Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Thương nghiệp miền Bắc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965-1975
lượt xem 7
download
Luận án với mục tiêu nghiên cứu nhằm tái hiện quá trình xây dựng nền Thương nghiệp miền Bắc giai đoạn 1965-1975, khi chiến tranh đã diễn ra trên phạm vi cả nước; qua đó, luận án sẽ góp phần làm rõ các đặc điểm, ý nghĩa, kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng nền thương mại trong giai đoạn hiện nay. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Thương nghiệp miền Bắc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965-1975
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM LÊ ĐÌNH TÂN THƯƠNG NGHIỆP MIỀN BẮC VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN 1965 1975 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 62 22 03 13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
- HÀ NỘI 2014 2
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Phạm Xanh 2. PGS, TS Vũ Đức Minh Phản biện 1: PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà Phản biện 2: PGS, TS Vũ Quang Hiển Phản biện 3: PGS, TS Nguyễn Minh Đức Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ cấp Viện. Họp tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam Vào hồi…….giờ…… ngày……tháng…..năm 2014 Có thể tìm hiểu Luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
- 4
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Công cuộc xây dựng và phát triển thương nghiệp miền Bắc Việt Nam từ 1965 1975, diễn ra trong biến động lớn của hoàn cảnh trong nước và quốc tế, Đảng Lao động Việt Nam vừa lãnh đạo tiến hành cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng nền thương nghiệp miền Bắc vừa đáp ứng nhu cầu xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, góp phần đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, giúp miền Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hậu phương l ớn cho ti ền tuyến lớn miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế là một yêu cầu bức thiết. Đó cũng là một thực tiễn vô cùng phong phú, cần đượ c đầu tư nghiên cứu đúng mức để có đượ c sự đánh giá toàn diện, khách quan về thương nghiệp mi ền Bắc trong giai đoạn này. Những thành tựu, hạn chế, thậm chí là thiếu sót, sai lầm của quá trình hoạch định đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện và hoạt động tác nghiệp thương nghiệp của thương nghiệp miền Bắc trong thời gian này cũng sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc xây dựng thương nghiệp về sau. Qua nghiên cứu, Luận án cũng sẽ khái quát được quan điểm và mô hình thương nghiệp Xã hội Chủ nghĩa của các nhà lý luận Mác xít; các quan điểm của Đảng và các nhà lãnh đạo tiêu biểu của Đảng Lao động Việt Nam trong chủ trương, chính sách, chỉ đạo tổ chức và xây dựng thương nghiệp. Quá trình xây dựng nền thương mại hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa đặt ra nhiều vấn đề mới cho ngành thương mại. Thế giới cơ bản đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, toàn cầu hóa kinh tế, hợp tác liên quốc gia đã trở thành xu hướng chủ đạo. Chính vì thế, quan điểm về xây dựng nền thương mại trong bối cảnh cũ đã tỏ ra không còn phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, giá trị thực tiễn của quá trình xây dựng và phát triển thương nghiệp miền Bắc trong 10 năm vừa xây dựng và chiến đấu đã để lại nhiều kinh nghiệm qu ý báu cho công cuộc xây dựng nền thương mại hiện nay, xét trên cả tư duy kinh tế, mô hình tổ chức, hoạt động thương nghiệp và kinh tế đối ngoại. Kinh nghiệm rút ra không chỉ từ thành công mà cả hạn chế, thiếu sót của công cuộc xây dựng, phát triển thương nghiệp trong giai đoạn đó cũng là bài học mà ngày nay chúng ta cần nghiên cứu để tìm ra hướng đi hiệu quả hơn cho nền thương mại Việt Nam. Vì lí do đó nên tôi đã chọn đề tài Thương nghiệp miền Bắc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 1975 làm luận án Tiến sỹ lịch sử. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1.Mục đích 5
- Mục đích của luận án là tái hiện quá trình xây dựng nền Thương nghiệp miền Bắc giai đoạn 1965 1975, khi chiến tranh đã diễn ra trên phạm vi cả nước. Qua đó, luận án sẽ góp phần làm rõ các đặc điểm, ý nghĩa, kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng nền thương mại trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Sưu tầm, hệ thống hóa, phân tích, phê phán tư liệu về quá trình xây dựng và phát triển thương nghiệp miền Bắc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; khái quát một số vấn đề lý luận về thương nghiệp nói chung và thương nghiệp Xã hội Chủ nghĩa nói riêng. Qua đó, một mặt là để hiểu về mô hình xây dựng thương nghiệp của các nước với các thể chế chính trị khác nhau, mặt khác, xác định được cơ sở để nhận định, phân tích, đánh giá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với quá trình xây dựng và phát triển thương nghiệp miền Bắc Việt Nam; Khái quát hoàn cảnh thế giới và trong nước có tác động trực tiếp đến quá trình hình thành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với thương nghiệp, đến quá trình xây dựng nền thương nghiệp miền Bắc Việt Nam; Nghiên cứu quá trình tổ chức xây dựng và phát triển thương nghiệp miền Bắc Việt Nam (1965 1975); Từ thực tiễn lịch sử đó, đánh giá được vị trí, vai trò của thương nghiệp miền Bắc đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước và làm nghĩa vụ quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượ ng Đối tượ ng nghiên cứu của luận án là thươ ng nghiệp miền B ắc Vi ệt Nam. Trong đó, tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Nghiên cứu về quan điểm, chủ trươ ng, chính sách của Đảng và Nhà nướ c về thươ ng nghiệp; t ổ chức và mạ ng lướ i thươ ng nghiệp của mi ền B ắc; ho ạt động thươ ng nghiệp: Bao g ồm c ả N ội th ươ ng và Ngoại thươ ng. Trong đó làm rõ các thành phần kinh t ế thươ ng nghi ệp nh ư thươ ng nghiệp qu ốc doanh, h ợp tác xã mua bán, thươ ng nghiệp tư b ản t ư nhân nhưng chủ yếu t ập trung nghiên cứu về thươ ng nghiệp nhà nướ c; thành tựu và hạn chế của quá trình xây dựng, phát triển thương nghiệp miền Bắc. 3.2. Phạm vi Về nội dung: Các điều kiện tác động đến việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương nghiệp; quá trình xây dựng và phát triển thương nghiệp miền Bắc; các thành tựu, hạn chế của quá trình đó. Trong đó, nội dung trọng tâm vẫn là hoạt động thương nghiệp bao gồm cả nội thương và ngoại 6
- thương. Về thời gian: Từ năm 1965 1975, khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, thương nghiệp xây dựng và phát triển trong điều kiện cả nước có chiến tranh. Về không gian: Không gian hoạt động là miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài hoạt động nội thương diễn ra tại mi ền B ắc thì hoạt động ngoại thương diễn ra ở các nước đối tác trên ba khu vực là các nước Xã hội Chủ nghĩa, các nước Tư bản Chủ nghĩa và Dân tộc Chủ nghĩa. 4. Cơ sở phương pháp luận; Phương pháp nghiên cứu; Nguồn tư liệu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án được xây dựng và đánh giá dựa trên cơ sở lý luận Mác xít về kinh tế nói chung và kinh tế thương nghiệp nói riêng. Quan điểm duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận của tác giả; chủ trương, đường lối của Đảng về cách mạng Việt Nam nói chung và thương nghiệp nói riêng đóng vai trò nền tảng cho tác giả trong việc phân tích và đánh giá vấn đề. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, tác giả có vận dụng phương pháp phân tích, so sánh; phương pháp tổng hợp và phê phán tư liệu. Trong một số phần của luận án, tác giả có sử dụng một số phương pháp của Xã hội học để điều tra, phỏng vấn nhân chứng, phỏng vấn chuyên gia nhằm bổ sung thông tin, tư liệu đối với các mảng còn trống trong việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu của luận án. 4.3. Nguồn tư liệu: Các tác phẩm lí luận của các nhà Mác xít; Hệ thống văn kiện của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh toàn tập; Các bài viết, nói của lãnh tụ, của lãnh đạo Đảng, Nhà nước… Các báo cáo, tổng kết lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia (chủ yếu là từ Trung tâm lưu trữ Quốc gia III Hà Nội), của các Bộ; các viện nghiên cứu kinh tế… là tư liệu quan trọng nhất nhằm tái hiện quá trình xây dựng thương nghiệp ở miền Bắc và là cơ sở để đánh giá những thành tựu, hạn chế; các công trình nghiên cứu liên quan đã xuất bản ở trong và ngoài nước; phỏng vấn nhân chứng, phỏng vấn chuyên gia; các tài liệu khoa học trên Internet, báo chí và các tư liệu khác… 5. Đóng góp khoa học của luận án Tập hợp, hệ thống hóa, phân tích, phê phán tư liệu liên quan đến quá trình xây 7
- dựng và phát triển thương nghiệp miền Bắc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 1975. Tái hiện bức tranh toàn cảnh của thương nghiệp miền Bắc giai đoạn 1965 1975, khi cả nước có chiến tranh, rút ra một số đặc điểm, ý nghĩa và kinh nghiệm. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam giai đoạn này nói chung và lịch sử thương nghiệp miền Bắc Việt Nam nói riêng. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương:Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu; Chương 2: Thương nghiệp miền Bắc trong những năm 1965 1968; Chương 3: Thương nghiệp miền Bắc trong những năm 1969 1975; Chương 4: Đặc điểm, ý nghĩa, kinh nghiệm CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số vấn đề về thương nghiệp 1.1.1. Lý luận về Thương nghiệp Khái niệm về Thương nghiệp Theo Từ điển tiếng Việt, “thương nghiệp” hay“thương mại” đều có nghĩa là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa. Luật Thương mại năm 2005 đã định nghĩa về thương mại như sau: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Luận án này sẽ tập trung nghiên cứu về thương nghiệp trong một giai đoạn đặc biệt của miền Bắc Việt Nam, giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra trên phạm vi cả nước (1965 1975). Trong giai đoạn đó, lý luận về thương nghiệp và các vấn đề liên quan đến thương nghiệp đều chịu sự ảnh hưởng bởi quan điểm của các nhà lý luận Mác xít, cơ bản, có 3 luận điểm cơ bản như sau: Một là, thương nghiệp là hoạt động mua bán, thực hiện quá trình lưu thông do sức sản xuất phát triển và do nhu cầu của xã hội. Hai là, thương nghiệp Xã hội Chủ nghĩa là một loại thương nghiệp đặc biệt, khác nhiều so với tính chất hàng hóa tiền tệ của các nước Tư bản Chủ nghĩa; chỉ trong hoạt động ngoại thương, thương nghiệp mới mang yếu t ố hàng hóa. Ba là, việc mở rộng phạm vi của hoạt động thương nghiệp sẽ kìm hãm sự phát triển của C hủ nghĩa Xã hội. Những quan điểm này, xuyên suốt trong tư tưởng các nhà lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin. Từ đó, việc hoạch định đường lối cho phát triển thương nghiệp ở các nước Xã hội Chủ nghĩa về sau đều bị chi phối bởi tư tưởng này. 8
- Suốt hơn 70 năm xây dựng và phát triển hệ thống X ã hội Chủ nghĩa thực tiễn, trên lĩnh vực lý luận về kinh tế nói chung và thương nghiệp nói riêng, vừa phản ánh quan điểm của các nhà lý luận Mác xít trước đó, vừa có sự tổng kết, rút kinh nghiệm của quá trình các Đảng Cộng sản tổ chức xây dựng nền kinh tế quốc gia, lý luận về kinh tế nói chung và thương nghiệp nói riêng ít nhiều có sự điều chỉnh, bổ sung nhất định. Nhưng xét về cơ bản, các Đảng Cộng sản vẫn giữ nguyên tư duy cũ, tiếp tục áp dụng mô hình quản lý bao cấp nên lý luận về thương nghiệp và mô hình tổ chức không có sự thay đổi lớn nà o. Các quan điểm này, hình thành trước hết là ở Liên Xô, sau đó, cùng với sự mở rộng của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa, đã trở thành quan điểm chi phối trong lý luận, tổ chức thương nghiệp của các nước thành viên. Luận án này, sẽ tiếp cận khái niệm thương nghiệp theo quan điểm được nêu trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, bắt đầu bằng các Nghị quyết của Đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam (9 1960). 1.1.2. Nghiên cứu vấn đề thương nghiệp trong bối cảnh miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1965 1975 Đặt vấn đề nghiên cứ trong bối cảnh cả nước có chiến tranh là hoàn cảnh chi phối toàn bộ các chủ trương, chính sách của miền Bắc Việt Nam thời điểm đó. Thương nghiệp trong bối cảnh đó đóng vai trò như một mặt trận của cuộc kháng chiến, một bộ phận của hậu phương miền Bắc trước khi mang ý nghĩa là một ngành kinh tế. Mặt khác, quá trình xây dựng và phát triển thương nghiệp miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1965 1975 diễn ra trong bối cảnh quốc tế đặc biệt. Thế giới bị phân chia bởi hai khối Đông Tây và hai cực Xô Mỹ. Chiến tranh lạnh biểu hiện của cuộc chạy đua vũ trang và xung đột quốc tế đã tác động đến hầu hết các vấn đề diễn ra trên thế giới suốt nửa sau thế kỷ XX. Cách mạng Việt Nam nói chung và lịch sử quá trình xây dựng, phát triển thương nghiệp miền Bắc giai đoạn này không nằm ngoài sự chi phối của bối cảnh đó. 1.2. Tổng quan các công trình liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về thương nghiệp ở trong nước Công trình liên quan trực tiếp Qua nghiên cứu thấy rằng, đến nay, đã có các công trình chính như sau: Kinh tế thương nghiệp Việt Nam của tác giả Nguyễn Viết Châu, được Nhà Xuất bản Bộ Nội thương ấn hành năm 1963; Kinh tế thương nghiệp Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; Nhà Xuất bản Giáo dục. H. 1963 của Lê Hữu Chỉnh; Kinh tế thương nghiệp Xã hội Chủ nghĩa. H. 1969 của Trường Đại học Kinh tế kế hoạch (tức trường Đại học Kinh tế Quốc dân ngày nay); 30 năm xây dựng và phát triển thương nghiệp X ã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1951 1981. H. 1981 của Bộ Nội thương; 35 năm kinh tế Việt Nam (1945 1980). H. 1980 của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, do GS. Đào Văn Tập chủ biên; 45 năm kinh tế Việt Nam của Viện Kinh tế, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992; Kinh tế 9
- thương nghiệp Việt Nam của GS. Nguyễn Mại. Nhà Xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985; Lưu Văn Đạt: Ngoại thương Việt Nam từ năm 1955 1975, tạp chí Thương mại đăng trong số 9 (2 kỳ) năm 1995… Đối với công trình của Nguyễn Viết Châu và Lê Hữu Chỉnh, được xem như những công trình đầu tiên nghiên cứu về kinh tế thương nghiệp miền Bắc. Các công trình này, được viết ra bởi các nhà hoạch định chính sách và quản lý (bản thân hai tác giả là lãnh đạo cao cấp, trực tiếp quản lý lĩnh vực ngoại thương và nội thương lúc bấy giờ). Ưu điểm là có hệ thống số liệu phong phú và có sức thuyết phục bởi sự gắn bó trực tiếp của tác giả với các vấn đề về lịch sử thương nghi ệp giai đoạn này. Tác giả công trình cũng đã làm rõ các vấn đề lý luận, tổ chức bộ máy và kỹ thuật hoạt động tác nghiệp. Đồng thời, đã trình bày được các hoạt động cơ bản của thương nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu. Việc tiếp cận được các công trình này đã giúp tác giả có cách nhìn nhận toàn diện hơn về không gian tư duy kinh tế và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta bấy giờ về tổ chức, xây dựng thương nghiệp. Có thể nói, đây là những kết quả rất đáng ghi nhận và có ý nghĩa đối với chúng tôi trong việc kế thừa những nghiên cứu ban đầu đối với đối tượng của Luận án. Song, trong các công trình này, các tác giả nhìn chung, chưa thoát ra khỏi những chế định của tư tưởng kinh tế, mô hình kinh tế và tư duy quản lý cũ. Một số nội dung nêu ra trong công trình, ngoài việc đánh giá trên cơ sở lý luận thương nghiệp cũ thì cách tiếp cận nhiều khi mang yếu tố tô hồng thực trạng tình hình. Điều này, ít nhiều có ảnh hưởng đến nội dung khoa học của công trình nghiên cứu đó. Chính vì lý do này, việc tiếp cận và sử dụng tài liệu này sẽ có ý nghĩa nhiều ở sự tham khảo về mặt số liệu (sau kh i đối chiếu với hệ thống số liệu được lưu trữ tại kho lưu trữ quốc gia) và một số vấn đ ề bối cảnh khi đề ra chính sách hơn là tiếp nhận ở cách đánh giá vấn đề. Mặt khác, hai tài liệu này là giáo trình cho các trường thuộc khối kinh tế như trường Kinh tế Kế hoạch, Thương nghiệp Trung ương giảng dạy và học tập nên nội dung mang tính khái quát lý luận, không phải là công trình nghiên cứu chuyên khảo về kinh tế thương nghiệp, đặc biệt là ít tập trung nghiên cứu về thực trạng thương nghiệp miền Bắc. Công trình nghiên cứu có đề cập nhiều nhất đến thương nghiệp có: Lịch sử kinh tế Việt Nam (1945 2000) và Tư duy kinh tế Việt Nam Những chặng đường gian nan và ngoạn mục 19751989 (Nhà Xuất bản Tri thức, H. 2008) đều của tác giả Đặng Phong, ở Viện Kinh tế Trung ương, chủ biên. Đây là hai công trình đã khái quát lịch sử phát triển của tư tưởng kinh tế, hoạt động kinh tế Việt Nam từ khi ra đời cho đến trước thời kỳ đổi mới. Trong đó, cuốn Lịch sử kinh tế Viêt Nam có đề cập khá rõ nét đến thương nghiệp miền Bắc giai đoạn 19651975. Trong tác phẩm này, tác giả Đặng Phong đã có những nghiên cứu khá toàn diện tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam thời kỳ 1954 1975, cả hai miền Nam, Bắc. Trong đó, mảng nghiên cứu về tình hình kinh 10
- tế miền Bắc có thể được coi là công trình toàn diện nhất từ trước đến nay. Thương nghiệp trong tác phẩm đó, được nghiên cứu riêng một chương, trình bày khá toàn diện mọi mặt từ hoàn cảnh tác động, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về thương nghiệp, trình bày hệ thống tổ chức, phân phối, có số liệu của cả nội thương và ngoại thương… Qua chương đó, tác giả của công trình đã thể hiện khá rõ quan điểm cá nhân trong việc đánh giá về những thành tựu, hạn chế của thương nghiệp miền Bắc giai đoạn này. Có thể coi, tác phẩm của Đặng Phong là một trong rất ít công trình nghiên cứu đầy đủ và khách quan nhất về thương nghiệp trong suốt thời kỳ miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung và giai đoạn 1965 1975 nói riêng. Tuy nhiên, do các tài liệu này không phải là công trình chuyên khảo nên lĩnh vực Thương nghiệp chưa được đầu tư nghiên cứu sâu hơn. Hơn nữa, khi thương nghiệp miền Bắc bước vào giai đoạn vừa xây dựng vừa tiến hành kháng chiến chống Mỹ trên phạm vi cả nước thì tính chất kinh tế trong kinh tế thương nghiệp càng ít dần nên tác giả Đặng Phong đã không khắc họa được những tác động mạnh mẽ của hoàn cảnh đối với việc thay đổi đường lối, chủ trương, chính sách, hoạt động đối với thương nghiệp miền Bắc giai đoạn đó. Nói cách khác, thương nghiệp trong cách tiếp cận của tác giả Đặng Phong phần nhiều được nhìn nhận dưới góc độ là một ngành kinh tế hơn là một mặt trận của cuộc kháng chiến. Trong khi đó, cuốn Tư duy kinh tế Việt Nam Những chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975 1989, mặc dù không trực tiếp trình bày về hoạt động thương nghiệp nhưng lại nêu bật khá rõ nét sự thay đổi tư duy kinh tế (trong đó có kinh tế thương nghiệp) của các lãnh đạo cao cấp trong Đảng, các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách trong các Viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ. Qua công trình này, tác giả có thể có được thông tin rất tốt cho việc nhận thức đầy đủ hơn về quan điểm, chủ trương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước lúc bấy giờ về thương nghiệp. Nhờ đó, tác giả thấy và hiểu hơn về những sự trăn trở của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với kinh tế nói chung và thương nghiệp nói riêng. Dường như, lúc đó, chúng ta bị chi phối giữa hai luồng tác động, một bên là quan điểm của các nhà lý luận Mácxít từ nước ngoài, một bên là thực tiễn của công cuộc xây dựng nền thương nghiệp miền Bắc trong bối cảnh cả nước có chiến tranh, đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề mới cần nghiên cứu. Càng nghiên cứu, chúng ta sẽ càng thấu hiểu, cảm thông hơn sự hạn chế không thể tránh khỏi của các nhà lãnh đạo, của những người trực tiếp tổ chức và điều hành hoạt động thương nghiệp (và chắc là cả những cán bộ, nhân viên tác nghiệp trên lĩnh vực đó) trong việc nắm lý luận và vận dụng lý luận đó vào thực tiễn miền Bắc nước ta trong giai đoạn này. 11
- Qua quá trình khảo cứu thấy rằng, các công trình trong nước nghiên cứu về lịch sử thương nghiệp miền Bắc Việt Nam khá khiêm tốn. Có lẽ, vì mục tiêu chiến lược của cả dân tộc Việt Nam trong giai đoạn này là kháng chiến, thống nhất nước nhà nên những mảng về kinh tế không được quan tâm đúng mức. Cho đến sau này, các nghiên cứu về mảng này không có nhiều tư liệu và ít được ưu tiên. Hầu hết những tài liệu ghi nhận được về thương nghiệp giai đoạn này là các hệ thống số liệu gốc từ trung tâm lưu trữ, các công trình nghiên cứu chủ yếu mang tính chất tổng kết một giai đoạn lịch sử nào đó của các nhà lãnh đạo ngành thương nghiệp hơn là những công trình độc lập hay chuyên khảo. Tuy vậy, các công trình này, tuỳ mức độ có liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của luận án. Tác giả đã kế thừa được khá nhiều kết quả nghiên cứu và vận dụng vào việc tái hiện và đánh giá đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như thực tiễn hoạt động của ngành thương nghiệp trong mười năm cuối của cuộc chiến tranh. Công trình liên quan gián tiếp: Tập thể tác giả ở Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã hoàn thiện một công trình nghiên cứu lớn về Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước . Đây là một công trình quy mô, được đầu tư, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Trong đó, tập 4, Cuộc đụng đầu lịch sử, và tập 7, Thắng lợi quyết định năm 1972, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ấn hành năm 2013, ít nhiều đề cập đến lĩnh vực kinh tế nói chung và thương nghiệp nói riêng. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khác như Xây dựng và phát huy sức mạnh hậu phương trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 1975), tài liệu lưu trữ tại Thư viện Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam LA.48 năm 1995, cuốn Tổng kết Hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 1975), Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân. Hà Nội của Tổng Cục Hậu cần (1995), cuốn Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Thắng lợi và bài học của Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, được Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản năm 1995 hay cuốn Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (1995 2000) của Đại học Quốc gia ấn hành năm 2000, cuốn Hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 1975, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2009 của Nguyễn Xuân Tú… có đề cập đến lĩnh vực thương nghiệp miền Bắc Việt Nam giai đoạn này ở những góc độ khác nhau. Trong đó, công trình của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Tú có nhiều số liệu liên quan đến kinh tế, đặc biệt là gắn các số liệu đó với hậu phương miền Bắc trong chiến tranh. Tuy nhiên, rất khó để có thể phân tách được các số liệu kinh tế thương mại với các số liệu chung về hậu phương miền Bắc cung ứng cho miền Nam kháng chiến. Một mặt, bản thân thương nghiệp được coi là một mặt trận của cuộc kháng chiến, nhưng mặt khác, 12
- quan điểm về thương nghiệp lúc bấy giờ có nhiều điểm khác biệt. Thương nghiệp không mang nặng yếu tố buôn bán kiếm lời mà là người nội trợ của toàn xã hội, là kênh huy động nguồn lực và phân phối sản phẩm. Chính vì lẽ đó, một số hàng hóa đặc biệt của quân đội nhưng cũng được nhập cảng về Việt Nam thông qua con đường mậu dịch , vay nợ và viện trợ… Các công trình này, cơ bản đề cập đến thương nghiệp như một phần của hậu phương cách mạng, là một mặt trận của cuộc kháng chiến hơn là xét đến với tư cách là một ngành kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên cũng đã giúp tác giả có được một cái nhìn toàn cảnh hơn về tình hình chung của Việt Nam, trong đó có kinh tế miền Bắc dưới tác động của hoàn cảnh trong và ngoài nước. Tác giả nhận thấy, việc nghiên cứu về thương nghiệp trong giai đoạn này không chỉ là hoạt động nghiên cứu về lịch sử kinh tế thương nghiệp mà phải đặt trong bối cảnh quốc tế và trong nước để thấy sự tác động đến vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của thương nghiệp có sự biến đổi theo yêu cầu của cách mạng Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng. Vì thế, mặc dù không nghiên cứu trực tiếp đến các vấn đề kinh tế thương nghiệp chuyên biệt song các nghiên cứu này đã cung cấp cho luận án một phông tư liệu tổng quan về các mối quan hệ quốc tế, giữa hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam cũng như trong các lĩnh vực của miền Bắc lúc bấy giờ. Thương nghiệp miền Bắc giai đoạn này, với tư cách là một mặt trận của cuộc kháng chiến, sẽ nằm trong chỉnh thể chung đó. Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu của luận án, đặt thương nghiệp trong bối cảnh là một mặt trận của cuộc kháng chiến, phục vụ kháng chiến thì những tư liệu này rất có ý nghĩa. 1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về thương nghiệp miền Bắc Việt Nam ở nước ngoài Các công trình nghiên cứu về thương nghiệp miền Bắc Việt Nam ở nước ngoài rất ít. Có chăng, chỉ là để cập đến một số vấn đề kinh tế hoặc chính sách kinh tế, tài chính, thương mại của các bên liên quan đến cuộc chiến ở Việt Nam thời điểm đó như: AID mission to Vietnam, Financial Management report Book, December 31,1974, prepared by office of the Associate Director; Foreign Aid, War and Economic Development. South Vietnam 19551979. Cambridge University press, 1988. Douglas Dacy; Economic and Financial in Vietnam do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành… Những tài liệu này, phần nhiều là đánh giá hoặc báo cáo tình hình kinh tế của Việt Nam Cộng hòa, các thông tin về kinh tế miền Bắc nói chung và thương nghiệp nói riêng gần như không được đề cập. Riêng cuốn Foreign Aid, War and Economic Development. South Vietnam 1955 1979 của Douglas Dacy là đề cập rõ nhất về tình hình kinh tế miền Nam Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh và vài ba năm sau khi Việt Nam thống nhất. Tuy nhiên, tác giả này cũng chỉ phân tích và cung cấp các số liệu của kinh tế miền Nam và viện trợ của Mỹ là chủ 13
- yếu. Hầu như không tìm thấy các cứ liệu quan trọng nào của thương nghiệp miền Bắc Việt Nam trong công trình này. Giá trị thực sự của những công trình này chủ yếu ở yếu tố tham khảo, so sánh, đối chiếu quy mô nền kinh tế hai miền Nam Bắc trong chiến tranh và mô hình kinh tế nói chung, thương nghiệp nói riêng của mỗi miền. Tác giả cũng đã tiếp cận được một số tư liệu liên quan đến việc thống kê số liệu quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam Cộng hòa với Mỹ cùng giai đoạn luận án nghiên cứu. Những số liệu này được đăng trên các tạp chí chuyên ngành kinh tế và các báo cáo của Bộ Kinh tế dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, nhất là tài liệu của USOM và FEER (các cơ quan chỉ đạo viện trợ của Mỹ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa). Đây sẽ là điều kiện để chúng ta có thể có những so sánh với việc viện trợ của các nước XHCN đối với miền Bắc. Đặc điểm của tài liệu này vừa là số liệu vừa có phân tích của cơ quan quản lý Quỹ nên cũng có thể làm tài liệu tham chiếu. Trên cơ sở đó, đánh giá, phân tích được tính phụ thuộc của nền thương mại hai miền với các nước trong phe. Qua đó, sẽ góp phần giúp chúng ta có điều kiện nhận định khách quan hơn về bản chất của cuộc chiến tranh ở Việt Nam cũng như về thực trạng nền thương mại miền Bắc trong giai đoạn 1965 1975. Chúng tôi cũng đã cố gắng tiếp cận các công trình nghiên cứu về kinh tế, kinh tế thương nghiệp có liên quan ở nước ngoài, cụ thể là ở Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan…nhưng chưa tiếp cận được các tài liệu liên quan. Trong lưu trữ của các nước này, có khá nhiều tài liệu về kinh tế của Đông Nam Á, nhưng rất tiếc, luận án chưa tiếp cận được thông tin nào liên quan đến miền Bắc Việt Nam. Có thể, lúc bấy giờ, do hoàn cảnh chiến tranh và sự đối lập mang tính ý thức hệ, các nhà nghiên cứu nước ngoài khó có cơ hội tiếp cận với kinh tế miền Bắc để nghiên cứu. Mảng tài liệu tiếng Nga, chúng tôi ghi nhận được một số công trình nghiên cứu về miền Bắc giai đoạn đó. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu thống kê một số số liệu liên quan đến việc viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam. Chúng tôi cũng đã sử dụng nguồn tài liệu này vào xây dựng luận án như cuốn Ngoại thương Liên Xô: Tổng kết kế hoạch 5 năm lần thứ 9 và tương lai do Nhà xuất bản Sự thật ấn hành ở Moscow vào năm 1977, hiện đang được lưu trữ tại Thư viện của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Nhưng công trình này, chỉ đề cập đến một phần rất khái lược về quan điểm và số liệu liên quan đến viện trợ và thương mại của Liên Xô đối với Việt Nam. Ngoài ra, chưa tiếp cận được bất kỳ công trình nào của Liên Xô nghiên cứu mang tính chuyên khảo về thương nghiệp (hay rộng hơn là kinh tế) miền Bắc nước ta lúc bấy giờ. Mảng tài liệu tiếng Trung, chúng tôi chưa tiếp cận được công trình liên quan. Hơn nữa, việc tiếp cận nguồn tài liệu tiếng Trung ở Trung Quốc rất khó khăn vì nhiều lí do, đây có thể là một điểm thiếu sót của luận án nhưng chưa có khả năng khắc phục. 1.2.3. Những vấn đề khoa học đã và chưa được giải quyết 14
- Các công trình trên đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau Một là, làm rõ bối cảnh của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam (cả trong nước và quốc tế). Trong đó, các công trình đã nghiên cứu rất rõ những tác động tích cực và tiêu cực của hoàn cảnh đối với cuộc cách mạng của nước ta trong giai đoạn đó. Hai là, các công trình này đã khái quát được quá trình xây dựng, phát triển kinh tế chung của miền Bắc. Trong đó, thương nghiệp với tư cách là một ngành kinh tế cũng được nghiên cứu ở mức độ nhất định (rõ nét nhất là ở công trình của tác giả Đặng Phong). Ba là, một số công trình, các tài liệu còn lại của chế độ cũ, đặc biệt là các báo cáo của nước ngoài, đã cung cấp những thông tin liên quan đến kinh tế miền Nam Việt Nam. Điều này, ít nhiều cho phép chúng ta có những đánh giá khách quan, toàn diện hơn về kinh tế nói chung và kinh tế thương mại của miền Nam nói riêng trong giai đoạn đó. Qua đó, chúng ta sẽ có những đánh giá, so sánh với tình hình thương nghiệp của miền Bắc XHCN. Các công trình trên chưa giải quyết được các vấn đề cơ bản sau Một là, các công trình trên chỉ mới tiếp cận thương nghiệp như một ngành kinh tế đơn thuần, không nghiên cứu được một cách toàn diện thương nghiệp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Hai là, chưa có công trình nào nghiên cứu rõ nét những vấn đề cơ bản của thương nghiệp miền Bắc như: Quan điểm về thương nghiệp và thương nghiệp XHCN; mô hình sở hữu, quản lý, phân phối; mối quan hệ của thương nghiệp XHCN với thương nghiệp TBTD; giữa quản lí nội thương, độc quyền ngoại thương; giữa nội thương và ngoại thương; vai trò của ngoại thương đối với thương nghiệp nói chung và với công cuộc xây dựng CNXH, góp phần đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế như thế nào; Ba là, các công trình cũng chưa chỉ rõ được những thành tựu, hạn chế; đặc điểm, ý nghĩa và kinh nghiệm của quá trình đó. 1.3.4. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, hướng nghiên cứu của Luận án sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Khái quát các quan điểm cơ bản của các nhà lý luận chủ nghĩa Mác Lênin về kinh tế thương nghiệp; Khái quát đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về quá trình xây dựng và phát triển thương nghiệp trong bối cảnh cả nước có chiến tranh; Tập trung nghiên cứu quá trình tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, chính sách Nhà nước về thương nghiệp trên các góc độ từ tư duy kinh tế thương nghiệp, mô hình tổ chức, hoạt động thương nghiệp, nghiên cứu mối quan hệ giữa nội thương và ngoại thương, giữa thương nghiệp Nhà nước với thương nghiệp tư bản tư nhân, xác định vị trí, vai 15
- trò, ý nghĩa của thương nghiệp đối với kháng chiến... Nghiên cứu các nội dung này phải đặt trong bối cảnh thế giới và trong nước giai đoạn 1965 1975 để nhìn nhận và đánh giá khách quan, toàn diện vấn đề nghiên cứu; Qua đó, phải rút ra được đặc điểm, ý nghĩa và kinh nghiệm của quá trình xây dựng và phát triển thương nghiệp miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 1975. CHƯƠNG 2 THƯƠNG NGHIỆP MIỀN BẮC TRONG NHỮNG NĂM 1965 1968 2.1. Hoàn cảnh mới, chủ trương mới 2.1.1. Khái quát tình hình thươ ng nghi ệp mi ền B ắc Vi ệt Nam tr ước năm 1965 Thương nghiệp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 1945 đến 1954: Qua 9 năm kháng chiến, đạt được một số thành tựu nhất định nhưng kết thúc cuộc chiến tranh, về bản chất, thương nghiệp kháng chiến vẫn là thương nghiệp của một nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Thương nghiệp miền Bắc giai đoạn 1954 1964: Sau 10 năm xây dựng thương nghiệp trong điều kiện hòa bình (1954 1964) đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Có thể coi đây là giai đoạn hoàng kim của CNXH ở miền Bắc. Nhờ những năm xây dựng và phát triển toàn diện này, thế và lực của miền Bắc được tăng cường căn bản, chủ động và tự tin tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vào giai đoạn cao trào. Thương nghiệp cũng góp phần đáng kể vào những biến chuyển lớn đó của xã hội miền Bắc. 2.1.2. Hoàn cảnh mới Thế giới: + Chiến tranh lạnh tiếp diễn, chi phối quan hệ quốc tế + Về mô hình kinh tế nói chung và thương mại nói riêng:Năm 1965, Đảng Cộng sản Liên Xô (tháng 3 và tháng 9) đã ra các nghị quyết chuyên đề về chỉ đạo phát triển kinh tế. Đây là tiền đề để thực hiện một cuộc cải cách lớn trong lĩnh vực kinh tế ở Liên Xô bắt đầu từ năm 1965. Tuy nhiên, cơ bản Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp Việt Nam:Để cứu vãn sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam và sự tác động mang tính dây chuyền, Mỹ đã ném bom miền Bắc, chiến tranh lan rộng ra cả nước. Cả nước có chiến tranh là hoàn cảnh chi phối mọi hoạt động của miền Bắc Việt Nam trong đó có thương nghiệp. 2.1.3. Chủ trương mới về thương nghiệp những năm 1965 1968 Tháng 6 năm 1965, Ban Bí thư đã ra chỉ thị Về việc chuyển hướng công tácthương nghiệp trong tình hình mới, chỉ rõ 6 nhiệm vụ lớn: Một là, phục vụ đắc lực việc chuyển 16
- hướng xây dựng kinh tế, phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy mạnh cách mạng khoa học kỹ thuật trong các ngành kinh tế quốc dân và phân công lao động mới trong xã hội cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Hai là, phục vụ tăng cường quốc phòng, phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, ra sức ủng hộ cách mạng miền Nam mọi mặt và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Ba là, góp phần đảm bảo tích lũy Nhà nước để tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa XHCN. Bốn là, phục vụ tốt tiêu dùng trong tình hình mới với phương hướng đảm bảo mức sống giản dị, tiết kiệm thích hợp với thời chiến nhưng vẫn phải chú trọng bồi dưỡng sức lao động sản xuất và chiến đấu. Năm là, phục vụ việc tiếp tục hoàn thành cải tạo XHCN, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, tiếp tục thực hiện cải tạo thương nghiệp tư doanh, kiên quyết chống đầu cơ, tích trữ, củng cố và mở rộng thị trường XHCN thống nhất. Sáu là, góp phần tích cực giải quyết tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế quốc dân, ổn định nền kinh tế trên cơ sở mới, ổn định thị trường, giá cả và tiền tệ. [76;212213] Đảng chủ trương: Các hoạt động thương nghiệp giai đoạn này làm nhiệm vụ hậu cần cho sản xuất, chiến đấu. Các hoạt động xuất khẩu diễn ra ở mức độ vừa phải, các hoạt động ngoại thương chủ yếu là nhập khẩu. Trong các hoạt động nhập khẩu, việc dùng ngoại tệ của Nhà nước để trao đổi, mua bán hàng hóa phải được hạn chế. Đẩy mạnh khập khẩu, trong đó cơ bản là tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước XHCN. Nhiệm vụ của kinh tế đối ngoại nói chung và của ngoại thương nói riêng, trước hết và chủ yếu là tranh thủ tới mức cao nhất viện trợ quốc tế, kịp thời đưa hàng nhập khẩu về nước để tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng, duy trì và phát triển sản xuất, phục vụ chiến đấu, chi viện cho miền Nam. 2.2. Xây dựng thương nghiệp miền Bắc trong những năm 1965 1968 2.2.1. Thương nghiệp miền Bắc trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ Chuyển hướng hoạt động thương nghiệp Cuối năm 1964, ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương ra Nghị quyết 10, Bộ Nội thương và Ngoại Thương đã có nhiều biện pháp đưa nghị quyết vào công tác chỉ đạo, điều hành. Trung ương Đảng có những điều chỉnh hợp lý về thương nghiệp được thể hiện trong Hội nghị lần thứ 11 (1965). Trong đó, qua ý kiến của hai Bộ, Chính phủ đã có chỉ đạo về điều chỉnh kế hoạch, bổ sung hàng nhập khẩu khẩn cấp cho nhu c ầu của cuộc kháng chiến trong tình hình mới; điều chỉnh tăng các chỉ tiêu thu mua; rút hoặc phân tán hàng ở các kho lớn, phân tán về nông thôn, miền núi; đẩy mạnh việc vận chuyển hàng hóa cho Khu 4, Tây Bắc, gấp rút tăng cường lượng dự trữ Nhà nước cho từng vùng, từng tỉnh. Điều chỉnh lại mạng lưới phân phối của mậu dịch quốc doanh, giao thêm nhiệm vụ cho hợp tác xã mua bán để không chỉ phục vụ nhân dân tại chỗ mà còn phục vụ nhu cầu của nhân dân các nơi về sơ tán. 17
- Bước vào năm 1966 1967, Chính phủ chủ trương phải đảm bảo 3 yêu cầu cơ bản sau: “Một là, ra sức động viên mọi lực lượng, phát huy mọi khả năng; đảm bảo yêu cầu của chiến tranh để đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược; hai là, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về đời sống, bồi dưỡng sức dân để sản xuất và chiến đấu lâu dài; ba là, qua sản xuất và chiến đấu, làm cho nền kinh tế của ta thêm lớn mạnh” [23;10]. Tổ chức xây dựng và phát triển thương nghiệp trong tình hình mới Về Nội thương: Bao gồm thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã mua bán và thương nghiệp tư bản tư nhân. Thương nghiệp quốc doanh Với công tác phòng chống chiến tranh phá hoại: Mạng lưới thương nghiệp quốc doanh được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thời chiến. Các cơ sở mậu dịch quốc doanh ở các thành phố, thị xã được di chuyển về khu vực nông thôn và ngoại thành. Ngành thương nghiệp đã phân tán được hệ thống kho tàng, hàng hóa, hạn chế được thiệt hại do địch gây ra. Tính trong thời gian từ 1965 1968, “tổng số thiệt hại do địch gây ra là 26,498 triệu đồng, trong đó 15,343 triệu đồng là tài sản cố định, còn trên 11 triệu đồng là vật tư, hàng hóa và tiền mặt” [35;1]. Đầu vào của thương nghiệp quốc doanh: Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phân phối, thương nghiệp quốc doanh phải gia tăng việc nắm nguồn hàng, tăng tối đa đầu vào cho quá trình cung ứng. Có ba nguồn hàng chủ yếu: Nhập khẩu qua viện trợ, vay nợ và mậu dịch; các xí nghiệp quốc doanh và các cơ sở gia công giao nộp sản phẩm; thu mua nông sản của các hợp tác xã nông nghiệp, nghề cá, muối và HTX tiểu thủ công nghiệp… Đầu ra của thương nghiệp quốc doanh: Có 4 khoản mục chính là cấp phát trực tiếp; bán lẻ theo chế độ cung cấp định lượng; bán lẻ theo chế độ cung cấp không định lượng và bán lẻ bình thường. Hợp tác xã mua bán Hợp tác xã mua bán đóng vai trò là trợ thủ đắc lực của mậu dịch quốc doanh, chịu trách nhiệm bán lẻ ở thị trường nông thôn và các điểm tập trung dân cư ở nông thôn. Sự phát triển của hợp tác xã mua bán phụ thuộc vào sự phát triển của quan hệ sản xuất Xã hội Chủ nghĩa và lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, phụ thuộc vào điều kiện sống và tổ chức lao động ở nông thôn. Đây cũng là quá trình thực hiện phân công lao động hợp lý giữa các hình thức thương nghiệp Xã hội Chủ nghĩa, phát huy được tốt hơn vai trò của từng thành phần trong phục vụ sản xuất và đời sống. Hợp tác xã mua bán trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại có 5 nhiệm vụ chính: Một là, làm đại lý bán hàng công nghiệp cho thương nghiệp quốc doanh ở thị trường nông thôn. Hai là, nhận ủy thác thu mua nông sản, thực phẩm cho thương nghiệp quốc doanh. Ba là, kinh doanh hàng ngoài diện, ngoài mức kế hoạch của Nhà nước, bằng 18
- cách khai thác nguồn hàng tiềm tàng trong nông thôn một cách linh hoạt để bổ sung cho thị trường có tổ chức. Đây là một nhiệm vụ khẩn cấp của hợp tác xã mua bán trong giai đoạn này khi mà việc khai thác nguồn hàng trở thành nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của ngành thương nghiệp. Bốn là, góp phần cải tạo thị trường nông thôn, cải tạo người buôn bán nhỏ. Năm là, cung ứng một phần hàng tiêu dùng cho nhân dân thành phố sơ tán về các xã ở nông thôn. Thương nghiệp tư bản tư nhân và Thị trường tự do Thương nghiệp tư bản tư nhân hoạt động gắn với thị trường tự do. Về mặt lý thuyết, thương nghiệp tư bản tư nhân và thị trường tự do sẽ không thể hiện diện trong thị trường Xã hội Chủ nghĩa. Ở miền Bắc giai đoạn này, mặc dù, Nhà nước cố gắng thắt chặt thị trường tự do, độc tôn thương nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, thị trường tự do, trong đó có chợ, đã xuất hiện trở lại khá phổ biến cả ở nông thôn và thành thị. Thị trường tự do có cơ hội phát triển song hành với hệ thống thương nghiệp quốc doanh và tập thể. Thị trường tự do có hai bộ phần gồm thị trường tự do có tổ chức và thị trường tự do không có tổ chức. Trong thị trường tự do, đặc biệt là thị trường không có tổ chức, tệ đầu cơ, tích trữ hàng hóa diễn ra thường xuyên. Một số mặt hàng thuộc độc quyền quản lý của nhà nước cũng được bán bất hợp pháp tại các chợ này. Về Ngoại thương: Bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu. Phương châm ngoại thương là: Tranh thủ sự giúp đỡ nhưng vẫn phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh.“Chúng ta sử dụng tốt sự giúp đỡ của các nước anh em, đồng thời phải phát huy cao độ tinh thần tự lực cánh sinh để xây dựng một nền kinh tế tự chủ và phải góp phần tích cực của ta vào sự hợp tác của các nước anh em” [66;536]. Hoạt động xuất, nhập khẩu của thương nghiệp miền Bắc trong giai đoạn này do Nhà nước độc quyền; cơ chế xuất nhập khẩu chủ yếu là vay nợ và viện trợ; Nhà nước bao cấp các hoạt động ngoại thương. Hoạt động xuất khẩu: Do chiến tranh phá hoại của Mỹ, sản xuất bị đình đốn và tổn hại nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có chủ trương chuyển dịch kinh tế, tăng cường phát triển các ngành phục vụ trực tiếp cho sản xuất, sinh hoạt và chiến đấu. Do vậy, hoạt động xuất khẩu giai đoạn này bị ngưng trệ. Giá trị xuất khẩu hàng năm bị giảm dần. Năm 1964 xuất khẩu 97,1 tri ệu rúp, năm 1966 xuất khẩu 67,8 tri ệu rúp đến năm 1968 chỉ còn xuất khẩu 42,7 tri ệu rúp [82;498]. Tổng c ộng 4 năm (1965 1968 ) “kim ngạch xuất khẩu đượ c 247 triệu rúp, bình quân mỗi năm đạt 61,8 triệu rúp bằng 73% giai đoạn 19611964 và bằng 105% giai đoạn 19581960. Nếu so v ới kim ngạch xu ất nh ập 19
- khẩu thì bằng 16,5 % và bằng 4% giá trị sản lượ ng công nông nghiệp. Trong đó, tỷ trọng các nhóm hàng hóa: Công nghiệp nhóm A chiếm 19,6% kim ngạch xu ất kh ẩu, công nghiệp nhóm B chiếm 57,6% trong đó thủ công nghiệp trên 33%. Nông sản nguyên dạng chiếm 22,8% kim ng ạch xu ất kh ẩu” [82;499]. Thị trường xuất khẩu bao gồm ba nhóm nước: khu vực 1 (bao gồm các nước Xã hội Chủ nghĩa), khu vực 2 (các nước Tư bản Chủ nghĩa), khu vực 3 là các nước khác. Trong đó khu vực 1 chiếm 80% lượng hàng xuất khẩu. Liên Xô là đối tác xuất khẩu chính của miền Bắc với ½ giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường khu vực 1 và 40% lượng giá trị xuất khẩu của miền Bắc Việt Nam. Về mặt hàng xuất khẩu: bao gồm 3 mặt hàng cơ bản: Công nghiệp A (chủ yếu là khoáng sản), công nghiệp B (thủ công nghiệp và nông lâm sản chế biến), nông sản thô. Trong đó tỷ trọng công nghiệp A và nông sản thô có chiều hướng giảm mạnh. Công nghiệp B tăng nhanh. Nhập khẩu Giai đoạn này, miền Bắc nhập khẩu từ 3 nguồn: Các nước Xã hội Chủ nghĩa, Tư bản Chủ nghĩa và Dân tộc Chủ nghĩa. Trong đó, khu vực các nước Xã hội Chủ nghĩa có Liên Xô, Trung Quốc, CHDC Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungari, Rumani, Triều Tiên, Cu Ba, Mông Cổ… Khu vực các nước Tư bản Chủ nghĩa có Pháp, Nhật, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Na Uy, Tây Đức. Các nước Dân tộc Chủ nghĩa chiếm tỷ trọng không đáng kể. Nhập khẩu lớn nhất là từ các nước XHCN; Trong khối các nước XHCN, Liên Xô và Trung Quốc là hai nước chiếm tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu lớn nhất của miền Bắc Việt Nam (97% lượng giá trị nhập khẩu là từ các nước Xã hội Chủ nghĩa, trong đó riêng Liên Xô là khoảng 40% và Trung Quốc 38% ) [82;482]. Nhập khẩu của miền Bắc bấy giờ, phản ánh rất rõ nét sự phụ thuộc của nền kinh tế của miền Bắc đối với các nước Xã hội Chủ nghĩa khác. Hàng nhập khẩu có 5 nhóm chính là: Nguyên nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng, dụng cụ phụ tùng, thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ. Nhập khẩu hàng nguyên nhiên, vật liệu và hàng tiêu dùng là chủ yếu. Tỷ trọng của hàng tiêu dùng đến năm 1968 đã chiếm 33% lượng giá trị hàng nhập khẩu. Trong khi đó, khác với giai đoạn trước (1960 1964), giá trị thiết bị toàn bộ và kỹ thuật có tăng song tỷ trọng của nó trong nhập khẩu lại giảm mạnh. Kim ngạch xuất nhập khẩu mất cân đối nghiêm trọng. Nhập siêu trở thành căn bệnh mãn tính của nền thương nghiệp miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn này. Đặc biệt, năm 1968, nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu lên đến 12 lần (xuất: 42.900.000 R; nhập: 465.700.000 R). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 307 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn