intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử Thế giới: Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn (Lào) và tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) từ năm 1986 đến năm 2017

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm làm rõ thực trạng quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017, trên cơ sở đó, rút ra những thành tựu, hạn chế, đặc trưng và một số bài học kinh nghiệm nhằm góp phần tăng cường quan hệ của hai bên trong những năm tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử Thế giới: Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn (Lào) và tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) từ năm 1986 đến năm 2017

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LƯU THỊ KIM QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH HỦA PHĂN (LÀO) VÀ TỈNH THANH HÓA (VIỆT NAM) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số 9229011 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2021
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢCHOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. BÙI VĂN HÀO 2. GS.TS. ĐỖ THANH BÌNH Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường tại Trường Đại học Vinh Vào hồi giờ 00 ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lào và Việt Nam là láng giềng, núi liền núi, sông liền sông. Mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước được nhân dân dày công vun đắp và đã trở thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc. Mối quan hệ giữa Lào và Việt Nam hiện đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, các ngành; từ trung ương cho đến các địa phương (nhất là các địa phương có chung đường biên giới giữa hai nước). Tỉnh Hủa Phăn của Lào tiếp giáp với các tỉnh: Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An của Việt Nam và có quan hệ với cả ba tỉnh này. Tuy nhiên, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa không chỉ gần gũi về địa lý, có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, văn hoá và xã hội. Hai tỉnh không những có vị trí địa - chiến lược, nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và đẩy mạnh sự hợp tác, mà còn có lịch sử kết nghĩa với nhau từ những năm 60 của thế kỷ XX. Chính vì vậy, trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, quan hệ giữa hai tỉnh luôn giữ vị trí quan trọng và có tác động to lớn đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của mỗi nước cũng như quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Từ năm 1986 đến năm 2017, theo dòng chảy của quan hệ Lào - Việt Nam, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa không ngừng củng cố, tăng cường “quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện” để giữ vững sự ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, làm tốt công tác biên giới, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác. Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, còn Lào cũng như Việt Nam đang nỗ lực mở cửa để hội nhập khu vực và quốc tế, quan hệ giữa Hủa Phăn và Thanh Hóa có nhiều cơ hội để phát triển, song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Trong tình hình đó, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nâng cao hiệu quả quan hệ chính trị - đối ngoại, an ninh quốc phòng, công tác biên giới, kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế cũng như các lĩnh vực khác đã trở thành nhu cầu cấp bách. Vì vậy, đi sâu làm rõ những cơ sở, nhân tố tác động; thực trạng của quan hệ toàn diện giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017, trên cơ sở đó, rút ra những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục tăng cường sự hợp tác giữa hai bên trong các giai đoạn tiếp theo có ý nghĩa cả về khoa học lẫn thực tiễn. Về khoa học, nghiên cứu quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 không chỉ làm sáng tỏ những nội dung quan trọng trong hợp tác giữa hai bên, mà còn làm phong phú thêm tư liệu cụ thể, minh chứng cho quan hệ hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời kỳ đổi mới. Về thực tiễn, nghiên cứu quan hệ giữa giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa
  4. 2 trong những năm từ 1986 đến năm 2017giúp mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, nhận thức sâu sắc mối quan hệ đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước cũng như hai tỉnh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo của tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa trong việc hoạch định chiến lược hợp tác giữa hai bên những năm tiếp theo cũng như các nhà nghiên cứu, giáo viên và học sinh, sinh viên tìm hiểu, giảng dạy, học tập lịch sử hai nước, hai tỉnh. Với những ý nghĩa nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn (Lào) và tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) từ năm 1986 đến năm 2017” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa từ năm 1986 đến hết năm 2017. Từ năm 1986, Lào, Việt Nam đề ra và bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới đất nước. Năm 2017 đánh dấu 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2017) và 40 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa hai nước (18/7/1977 - 18/7/2017). Đặc biệt, năm 2017 cũng là mốc đánh dấu 50 năm ngày ký thỏa thuận kết nghĩa giữa tỉnh Hủa Phăn tỉnh Thanh Hóa (02/5/1967 - 02/5/2017). Đây là những sự kiện quan trọng, có ý nghĩa đối với quan hệ Lào - Việt Nam nói chung và các tỉnh Hủa Phăn, Thanh Hóa nói riêng. Về không gian, đề tài chủ yếu nghiên cứu các vấn đề diễn ra ở tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. Ngoài ra, để có cứ liệu nhận xét và so sánh, đề tài còn đề cập đến quan hệ giữa một số tỉnh khác của Lào và Việt Nam. Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực: chính trị - đối ngoại; an ninh - quốc phòng và công tác biên giới; kinh tế; văn hóa, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ thực trạng quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017, trên cơ sở đó, rút ra những thành tựu, hạn chế, đặc trưng và một số bài học kinh nghiệm nhằm góp phần tăng cường quan hệ của hai bên trong những năm tiếp theo.
  5. 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ đề tài được xác định như sau: - Phân tích những cơ sở và nhân tố tác động đến quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa. - Phân tích thực trạng quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 trên các lĩnh vực: Chính trị - đối ngoại; an ninh - quốc phòng và công tác biên giới; kinh tế; văn hóa, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác. - Làm rõ những thành tựu, hạn chế; đặc trưng và rút ra một số bài học kinh nghiệm của quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu - Tài liệu gốc: Các văn kiện của Đảng NDCM Lào và Đảng CSVN; các bài viết, bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Lào và Việt Nam; các văn kiện của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017; các hiệp định hợp tác giữa Lào và Việt Nam; các biên bản ghi nhớ, biên bản hội đàm, biên bản làm việc, thỏa thuận giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017; các báo cáo tổng kết, sơ kết quá trình hợp tác giữa các ban, ngành và địa phương của tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa. - Tài liệu tham khảo: Cùng với nguồn tài liệu gốc nêu trên, trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã khai thác các nguồn tài liệu bổ trợ khác như: các công trình nghiên cứu chuyên khảo về Lào, Việt Nam và quan hệ giữa hai nước cũng như quan hệ giữa các địa phương của của hai bên; các tạp chí chuyên ngành; một số báo in, báo điện tử và các trang Website uy tín có liên quan đến đề tài; tài liệu thu thập được qua các đợt điền dã, phỏng vấn sâu.... 4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến luận án chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng CSVN về các vấn đề quốc tế, nhất là quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam về quan hệ Lào - Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, trong quá trình khai thác, xử lý tư liệu, còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, lập biểu đồ, xây dựng biểu bảng, điền dã, phỏng vấn ... 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về quan hệ giữa tỉnh
  6. 4 Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. Nội dung của luận án đã làm sáng rõ những cơ sở, nhân tố tác động, thực trạng quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa, từ đó rút ra đặc trưng, bài học kinh nghiệm của mối quan hệ này. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo của tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Thanh Hóa trong việc hoạch định chiến lược hợp tác giữa hai bên và là tài liệu tham khảo để giảng dạy, học tập lịch sử hai nước, hai tỉnh . 6. Bố cục luận án Ngoài Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Chương 2. Những cơ sở và nhân tố tác động đến quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 Chương 3. Nội dung quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 Chương 4. Nhận xét về quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về Lào, Việt Nam và quan hệ giữa hai nước có đề cập đến sự hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa 1.1.1.1. Các công trình của các tác giả Lào Quan hệ Lào - Việt, Việt - Lào là vấn đề được nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và giới nghiên cứu Lào quan tâm. Có thể điểm qua một số bài viết và công trình nghiên cứu tiêu biếu của các tác giả Lào như: Lịch sử Đảng NDCM Lào của Ban Chỉ đạo lý luận và thực tiễn Đảng NDCM Lào (xuất bản năm 2005); Tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện và liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trong thời kỳ cách mạng mới của Khămtày Xiphănđon, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 1/1995; Gắn bó keo sơn, hỗ trợ vô tư, hợp tác hiệu quả của Buaxỏn Búpphảvăn (Đặc san Báo Thế giới và Việt Nam năm 2007);Đánh giá truyền thống quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam của Thoonglun Xixulít (Tạp chí của Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, số 42, tháng 6 năm 2007); Những nhân tố chi phối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam từ năm
  7. 5 1986 - 2011, Luận án Tiến sĩ của Nhótkhămmani Xuphanuvông, Học viện Ngoại giao, năm 2016. Các bài viết, công trình nghiên cứu tiêu biểu nêu trên chủ yếu đề cập đến quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào - Việt Nam, nhưng cũng đã ít nhiều đề cập đến quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa qua các thời kỳ lịch sử. 1.1.1.2. Các công trình của các tác giả Việt Nam Quan hệ Lào - Việt, Việt - Lào cũng là vấn đề được nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và giới nghiên cứu Việt Nam quan tâm. Trong số các bài viết về quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào - Việt Nam của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam có các bài tiêu biểu như: Mãi mãi trân trọng mối quan hệ chí cốt có ý nghĩa chiến lược Việt - Lào của Đỗ Mười, Tạp chí Cộng sản, số 7 năm 1996; Vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, nở hoa kết trái của Phạm Gia Khiêm, Tạp chí của Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, số 42, tháng 6 năm 2007... Đây là những bài viết về tình hữu nghị đoàn kết, sự gắn bó thủy chung, keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và dân tộc Lào qua các thời kỳ lịch sử cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ này trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.. Đặc biệt, Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã hợp tác biên soạn bộ sách Lịch sử Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007) công trình này gồm có 6 sản phẩm: “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; Lào - Việt Nam 1930 -2007”; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Bài viết của lãnh đạo Đảng, nhà nước; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007)-Văn kiện Đảng và Nhà nước; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào -Việt Nam (1930 - 2007) - Biên niên sự kiện; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam -Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Hồi ký; Sách ảnh tư liệu và bộ phim “Bản anh hùng ca quan hệ Việt - Lào”. Đây là công trình đã được Nhà xuất bản CTQG Sự thật, Hà Nội xuất bản năm 2011, 2012. Giới nghiên cứu Việt Nam cũng đã có nhiều công trình viết về Lào và quan hệ Lào - Việt Nam. Về lịch sử Lào, có các công trình tiêu biểu như: Lịch sử Lào của Trung tâm KHXH & NV Quốc gia, năm 1997; Lịch sử Lào hiện đại (2 tập) của Nguyễn Hùng Phi - Buasi Chalơnsuc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 2006 Về quan hệ giữa Lào và Việt Nam, có các công trình tiêu biểu như: “Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954 - 2000” của Lê Đình Chỉnh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 2007; Vai trò và những đóng góp của cộng đồng người gốc Việt ở Campuchia, Lào, Thái Lan trong giai đoạn hiện nay,
  8. 6 Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2018; Hợp tác và kết nghĩa giữa các địa phương hai nước Việt Nam - Lào: Một hình thức ngoại giao nhân dân hiệu quả của Đỗ Thị Thảo, Tạp chí Cộng sản điện tử, số ra ngày 08/01/2013. Quan hệ Lào - Việt, Việt - Lào cũng là đề tài thu hút nhiều nghiên cứu sinh Việt Nam quan tâm. Cho đến nay, đã có nhiều luận án đề cập đến quan hệ giữa hai nước như: Luận án Tiến sĩ Quan hệ Việt Nam - Lào từ 1975 đến 2005 của Nguyễn Thị Phương Nam, Trường ĐHSP HN, năm 2008; Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của CHDCND Lào trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1975 đến năm 2010” của Uông Minh Long, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2012; Quá trình hợp tác Lào - Việt Nam trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ an ninh của Lào từ 1962 đến 2012 của Lê Quang Mạnh, Học viện KHXH, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, năm 2017. Quan hệ Lào - Việt, Việt - Lào cònlà chủ đề của nhiều hội thảo khoa học ở Lào và Việt Nam. Năm 1991, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tổ chức hội thảo Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt . Năm 1995,Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức hội thảo Tình đoàn kết đặc biệt Việt - Lào. Năm 2002, Viện KHXH Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo Tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào: Truyền thống và triển vọng. Năm 2007,Viện KHXH Việt Nam và Viện KHXH Quốc gia Lào phối hợp tổ chức hội thảo Tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào tại Viêng Chăn.Năm 2017, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viện KHXH quốc gia Lào tổ chức hội thảo 55 năm quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. Cũng trong năm 2017, Trường Đại học Tây Bắc tổ chức Hội thảo kỷ niệm 40 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào 18/7/1977 - 18/7/2017 Các hội thảo khoa học đã đề cập đến quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam từ nhiều góc độ khác nhau. Nhiều bài viết đề cập đến những cơ sở và nhân tố tác động đến quan hệ Lào - Việt Nam. Nhiều bài viết đề cập đến những thành tựu trong quan hệ hợp tác giữa hai nước qua các thời kỳ lịch sử. Một số bài viết lại đi sâu phân tích quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, từ chính trị, an ninh quốc phòng đến kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế.... Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều bài viết đề cập đến quan hệ hợp tác giữa các địa phương của hai nước, trong đó có quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa. 1.1.2. Các bài viết, công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Lào
  9. 7 Đề cập trực tiếp đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả Lào như cuốn: ງຄະນະພັ ກແຂວງຫົ ວພັ ນ(ປີ 1999),ປະຫວັ ດສາດມນເຊ ູ ື້ ອການຕໍ່ ສູ້ ປ ະຕິ ວັ ດອງແຂວງຫົ ວພັ ນ ເຫັຼ້ ມທີ I, ໂຮງພິ ມຈໍ າຫນ່ າຍ ຊໍ າເໜື ອ (Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng tỉnh Hủa Phăn, tập I) do Tỉnh ủy Hủa Phăn chỉ đạo biên soạn, nhà xuất bản Sầm Nưa, năm 1999; Mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các tỉnh Việt Nam của Phankham Viphavan, Đặc san Báo Thế giới và Việt Nam, năm 2007; Tổ chức xã hội truyền thống của người Phu Thay ở tỉnh Hủa Phăn, Luận án tiến sĩ của Khămpheng Thipsmuntaly Trường Đại học KHXH &NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ của Khămpheng Phêngphắcđy, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2018. Các công trình, bài viết nêu trên không chỉ đề cập đến điều kiện tự nhiên, dân cư, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hủa Phăn, mà còn đề cập đến sự hợp tác và giúp đỡ giữa tỉnh nay với một số tỉnh của Việt Nam, nhất là Thanh Hóa. 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam Ở Việt Nam, đề cập trực tiếp đến quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa chủ yếu là các công trình nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh, huyện, lịch sử quân đội và một số luận án tiến sĩ. Về lịch sử Đảng bộ tỉnh, huyện và lịch sử quân đội có các công trình tiêu biểu như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập 1 (1930 - 1954),Nhà xuất bản Thanh Hóa; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập 2 (1954 - 1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,năm 1996; Thanh Hóa với cách mạng Lào và tỉnh Hủa Phăn (1930 - 2010), Nhà xuất bản Thanh Hóa, năm 2012; Quân khu 4 - Lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 2005), Nhà xuất bản QĐND, Hà Nội 2005; Lịch sử Đảng bộ huyện Như Xuân (1949 - 2010), Nhà xuất bản Thanh Hóa, năm 2014; Lịch sử Đảng bộ huyện Thường Xuân (1949 - 2010), Nhà xuất bản Thanh Hóa, năm 2014; Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân, Nhà xuất bản Thanh Hóa - 2010. Trong số các luận án Tiến sĩ nghiên cứu về Lào và quan hệ giữa hai nước, có các công trình sau đề cập đến quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa: Tri thức bản địa của người Thái ở Miền núi Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ của Vũ Trường Giang, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2009; Quan hệ giữa các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay, Khăm Muộn của Lào với Nghệ An, Hà Tĩnh của Việt Nam từ năm 1976 đến năm 2007, Luận án Tiến sĩ của Bùi Văn Hào, Học viện KHXH Việt Nam, năm 2011; Quan hệ Hủa Phăn (Lào) - Sơn La (Việt Nam) từ 1975 đến năm 2012”, Luận án tiến sĩ của Đặng Thị Hồng Liên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2018.
  10. 8 Từ những góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu nêu trên đã bước đầu phác họa cơ sở, thực trạng và những thành tựu của quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa qua các thời kỳ lịch sử 1.2. Nhận xét chung về tình hình cứu nghiên cứu đề tài và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 1.2.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài Từ quá trình tham khảo, phân tích các bài viết, công trình nghiên cứu về quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa trong những năm 1986 - 2017, có thể rút ra một số nhận xét sau: Thứ nhất. về phương pháp tiếp cận:Mối quan hệ Lào - Việt Nam và sự hợp tác giữa các địa phương của hai nước, trong đó có tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa được nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, giới nghiên cứu của hai nước quan tâm. Xuất phát từ những góc độ cụ thể, khi đề cập đến vấn đề này, các tác giả cũng đã có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau. Có nhiều tác giả xuất phát từ góc độ chính trị học, kinh tế học, địa lý học. Nhưng cũng có nhiều tác giả xuất phát từ góc độ sử học để nghiên cứu. Trong số các phương pháp tiếp cận nêu trên, phương pháp tiếp cận từ góc độ sử học được nhiều người quan tâm nhất. Thứ hai, về nội dung nghiên cứu: Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả Lào, Việt Nam và một số nước khác đề cập đến mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam. Một số công trình đã đi sâu nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa các địa phương của hai nước (như quan hệ Hủa Phăn - Sơn La, quan hệ Xiêng Khoảng - Nghệ An, quan hệ Bôlykhăm xay - Hà Tĩnh...). Thông qua các công trình nghiên cứu nêu trên, những cơ sở, nhân tố tác động; thực trạng; thành tựu và hạn chế,... của quan hệ Lào - Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã tương đối sáng rõ. Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 cũng đã có nhiều công trình và bài viết đề cập đến. Tuy nhiên, các bài viết, công trình này chỉ đề cập ở một số khía cạnh cụ thể, chưa làm sáng rõ được đầy đủ các cơ sở và nhân tố tác động; thực trạng quan hệ hợp tác toàn diện; thành tựu và hạn chế; đặc trưng của mối quan hệ giữa hai tỉnh trong thời kỳ đổi mới. Thứ ba, xét riêng trong các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, có thể nhận thấy chưa có công trình nào từ góc độ lịch sử nghiên cứu toàn diện quan hệ tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. Những thành tựu nghiên cứu quan hệ giữa Lào và Việt Nam cũng như quan hệ giữa các địa phương của hai nước, nhất là quan hệ giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn là nguồn tư liệu quan trọng để chúng tôi tham khảo thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
  11. 9 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của những người đi trước, kết hợp với việc khai thác tư liệu từ các trung tâm lưu trữ và tư liệu điền dã, chúng tôi xác định những vấn đề sau luận án cần tập trung giải quyết: Thứ nhất, phân tích những cơ sở và nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa (bao gồm: Cơ sở địa - chính trị, kinh tế; Cơ sở dân cư, văn hóa; Cơ sở lịch sử; Cơ sở lợi ích; Tình hình Lào, Việt Nam và đường lối, chính sách của hai nước trong những năm từ 1986 đến 2017; Tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương đối ngoại của tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017; Bối cảnh quốc tế và khu vực). Thứ hai, bằng các tư liệu, số liệu cụ thể, luận án phục dựng bức tranh quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 (bao gồm các lĩnh vực: Chính trị đối ngoại; An ninh quốc phòng và công tác biên giới; Kinh tế; Văn hóa, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác). Thứ ba, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu nêu trên, luận án khái quát lại một số thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế; đặc trưng; rút ra bài học kinh nghiệm của quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. Chương 2 NHỮNG CƠ SỞ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ GIỮA TỈNH HỦA PHĂN VÀ TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017 2.1. Cơ sở địa - chính trị, kinh tế Tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa có chung đường biên giới dài 192 km. Khu vực giáp giới có11 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Hủa Phăn và 53 bản thuộc 16 xã, 5 huyện của tỉnh Thanh Hóa. Không chỉ gần gũi về địa lý, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa còn có vị trí địa - chính trị, kinh tế chiến lược đối với mỗi nước và đối với bán đảo Đông Dương. Nối liền giữa hai tỉnh có cửa khẩu Quốc tế Nà Mèo và nhiều đường mòn, lối mở, nên Hủa Phăn là cửa ngõ để Thanh Hóa mở rộng giao thương với các tỉnh của Lào và các nước Đông Nam Á khác, còn Thanh Hóa là cửa ngõ để Hủa Phăn nói riêng và các tỉnh của Lào mở rộng giao thương qua biển Đông. 2.2. Cơ sở dân cư, văn hóa Tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa là địa bàn cư trú của nhiều tộc người. Hầu hết các tộc người định cư trên địa bàn ở hai tỉnh đều có nguồn gốc từ chủng Cổ Mã Lai của vùng Đông Nam Á. Chính đều đó đã tạo nên tính thống nhất của con người và văn hóa
  12. 10 khu vực Đông Nam Á nói chung, Lào, Việt Nam nói riêng. Hầu hết các tộc người sinh sống ở hai tỉnh có mối quan hệ gần gũi, thân thuộc, nhất là tộc người Thái. Người Thái ở Thanh Hóa và người Lào Lùm ở Hủa Phăn có chung một nguồn gốc. Tuy chỉ chiếm 7,16% dân số, nhưng địa bàn sinh sống của người Thái ở Thanh Hóa chủ yếu ở các huyện có chung đường biên giới với tỉnh Hủa Phăn. Sự gần gũi về địa lý, sự gắn kết về tộc người, địa bàn sinh sống đan xen, lại cùng khai thác, chia sẻ các nguồn lợi tự nhiên tương đồng là cơ sở để cư dân tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa sớm xác lập mối quan hệ trong lao động sản xuất cũng như trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Mặt khác, cư dân tỉnh Hủa Phăn và cư dân tỉnh Thanh Hóa đều tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Phật giáo, nên có lối sống trọng tình, trọng nghĩa, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống. Tín ngưỡng Phật giáo được bản địa hóa, dung hòa với tín ngưỡng dân giantrở thành nét văn hóa tâm linh độc đáo trong đời sống hằng ngày của cư dân của hai tỉnh. Đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng để cư dân hai bên dễ dàng hiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau trong quá trình hợp tác và phát triển. 2.3. Cơ sở lịch sử Mối quan hệ giữa cư dân tỉnh Hủa Phăn và cư dân tỉnh Thanh Hóa đã được xác lập từ rất sớm, ngay từ buổi đầu dựng nước. Từ đó đến nay, nhân dân hai tỉnh luôn hỗ trợ lẫn nhau trong lao động sản xuất cũng như trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ quê hương, đất nước. Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (năm 1930), nhân dân Hủa Phăn và nhân dân Thanh Hóa đã cùng chung chiến hào để giải phóng dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) Thanh Hóa là căn cứ trực tiếp của cách mạng Lào, chi viện to lớn cho chiến trường và giúp thủ đô kháng chiến Lào (ở Sầm Nưa) phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), cùng với cả nước, nhân dân Thanh Hóa vừa là hậu phương vững chắc cho cách mạng miền Nam, vừa là hậu phương cho cách mạng Lào. Trên nền tảng của tình đoàn kết giữa hai bên, ngày 2/5/1967, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa đã ký kết văn bản, trở thành hai tỉnh kết nghĩa. Những đóng góp cả về sức người lẫn sức của của nhân dân tỉnh Thanh Hóa không chỉ góp phần vào đại thắng mùa Xuân năm 1975 ở Việt Nam, mà còn góp phần vào thắng lợi của cách mạng Lào. 2.4. Cơ sở lợi ích Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa được thực hiện trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên không chỉ góp phần giúp các tỉnh ổn định về chính trị, củng cố, tăng cường an ninh - quốc phòng, mà còn tạo điều kiện giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác.
  13. 11 Riêng trong lĩnh vực kinh tế, kể từ năm 1986 trở đi, với cơ chế hợp tác đôi bên cùng có lợi, các bên đã tạo điều kiện để khai thác thế mạnh của nhau, bổ sung cho nhau trong mọi lĩnh vực, từ nông - lâm nghiệp, công nghiệp, đầu tư, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, thương mại, văn hóa, giáo dục - đào tạo,... 2.5. Tình hình Lào, Việt Nam và đường lối, chính sách của hai nước trong những năm từ 1986 đến 2017 Từ năm 1986 đến năm 2017, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Lào, Việt Nam, nhân dân hai nước đã từng bước thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới. Trong thời kỳ này, tình hình chính trị và trật tự xã hội của Lào và Việt Nam được giữ vững; nền quốc phòng - an ninh được củng cố và tăng cường; từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác phát triển mạnh mẽ… Trong lĩnh vực đối ngoại, Lào và Việt Nam đều thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa; tham gia nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Đặc biệt, hai nước tiếp tục thắt chặt mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện. Quan hệ giữa hai nước được thực hiện thông qua cácbản thỏa thuận ngắn hạn và dài hạn trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi, cùng thúc đẩy hội nhập để nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. 2.6. Tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương đối ngoại của tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 Từ năm 1986 đến năm 2017, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa bước vào quá trình đổi mới toàn diện và đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng. Tình hình chính trị xã hội ở Hủa Phăn và Thanh Hóa được ổn định, an ninh - quốc phòng được đảm bảo. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đóng vai trò chủ đạo và đang phát huy tích cực ở cả hai tỉnh. Chính vì vậy, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác thu được nhiều thành tựu, bộ mặt nông thôn lẫn thành thị có nhiều đổi mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Lào, Việt Nam, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa đã chủ động hội nhập khu vực lẫn quốc tế. Hai tỉnh đã và đang mở cửa để kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư để phát triển sản xuất. Riêng quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa, việc đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện vừa là yêu cầu khách quan của mỗi tỉnh vừa là nhiệm vụ để góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào - Việt Nam. Mặc dù hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa được thực hiện theo cơ chế thị trường, nhưng cả hai bên vẫn giành sự ưu tiên đặc biệt cho nhau. Đây là cơ sở thuận lợi để tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện trong những năm từ 1986 đến 2017.
  14. 12 2.7. Bối cảnh thế giới và khu vực Từ năm 1986 đến năm 2017, tình hình thế giới có nhiềubiến đổi, tác động lớn đến quan hệ Lào - Viêt Nam nói chung và sự hợp tác giữa các tỉnh có chung đường biên giới của hai nước. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu dẫn đến sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta đã làm thay đổi căn bản xu thế trong quan hệ quốc tế, từ đối đầu chuyển sang đối thoại, hợp tác cùng phát triển. Toàn cầu hóa và khu vực hóa đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong quan hệ quốc tế. Xu thế này ngày càng đa dạng về hình thức và tính liên kết ngày càng cao hơn. Cính vì vậy, song song với quan hệ song phương, quan hệ đa phương, đa quốc gia ngày càng được đẩy mạnh. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra như vũ bão làm cho quá trình quốc tế hóa sản xuất ngày càng gia tăng trên phạm vị toàn cầu, làm thay đổi tư duy đối ngoại và phương thức quan hệ giữa các nước cũng như giữa địa phương của các nước. Đây cũng là thời kỳ, nhân loại phải đối mặt với nhiều thách thức, như sự bùng nổ dân số, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…. Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới phải chung tay cùng giải quyết. Ngoài ra, khi tìm hiểu quan hệ Lào - Việt Nam, không thể không nhắc tới sự tác động từ chính sách của các nước lớn, trong đó có Trung Quốc. Trung quốc đang gia tăng ảnh hưởng ngày càng lớn ở nhiều khu vực và quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó có Lào. Điều đó có tác động không nhỏ đến quan hệ Lào - Việt Nam cũng như các địa phương của hai nước. Tiểu kết chương 2 Tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa có vị trí địa - chính trị, kinh tế chiến lược của mỗi nước và bán đảo Đông Dương. Đây không chỉ là địa bàn quan trọng góp phần làm nên những chiến thắng lẫy lừng trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà còn có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Dân cư và văn hóa của 2 tỉnh cũng có nhiều nét tương đồng. Đó là những cơ sở để hai bên xác lập mối quan hệ truyền thống. Mối quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa được xác lập từ rất sớm, phát triển liên tục, ngày càng gắn bó mật thiết. Kể từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời cho đến năm 1975, nhân dân hai tỉnh đã kề vai sát cánh bên nhau, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong những năm từ 1976 đến 1985, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nhất là về kinh tế, nhưng nhân dân hai tỉnh vẫn “chia bùi,sẻ ngọt” cùng nhau để hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định sản xuất và đời sống.
  15. 13 Từ năm 1986 đến năm 2017, mặc dù tình hình thế giới, khu vực có nhiều thay đổi, có nhiều tác động tích cực lẫn tiêu cực đến quan hệ giữa hai bên, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Lào, Việt Nam và trên nền tảng thành tựu của sự nghiệp đổi mới ở hai nước, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội. Có thể nói rằng, trong những năm từ 1986 đến 2017, mặc dù chịu sự tác động của nhiều nhân tố (tích cực lẫn tiêu cực) nhưng dựa trên những cơ sở khách quan lẫn chủ quan vững chắc, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Chương 3 NỘI DUNG QUAN HỆ HỢP TÁC TOÀN DIỆN GIỮA TỈNH HỦA PHĂN VÀ TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017 3.1. Chính trị - đối ngoại Từ năm 1986 đến năm 2017, quan hệ chính trị - đối ngoại giữa tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa tiếp tục được củng cố và tăng cường: Theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Lào và Việt Nam, Hủa Phăn và Thanh Hóa đã thiết lập mối quan hệ chính trị - đối ngoại đặc biệt thông qua các chuyến thăm, cơ chế gặp gỡ làm việc hàng năm của lãnh đạo cấp tỉnh để ký kết các thỏa thuận, chương trình hợp tác dài hạn, hoặc ngắn hạn. Hai bên đã ký kết 7 thỏa thuận hợp tác 5 năm, 31 bản thỏa thuận hợp tác 1 năm, 15 bản thỏa thuận hợp tác 2 năm. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Chính quyền tỉnh Hủa Phăn và UBND tỉnh Thanh Hóa, các ban ngành cấp tỉnh, các huyện có chung đường biên giới giữa hai tỉnh thường xuyên thăm viếng để học tập lẫn nhau và ký kết các biên bản hợp tác. Đặc biệt, các xã, bản và Đồn Biên phòng của các địa phương giáp giới giữa hai tỉnh đã thực hiện chương trình trao đổi thông tin định kỳ 6 tháng/lần. Thông qua chương trình trao đổi định kỳ này, giúp các địa phương giáp biên của hai tỉnh làm tốt công tác an ninh biên giới. Chỉ tính riêng từ năm 2011 đến năm 2015 số lượt các đoàn công tác hai tỉnh gặp nhau lên tới 454 đoàn, gấp gần 4 lần so với giai 2006 - 2010. Có thể nói, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được cơ chế hợp tác khoa học, nghiêm túc, thể hiện sinh động chủ trương “đối ngoại nhân dân” 3.2. An ninh quốc phòng và công tác biên giới 3.2.1. An ninh quốc phòng Hợp tác trong quốc phòng an ninh giữa tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 chủ yếu tập trung vào các nội dung cơ bản như:
  16. 14 - Thực hiện chương trình phối hợp đảm bảo an ninh - quốc phòng và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an ninh khu vực biên giới; sẵn sàng đập tan các hoạt động chống phá, truyền đạo trái phép ở khu vực biên giới giữa hai tỉnh. - Phối hợp trong công tác chống buôn lậu và hàng quốc cấm, phòng chống các tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm ma túy. Chỉ tính từ năm 2011đến năm 2015, lực lượng an ninh hai tỉnh đã phối hợp triển khai 31 nghiệp vụ, 08 chuyên án, phát hiện bắt giữ 32 đối tượng, thu 141,15 kg heroin, 38,82 kg thuốc phiện, 85.685 viên ma túy tổng hợp… thu giữ 59.000 USD, 29.000 bạt Thái. - Duy trì thường xuyên hợp tác đào tạo, huấn luyện kỹ thuật quân sự, hỗ trợ xây dựng vật chất, kỹ thuật phục vụ chiến đấu. 3.2.2. Công tác biên giới Hợp tác trong công tác biên giới giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 tập trung vào các nội dung như: giải quyết tình trạng xâm canh, xâm cư; quản lý người qua lại biên giới; bảo vệ và tôn tạo hệ thống cột mốc giới. Chỉ tính từ năm 2011 đến năm 2015, hai bên đã phối hợp hoàn thành kế hoạch tăng dày và tôn tạo hệ thống quốc giới Lào -Việt Nam khu vực biên giới giữa Hủa Phăn - Thanh Hóa với 88 vị trí/92 cột mốc và 9 vị trí/13 cọc dấu theo đúng kế hoạch, đảm bảo chặt chẽ về pháp lý và thông lệ quốc tế. Công tác quản lý, bảo vệ, giải quyết các vấn đề di cư tựdo, vượt biên trái phép, xâm canh xâm cư, kết hôn trái phép thu được nhiều kết quả. Tình hình trật tự an toàn xã hội - quốc phòng an ninh khu vực hai bên biên giới về cơ bảnổn định. 3.3. Quan hệ kinh tế 3.3.1. Nông - lâm nghiệp Hợp tác trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp giữa tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 tiếp tục được đẩy mạnh và tập trung vào các nội dung như: chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đào tạo cán bộ kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật sản xuất nấm cho các chuyên gia và các hộ nông dân; tổ chức tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi; xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nhất là các công trình thủy lợi; lập dự án phát triển nông thôn ở các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hủa Phăn; xây dựng mô hình nông nghiệp chất lượng cao (như nấm sò, mộc nhĩ); phối hợp quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng cũng như khai thác, chế biến gỗ. 3.3.2. Công nghiệp, đầu tư, xây dựng cơ bản và giao thông vận tải Hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp, đầu tư, xây dựng cơ bản và giao thông vận tải giữa tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 tập trung vào các nội dung như: khảo sát tài nguyên vùng biên giới; phát triển các ngành sản xuất vật
  17. 15 liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lâm sản; triển khai thi công các công trình kết cấu hạ tầng, xây dựng dân dụng, các công trình thủy điện và các tuyến đường giao thông. Nổi bật nhất trong lĩnh vực hợp tác giao thông là hai bên đầu tư nâng cấp tuyến đường Sầm Tớ - Thường Xuân; mở rộng quốc lộ 217 từ quốc lộ 1A đến cửa khẩu Na Mèo, triển khai dự án mở rộng tuyến đường Hồi Xuân - Tén Tằn; lập qui hoạch dự án mở tuyến đường Thanh Hóa - Hủa Phăn - Xiêng Khoảng (từ cửa khẩu Khẹo - Tà Lấu đi huyện Sầm Tớ). 3.3.3. Thương mại Hợp tác thương mại giữa tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 tập trung vào các nội dung như: khảo sát thị trường và ký các hợp đồng trao đổi hàng hóa, vật tư; quản lý hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch qua cửa khẩu trên cơ sở qui định của hai nước; giải quyết những vấn đề liên quan đến thương mại qua đường tiểu ngạch, phối hợp khai thác hiệu quả hoạt động của các chợ biên giới. Với quyết tâm của cả hai bên, nên hợp tác trong lĩnh vực thương mại đạt được nhiều thành tựu, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng (giai đoạn 1996 - 2000 đạt 10.521.000 USD; giai đoạn 2011 – 2015 đạt tới 62.851.597 USD, gấp hơn 3 lần so với giai đoạn 2006 - 2010 và gấp 2,5 lần so với mục tiêu đề ra. 3.4. Hợp tác văn hóa và giáo dục - đào tạo 3.4.1. Văn hóa Hai tỉnh đẩy mạnh giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tăng cường tổ chức các hoạt động kỷ niệm chung nhân các ngày lễ lớn; xúc tiến các hoạt động du lịch, triển khai các hoạt động tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử; tổ chức các tuần lễ văn hóa hữu nghị Thanh Hóa - Hủa Phăn. 3.4.2. Giáo dục - đào tạo Hợp tác văn hóa và giáo dục - đào tạo hai bên tập trung chuyển hướng từ đào tạo trung học phổ thông, sang đào tạo bậc đại học, thạc sĩ, chuyên gia; cùng nhau phối hợp nâng cao chất lượng hợp tác giáo dục giữa Hủa Phăn và Thanh Hóa; phối hợp dạy tiếng Việt và dạy tiếng Lào. Ngoài đào tạo dài hạn theo diện chính quy, từ năm 1986 đến năm 2017, hai tỉnh phối hợp mở thêm các khóa đào tạo lại, các lớp bổ trợ kiến thức, các lớp bồi dưỡng cán bộ ngắn hạn trên các lĩnh vực quản lý; hợp tác hỗ trợ Hủa Phăn xây dựng cơ sở vật chất phục vụ phát triển ngành giáo dục. Từ năm 1986 đến năm 2017 Thanh Hóa đã tiếp nhận và đào tạo cho Hủa Phăn 959 học sinh. 3.5. Hợp tác trong các lĩnh vực khác Trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2017, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp chặt chẽ trong lĩnh vực y tế và các hoạt động khác. Về y tế, hai bên đã hợp tác trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân, nhất là nhận dân
  18. 16 ở khu vực biên giới (từ năm 1992 đến năm 2017, tỉnh Thanh Hóa khám và điều trị cho 15.924 người Hủa Phăn; tỉnh Hủa Phăn khám và điều trị cho 420 người Thanh Hóa); phòng chống dịch bệnh, đầu tư xây dựng các cơ sở y tế… Trong các lĩnh vực khác, hai bên đã hợp tác chặt chẽ công tác chuyên gia; tìm kiếm và cất bốc 1.691 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hi sinh tại Lào. Tiểu kết chương 3 Phát huy truyền thống đoàn kết trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và tinh thần “chia bùi, sẽ ngọt” trong giai đoạn hai nước thực hiện cơ chế quan liêu bao cấp, bước vào thời kỳ đổi mới, trên tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phù Lào, Việt Nam, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa đã tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ năm 1986 đến năm 2017, quan hệ chính trị đối ngoại giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa đã đi vào chiều sâu, tạo điều kiện để hai bên đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác khác. Hợp tác an ninh quốc phòng và công tác biên giới đã góp phần giúp hai tỉnh giữ vững ổn định chính trị, xã hội, hoàn thành tốt nhiệm an ninh biên giới, cơ bản chấm dứt tình trạng xâm canh, xâm cư và hạn chế tối đa tình trạng buôn lậu, buôn hàng quốc cấm qua biên giới. Kinh tế đã trở thành nhiệm vụ trung tâm của quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trong thời kỳ này và đã có nhiều chuyển biến sâu sắc, cả về cơ chế lẫn kết quả. Từ “viện trợ”, giúp đỡ” là chủ yếu, hai bên đã chuyển sang hợp tác theo cơ chế thị trường, đôi bên cùng có lợi. Từ sự hợp tác nhỏ lẻ theo yêu cầu trước mắt của hai bên, đã chuyển sang hợp tác theo các chương trình ngắn hạn và dài hạn. Hợp tác văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế và các lĩnh vực khác giữa hai tỉnh từ năm 1986 đến năm 2017 cũng có nhiều thay đổi và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, khám chữa bệnh và qui tập hài cốt các liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã hi sinh ở Lào. Có thể nói, trong quá trình hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, nhưng cơ bản đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng khẳng định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào - Việt Nam.
  19. 17 Chương 4 NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH HỦA PHĂN VÀ TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017 4.1. Những thành tựu và hạn chế 4.1.1. Những thành tựu chủ yếu Phát huy truyền thống đoàn kết trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc (năm 1975 trở về trước) và những năm đầu xây dựng đất nước (1975 - 1985), từ năm 1986 đến năm 2017, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện về mọi mặt, đưa quan hệ giữa hai bên bước sang giai đoạn mới cao hơn. Trong thời kỳ này, quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng sau đây: 1. Trên tinh thần đường lối đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước Lào, Việt Nam và thông qua chủ trương “đối ngoại nhân dân”, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa đã có bước tiến lớn quan hệ chính trị - đối ngoại. Trong thời kỳ này, hai bên đã ký 7 thỏa thuận hợp tác dài hạn (5 năm), 15 bản thỏa thuận hợp tác 2 năm, 31 thỏa thuận hợp tác 1 năm... Quan hệ chính trị giữa hai bên không chỉ được thực hiện ở cấp tỉnh, các ban ngành, mà còn được triển khai sâu rộng xuống tận các huyện, xã, bản, đồn Biên phòng (thuộc khu vực giáp ranh của hai tỉnh) Thông qua các văn bản thỏa thuận hợp tác cũng như hoạt động hợp tác trong thực tiễn, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn đã đưa quan hệ giữa hai bên ngày càng đi vào chiều sâu, làm cơ sở để đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác khác. 2. Một trong những lĩnh vực quan trọng trong quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam nói chung và các tỉnh có chung đường biên giới giữa hai nước là vấn đề an ninh - quốc phòng và công tác biên giới. Trong lĩnh vực này, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa đã khắc phục mọi khó khăn (đường biên giới giữa hai tỉnh dài 192 km, địa hình hết sức phức tạp, cư dân của hai tỉnh định cư xen cài lẫn nhau…) để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hai bên đã phối hợp chặt chẽ để giữ vững sự ổn định về chính trị và trật tự xã hội khu vực giáp giới; đập tan âm mưu chia rẽ, phá hoại của các lực lượng thù địch; giải quyết triệt để tình trạng xâm canh, xâm cư; giành được nhiều thành tích trong công tác chống buôn lậu, buôn hàng quốc cấm qua biên giới; giác ngộ và nâng cao ý thức bảo vệ biên giới cho nhân dân; giữ vững đường biên giới hòa bình và hữu nghị. 3. Kinh tế là một trong những lĩnh vực trung tâm trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới. Trong lĩnh vực này, sự hợp tác giữa hai bên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân của mỗi tỉnh.
  20. 18 Nét nổi bật nhất trong hợp tác kinh tế giữa tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa trong thời kỳ này là hai bên đã từng bước chuyển từ cơ chế “viện trợ’, “giúp đỡ” sang cơ chế “đôi bên cùng có lợi”. Hợp tác kinh tế giữa hai bên thời kỳ này không chỉ diễn ra trong khuôn khổ nhà nước mà đã có sự tham gia của nhiều doạnh nghiệp tư nhân; không chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực truyền thống mà còn có nhiều lĩnh vực mới; phương thức thức hợp tác cũng hết sức phong phú và đa dạng. Trong hợp tác kinh tế giữa hai bên, lĩnh vực thương mại - đầu tư đã được chú trọng để nhằm khai thác các thế mạnh của nhau. 4. Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác, sự hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa cũng có nhiều đổi mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Trong các lĩnh vực này, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực đã diễn ra thường xuyên, liên tục. Tỉnh Thanh Hóa không chỉ đào tạo cho tỉnh Hủa Phăn hàng nghìn giáo viên, y dược sĩ mà còn mở nhiều khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhiều cán bộ tỉnh Hủa Phăn. Những thành tựu đã đạt được nêu trên tuy còn khiêm tốn, nhưng đã có tác động to lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hủa Phăn cũng như tỉnh Thanh Hóa. Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 đạt được những thành tựu quan trọng nêu trên là do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, trong quá trình hợp tác, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ hai nước. Đặc biệt kể từ năm 1967, được sự đồng ý của Chính phủ Lào và Chính phủ Việt Nam, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa đã kết nghĩa anh em. Đây là nền tảng quan trọng để hai bên đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện, nhất là kể từ khi hai nước thực hiện đường lối đổi mới. Thứ hai, quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa có từ lâu đời, bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc.Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cũng như trong sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước, nhân dân tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa luôn kề vai sát cánh bên nhau để đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thứ ba, từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân hai nước đã thực hiện đường lối đổi mới. Những thành tựu trong công cuộc đổi mới ở Lào, Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng để tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa phát triển về mọi mặt, nhất là kinh tế, từ đó làm cơ sở vững chắc cho sự hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh trong những năm từ 1986 đến 2017.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2