intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án tiến sĩ Lịch sử thế giới: Hoạt động thương mại - truyền giáo của Bồ Đào Nha và Pháp ở Việt Nam (thế kỷ XVI - XVIII)

Chia sẻ: Lê Thị Sang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tìm hiểu những cơ sở để Bồ ào Nha và Pháp thiết lập quan hệ thương mại, truyền giáo với Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII. Trình bày có hệ thống hoạt động thương mại – truyền giáo của Bồ ào Nha và Pháp ở Việt Nam. Phân tích, luận giải mối quan hệ giữa thương mại và truyền giáo của Bồ ào Nha và Pháp ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án tiến sĩ Lịch sử thế giới: Hoạt động thương mại - truyền giáo của Bồ Đào Nha và Pháp ở Việt Nam (thế kỷ XVI - XVIII)

ĐẠI HỌC HUẾ<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC<br /> <br /> HOÀNG THỊ ANH ĐÀO<br /> <br /> HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI - TRUYỀN GIÁO CỦA BỒ<br /> ĐÀO NHA VÀ PHÁP Ở VIỆT NAM<br /> (THẾ KỶ XVI – XVIII)<br /> <br /> Chuyên ngành: Lịch sử thế giới<br /> Mã số: 62 22 03 11<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI<br /> <br /> HUẾ - 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS. TS. Nguyễn Văn Tận<br /> 2. PGS. TS. Đặng Văn Chƣơng<br /> Phản biện 1: ……………………………….<br /> Phản biện 2: ……………………………….<br /> Phản biện 3: ……………………………….<br /> Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại<br /> học Huế họp tại:<br /> ………………………………………………………………<br /> Vào hồi……..giờ….….ngày………..tháng….năm………..<br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> Thư viện Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br /> Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> 1.<br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> 4.<br /> 5.<br /> 6.<br /> 7.<br /> 8.<br /> 9.<br /> 10.<br /> 11.<br /> 12.<br /> 13.<br /> 14.<br /> <br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ<br /> <br /> Hoàng Thị Anh Đào, “Đàng Trong của Đại Việt trong quan hệ<br /> thương mại với phương Tây thế kỷ XVI – XVII”, Tạp chí Nghiên<br /> cứu Đông Nam Á, số 8/2011, tr. 51 – 54.<br /> Hoàng Thị Anh Đào, “Sự tiếp nhận văn minh phương Tây ở Nhật<br /> Bản và Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX<br /> – Một số vấn đề đối sánh”, Nhật Bản và Việt Nam - Phong trào văn<br /> minh hóa cuối thế kỷ XIX đầu thề kỷ XX, Nguyễn Tiến Lực (tuyển<br /> chọn), NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 184 – 191.<br /> Hoàng Thị Anh Đào, “Hoạt động thương mại của Đàng Trong trong<br /> quan hệ với các nước phương Tây thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII”, Tạp<br /> chí Phát triển kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, số 19 + 20/ 2011, tr. 72 –<br /> 75.<br /> Hoàng Thị Anh Đào, “Sự tiếp nhận văn hóa phương Tây thông<br /> qua hoạt động thương mại - truyền giáo của Bồ Đào Nha và Pháp ở<br /> Việt Nam (thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX)”, Kỷ yếu Hội thảo<br /> quốc tế Việt Nam học lần thứ tư, 12/2012, Hà Nội.<br /> Hoàng Thị Anh Đào, “Vai trò của Biển Đông trong hoạt động giao<br /> thương giữa Việt Nam với các nước phương Tây (thế kỷ XVI –<br /> XVIII) – Kiến nghị một số giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học<br /> Hợp tác Biển Đông: Lịch sử và triển vọng, 12/2012, Đà Nẵng.<br /> Hoàng Thị Anh Đào, “Sự tiếp biến Nho giáo và Thiên Chúa giáo<br /> vào Việt Nam thế kỷ XVII – Một vài nét đối sánh”, Kỷ yếu Hội<br /> thảo quốc tế Luân thường Nho giáo dưới góc nhìn xuyên văn hóa,<br /> 6/2013, Tp Hồ Chí Minh, tr. 360 – 364.<br /> Hoàng Thị Anh Đào, “Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong<br /> sự tiếp nhận Thiên chúa giáo và sự phát triển thương mại ở Faifo<br /> (Hội An) thế kỷ XVII – XVIII”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học trẻ,<br /> 11/2013, Đại học Khoa học Huế, tr. 146 – 150.<br /> Hoàng Thị Anh Đào, “Vai trò của Việt Nam trong hệ thống thương<br /> mại Biển Đông thời cận đại (thế kỷ XVI – XVIII)” – Hội thảo Bảo<br /> tồn và phát huy giá trị văn hóa biển đảo, Nha Trang, tháng 1/2015.<br /> Hoàng Thị Anh Đào, “Vị thế của Đàng Trong (Việt Nam) trong<br /> hoạt động thương mại với Bồ Đào Nha thế kỷ XVI – XVII”, Tạp<br /> chí Khoa học công nghệ Đại học Huế, tập 122, số 8, 2016, tr. 35 –<br /> 42.<br /> Hoàng Thị Anh Đào, “Vai trò của các giáo sĩ Dòng Jésuites với<br /> việc thành lập cư sở Thanh Chiêm (Quảng Nam) và chữ Quốc ngữ<br /> thế kỷ XVII”, Kỷ yếu Hội thảo “Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ<br /> Quốc ngữ”, Quảng Nam, tháng 8/2016, tr. 651 – 671.<br /> Hoàng Thị Anh Đào, “Đàng Ngoài của Việt Nam trong quan hệ thương<br /> mại với Bồ Đào Nha (1626 – 1664)”, Tạp chí Nghiên cứu ĐNA, số 12<br /> (2016), tr. 14 – 21.<br /> Hoàng Thị Anh Đào, “Những động thái chính trị của Pháp ở Việt<br /> Nam cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX – sự ứng đối của Việt<br /> Nam và những hệ lụy lịch sử””, Tạp chí KHCN Trường Đại học<br /> Khoa học Huế, số 2 (2016), tr. 81 – 92.<br /> Hoàng Thị Anh Đào, “Quá trình truyền giáo của Pháp vào Việt<br /> Nam (thế kỷ XVII – XVIII) – Diễn biến và hệ quả”, Đề tài khoa<br /> học cấp cơ sở Trường Đại học Khoa học Huế, 10/2016.<br /> Hoàng Thị Anh Đào, “Chữ Quốc ngữ đối với phong trào Duy tân ở<br /> Quảng Nam (cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX – Biểu hiện và tác<br /> động”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học cấp tỉnh, 6/2017.<br /> <br /> 1<br /> A. MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Châu Âu thế kỷ XV - XVI là thời kỳ quá độ từ chế độ Phong<br /> kiến sang chế độ Tư bản chủ nghĩa với những phong trào có tính cách<br /> mạng như phong trào Văn hóa Phục hưng, Cải cách tôn giáo và Phát<br /> kiến địa lý. Từ sau Kỷ nguyên khám phá (Age of discovery), mạng lưới<br /> mậu dịch hàng hải được nối kết giữa phương Tây và phương Đông,<br /> giữa châu Âu với Tân lục địa. Điều này đã đóng vai trò quyết định<br /> trong việc thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động trao đổi buôn bán, mở<br /> rộng truyền giáo của các quốc gia Tây Âu ra khỏi phạm vi châu lục.<br /> Ở thế kỷ XVI – XVII là những thế kỷ Bồ Đào Nha vươn lên<br /> chiếm ưu thế trên các tuyến hải thương, trở thành “đế chế mậu dịch”<br /> đã có một hệ thống nhượng địa rộng lớn ở những vùng đất phương<br /> Đông. Nhưng từ giữa thế kỷ XVII, ở phương Đông, Bồ Đào Nha dần<br /> suy yếu, nhiều quốc gia Tây Âu khác đã vươn lên giành lấy vị trí của<br /> Bồ Đào Nha để khẳng định vai trò của mình trong giao thương và<br /> truyền giáo. Những nước tư bản đang lên và đối đầu với Bồ Đào Nha<br /> lúc đó là Hà Lan, Anh và Pháp.<br /> Các nước phương Tây trong tiến trình đến phương Đông, nhận<br /> thấy rằng Việt Nam là vùng đất có vị trí địa chiến lược: đây là giao<br /> điểm kết nối các con đường thương mại, Việt Nam đã trở thành cửa ngõ<br /> giao thương của các đoàn thuyền buôn quốc tế. Mặc dù có nhiều điều<br /> kiện địa lý thuận lợi, nhưng nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời bấy<br /> giờ vẫn còn mang nặng tính tự cung, tự cấp, tình hình chính trị thiếu ổn<br /> định với sự chia cắt, cát cứ, đầu tiên là vua Lê – họ Mạc, sau đó là<br /> chúa Trịnh – chúa Nguyễn khiến đất nước bị chia thành hai miền là<br /> Đàng Trong và Đàng Ngoài. Có thể nói, lịch sử Việt Nam từ thế kỷ<br /> XVI chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các nhân tố phương Tây bên cạnh<br /> các nhân tố phương Đông truyền thống. Trong các nhân tố phương<br /> Tây, giới nghiên cứu thường nhắc đến Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh,<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2