BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ TƯ PHÁP<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI<br />
<br />
NGUYỄN HẢI NINH<br />
<br />
KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ<br />
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT<br />
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Luật Kinh tế<br />
Mã số: 62 38 01 07<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
Hà Nội, 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Văn Tuyến<br />
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Vân<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Nguyễn Am Hiểu<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh<br />
<br />
Phản biện 3: TS.Vũ Văn Cương<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp<br />
trường, họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội, vào<br />
hồi…..….ngày…….. tháng…….. năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
1. Thư viện Quốc Gia;<br />
2. Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội<br />
<br />
1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007,<br />
chính thức có hiệu lực từ 01/01/2009 và được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2012; Quá trình này<br />
không chỉ đánh dấu sự hoàn thiện trong hệ thống pháp luật thuế mà còn thể hiện bước đổi mới quan<br />
trọng trong tư duy lập pháp ở Việt Nam theo hướng ngày càng tiệm cận với thông lệ quốc tế. Việc triển<br />
khai Luật thuế TNCN vào thực tiễn cuộc sống đã bước đầu góp phần kiểm soát được các nguồn thu<br />
nhập của người dân, tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng có một công cụ hữu hiệu để kiểm tra,<br />
kiểm soát thu nhập của dân cư.[VN1] Trải qua 6 năm thực hiện Luật thuế TNCN đã thu được những<br />
thành tựu và kết quả đáng khích lệ; trong công tác quản lý thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thông tin người<br />
nộp thuế (NNT) đã được xây dựng; số lượng NNT được cấp mã số thuế cá nhân (MSTCN) cùng với số<br />
tiền thuế TNCN thu được qua mỗi năm đều tăng cao; về cơ bản, các khoản thu nhập từ tiền công tiền<br />
lương đã được kiểm soát …. Tuy nhiên, tỷ lệ thất thoát NSNN do chưa thể kiểm soát được nguồn thu<br />
của cá nhân người nộp thuế TNCN vẫn còn không nhỏ. Trên thực tế, các cơ quan chức năng ở Việt<br />
Nam mới chỉ có thể kiểm soát thu nhập (KSTN) của những người làm công ăn lương có thu nhập rõ<br />
ràng, ổn định thông qua cơ quan chi trả thu nhập, còn một số lượng không nhỏ những cá nhân kinh<br />
doanh ẩn thuế, tránh thuế do pháp luật thuế TNCN hiện tại mới chỉ có thể kiểm soát được các khoản<br />
thu nhập trên bảng lương (thu nhập danh nghĩa) mà chưa thể kiểm soát được tổng nguồn thu (thu nhập<br />
thực tế) của NNT. Thực tế này cho thấy hiện đang tồn tại một khoảng trống lớn trong các quy định<br />
pháp luật về kiểm soát thu nhập cá nhân (KSTNCN). Dù còn nhiều vấn đề gây tranh cãi xung quanh<br />
việc thực thi đạo luật này nhưng có lẽ việc KSTN của cá nhân NNT như thế nào để khắc phục tình<br />
trạng trốn, lậu thuế để xác định đúng mức thuế phải nộp nhằm thu đúng, thu đủ số thuế TNCN và đảm<br />
bảo công bằng giữa những NNT vẫn là vấn đề nổi cộm nhất, cần được nghiên cứu một cách thấu đáo.<br />
Những lý do nêu trên cho thấy sự cấp bách và cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề<br />
KSTNCN của người nộp thuế TNCN, dưới cả hai giác độ lý luận và thực tiễn pháp lý. Xuất phát từ<br />
nhận thức như vậy, NCS cho rằng với việc lựa chọn vấn đề “Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế<br />
trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ<br />
là thực sự cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
NCS tiến hành phân tích, đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về mặt lý luận và thực<br />
tiễn những vấn đề pháp luật về KSTN của người nộp thuế TNCN ở Việt Nam; đưa ra được những luận<br />
giải khoa học để xác định được hướng tiếp cận phù hợp đối với pháp luật về KSTNCN trong các hướng<br />
tiếp cận khác nhau hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về KSTN của người nộp thuế<br />
TNCN để từ đó tìm kiếm các giải pháp phù hợp hoàn thiện pháp luật về KSTN của người nộp thuế<br />
TNCN ở Việt Nam.<br />
Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận án được đặt ra nghiên cứu cụ thể các vấn<br />
đề: Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về KSTN của NNT trong quá trình thực<br />
hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam; Thứ hai, đánh giá tính hiệu quả của các quy định hiện hành về<br />
KSTNCN trong thực tiễn thi hành pháp luật thuế TNCN thông qua phân tích thực trạng pháp luật và<br />
thực tiễn áp dụng pháp luật thuế TNCN thời gian qua, trên cơ sở so sánh, đối chiếu với kinh nghiệm<br />
KSTN của NNT theo pháp luật một số nước. Từ đó tìm ra biện pháp KSTNCN phù hợp và hiệu quả đối<br />
<br />
2<br />
<br />
với Việt Nam trong điều kiện hiện tại; Thứ ba, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế<br />
KSTN của NNT TNCN ở Việt Nam trên cả hai phương diện: (i) hoàn thiện cơ sở pháp lý; (ii) tổ chức<br />
thực hiện pháp luật vì mục tiêu phòng, chống thất thoát thuế, trốn thuế, lậu thuế TNCN đảm bảo nguồn<br />
thu cho NSNN và đảm bảo sự công bằng giữa những NNT ở Việt Nam.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Về đối tượng nghiên cứu của đề tài: Luận án tập trung nghiên cứu các quan điểm lý luận về<br />
KSTN của NNT [vt2]trong pháp luật thuế TNCN và các quy định pháp luật có liên quan; các quy định<br />
pháp luật về KSTNCN của Việt Nam và của một số quốc gia phát triển; thực tiễn pháp luật về KSTN<br />
của NNT trong quá trình thực thi pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam.<br />
Về phạm vi nghiên cứu của đề tài: Vấn đề KSTNCN là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành<br />
và lĩnh vực khác nhau như: Kinh tế học, tài chính học và luật học. Trong lĩnh vực luật học, vấn đề<br />
KSTNCN cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành luật khác nhau như: luật kinh tế; luật hành<br />
chính công, công pháp quốc tế. Tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành luật kinh tế, phạm vi nghiên cứu<br />
của đề tài này tập trung vào các vấn đề pháp luật về KSTN của người nộp thuế [vt3]TNCN ở Việt Nam.<br />
Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật về KSTNCN của người nộp thuế<br />
TNCN, để từ đó đánh giá được thực trạng KSTN của NNT TNCN ở Việt Nam. Những quy định pháp<br />
luật nghiên cứu thuộc pháp luật về thuế TNCN, bao gồm luật về nội dung là luật thuế TNCN và luật về<br />
thủ tục là luật quản lý thuế; các quy định pháp luật có liên quan về: Ngân hàng, tín dụng, thuế tài sản,<br />
thanh toán KDTM, trả lương qua tài khoản … Về không gian[vt4], luận án sẽ giới hạn tập trung chủ yếu<br />
nghiên cứu các quy định pháp luật trong nước, bên cạnh đó tham khảo nghiên cứu một số quy định về<br />
KSTNCN ở nước ngoài, phân tích, bình luận các quy định này để rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết<br />
cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về KSTN của người nộp thuế TNCN ở Việt Nam; Về<br />
thời gian, luận án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về KSTN của NNT hiện hành, qua đó<br />
làm cơ sở đánh giá chính xác thực trạng pháp luật về KSTN của người nộp thuế TNCN ở Việt Nam. Để<br />
đảm bảo tính khả thi cho các kiến nghị, luận án cũng nghiên cứu quá trình thực hiện những quy định về<br />
KSTN của NNT trong thực tiễn cuộc sống.<br />
4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu<br />
Về phương pháp tiếp cận: Luận án tiếp cận nghiên cứu vấn đề KSTNCN từ góc độ pháp luật<br />
kinh tế. Là công trình nghiên cứu khoa học mang tính lý thuyết pháp lý và ứng dụng về KSTNCN qua<br />
phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam qua đó đề xuất những giải<br />
pháp phù hợp nhằm KSTNCN của NNT [vt5]<br />
Về phương pháp nghiên cứu: Là một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý, để đạt<br />
được mục tiêu nghiên cứu, NCS đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu phù hợp với yêu cầu<br />
của đề tài như: phương pháp hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp; luật học so sánh; thống kê…Các<br />
phương pháp này được vận dụng để nghiên cứu làm rõ từng nội dung cụ thể, nhằm đạt được những<br />
nhiệm vụ đã xác định của luận án.<br />
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án<br />
Là công trình nghiên cứu về một chủ đề mới và chuyên sâu của khoa học pháp lý, luận án có<br />
những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau:<br />
Thứ nhất, về mặt lý luận. Luận án đã góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về KSTN của NNT<br />
trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN như: Từ những cách tiếp cận khác nhau để nghiên cứu<br />
bản chất của KSTN, luận án đã (i) xây dựng được khái niệm về KSTNCN bao quát đầy đủ các dấu hiệu<br />
<br />
3<br />
<br />
cũng như phương thức thực hiện của KSTNCN; (ii) Nhận diện và làm rõ những vấn đề thuộc bản chất<br />
pháp lý về KSTNCN; (iii) Nhận diện và xác định rõ pháp luật về KSTN của người nộp thuế TNCN là<br />
một bộ phận quan trọng cấu thành của pháp luật quản lý thuế TNCN; Nhận diện và làm rõ các bộ phận<br />
cấu thành pháp luật về KSTNCN; (iv) Nhận diện và chỉ rõ các phương thức KSTNCN của NNT ở Việt<br />
Nam; (v) Làm rõ các yếu tố chi phối, tác động đến pháp luật về KSTNCN của NNT trong quá trình<br />
thực thi pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam;<br />
Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án chỉ ra những thành tựu đạt được và làm rõ những bất cập, hạn<br />
chế trong thực tiễn KSTNCN của NNT ở Việt Nam; chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các<br />
hạn chế đó. Đây là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về KSTNCN của<br />
NNT ở Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tiễn trong nước.<br />
Thứ ba, luận án đề xuất được định hướng và các giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật<br />
về KSTN của NTT phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam; đảm bảo yêu cầu kiểm soát nguồn thu<br />
và chống thất thoát thuế. Các giải pháp này tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: ban hành một đạo<br />
luật riêng về KSTNCN của NNT; áp dụng biện pháp KSTN của NNT thông qua tài khoản cá nhân duy<br />
nhất tại ngân hàng gắn liền với MST cá nhân NNT; KSTNCN thông qua quy định hạn mức thanh toán<br />
bằng tiền mặt và TTKDTM; KSTNCN thông qua khấu trừ tại nguồn tại đơn vị chi trả thu nhập;<br />
KSTNCN thông qua hệ thống quản lý thông tin dữ liệu NNT tập trung; KSTNCN thông qua quy định<br />
nghĩa vụ giải trình và chứng minh thu nhập đối với cá nhân NNT…<br />
Thứ tư, những phát hiện, đóng góp mới của luận án còn thể hiện ở chỗ, đây cũng là công trình<br />
khoa học đầu tiên ở cấp độ luận án tiến sĩ Luật học nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về<br />
vấn đề KSTNCN của người nộp thuế TNCN ở Việt Nam cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn<br />
pháp lý.<br />
Thứ năm, Các kết quả nghiên cứu và kết luận khoa học trong luận án có thể coi là nguồn tư liệu<br />
tham khảo cho các cơ quan chức năng trong hoàn thiện pháp luật về KSTNCN người nộp thuế ở Việt<br />
Nam.<br />
6. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được thiết kế gồm 4<br />
chương như sau:<br />
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.<br />
Chương 2: Những vấn đề lý luận về kiểm soát thu nhập cá nhân và pháp luật về kiểm soát thu<br />
nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân.<br />
Chương 3: Thực trạng kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp<br />
luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.<br />
Chương 4: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá<br />
trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.<br />
<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br />
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài<br />
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới<br />
Trên thực tế, những công trình có đề cập đến các vấn đề về KSTNCN không nhiều; trong đó, có<br />
<br />