intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Đấu tranh phòng, chống tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

115
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm học của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Luận án làm rõ tình hình cũng như nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất được các giải pháp phòng, chống có tính khả thi và có hiệu quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Đấu tranh phòng, chống tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THU DUNG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 62 38 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ SỸ SƠN HÀ NỘI - 2016
  2. Công trình được hoàn thành tại Học Viện Khoa Học xã Hội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Sỹ Sơn Phản biện 1: ......................................................................................................... ................................................................................................. Phản biện 2: ......................................................................................................... ..................................................................................................... Phản biện 3: ......................................................................................................... ..................................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học Viện Khoa Học Xã Hội, vào hồi…. giờ…..phút, ngày…..tháng … năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Học Viện Khoa Học Xã Hội
  3. 1 MỞ ĐẦU I.Tính cấp thiết của đề tài Hải Phòng là thành phố cảng và công nghiệp, trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật tổng hợp của Vùng Duyên hải Bắc Bộ, nằm giữa "hai hành lang, một vành đai kinh tế" và cũng là thành phố đứng thứ 3 trong số các tỉnh, thành lớn của Việt Nam. Các đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội như vậy đã góp phần tạo đà cho Hải Phòng phát triển mọi mặt về kinh tế xã hội, mặt khác với sự tăng trưởng mạnh, nhanh cũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến cơ sở hạ tầng giao thông và tình hình an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá cao nên số lượng và mật độ phương tiện lưu thông rất lớn, tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố theo đó diễn biến cũng hết sức phức tạp. Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã và đang tác động tiêu cực đến sự phát triển mọi mặt của thành phố, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, trật tự, an toàn xã hội. Trước hết cần khẳng định rằng, cho đến nay, các công trình nghiên cứu tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm hoặc nghiên cứu ở phạm vi rộng: cả nước hoặc ở phạm vi hẹp hơn: địa bàn cấp tỉnh hoặc cấp huyện. Chưa có công trình nghiên cứu nào ở tầm luận án tiến sĩ nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trong khi đó, hiệu quả phòng, chống tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể không nói đến yếu tố “địa lý học” của tình hình tội phạm này. Vì vậy, một công trình nghiên cứu tội phạm học ở tầm luận án tiến sĩ xuất phát từ nhiều yếu tố, nhất là yếu tố “địa lý học của tình hình tội phạm” phân tích tình hình tội vi
  4. 2 phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố, nguyên nhân và điều kiện cũng như dự báo tình hình tội này trong tương lai để đề xuất các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả là nhu cầu của cuộc sống. Từ những phân tích khái quát trên đây, có thể khẳng định rằng đề tài luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm “Đấu tranh phòng, chống tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu: Luận án đề xuất hệ thống các giải pháp phòng, chống có hiệu quả tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông này trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam. Mô tả, phân tích, đánh giá về nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong 10 năm (2005 - 2014) trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Dự báo tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và đề xuất các giải pháp phòng, chống có hiệu quả tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong những năm tới. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là quy luật phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 2005 đến năm 2014, nhằm tìm kiếm các giải pháp phòng, chống có hiệu quả.
  5. 3 Phạm vi nghiên cứu của luận án: dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm có kết hợp ở mức độ nhất định kiến thức luật hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2005 đến năm 2013. Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Hải Phòng. IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận án sử dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam và của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội phạm, về hình phạt, về phòng, chống tội phạm làm phương pháp luận nghiên cứu. Luận án còn sử dụng cơ sở lý luận về tội phạm học ở trong nước và nước ngoài. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của tội phạm học như quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp, mô tả, thống kê, lịch sử, hệ thống, điều tra xã hội học, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung của đề tài. V. Đóng góp mới của luận án Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm học của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Luận án làm rõ tình hình cũng như nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất được các giải pháp phòng, chống có tính khả thi và có hiệu quả cao. VI. Ý nghĩa của Luận án Về mặt khoa học: Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy,
  6. 4 học tập và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực tội phạm học và khoa học luật hình sự. Về mặt thực tiễn: Nội dung của luận án là cơ sở cho các cơ quan lập pháp xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hình sự chưa hoàn thiện về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân xây dựng và áp dụng các giải pháp phòng, chống có hiệu quả tình hình tội nói trên trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. VII. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương, các tiết. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Công trình nghiên cứu ở ngoài nước: Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu được công bố mà trong quá trình thực hiện đề tài luận án này, tác giả đã tham khảo và chia ra nhóm các quốc gia như sau: Ở Mỹ: Chương trình “State of New Jesey: Light Safety Camera program (An Analysis of New Jesey: Light Safety Camera program, April, 2013) hay bài viết của tác giả John Dunham and Associates, 2012, American Traffic Solutions “Cost – Benefit Analysis. The Impact of Red - Light Safety cameras on Crashes Resulting Savings to Commutions: Methodolygy and Documentation (prepared of ATS American Traffic Solutions)... Những bài viết này đã tập trung phân tích các khía cạnh khác nhau của nguyên nhân và điều kiện của tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông ở Hoa Kỳ, từ đó đề xuất các giải pháp, trong đó đáng chú ý là giải pháp áp dụng hệ thống đèn đỏ - máy quay camera giám sát để khắc phục và hạn chế tai nạn giao thông. Mặc dù không trực tiếp đề cập đến tội vi phạm quy định về điều khiển
  7. 5 phương tiện giao thông đường bộ, song cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của các tác giả nói trên cung cấp cho tác giả cái nhìn tổng thể về ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và nguyên nhân, điều kiện của chúng mà nói khái quát hơn là cung cấp cho tác giả kiến thức về phương pháp giải quyết ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông của nước Mỹ. Ở Pháp: Bài viết của tác giả Laurent Etienne Blais với tựa đề “Accident Analysis and prevention” (2003) tạm dịch là “Nghiên cứu, phân tích tai nạn và cách phòng ngừa”. Từ việc phân tích tai nạn giao thông, nguyên nhân và điều kiện của nó, kết quả của việc triển khai chương trình camera giám sát tốc độ ở Pháp tháng 9 năm 2003. Nguyên nhân và điều kiện của tai nạn giao thông cũng được đề cập nghiên cứu khá sâu trong tác phẩm “The Causes, Ecology and Prevention of Traffic Accidents: With Emphasis Upon Traffic Medicine, Epidemiology, Sociology and Logistics” (1971), tạm dịch là “Các nguyên nhân và phòng ngừa tai nạn giao thông nhìn từ góc độ y học giao thông, dịch tễ học, xã hội học” của tác giả H. J. Roberts. Đây là công trình nghiên cứu công phu mang tính chất đa ngành, liên ngành y học – xã hội học hướng vào lý giải nguyên nhân của tai nạn giao thông và xây dựng các giải pháp khắc phục. Cũng như nước Mỹ, nước Pháp là quốc gia phát triển có hệ thống đường sá tốt do đó để giải quyết những vấn đề về giao thông trong hệ thống quốc lộ, cao tốc…quốc gia này đặc biệt quan tâm tới việc đảm bảo tốc độ, kiểm soát tốc độ để đưa ra những biện pháp xử lý vi phạm giao thông một cách hiệu quả từ đó giảm thiểu, khắc phục ùn tắc vốn là một trong những nguyên nhân có thể gây tai nạn. Tại Châu Á: Trong số những công trình nghiên cứu đã được công bố, đáng chú ý là công trình nghiên cứu của tác giả Gururaj. G có tựa đề “Alcohol and road traffic injuries in South Asia challenges for prevention”, tạm dịch là “Rượu và tai nạn giao thông đường bộ ở Nam
  8. 6 Á: thách thức đối với công tác phòng, chống”, được ông thực hiện dựa theo nguồn (số liệu) của Viện Sức khỏe tâm thần và khoa học thần kinh Bangalore, Ấn Độ. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng tăng cường thực hiện các giải pháp cụ thể, trong đó có giải pháp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và dễ hiểu trong nhân dân về tai nạn giao thông đường bộ ở Ấn độ và các bước ngăn chặn “Steps to be taken for Preventing road accidents in India”. Một trong những công trình nghiên cứu được tác giả luận án này khảo cứu là công trình “Traffic injuries: a new agenda for child health” tạm dịch là “Tai nạn giao thông: một chương trình nghị sự mới cho sức khỏe trẻ em” của các tác giả Qureshi AF, Bose A, Anjum QRoad thuộc Trường Cao đẳng Bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật Pakistan, Karachi, Pakistan. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra hệ thống các biện pháp hạn chế các trường hợp trẻ em tử vong do tai nạn giao thông đường bộ và phương pháp tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông. Những biện pháp mà các tác giả của công trình nghiên cứu trên đây đưa ra được đánh giá là phù hợp với chiến lược 5 năm của WHO về giải quyết tỷ lệ tử vong ở trẻ em do chấn thương bởi tai nạn giao thông đường bộ trên toàn thế giới (the WHO's five - year strategy to address RTIS worldwide), bởi vậy chúng có tính khả thi và hiệu quả cao. Ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương: Tác giả S. P. Kumara – thành viên của nhóm nghiên cứu giao thông vận tải của Khoa kỹ thuật dân dụng và môi trường thuộc Đại học Southampton, Vương quốc Anh và H. C. Chin thuộc Sở Xây dựng, Đại học Quốc gia Singapore, đã phối hợp nghiên cứu và công bố bài viết “Study of Fatal Traffic Accidents in Asia Pacific Countries” tạm dịch là “Nghiên cứu về tai nạn giao thông chết người tại các nước Châu Á Thái Bình Dương”
  9. 7 trên Tạp chí của Ban Nghiên cứu Giao thông vận tải của Viện hàn lâm khoa học Quốc gia Singapore. Bài viết đi sâu phân tích mối liên hệ tương quan giữa tỷ lệ tai nạn giao thông đường bộ gây tử vong ở các nước Châu Á Thái Bình Dương với tình trạng kinh tế xã hội của các nước đó, từ đó tìm ra các yếu tố xác định có thể cung cấp thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và ngân sách cho phát triển. Điều cần nhấn mạnh là các tác giả đã xây dựng “Mô hình của phương pháp phân tích tai nạn” để đưa ra các giải pháp phòng, chống có hiệu quả. Ở Trung Quốc: Trung Quốc cũng đã thành lập Văn phòng quản lý giao thông Bắc Kinh (Beijing traffic management bureau), nơi trao đổi và cung cấp những thông tin cần thiết để đưa ra những biện pháp giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những mục tiêu hành động như: “Năm chấn chỉnh và Ba tăng cường” trong bài viết “China’s road traffic accidents in the first half of 2009” (Tai nạn giao thông đường bộ của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2009) đăng ngày 20/7/2009. Những giải pháp này đã giúp Trung Quốc giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông cũng như xử lý ngay những điểm ùn tắc đem lại hiệu quả trong công tác phòng ngừa tai nạn. Nghiên cứu tình hình tai nạn giao thông ở một số quốc gia ở Tây Thái Bình Dương, Đông Nam Á và Châu Á, Gérard Lautrédou người đứng đầu Hội Chữ thập đỏ Pháp tại Việt Nam đã cho công bố trên Tạp chí quốc tế Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế bài viết“Road safety is no accident” (tạm dịch là An toàn giao thông là không tai nạn), trong đó ông nhận xét và đánh giá một cách tổng thể tình hình tai nạn giao thông tại một số quốc gia ở Tây Thái Bình Dương, Đông Nam Á và Châu Á phân tích nguyên nhân và điều kiện của nó, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp mà mỗi quốc gia cần triển khai để kiềm chế tai
  10. 8 nạn giao thông cho phù hợp với đặc điểm về văn hoá, địa lý tự nhiên của mỗi quốc gia. Từ những nội dung khái quát của những công trình nghiên cứu ở một số nước trên thế giới mà tác giả luận án này có tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận án của mình. Kết quả nghiên cứu cho thấy giao thông cũng như an toàn giao thông là một trong những mối quan tâm hàng đầu, chiến lược phát triển gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Các khu vực, châu lục đều có những đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng và sự phát triển kinh tế ở mức độ khác nhau do đó mỗi quốc gia đều đưa ra nhiều giải pháp mang tính đặc thù để kiềm chế tai nạn giao thông. Các quốc gia này cũng đưa ra những phương hướng phòng ngừa tội phạm về giao thông có kết hợp để vừa phù hợp với đặc điểm của quốc gia mình vừa đảm bảo được tính ổn định phát triển bền vững trong xu thế hội nhập của thế giới. Mặc dù không đề cập nghiên cứu trực tiếp tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, nhưng các kết quả nghiên cứu, nhất là các cách tiếp cận được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của các công trình nghiên cứu được tham khảo nói trên đã cung cấp cho tác giả phần nào cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để nghiên cứu về đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước: Tác giả chia ra thành những nhóm công trình nghiên cứu sau: - Nhóm các công trình nghiên cứu tội phạm học dưới dạng sách chuyên khảo liên quan đến đề tài như cuốn sách “Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tập thể tác giả Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật do TS. Đào Trí Úc làm chủ biên,
  11. 9 được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1994; “Tội phạm học Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn” cũng do tập thể tác giả Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2000; “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” của PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2011. - Nhóm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học là luận văn thạc sĩ: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Ngọ Duy Thi, bảo vệ thành công năm 2008 tại Trường Đại học Luật Hà Nội; Luận văn thạc sĩ “Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: thực trạng và giải pháp” của tác giả Quách Ngọc Tuấn, bảo vệ thành công năm 2004 tại Trường Đại học Luật Hà Nội; Luận văn thạc sĩ “Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” của tác giả Nguyễn Văn Tuấn, bảo vệ thành công năm 2010 tại Viện Nhà nước và pháp luật... Những luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ dưới góc độ tội phạm học trên đây đều gắn việc nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm (cụ thể) với địa bàn nhất định, do vậy cung cấp cho tác giả chẳng những những kiến thức cơ bản về tội phạm học mà còn cả cách tiếp cận thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, cho phép tác giả luận nhìn nhận tính đa dạng, phức tạp, nhiều tầng nấc, cấp độ của tình hình tội phạm vốn được quyết định bởi nguyên nhân và điều kiện của nó. Nội dung đó cũng rất phong phú, đa dạng, nhiều cấp độ cung cấp cái nhìn sát thực tính quyết định về mặt xã
  12. 10 hội của các giải pháp phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông trên địa bàn cụ thể. - Bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu tội phạm dưới góc độ tội phạm học mà tác giả luận án tham khảo, như: “Bàn về nguyên nhân của tình hình tội phạm”của tác giả Trần Hữu Tráng, đăng trên Tạp chí Luật học, số 11 năm 2010; “Tác động của kinh tế thị trường đến tình hình tội phạm và phòng ngừa tội phạm ở nước ta” cũng của tác giả Trần Hữu Tráng, đăng trên Tạp chí Luật học, số 1 năm 2010; “Cơ chế hành vi phạm tội cơ sở để xác định nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tội phạm” của tác giả Phạm Văn Tỉnh đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 1 năm 1996; “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay – Mô hình lý luận”của tác giả Phạm Văn Tỉnh, công bố trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6 năm 2008; “Khái niệm tội phạm và tình hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học” của tác giả Phạm Văn Tỉnh, được công bố trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6 năm 2007… Ở mức độ chuyên môn sâu, các bài viết làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình tội phạm nói chung ở hai cấp độ: nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình tội phạm nói chung và nguyên nhân và điều kiện của tình hình một tội cụ thể nói riêng. Đó chính là những kiến thức chuyên sâu giúp tác giả luận án về mặt phương pháp luận nghiên cứu một hiện tượng xã hội phức tạp, đa dạng, đó là tình hình tội phạm và cố nhiên trong đó có tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng. - Các đề tài nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học, chẳng hạn như Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.04.14 “Tệ nạn xã hội ở Việt Nam: Thực trang, nguyên nhân và giải pháp” Tổng cục cảnh sát nhân dân, Bộ nội vụ (nay là Bộ Công an) thực hiện và bảo vệ thành công năm 1993;
  13. 11 Đề tài khoa học cấp Bộ “Tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” do Bùi Văn Thịnh, Đinh Tuấn Anh và đồng nghiệp thực hiện và bảo vệ thành công năm 1999… Những đề tài khoa học trên đây góp phần giúp tác giả luận án nhận thức sâu sắc hơn nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, phương pháp tiếp cận để lý giải đâu là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Bên cạnh đó còn có một số bài viết đi sâu vào tranh luận tội danh cụ thể, xác định lỗi của tội phạm này như: “Xác định lỗi trong các vụ án tai nạn giao thông” của Lê Văn Luật đăng trên Tạp chí tòa án nhân dân, số 6 năm 2005; “Một số vấn đề về định tội và định khung tăng nặng trong các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” của tác giả Huỳnh Quốc Hùng công bố trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 9 năm 2007; Đề tài cấp bộ “Các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay” do Trương Quốc Giao làm chủ nhiệm năm 2004... Bằng các cách tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự đều hướng vào làm rõ các dấu hiệu cấu thành tội phạm nói chung và của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng, qua lăng kính định tội danh và quyết định hình phạt trong thực tiễn xét xử để tìm ra những thiếu sót, hạn chế của pháp luật quy định xử lý đối những dạng vi phạm trong tội danh này từ đó đề xuất những phương hướng giải pháp hoàn thiện về mặt khoa học pháp lý và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành sao cho đồng bộ, thống nhất dễ dàng áp dụng trong thực tiễn. Những công trình nghiên cứu được khảo cứu trên đây, như đã nhấn mạnh, đã đánh giá thực trạng tai nạn giao thông và những giải
  14. 12 pháp để kiềm chế tai nạn ở phạm vi địa phương, quốc gia và châu lục. Việc khảo cứu những công trình nghiên cứu đó, như đã nhấn mạnh, chẳng những cho thấy bức tranh toàn cảnh về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án này đã được nghiên cứu một cách thấu đáo, được nghiên cứu nhưng chưa đầy đủ cần được bổ sung mà còn đặt ra những vấn đề cần được nghiên cứu. Đối với địa bàn cụ thể, nói ở đây là thành phố Hải Phòng, việc đánh giá tình hình vi phạm giao thông nói chung và tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng; việc xác định nguyên nhân và điều kiện của chúng cũng như việc xây dựng biện pháp phòng ngừa chúng phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, tự nhiên của Hải Phòng. CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2014 2.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam Theo khoản 1, Điều 8 BLHS năm 1999 thì “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Phân tích nội hàm của khái niệm tội phạm trên đây, có thể thấy nhà làm luật nước ta mô tả khái quát các dấu hiệu của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi và tính phải chịu hình phạt. Phân tích khái niệm tội phạm được ghi nhận tại Điều 8 BLHS năm 2015, theo đó “Tội phạm là hành vi
  15. 13 nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”. Có thể thấy nội hàm của khái niệm tội phạm đã được mở rộng về chủ thể của tội phạm, về khách thể bảo vệ của Bộ luật hình sự. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999, nay trong Điều 260 BLHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 được mang tên là Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Theo Điều 260 BLHS năm 2015 “Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Như vậy, theo Điều 260 trên đây phạm vi chủ thể của tội này đã được mở rộng, điều này phù hợp với bản chất của tội phạm, khắc phục được những bất cập hạn chế của pháp luật hình sự về tội đang nghiên cứu. Dĩ nhiên, điều đó cho phép xử lý có hiệu quả hơn những hành vi vi phạm về an toàn giao thông đường bộ mà Bộ luật hình sự coi là tội phạm. Theo lôgic của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng thì khái niệm tội cụ thể nào đó cũng phải hàm chứa các dấu hiệu nói trên. Tuy nhiên, do đặc điểm của tội cụ thể mà cách quy định có khác nhau. Từ nội hàm của quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999 và tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015; Điều 202 BLHS năm 1999 và Điều 260 BLHS năm 2015, có thể xây dựng khái niệm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, theo đó: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, thuộc một trong các trường hợp mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm”. Khái niệm trên đây về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Các dấu hiệu pháp lý trong các yếu tố cấu thành của tội này:
  16. 14 * Khách thể: xâm phạm sự an toàn của hoạt động vận tải giao thông đường bộ, an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tài sản của Nhà nước và của các chủ thể khác trong xã hội. * Mặt khách quan: tội có cấu thành vật chất nên ngoài hành vi khách quan, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả cũng là dấu hiệu bắt buộc phải có trong cấu thành tội phạm này. * Chủ thể: người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và là người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. * Mặt chủ quan: lỗi vô ý ở một trong hai hình thức: lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc lỗi vô ý vì quá cẩu thả. 2.2. Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2005 đến năm 2014 và các thông số của nó. 2.2.1. Phần hiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Phần hiện của tình hình tội này thể hiện ở những thông số về lượng và những thông số về chất của nó. Những thông số về lượng là mức độ (thực trạng) và diễn biến (động thái), còn những thông số về chất là cơ cấu và tính chất của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 2.2.1.1. Mức độ (thực trạng) của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. i. Mức độ tổng quan tuyệt đối: Trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2014 là 787 vụ với 817 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội danh này, tính tròn số trung bình mỗi năm toàn thành phố Hải Phòng xét xử sơ thẩm
  17. 15 78,7 vụ với 82 bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Qua số liệu thấy tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hải Phòng biến động không đều. ii. Mức độ tổng quan tương đối: Theo kết quả tính toán từ số liệu thống kê ta có 4,0% về số vụ và 2,96% về số bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã bị xét xử. Như vậy, xét về tỷ lệ số vụ và số bị cáo phạm tội đã bị xét xử, mức độ của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng là không cao. iii. Mức độ tổng quan so sánh * So sánh trên bình diện quốc gia: Thành phố Hải Phòng có 787 số vụ với 817 bị cáo so với 47.167 vụ án với 48.786 bị cáo/63 tỉnh thành được thống kê về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (chiếm tỷ lệ 1,66% số vụ và chiếm tỷ lệ 1,67% số bị cáo so với tổng số cả nước). * So sánh với một số tỉnh, thành phố: trong số 3 tỉnh, thành phố tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở một số địa danh có vị trí địa lý gần Hải Phòng như: Hải Dương, Quảng Ninh. Qua nghiên cứu và phân tích thấy rằng tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng so với các tỉnh, thành phố nói trên ở mức độ cao hơn nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và có xu hướng giảm dần. 2.2.1.2. Diễn biến (động thái) của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
  18. 16 Qua bảng số liệu thống kê lấy năm 2005 làm năm định gốc (100%) cho thấy, các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có xu hướng giảm dần: từ năm 2005 đến năm 2009 số vụ án giảm nhẹ và có xu hướng giảm sâu trong các năm từ năm 2010 đến năm 2013. Số vụ án được kiểm soát theo tỷ lệ giảm, số người phạm tội cũng theo đó cũng giảm dần. 2.2.1.3. Cơ cấu của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. i. Cơ cấu xét theo phương tiện tham gia giao thông Tổng số 787 vụ án được đưa ra xét xử có 40% số vụ án do xe ô tô, xe container, xe rơ mooc gây tai nạn, 60% do xe mô tô, xe gắn máy gây tai nạn. ii. Cơ cấu xét theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng Tính riêng 6/14 quận, huyện thì các quận, huyện: Thuỷ Nguyên, Hải An, An Dương, Kiến Thuỵ, Vĩnh Bảo, Ngô Quyền, An Lão là những huyện đứng đầu với 543 bị cáo/817 tổng số bị cáo chiếm tỷ lệ 66,4%; các quận, huyện còn lại ở mức độ trung bình và thấp. iii. Cơ cấu xét theo thời điểm phạm tội Thời gian xảy ra tội phạm nhiều nhất là vào khoảng từ 18 giờ đến 24 giờ, từ 6 giờ đến 8 giờ, từ 11 giờ đến 12 giờ. iv. Cơ cấu xét theo tháng xảy ra tai nạn giao thông Các tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4, tháng 7, tháng 9 là những tháng xảy ra tai nạn cao nhất trong năm và cũng là những tháng tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ diễn ra phức tạp. Sở dĩ, các tháng (1, 2, 3, 4) nằm trong dịp tết âm lịch; các (7, 9) là tháng học sinh tập trung khai giảng, tháng chuẩn bị kết thúc năm học và thi đại học.
  19. 17 v. Cơ cấu xét theo mức độ hậu quả xảy ra: Trong 787 vụ án đã xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với số người chết là 826 người, đây là số đã được cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án giải quyết theo con đường tố tụng. Như vậy, còn số người chết do tai nạn giao thông đường bộ không khởi tố hình sự hoặc đã khởi tố nhưng không bắt được đối tượng gây án nằm trong con số người chết là 933 người, tỷ lệ người chết trong trường hợp này chiếm tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ tội phạm ẩn cũng nằm trong số này. vi. Cơ cấu xét theo độ tuổi của người phạm tội Độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, chiếm 65%, ở vào độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi chiếm 23%, từ 45 tuổi trở lên chiếm 7% và dưới 18 tuổi chiếm 5%. Như vậy, nhóm người từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất và duy trì đều trong 10 năm từ năm 2005 đến năm 2014. vii. Cơ cấu xét theo giới tính của người phạm tội Nam giới chiếm tuyệt đại đa số chiếm tỷ lệ 97%, trong khi người phạm tội này là nữ giới chỉ chiếm tỷ lệ 3%. viii. Cơ cấu xét theo nghề nghiệp, thành phần xã hội Tổng số 817 bị cáo bị xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ có 7 trường hợp tái phạm, 10 người phạm tội là lưu manh chuyên nghiệp; 15 người phạm tội là sinh viên; 3 người phạm tội là cán bộ, công chức, viên chức, 1 người phạm tội là Đảng viên, 3 người là cán bộ lãnh đạo cấp huyện trở lên, 2 người là cán bộ cấp xã phường. Đối với những người có thành phần xã hội khác còn lại chiếm 770 bị cáo chủ yếu là những người lao động tự do, làm nghề lái xe... ix. Cơ cấu theo nhóm đối tượng sử dụng rượu bia, các chất kích thích
  20. 18 Lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra, xử lý người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ vi phạm nồng độ cồn hoặc sử dụng ma túy. Trong tổng số 817 bị cáo có 102 bị cáo sử dụng rượu bia, gây tai nạn chiếm tỷ lệ 11%. 2.2.1.4. Tính chất của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2005 đến năm 2014. Thứ nhất, tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng được kiểm soát trong biên độ giao động giảm, nhưng về tính chất, mức độ nghiêm trọng lại có chiều hướng gia tăng. Thứ hai, phương tiện phạm tội chủ yếu là xe mô tô và đặc biệt trên địa bàn thành phố thì “hung thần xa lộ” là xe container có tỷ lệ gây tai nạn cao và mức độ thảm khốc nhất. Thứ ba, độ tuổi của người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ ở Hải Phòng từ 18 đến 30 chiếm 65% so với các lứa tuổi khác. Thứ tư, thời gian xảy ra nhiều vụ tai nạn nhất vào khoảng từ 18 giờ đến 24 giờ, từ 6 giờ đến 8 giờ, từ 11 giờ đến 12 giờ. Thứ năm, hậu quả mà tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra là rất nghiêm trọng. Tỷ lệ người chết do tai nạn giao thông và do hành vi phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ luôn ở mức cao, là nguyên nhân gây tử vong lớn. 2.2.2. Phần ẩn của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2005 đến năm 2014. 2.2.2.1. Phần ẩn của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng do nguyên nhân chủ quan (tội phạm ẩn nhân tạo).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2