intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Nu Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

73
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ, mục đích nghiên cứu của Luận án là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9.38.01.07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2021
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Thương Huyền Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Vào hồi giờ…… phút, ngày…… tháng……… .năm……………….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Vốn có vai trò hết sức quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể hình thành và hoạt động không thể không có vốn. Vốn được hình thành ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp. Theo truyền thống, tài sản dùng để góp vốn thường là các tài sản hữu hình như tiền, nhà xưởng, máy móc… Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao thì bản thân con người càng ý thức được giá trị to lớn của các tài sản vô hình nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng. Mặc dù là một loại tài sản vô hình, nhưng tài sản trí tuệ có khả năng tạo ra những giá trị vật chất to lớn, mang lại sức mạnh và thế cạnh tranh vững chắc cho chủ sở hữu. Những tài sản vô hình hiện nay ngày càng khẳng định vai trò là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị của doanh nghiệp và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp đang đặc biệt hết sức chú trọng đến việc tạo ra các tài sản trí tuệ, cũng như đưa khai thác thương mại quyền SHTT thông qua việc góp vốn thành lập công ty bằng loại tài sản này. Việc đưa quyền SHTT vào góp vốn đã diễn ra rất lâu và trở thành một điều phổ biến ở các quốc gia phát triển. Trong khi đó, ở Việt Nam, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT dù đã được ghi nhận trong pháp luật doanh nghiệp từ những năm 1990, nhưng trong suốt một thời gian dài, số lượng doanh nghiệp nhận góp vốn bằng loại tài sản này trên thực tế rất khiêm tốn, trong đó, chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây cho thấy, hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi và chuyển biến tích cực. Trên thực tế, việc sử dụng quyền SHTT để góp vốn thành lập công ty đang ngày càng diễn ra sôi động. Song có một điều không thể phủ nhận đó là, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam cũng đang gặp không ít bất cập như: khó khăn trong việc xác định tính hợp pháp của hoạt động góp vốn; khó khăn trong định giá quyền SHTT... Bên cạnh đó, nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã hết sức lúng túng 1
  4. khi góp vốn cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ. Trong một thời gian dài, các nhà quản lý, các cơ quan nhà nước cũng đã phải loay hoay để tìm cách giải quyết cho việc góp vốn bằng các nhãn hiệu “Sông Đà” hay nhãn hiệu “Vinashin”. Việc giải quyết đã có lúc rơi vào bế tắc khi thiếu vắng cơ sở pháp lý về góp vốn thành lập công ty bằng loại tài sản này. Trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức hiện nay, nhu cầu góp vốn bằng quyền SHTT ở Việt Nam đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT luôn tiềm ẩn các rủi ro pháp lý đối với cả bên góp vốn và bên nhận góp vốn. Vì vậy, với những đặc tính riêng biệt của quyền SHTT so với những loại tài sản góp vốn khác thì những quy định về góp vốn mang tính chất điều chỉnh chung đối với mọi loại tài sản không thực sự phù hợp. Do đó, với một hành lang pháp lý không đầy dủ, rõ ràng và không mang tính chuyên biệt thì các chủ thể sẽ gặp phải không ít khó khăn trong việc góp vốn thành lập công ty bằng loại tài sản này cũng như sẽ đối diện với không ít các rủi ro. Ở Việt Nam, góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm ở cả khía cạnh kinh tế và pháp lý, tuy nhiên, số lượng công trình nghiên cứu về vấn đề này còn khá khiêm tốn. Vẫn còn không ít vấn đề lý luận và thực tiễn về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT cần được làm rõ hơn, giải quyết sâu hơn, đầy đủ hơn để làm cơ sở cho hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng loại tài sản này cũng như giúp các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tế từ hoạt động này. Từ các phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, mục đích nghiên cứu của Luận án là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam trong thời gian tới. 2
  5. Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu, qua đó xác định những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án; Thứ hai, phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận và lý luận pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT; Thứ ba, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay; chỉ ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; Thứ tư, xây dựng các định hướng; đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT; thực trạng pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam; pháp luật của một số quốc gia về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam Về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối chiếu với một số quốc gia trên thế giới. Về thời gian: Luận án nghiên cứu đề tài trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến nay (từ khi Luật SHTT năm 2005 được ban hành). 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Để làm rõ các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới, 3
  6. xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có phát triển và bảo hộ hợp pháp về tài sản trí tuệ. Ngoài ra, để thực hiện nghiên cứu luận án, tác giả luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống và có độ tin cậy dưới đây: (i) Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích; (ii) Phương pháp so sánh luật học; (iii) Phương pháp hệ thống hóa; (iv) Phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành khoa học xã hội nhân văn. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến vấn đề góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, luận án đã có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau: Thứ nhất, Luận án góp phần hình thành, làm rõ cơ sở lý luận về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT và pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Luận án xây dựng khái niệm cũng như chỉ ra được bản chất của việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT; làm rõ các vấn đề lý luận pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT bao gồm khái niệm, nội dung pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Thứ hai, Luận án đánh giá có hệ thống thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam. Luận án đã phân tích một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT trên các phương diện: hình thức, chủ thể, đối tượng, hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn, định giá quyền SHTT góp vốn và thực hiện góp vốn. Đặc biệt, Luận án đã phân tích và đánh giá những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 có tác động đến vấn đề góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Bên cạnh đó, Luận án đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Thứ ba, luận án đưa ra các định hướng tổng thể và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam. Luận án cập nhật, đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở 4
  7. đó, Luận án đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận về hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT cũng như hoàn thiện lý luận pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Về mặt thực tiễn, Luận án là tài liệu tham khảo cho hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT của các cơ quan Nhà nước, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luận án cũng là nguồn tài liệu hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về vấn đề này trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu 4 chương, bao gồm: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chƣơng 2: Lý luận về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ. Chƣơng 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay. Chƣơng 4 : Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. 5
  8. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu các vấn đề lý luận về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ 1.1.1.1. Nghiên cứu về khái niệm góp vốn và góp vốn thành lập công ty Góp vốn và góp vốn thành lập công ty và góp vốn bằng các hình thức khác nhau đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến dưới nhiều mức độ khác nhau trong các công trình nghiên cứu khoa học. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều nhìn nhận góp vốn và góp vốn thành lập công ty dưới hai khía cạnh kinh tế và pháp lý 3, 14, 16, 19, 22, 28... Về khái niệm góp vốn thành lập công ty, tác giả Phạm Tuấn Anh cho rằng, Góp vốn thành lập công ty là việc tạo lập ra công ty thông qua việc chuyển giao tài sản, tri thức hoặc công sức của người góp vốn để hình thành vốn của công ty 3, tr.15. Còn theo tác giả Đoàn Thu Hồng 22, tr.9, “xét theo phương diện kinh tế, góp vốn thành lập doanh nghiệp được hiểu là những đóng góp mà tổng cộng những phần đóng góp ấy trở thành dấu hiệu đại diện cho số vốn của doanh nghiệp. Thực chất đó là của “hồi môn” mà mỗi thành viên dành cho doanh nghiệp lúc mới thành lập”. Xét theo phương diện pháp lý, hành vi góp vốn thành lập doanh nghiệp được hiểu là việc một tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền hưởng dụng một tài sản vào doanh nghiệp để được hưởng các quyền lợi từ doanh nghiệp sẽ được thành lập. Đó có thể là quyền hưởng lợi tức hoặc quyền điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... 1.1.1.2. Nghiên cứu về khái niệm, đặc trưng, vai trò của góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ. Chủ yếu các công trình nghiên cứu tiếp cận từ các khái niệm góp vốn thành lập công ty và khái niệm quyền SHTT 13, 28, 29, 33. Rất ít tác giả đưa ra trực tiếp khái niệm về góp vốn thành lập công ty bằng quyền 6
  9. SHTT như tác giả Đoàn Thu Hồng 22, Đoàn Thị Dung 16, Nguyễn Quang Duy17. Về đặc trưng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT: Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra một số đặc trưng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm đặc trưng về chủ thể góp vốn; trình tự, thủ tục góp vốn; thời hạn góp vốn; đối tượng góp vốn; định giá quyền SHTT góp vốn; hình thức góp vốn 16, 22 Về vai trò của góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ: Vai trò của tài sản trí tuệ đối với doanh nghiệp đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu đề cập đến [44], 69, 70, 84, 98… Tuy nhiên, việc góp vốn và nhận góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với bên góp vốn và bên nhận góp vốn thì hiện nay gần như chưa có một công trình nào nghiên cứu và lý giải một cách sâu sắc về vấn đề này. 1.1.1.3. Nghiên cứu về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ và các hình thức thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ khác Nghiên cứu về các hình thức thương mại của quyền SHTT có thể kể đến một số các công trình của các tác giả Andrew J.Sheman 1, Gordon V.Smith và Russel L. Parr 93, Tổ chức SHTT Thế giới WIPO 44, Hệ thống trợ giúp về quyền SHTT Châu Âu (The European IPR Helpdesk) 63, 64, tác giả Nguyễn Bá Bình 6, tác giả Lê Nết 29, tác giả Phan Quốc Nguyên 32. Về cơ bản, các công trình nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài đã có sự so sánh, đánh giá về ưu và nhược điểm của các hình thức thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ. 1.1.1.4. Nghiên cứu nội dung pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ Trong phạm vi nghiên cứu của luân án, nội dung pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT chủ yếu tập trung ở một số khía cạnh cơ bản như hình thức góp vốn, chủ thể góp vốn, đối tượng góp vốn, hợp đồng góp vốn, định giá quyền SHTT góp vốn, thực hiện góp vốn. Có rất nhiều các công trình trong nước và nước ngoài nghiên cứu các nội dung pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, trong đó có thể kể đến một số nghiên cứu của các tác giả như Carlos M. 7
  10. Correa 59, tác giả Kamil Idris 69, tác giả Richard H. Kjeldgaard và David R. Marsh 71, tác giả Keith E. Maskus 84, tác giả Lê Nết 29, tác giả Nguyễn Ngọc Xuân Thảo 41, tác giả Phạm Văn Tuyết và Lê Thị Kim Giang 48, tác giả Kiều Thị Thanh 40, Farok J. Contractor 58, European IPR Helpdesk 65, John Tuner 68, David H.Luthy 82, Võ Linh Giang 18, Đoàn Văn Trường 46], Herry N. Butler 56, Michael Klausner 85, Ngô Huy Cương 12.. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu của các tác giả thường tập trung vào một vài khía cạnh của nội dung pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ 1.1.2.1. Nghiên cứu về thực trạng pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ Về hình thức góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ: Mặc dù, trong các công trình nghiên cứu trực tiếp về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT không nói rõ và cũng phân tích, đánh giá về các hình thức góp vốn, tuy nhiên, qua việc nghiên cứu có thể nhận thấy có hai phương thức góp vốn cơ bản được các tác giả đề cập đến đó là góp vốn theo hình thức chuyển nhượng quyền SHTT và góp vốn theo hình thức chuyển quyền sử dụng quyền SHTT 14, 16, 22, 25, 42. Về chủ thể góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT Hiện nay, trong các công trình nghiên cứu trực tiếp nội dung về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT vẫn còn chưa thống nhất về nội dung liên quan đến chủ thể có góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ. Có tác giả cho rằng, chỉ có chủ sở hữu quyền SHTT mới có quyền sử dụng quyền SHTT để góp vốn 22. Bên canh đó, có tác giả lại cho rằng, không chỉ có chủ sở hữu quyền SHTT mới có quyền sử dụng quyền SHTT để góp vốn thành lập công ty mà một số các chủ thể khác như chủ thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp và chủ thể nhận chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ 16, tr.45. 8
  11. Về đối tượng góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ góp vốn Về đối tượng góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT hiện nay vẫn còn có một số quan điểm chưa thực sự thống nhất. Có tác giả cho rằng, quyền SHTT góp vốn chỉ có thể là các quyền tài sản, còn các quyền nhân thân thì không thể góp vốn 22. Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng, không chỉ có quyền tài sản mà ngay cả quyền nhân thân gắn với tài sản (quyền công bố tác phẩm) cũng có thể sử dụng để góp vốn thành lập công ty 16. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều thống nhất với quan điểm, quyền SHTT chỉ có thể góp vốn khi quyền đó có thể chuyển giao 16, 22, 14, 36. Vì vậy, quyền SHTT không được chuyển giao hoặc hạn chế chuyển giao thì không thể góp vốn hoặc việc góp vốn phải đảm bảo điều kiện của việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. Về định giá quyền SHTT góp vốn thành lập công ty Có nhiều phương pháp định giá quyền SHTT được các nhà nghiên cứu đưa ra, có thể kể đến các công trình của các cá nhân, tổ chức bao gồm Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO) 44, tác giả David H.Luthy 82, tác giả Kelvin King 70...Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan về định giá như quyền định giá và trách nhiệm pháp lý khi định giá sai quyền SHTT đã được đề cập đến trong công trình nghiên cứu của một số tác giả như tác giả Võ Linh Giang 18, tác giả Nguyễn Quang Duy 17, tác giả Hoàng Lan Phương 34, tác giả Dương Thị Thu Nga 30. Về thực hiện góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT Hầu hết các công trình nghiên cứu về góp vốn ít nhiều đều có đề cập đến trình tự, thủ tục trong đó có đề cập đến vấn đề thực hiện góp vốn thành lập công ty nói chung và góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT nói riêng 3, 14, 16, 22, 28. Về hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn bằng quyền SHTT Hợp đồng góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT được đề cập đến trong một số các công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau 12, 13 14, 16, 22, 25, [56]... Về cơ bản, các công trình nghiên cứu đã 9
  12. chỉ ra những nội dung cần có của hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn bằng quyền SHTT bao gồm các thông tin cơ bản của tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn, giá trị tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn, quyền và nghĩa vụ của các bên,... 1.1.2.2. Nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam Theo tác giả Phạm Đức Quảng 36, Luật doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ đã thừa nhận việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, thực tế các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là các công văn do cơ quan thuế ban hành lại không thừa nhận việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ. Nói về thực tiễn góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, tác giả Tạ Thị Thanh Thủy 42 nhận định rằng thực tế giám sát cho thấy nhiều thương hiệu nổi tiếng đã được định đoạt tương đối dễ dàng nhưng không theo một quy tắc nào cả và thường là do quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt giá trị doanh nghiệp. Theo tác giả Đoàn Thu Hồng 22, ở Việt Nam hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu và quyền sử dụng nhãn hiệu đang được diễn ra phổ biến và sôi động hơn cả. Còn hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu đối với các đối tượng là các giải pháp kỹ thuật hay các quy trình chưa được phổ biến. Tác giả Hoàng Lan Phương 35 đã nhấn mạnh các vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý khi góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó tác giả đặc biệt lưu ý đến khả năng doanh nghiệp có thể mất nhãn hiệu khi góp vốn bằng nhãn hiệu và vấn đề doanh nghiệp sẽ gặp phải nếu muốn giảm vốn điều lệ. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ Để có thể đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT phù hợp đòi hỏi phải xác định được các định hướng tổng thể phù hợp với các thể chế, chính sách, cũng như sự phát triển của kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu gần như chưa đề cập đến vấn đề này. Chủ yếu, trong hầu hết các 10
  13. công trình nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay đều trực tiếp đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ. Vấn đề hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT được đưa ra trong các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung ở một số nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, về đối tượng góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT; Thứ hai, về định giá quyền SHTT sử dụng để góp vốn; Thứ ba, về thực hiện góp vốn bằng quyền SHTT. 1.1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu Qua việc nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài “Góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, tác giả có một số đánh giá như sau: Thứ nhất, đã có một số lượng lớn các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở nhiều phương diện và nội dung tiếp cận khác nhau. Thứ hai, một số vấn đề đã được các công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện, đạt được sự thống nhất cao và đề tài có thể tiếp thu mà không cần trở lại để phân tích, làm sáng tỏ thêm. Thứ ba, dù có một số lượng khổng lồ các công trình nghiên cứu có liên quan, tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT trên cả phương diện lý luận, thực tiễn. 1.1.5. Những vấn đề luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu Trong phạm vi của luận án, tác giả tiếp tục nghiên cứu và tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT theo quy định của pháp luật, bao gồm: (i) Nghiên cứu các vấn đề lý luận về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT bao gồm xây dựng khái niệm góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT phù hợp với bản chất và đặc trưng của tài sản góp vốn; nhận diện bản chất của hành vi góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT thông qua việc so sánh góp vốn bằng các loại tài sản khác và các hoạt động thương mại hóa quyền SHTT. (ii) Làm rõ nội dung pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT bao gồm các hình thức góp vốn; chủ thể góp vốn; đối tượng 11
  14. góp vốn; hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn; định giá quyền SHTT góp vốn; thực hiện góp vốn. (iii) Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện pháp luật Vệt Nam về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT; chỉ ra các ưu điểm và hạn chế cũng như nguyên nhân. (iv) Đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT trên cơ sở thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật. 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 1.2.1. ý thuyết nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài luận án, tác giả sử dụng các lý thuyết nghiên cứu sau đây: lý thuyết về tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp; lý thuyết về góp vốn trong kinh doanh; lý thuyết về quyền sở hữu trí tuệ; lý thuyết về quyền tự do kinh doanh. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT là gì? Vì sao phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT? Nội dung pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT như thế nào? Giả thuyết nghiên cứu: Nhận thức lý luận về bản chất và vai trò của góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự đầy đủ và thống nhất. Cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, theo đó nội dung pháp luật phải chứa đựng các nội dung cần thiết để đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền khai thác thương mại đối với tài sản trí tuệ của chủ thể quyền SHTT cũng như hạn chế các rủi ro trong việc khai thác thương mại loại tài sản này. Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT như thế nào? Thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT gặp những thuận lợi và khó khăn gì? 12
  15. Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật Việt Nam đã chứa đựng một số các nội dung cơ bản điều chỉnh hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Tuy nhiên, pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT còn thiếu sót và chưa thực sự phù hợp với thực tiễn cũng như yêu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, khiến cho việc thực hiện pháp luật trên thực tế gặp phải những khó khăn, vướng mắc. Câu hỏi nghiên cứu 3: Cần những định hướng và giải pháp như thế nào để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay? Giả thiết nghiên cứu: Hoàn thiện pháp luật là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay trên cơ sở thực trạng pháp luật cũng như nhu cầu, dự báo về việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT và sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Việc xây dựng định hướng và giải pháp hoàn thiện cần dựa trên cơ chế, chính sách quốc gia liên quan đến SHTT, sự phát triển của kinh tế - xã hội cũng như đặc trưng của tài sản góp vốn nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất; tính khả thi của pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế. 13
  16. Chƣơng 2 LÝ LUẬN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2.1. Lý luận về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ 2.1.1. Khái niệm góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ 2.1.1.1. Khái niệm góp vốn thành lập công ty Góp vốn thành lập công ty có thể hiểu là việc các chủ thể thỏa thuận đóng góp tài sản của mình để hình thành công ty, nhằm đổi lấy quyền sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu đối với công ty. 2.1.1.2. Khái niệm góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ Góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT được hiểu là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, chủ sở hữu quyền SHTT chuyển giao các quyền tài sản của mình trong phạm vi thời gian và không gian được bảo hộ để đổi lấy quyền chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu đối với công ty sẽ thành lập. 2.1.2. Đặc trưng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ Thứ nhất, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT là một hình thức góp vốn bằng quyền tài sản. Thứ hai, đối tượng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT là một loại tài sản vô hình. Thứ ba, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT bị giới hạn bởi phạm vi không gian và thời gian. Thứ tư, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT luôn bị hạn chế về tỷ lệ vốn SHTT trong tổng số vốn góp. Thứ năm, việc định giá tài sản góp vốn thành lập công ty là quyền SHTT khó có thể áp dụng các phương pháp của định giá các tài sản hữu hình và khó có thể định giá một cách chính xác quyền SHTT góp vốn. 14
  17. Thứ sáu, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT chịu sự điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật SHTT. 2.1.3. So sánh góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT với góp vốn thành lập công ty bằng các loại tài sản khác Góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT là một trong các hình thức góp vốn được pháp luật hầu hết các quốc gia công nhận. Tuy nhiên, xuất phát từ các đặc trưng của đối tượng góp vốn là quyền SHTT mà hình thức góp vốn này có những điểm khác biệt so với góp vốn thành lập công ty bằng các đối tượng tài sản khác bao gồm: hình thức, đối tượng góp vốn, thời hạn góp vốn, phạm vi không gian góp vốn, chuyển giao tài sản góp vốn. 2.1.4. So sánh góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ với các hình thức khai thác thương mại khác của quyền sở hữu trí tuệ (i) So sánh góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ theo hình thức chuyển quyền sở hữu và chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ (ii) So sánh góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ theo hình thức chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với li –xăng đối tượng SHTT và nhượng quyền thương mại 2.1.5. Vai trò của góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ Thứ nhất, việc ghi nhận góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT sẽ thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ. Thứ hai, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường của chủ thể kinh doanh mới và khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài của các chủ thể kinh doanh. Thứ ba, sử dụng quyền SHTT để góp vốn thành lập công ty vừa là hình thức khai thác thương mại hiệu quả quyền SHTT, đồng thời sẽ giúp cho việc phát triển đối tượng quyền SHTT cũng như làm tăng giá trị của quyền SHTT. 2.2. Lý luận pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ 2.2.1. Khái niệm pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ. 15
  18. Pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn thành lập công ty”. 2.2.2. Nội dung pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ Với mục đích, yêu cầu điều chỉnh hoạt động góp vốn này, pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT phải chứa đựng các nội dung cơ bản sau: (i) Các hình thức góp vốn; (ii) Chủ thể góp vốn; (iii) Đối tượng góp vốn; (iv) Hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn; (v)Định giá quyền SHTT góp vốn. (vi) Thực hiện góp vốn. 16
  19. Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Thực trạng pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 3.1.1. Quy định về hình thức góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ 3.1.2. Quy định về chủ thể góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ. 3.1.2.1. Quy định về bên góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ Để góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, bên góp vốn phải thỏa mãn hai điều kiện sau: Thứ nhất, tổ chức, cá nhân góp vốn không thuộc các trường hợp không được quyền góp vốn. Thứ hai, chủ thể góp vốn phải là chủ sở hữu hợp pháp của quyền SHTT góp vốn: 3.1.2.2. Quy định về bên nhận góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ Trong hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, bên nhận góp vốn chính là công ty sẽ được hình thành từ thỏa thuận góp vốn của các thành viên, cổ đông góp vốn. 3.1.3. Quy định về đối tượng góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ. Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020 đều quy định tài sản góp vốn có thể là quyền SHTT. Tuy nhiên, nếu như Luật Doanh nghiệp 2014 quy định “ Tài sản góp vốn là giá trị quyền sở hữu trí tuệ” thì Luật Doanh nghiệp 2020 lại xác định “tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ”. 3.1.4. Quy định về hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. 17
  20. 3.1.5. Quy định về định giá quyền sở hữu trí tuệ góp vốn Thứ nhất, về chủ thể định giá quyền sở hữu trí tuệ Thứ hai, về các phương pháp định giá quyền sở hữu trí tuệ Thứ ba, trách nhiệm của thành viên, cổ đông sáng lập trong trường hợp định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá 3.1.6. Quy định về thực hiện góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ 3.1.6.1. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn * Thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn * Thời hạn chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn 3.1.6.2. Trách nhiệm do không thực hiện góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ theo cam kết 3.1.6.3. Trách nhiệm của thành viên góp vốn khi quyền sở hữu trí tuệ góp vốn không thuộc sở hữu hợp pháp của chủ thể góp vốn do văn bản bằng bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ bị hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ 3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay So với các hình thức góp vốn thành lập công ty bằng các loại tài sản khác, góp vốn bằng quyền SHTT là một hình thức góp vốn chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Với những đặc trưng của quyền SHTT, việc sử dụng loại tài sản này cũng khá hạn chế khi góp vốn thành lập công ty. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT đã có những thay đổi tích cực. Cụ thể, phạm vi đối tượng sở hữu trí tuệ góp vốn đang ngày càng được mở rộng hơn. Không chỉ dừng lại ở các đối tượng như sáng chế, nhãn hiệu mà các đối tượng khác như phần mềm máy tính, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng cũng được các chủ thể quyền SHTT sử dụng để góp vốn. Song song với việc mở rộng về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ góp vốn, các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ cũng đã được mở rộng hơn. Thay vì sử dụng quyền SHTT để góp vốn thành lập các công ty trong các ngành nghề, lĩnh vực đặc trưng trong hoạt động kinh doanh thương mại, 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2