn hóa Philippines, tập 1 (1996) của Đức Ninh chủ biên và cuốn Tìm hiểu lịch sử văn hóa Philippines, tập 2 (2001) của Trung tâm KHXH & NVQG - Viện Đông Nam Á. Đây là những công trình nghiên cứu về lịch sử và văn hóa của Philippines viết theo lối thông sử nên có ưu điểm là mang tính hệ thống, đề cập đến tình hình Philippines từ thời tiền Tây Ban Nha, quá trình xâm lược đến chính sách cai trị của Tây Ban Nha. Tuy vậy do khai thác nguồn tài liệu còn ít ỏi nên mỗi vấn đề chỉ được trình bày trong những trang viết ngắn, mang tính sơ lược. Nhóm thứ hai: Những công trình viết về chính sách cai trị của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines Trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, trong những năm trở lại đây, rải rác có một số bài viết mang tính gợi mở một số khía cạnh liên quan trực tiếp đến đề tài. Bài viết So sánh chế độ cai trị của của Tây Ban Nha và Mỹ ở Philippines dưới thời thuộc địa của Trần Khánh; Chính sách hạn chế thương mại của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines (1593-1834) của Đặng Văn Chương – Hà Thị Thơm; Tranh giành thương mại và thiết lập chế độ cai trị thuộc địa của Tây Ban Nha ở Philipin thế kỷ XVI-XIX của Bùi Văn Hào – Trần Khánh; Thương cảng Manila (Philippines) thế kỷ XVII; Người Hoa ở Philippines dưới thời thuộc Tây Ban Nha (1565-1898) của Dương Văn Huy; Manila và dòng chảy bạc Tân thế giới thế kỷ XVI-XVIII của Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Minh Nguyệt. Những bài viết này góp phần làm sáng tỏ vị trí của Manila trong thương mại Philippines và thương mại thế giới vào thế kỷ XVI, XVIII. Các tác giả đã chỉ ra rằng, trong suốt thời kỳ này, Manila chính là trạm trung chuyển hàng hóa giữa hai thị trường Đông Á và thuộc địa châu Mĩ thông qua thương mại thuyền
  12. 8 buồm lớn Manila galleon. Ngoài ra, những bài viết này còn bước đầu đề cập đến chính sách “đóng cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines, rõ ràng nhất là chính sách hạn chế thương mại và chính sách phân biệt đối xử với người Hoa. Nhóm thứ ba: Các công trình đề cập đến lịch sử Philippines thời kì Tây Ban Nha trong tổng thể khu vực Đông Nam Á. Cuốn Lịch sử Đông Nam Á (2005) của Lương Ninh (cb) – Đỗ Thanh Bình – Trần Thị Vinh; Cuốn Đông Nam Á trong thời kì thuộc địa và phong trào giải phóng dân tộc” (từ đầu thế kỉ XVI đến 1945) của Trần Khánh (cb) nằm trong bộ sách Thông sử Đông Nam Á. Hai công trình này cũng đã bước đầu trình bày về quá trình xâm chiếm, sự thiết lập chế độ cai trị và tình hình Philippines dưới sự thống trị của Tây Ban Nha trong tổng thể khu vực Đông Nam Á. Nếu hai công trình kể trên lấy lịch sử các quốc gia Đông Nam Á làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu thì công trình Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XV-XVII (2003) của Nguyễn Văn Kim lại đặt các nước ở Đông Nam Á thời Trung-Cận đại trong quan hệ với Nhật Bản. Trong công trình này có bài viết Quan hệ của Nhật Bản với Phillipin thế kỷ XVI – XVII. Đây là một trong những bài viết hiếm hoi nghiên cứu về quan hệ của Philippines với các nước trong khu vực thời thuộc Tây Ban Nha. Quá trình thực dân hóa của Tây Ban Nha ở Philippines trong vòng 3 thế kỷ còn chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt với các thế lực Phương Tây khác (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp). Điều này có thể nhận thấy qua một số bài viết của tác giả Lê Thanh Thủy Tiếp xúc và hội nhập thương mại ở Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (2007); Sự hình thành đế chế Anh ở phương Đông và vai trò của Công ty Đông Ấn Anh thế kỷ XVII – XIX (2009); Về sự thành lập công ty Đông Ấn Anh năm 1600 (2011). Đối với tác giả, những công trình nghiên cứu trên không chỉ là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết mà nó còn mở ra những hướng và phương pháp tiếp hệ thống trong việc phân tích những vấn đề đặt ra của luận án. 1.2.Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài Sự hiện diện của Tây Ban Nha ở quần đảo Philippines nói chung và chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines nói riêng đã được nhiều nhà sử học châu Á, Âu, Mĩ quan tâm nghiên cứu qua nhiều giai đoạn dưới nhiều góc độ khác nhau.
  13. 9 Nhóm thứ nhất: Các công trình đề cập đến công cuộc xâm chiếm thuộc địa và tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của Đế chế Tây Ban Nha trong bối cảnh châu Âu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX Trước hết, phải kể đến những công trình “nhập môn” về Lịch sử Tây Ban Nha như “Spain, A Modern History”) của Rhea Marsh Smith, (1965) và “A History of Spain” của Charles E. Chapman, (1966) hay cuốn “Tây Ban Nha –ba ngàn năm lịch sử” của nhà nghiên cứu lịch sử Tây Ban Nha Antonio Dominguez Ortiz, được Nxb thế giới ấn hành năm 2009. Bên cạnh khái quát toàn bộ lịch sử Tây Ban Nha theo biên niên sử, các công trình này đã tập trung phân tích tình hình Tây Ban Nha dưới triều đại Charles I (1516-1556), Philip II (1556-1598), thời kì khủng hoảng và suy vong (1598-1700) và tình hình Tây Ban Nha trong thế kỉ XVIII. Tiếp đến là những công trình về lịch sử Tây Ban Nha thời kì Đế chế như cuốn “Imperial Spain 1469-1716” của J.H.Elliot; Cuốn “Golden Age Spain” của Henry Kamen đã trình bày một cách khái quát về quá trình ra đời Chế độ chuyên chế Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ XV và sự hình thành của Đế chế Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ XVI. Trong đó, tác giả đã tập trung lý giải những nguyên nhân đưa đến sự suy tàn của Đế chế Tây Ban Nha vào nửa sau thế kỷ XVII. Công trình “Lịch sử ngoại giao cận đại (thê kỷ XVI-XVIII)” của V.P.Pochemkin (2001) và công trình “Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000” của Michel Beard (2002) (cb), đã có nhìn nhận vĩ mô về sự phát triển của các nước tư bản, tác giả cho rằng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX các nước châu Âu đều bị chi phối bởi hai tư tưởng kinh tế chính trị đó là Chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) và Chủ nghĩa tự do (Liberalism). Công trình còn dừng lại phân tích những biểu hiện suy tàn của Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ XVI, nửa đầu thế kỷ XVII. Thế kỉ XVII, XVIII là thời kỳ suy tàn của đế chế Tây Ban Nha đánh dấu bằng sự kiện cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha, đồng thời là thời kỳ mạnh lên của chủ nghĩa tư bản Anh và sự tranh giành của Anh và Pháp trong việc giành quyền thống trị châu Âu. Nhóm thứ hai: Các công trình đề cập đến Lịch sử Philippines và quan hệ Philippines với các nước trong khu vực thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha Cho đến nửa sau thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI mới bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Philippines được xuất bản. Tiêu
  14. 10 biểu là các tác giả Conrado, Benitez (1954), History of Philippines; Zaide; Alip, Eufronio.M (1964), Political and Cultural History of the Philippines; Zaide, Soria.M (1999), The Philippines – A Unique Nation; Zulueta, Francisco.M – Nebres, A. Briel (2003), Philippine History and Government through the Year; Zaide, Gregorio.F – Zaide, Sonia (2004), Philippine History and Government; Agoncillo, Teodoro.A (2006), History of the Filipino People; Costa, Horacio de la, S.J. (1992), Readings in Philippine History. Hầu hết những công trình này nghiên cứu lịch sử Philipines một cách hệ thống từ thời tiền sơ sử đến thời kì hiện đại. Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tài liệu phong phú về thời kì thuộc địa, các tác giả đã phần nào tái dựng lại một cách đầy đủ và sâu sắc lịch sử và xã hội Philippines từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Trong công trình “History of Philippines”, tác giả Conrado Benitez đã đề cập đến những mối quan hệ giữa thuộc địa Philppines với bên ngoài (outside relations) như Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan và cuộc xâm chiếm Manila của Anh năm 1762. Trên cơ sở phân tích về hoạt động thương mại, tác giả đã bước đầu phân chia lịch sử Philippines thành hai thời kỳ, “thời kỳ hạn chế” (period of restrictions) và “thời kỳ tự do thương mại và cải cách chính trị” (period of commercial liberty and political reforms). Có thể nói, cách tiếp cận của Conrado Benitez đã gợi mở nhiều ý tưởng quan trọng cho vấn đề luận án đang nghiên cứu. Nghiên cứu về lịch sử Philippines trọn vẹn trong thời kỳ Tây Ban Nha phải kể đến công trình “Spain in the Philippines” của Cushner, Nicholas P., SJ (1971). Trong đó, tác giả đã dành hai chương để trình bày về thương mại của Tây Ban Nha ở Philippines, chương 6 với tiêu đề “Trade and Finance” và chương 9 “Bourbon Reform and Foreign Merchants”. Qua cách phân chia và lý giải của tác giả, chúng ta có thể thấy rằng vào nửa sau thế kỷ XVIII, chính sách thương mại của Tây Ban Nha ở các thuộc địa Philippines có những bước chuyển tích cực. Trong khi các công trình chuyên khảo về lịch sử Philippines còn hạn chế thì việc tiếp cận nguồn tài liệu các công trình nghiên cứu tổng thể về lịch sử khu vực Đông Nam Á là hết sức cần thiết. Công trình In Search of Southeast Asia – A Mordern History của nhóm tác giả Chandler, David. P; Roff, William.R; Smail, Jonh.R.W;…(1985), phần II với tựa đề New Challenges to Old Authority, đã phân tích những thách thức mới mà các chính quyền thuộc địa ở Đông Nam Á gặp phải thế kỷ XVIII, XIX, trong đó có chính quyền Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines.
  15. 11 Về quan hệ giữa Philippines với các nước trong khu vực, Tổng đốc Antonio de Morga (1559 - 1636) với tư cách là quan chức Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines, đồng thời là người viết sử đã xuất bản cuốn “Sucesos de las islas Filippinas” năm 1609 tại Mexico. Nội dung chính của cuốn sách đã đề cập đến lịch sử Philippines trong mối quan hệ với Moluccas, Xiêm, Campuchia, Nhật Bản và Trung Quốc vào cuối thế kỷ XVI. Nhà sử học Tây Ban Nha Florentino Rodao Garcia công bố nhiều bài viết liên quan đến thời kì Tây Ban Nha ở Philippines: The Castilians discover Siam: Changing Visions and Self-Discovery, The Journal of the Siam Society (JSS), 95/2007; Departure from Asia: Spain in the Philippines and East Asia in the Nineteenth and Twentieth Centuries in trong sách Nation and Conflict in Modern Spain: Essays in Honour of Stanley G. Payne (2008). Những bài viết này đã bổ sung tài liệu về sự thống trị của Tây Ban Nha ở Philippines vào giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. Các nhà nghiên cứu người Hà Lan, Mỹ, và một số nước khác cũng có những bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí liên quan đến quan hệ Philippines – Hà Lan, Philippines – Nhật Bản, người Trung Quốc ở Philippines thời kì thuộc Tây Ban Nha: Laarhoven, Ruurdje and Pinowittermans (1985), “From Blockade to Trade: early Dutch Relations with Manila, 1600-1750”, Philippine Studies vol.33, no.4; Arensmeyer, Elliott C (1970); Chan, Albert (1978), “Chinese- Philippine Relations in the Late Sixteenth Century and to 1603”, Philippine Studies vol 26, no.1-2. Nhóm thứ ba: Các công trình viết về tình hình kinh tế Philippines từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX Dưới góc nhìn của nhà kinh tế học, công trình After the Galleons của Benito J. Legarda, Jr. tái bản vào năm 1999 đã phân tích sâu sắc sự phát triển ngoại thương, chuyển biến kinh tế và kinh doanh ở Philippines vào thế kỷ XIX, sau khi thương mại thuyền buồm chấm dứt. Trong công trình của mình ông chỉ ra rằng “khác với các nước ở khu vực Đông Nam Á, động cơ đằng sau thúc đẩy sự phát triển thương mại Philippines không phải do chính quyền mà đến từ việc kinh doanh và vốn nhập khẩu thông qua hệ thống giá cả linh hoạt”. Có thể nói giáo sư Legarda đã nêu bật đặc điểm mang tính bản chất của quá trình “mở cửa” và hội nhập kinh tế của Philippines vào nửa sau thế kỷ XIX. Nhà sử học Tây Ban Nha, Maria Lourdres Diaz-Trechuelo với series bài viết về kinh tế Philippines thế kỷ XVIII đăng trên tạp chí
  16. 12 Philippines Studies: Diaz-Trechuelo, Maria Lourdres (1963), “The Economic Development of the Philippines in the Second Half of the Eighteenth Century”, Philippine Studies vol.11, no2; Diaz-Trechuelo, Maria Lourdres (1966) “Eighteenth century Philippine economy: Commerce”, Philippine Studies vol.14, no2. Trong bài nghiên cứu về thương mại Philippines thế kỷ XVIII, Diaz-Trechuelo đã phân tích chính sách hạn chế và độc quyền thương mại của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines đối với các nước Phương Đông, Tân Tây Ban Nha và sự ra đời của Công ty Hoàng gia Philippines. 1.3.Nhận xét về kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho luận án Trên cơ sở trình bày một cách tổng quan tình hình nghiên cứu về vấn đề Chính sách “đóng cửa” và “”mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây: Thứ nhất, ở trong nước số lượng công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này còn quá ít ỏi: một số sách, bài viết nghiên cứu chính sách cai trị tổng thể của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines. Chính sách đối ngoại của Philippines thời kì thuộc Tây Ban Nha chưa được chú ý nghiên cứu. Thứ hai, ở nước ngoài số lượng công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này khá phong phú, nhưng còn ít công trình có hướng tiếp cận gần với đề tài luận án. Thứ ba, những công trình của các tác giả trong và ngoài nước là chất liệu quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài. Song để có thể giải quyết trọn vẹn vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cần tập trung những nội dung sau đây: (1) Bối cảnh lịch sử hình thành chính sách “đóng cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines từ cuối thế kỉ XVI đến năm 1762. (2) Những nhân tố tác động đến sự thay đổi từ chính sách “đóng cửa” sang “mở cửa” vào nửa sau thế kỉ XVIII. (3) Hệ thống hóa và phân tích những chính sách của Tây Ban Nha ở Philippines trên hai lĩnh vực thương mại và di trú của người nước ngoài. Từ nội dung nghiên cứu, chúng tôi sẽ rút ra những đặc điểm và đánh giá một cách toàn diện và khách quan về hệ quả của chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines.
  17. 13 CHƯƠNG 2. CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES (1593-1762) 2.1. Cơ sở hình thành và bối cảnh Tây Ban Nha thực thi chính sách “đóng cửa” 2.1.1. Quá trình xác lập quyền cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines (1521-1571) Sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước vào cuối thế kỷ XV, tận dụng những ưu thế về vị trí địa lý, những tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật hàng hải và đặc biệt là nhằm cạnh tranh với người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã đẩy mạnh công cuộc khám phá địa lý nhằm tìm kiếm những vùng đất mới, trong đó có Philippines. Sau nhiều chuyến viễn chinh đến Philippines nhưng không thành công, đến năm 1564, Tây Ban Nha mới chính thức tiến hành xâm lược Philippines thông qua cuộc viễn chinh của Lopez de Legazpi, đến năm 1571 về cơ bản Tây Ban Nha đã bình định xong phần lớn lãnh thổ của quần đảo Philippines (trừ vùng Hồi giáo phía Nam). 2.1.2. Chính sách thương mại của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines trong những thập niên đầu cai trị (1571-1593) Trong khoảng ba thập niên đầu của chế độ cai trị, để khai thác nguồn lợi của thuộc địa và nhằm cạnh tranh với người láng giềng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã chủ động xúc tiến quan hệ thương mại của Philippines với các thuộc địa của họ ở châu Mĩ cũng như với một số nước trong khu vực. Chính sách đó một mặt đã biến Manila thành hải cảng phát triển thịnh vượng ở khu vực ĐNA “Manila như cái kho và trung tâm phân phối về thương mại ở Viễn Đông và tạo ra những cơ hội to lớn”, mặc khác lại tập trung sự chú ý của các nước đối với vị trí của quần đảo này, đặc biệt là thủ đô Manila. 2.1.3. Sự gia tăng những mối đe dọa an ninh chính trị và sức ép cạnh tranh thương mại từ bên ngoài Chỉ 3 năm sau khi Tây Ban Nha hoàn thành công cuộc bình định Philippines, năm 1574, hải tặc Trung Quốc là Lim – Ah – Hong đã tấn công Manila. Lực lượng của họ đã giết chết chỉ huy người Tây Ban Nha là Marshal Martin de Goiti, đốt cháy thành phố và thậm chí xây dựng căn cứ địa ở ngay cửa sông Agno. Bên cạnh cuộc xâm chiếm của Lim- Ah- Hong, sự gia tăng nhanh chóng của số lượng người Hoa ở Philippines cũng khiến cho chính quyền Tây Ban Nha bắt đầu e sợ. Về phía chính quyền Nhật Bản, do lo sợ việc gia tăng sự hiện diện
  18. 14 của thực dân Tây Ban Nha ở phương Đông, tháng 5-1592, Hideyoshi đã phái sứ giả đến Manila yêu cầu người Tây Ban Nha phải cống nạp và thần phục, nếu không ông sẽ đánh chiếm Philippines. Sang thế kỉ XVII và thế kỉ XVIII, Tây Ban Nha không chỉ ứng phó với mối đe dọa an ninh chính trị từ Trung Quốc, Nhật Bản mà còn sức ép cạnh tranh thương mại với người Hà Lan và người Anh. Không chỉ cạnh tranh thương mại, người Anh còn là thế lực đầu tiên lật đổ sự thống trị chính quyền Tây Ban Nha ở Manila thông qua cuộc chiến tranh năm 1762. 2.1.4. Truyền thống độc quyền thương mại của nhà nước Tây Ban Nha và ảnh hưởng của “Chủ nghĩa trọng thương” Từ năm 1503 một hệ thống thương mại độc quyền của Tây Ban Nha với Tân thế giới hình thành và kéo dài trong suốt hai thế kỷ. Toàn bộ việc buôn bán ở thuộc địa phải chịu sự kiểm soát của Sở thương mại ở Seville đặt dưới quyền Hội đồng thuộc địa. Việc buôn bán trực tiếp giữa Mexico và Peru hay các thuộc địa khác đều bị cấm. Sự ra đời và phát triển hoàn chỉnh của học thuyết trọng thương càng củng cố thêm chính sách độc quyền thương mại của Tây Ban Nha bởi vì tư tưởng này cho rằng chính sách ngoại thương phải hướng tới mục tiêu làm thế nào để mang được khối lượng lớn nhất có thể các kim loại quý về nước và hạn chế tối đa xuất khẩu chúng. Sự phát triển hưng thịnh của thương mại thuyền buồm Manila galleon trong khoảng hai thập niên đầu thế kỷ XVI đã khiến cho hàng hóa của các nước phương Đông, đặc biệt là tơ lụa Trung Quốc đến Châu Mĩ và rất được ưa chuộng đồng thời tuyến thương mại này đã làm cho một số lượng lớn bạc trắng từ Châu Mĩ chảy sang Phương Đông, đặc biệt là vào thị trường Trung Quốc. Do vậy, để bảo vệ công nghiệp tơ lụa và tầng lớp thương nhân độc quyền trong việc buôn bán với thị trường châu Mĩ, Tây Ban Nha buộc phải đi đến chính sách hạn chế thương mại ở thuộc địa Philippines. 2.2. Nội dung và quá trình triển khai thực hiện chính sách “đóng cửa”. 2.2.1. Chính sách hạn chế, độc quyền thương mại 2.2.1.1. Với thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mĩ Để hạn chế hàng hóa phương Đông tràn ngập thị trường châu Mĩ, bảo vệ công nghiệp và ngoại thương chính quốc, hoàng gia Tây Ban Nha đã ban hành các sắc lệnh liên quan đến hoạt động Manila galleon từ việc giới hạn trọng tải, giá trị và hàng hóa của các galleon đến hạn
  19. 15 chế thành phần tham gia vào Manila galleon. Điều này cho thấy về bản chất thương mại Manila galleon là độc quyền của chính quyền Tây Ban Nha ở Philippines và Mexico, được tiến hành bởi quan chức hoàng gia và lợi nhuận thu được dồn vào tay người Tây Ban Nha gồm quan chức, quân đội, tăng lữ và thương nhân độc quyền. Người Philippines, người nước ngoài không tham gia trực tiếp vào buôn bán giữa Manila- Acapulco. 2.2.1.2. Với các nước châu Á Do người Tây Ban Nha không được phép buôn bán trực tiếp với các nước châu Á, họ buộc phải phụ thuộc vào các thương nhân châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á) mang hàng hóa đến Manila. Để đảm bảo sự độc quyền trong việc mua hàng hóa, Tây Ban Nha đưa ra những qui tắc kĩ lưỡng khống chế việc buôn bán: (1) Mở một cảng duy nhất là Manila để trao đổi hàng hóa. (2) Kiểm soát giá cả thông qua hệ thống mua sĩ hàng hóa (Pancada). Mục đích của việc sử dụng hệ thống Pancada là nhằm hạn chế việc bán lẻ hàng hóa cũng như việc tăng giá bán một cách tùy tiện khi hàng hóa được nhập vào Manila. Đồng thời với biện pháp này, những thương nhân châu Á không thể tham gia trực tiếp vào thương mại Manila galleon cũng như nội thương Philippines mà chỉ đóng vai trò là những người cung cấp hàng hóa. 2.2.1.3.Với thương nhân châu Âu Từ cuối thế kỷ XVI đến năm 1789, Tây Ban Nha dùng mọi biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập của người châu Âu vào các thuộc địa Philippines dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, do những nhu cầu về trao đổi thương mại, nhiều toàn quyền Philippines đã “cho phép” đi lại và “buôn bán ngầm” của người Hà Lan, Anh đến Manila. Một trong những thỏa thuận ngầm là việc kiềm chế sử dụng cờ châu Âu khi buôn bán với Manila. Ngoài ra, người châu Á thường xuyên thay thế như là người dẫn đầu của việc kinh doanh, trong khi những thương nhân châu Âu đóng vai trò như là những người áp tải hàng hóa hoặc người phiên dịch, hoặc đơn giản tiếp thu tên gọi của người châu Á. 2.2.2. Chính sách hạn chế nhập cư, kiểm soát chặt chẽ đối với di trú của người nước ngoài 2.2.2.1 Trường hợp người Hoa Trong số tất cả những người nước ngoài có mặt ở Philippines, người Hoa chiếm số lượng đông đảo và có vai trò quan trọng đối với sự
  20. 16 phát triển của quần đảo nhưng họ cũng đồng thời mang đến những mối đe dọa thường trực cho an ninh thuộc địa. Vì thế, chính quyền Tây Ban Nha vẫn không hoàn toàn ngăn cấm người Hoa di trú đến Philippines, thay vào đó họ có những biện pháp để kiểm soát chặt chẽ : (1) Áp dụng hệ thống thuế riêng đối với người Hoa; (2) Hạn chế nhập cư; (3) Cải đạo người Hoa sang Công giáo; và thậm chí là trục xuất và thảm sát nếu người Hoa nổi dậy chống đối. 2.2.2.2. Trường hợp người Nhật Do những thăng trầm trong quan hệ giữa hai chính quyền, người Nhật ở Philippines cũng bị kiểm soát rất gắt gao. Đặc biệt từ năm 1639 cho đến 1868, do Nhật Bản thực thi chính sách đóng cửa, sự tiếp xúc giữa Philippines và Nhật Bản là rất ít và chỉ được giới hạn đối với những người Nhật bị đắm tàu hoặc mắc cạn. Người Nhật ở Philippines không thể trở về nước tiếp tục mở những cửa hàng của họ ở Dailao, San Miguel, San Roque gần Cavite và bị chính quyền Philippines giám sát chặt chẽ, một số người Nhật cũng định cư ở Cebu và thành phố Vịnh ở Laguna. CHƯƠNG 3. TỪ NỚI LỎNG “ĐÓNG CỬA” ĐẾN CHÍNH SÁCH “MỞ CỬA” CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES (1764-1898) 3.1.Nhân tố tác động đến sự thay đổi chính sách “đóng cửa” sang “mở cửa” 3.1.1. Sự kém hiệu quả trong quản lí độc quyền và sự suy yếu của đế chế Tây Ban Nha trong thế kỷ XVIII, XIX Với tư cách là quốc gia tiên phong trong công cuộc thám hiểm thế giới và bành trướng thuộc địa, Tây Ban Nha trở thành cường quốc số một ở châu Âu và thế giới trong thế kỉ XVI. Tuy vậy, từ thế kỉ XVII, Tây Ban Nha bắt đầu bước vào thời kì “suy thoái” và khủng hoảng chính trị - kinh tế kéo dài, quá trình này tiếp diễn trong thế kỉ XVIII, XIX. Hệ quả của tình trạng này là việc Tây Ban Nha bất lực trong việc duy trì độc quyền thương mại trong nội bộ đế chế của mình, buộc họ phải dựa vào Pháp. Khi cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha kết thúc, với hiệp ước Utrech, Tây Ban Nha thậm chí không thể ngăn chặn sự có mặt chính thức của Anh đối với thương mại của Tây Ban Nha ở chính quốc và thuộc địa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2