Tóm tắt Luận án tiến sĩ Luật học: Lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư: Áp dụng đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Luật học: Lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư: Áp dụng đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TRẦN THỊ HỒNG NHUNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ QUỐC GIA TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ: ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2019
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VŨ HOÀNG Phản biện 1: PGS.TS Lê Mai Thanh Phản biện 2: PGS.TS Tăng Văn Nghĩa Phản biện 3: TS. Nguyễn Thái Mai Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội Vào hồi …giờ….ngày…tháng …năm……. Có thể tìm hiểu Luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế là xu hướng tất yếu đang diễn ra, có tác động mạnh mẽ tới các chủ thể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Thực tế, xu hướng này không chỉ tạo ra sự liên kết chặt chẽ ngày càng sâu và rộng giữa các chủ thể với nhau mà còn hình thành môi trường cạnh tranh gay gắt ở phạm vi quốc tế, tạo ra thách thức không nhỏ cho các chủ thể. Trong bối cảnh đó, đầu tư quốc tế, một trong những hoạt động kinh tế trọng yếu, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của điều kiện của hội nhập, cạnh tranh, khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu. Kể từ cuổi những năm 1990 trở lại đây, đã có nhiều tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư quốc tế, đặc biệt là tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, một loại hình tranh chấp có tính chất đặc thù so với những tranh chấp khác phát sinh trong lĩnh vực này, do một bên trong tranh chấp là quốc gia tiếp nhận đầu tư, chủ thể bị kiện có tư cách pháp lý đặc biệt. Vì vậy, giải quyết tranh chấp này trở thành một trong những vấn đề đặt ra cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư khi xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đầu tư quốc tế. Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, đầu tư quốc tế, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ngày càng có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trong những năm gần đây.Trước tình hình đó, quốc gia tiếp nhận đầu tư đều đã nhận thấy sự cần thiết phải xem xét lại hệ thống chính sách pháp luật đầu tư quốc tế về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Bảo đảm phòng ngừa và giải quyết có hiệu quả tranh chấp sẽ vừa có ý nghĩa đối với các chính sách mở cửa thị trường, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xây dựng uy tín, hình ảnh quốc gia trong các quan hệ đầu tư quốc tế vừa đảm bảo lợi ích người dân, quốc gia. Xuất phát từ tính chất của hoạt động đầu tư quốc tế nên loại hình tranh chấp này phổ biến xảy ra giữa các nhà đầu tư ở các quốc gia phát triển với bên tiếp nhận đầu tư là các quốc gia đang phát triển. Do đó, Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác sẽ vừa phải bảo đảm xây dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài vừa phải có những điều chỉnh, giải pháp phù hợp trong giải quyết các vấn đề liên quan tới loại hình tranh chấp này. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, Việt Nam không những phải thực hiện cam kết trong hệ thống các hiệp định đầu tư trước mà còn phải thực hiện những thỏa thuận trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Cụ thể, nước ta đã tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EVFTA) và gần đây là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
- 2 Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó có những cam kết rất chặt chẽ về tự do hóa và bảo hộ đầu tư nói chung và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư nói riêng. Trước tình hình trên,việc nghiên cứu đề tài “Lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư: Áp dụng đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đồng thời đây cũng thực sự là vấn đề cần thiết đặt ra cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay. . 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện mục đích trên, Luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Phân tích các vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư như khái niệm, đặc điểm của loại hình tranh chấp này, nguyên nhân phát sinh tranh chấp. Ngoài ra, Luận án sẽ tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, khái quát luật nội dung cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trình bày mô hình cải cách giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. - Nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư của Ấn Độ thông qua những phân tích về tình hình giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Ấn Độ trong thời gian qua. Từ đó cho thấy những điều chỉnh về chính sách ISDS nhằm phù hợp với thực tiễn của nước này. Bên cạnh đó, Luận án sẽ đưa ra các dự báo về khó khăn mà Ấn Độ gặp phải khi thực hiện chính sách cải cách trên. Đồng thời, đánh giá về chính sách cải cách ISDS của nước này. Cuối cùng đưa ra bài học kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam. - Nghiên cứu nội dung tiêu chuẩn tự do hóa và bảo hộ đầu tư, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư theo hai FTAs thế hệ mới hiện nay của Việt Nam là CPTPP và EVFTA. Từ đó chỉ ra những điểm khác biệt so với những cam kết về tự do hóa vả bảo hộ đầu tư trong các hiệp định khác; Đồng thời, so sánh ISDSM của hai hiệp định này với cơ chế giải quyết tranh chấp khác nói chung, cơ chế áp dụng trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư theo IIAs khác của Việt Nam nói riêng.
- 3 - Nghiên cứu thực tiễn về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam trong điều kiện hiện nay. - Xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam trong giai đoạn thực thi cam kết ISDS theo FTAs thế hệ mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: : Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư Phạm vi nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở Việt Nam, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư để áp dụng cho Việt Nam. Đặc biệt, trong hoàn cảnh Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết các FTAs thế hệ mới có cam kết về ISDS, cụ thể như sau: Về nội dung: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, luật nội dung và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư để có thể vận dụng vào giải quyết loại hình tranh chấp này trong điều kiện của Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu thực tiễn về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư của một số nước trên thế giới. - Nghiên cứu thực trạng pháp luật và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư của Việt Nam trong điều kiện hiện nay. - Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết cho Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam trong điều kiện phải thực thi cả những cam kết về ISDS theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA. Những nội dung trên được nghiên cứu trong phạm vi mối quan hệ về đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư chứ không phải là quan hệ hành chính, thương mại hay phi thương mại khác. Về không gian, Luận án có những nghiên cứu chung về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ở các nước trên thế giới nói chung, trong đó hướng tới các nước có điều kiện phát triển quan hệ đầu tư quốc tế tương đồng với Việt Nam, đặc biệt là Ấn Độ. Đồng thời, những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trên sẽ được áp dụng cho giải quyết loại hình tranh chấp này ở Việt Nam.
- 4 Về thời gian, đề tài Luận án được nghiên cứu nhằm xây dựng giải pháp cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thời điểm hiện tại khi Việt Nam đã đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA 4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu Cơ sở lý thuyết - Lý luận về tranh chấp pháp lý giữa nhà đầu đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư - Lý luận về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận toàn diện nào được áp dụng cho giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư? - Thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư có điều kiện tương tự Việt Nam như thế nào? - Cam kết về ISDS theo FTAs thế hệ mới có Việt Nam tham gia có gì khác biệt? - Thực tiễn về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào? - Có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam trong giai đoạn thực thi các cam kết về ISDS theo các FTAs thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên? Giả thuyết nghiên cứu Đề tài luận án được thực hiện dựa trên cơ sở các giả thuyết nghiên cứu là: - Hệ thống lý luận về ISDS đã tồn tại và ngày càng được hoàn thiện cho phù hợp hơn với sự phát triển của quan hệ đầu tư quốc tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cả nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó, bao gồm một loạt các vấn đề liên quan tới tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, giải quyết tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Thực tiễn về ISDS rất đa dạng và đã xảy ra ở một số quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam. Trong đó, trường hợp đáng chú ý nhất là trường hợp Ấn Độ, quốc gia đứng trong nhóm 10 quốc gia bị kiện nhiều nhất, đã chấp nhận chính sách ISDS nhưng cũng đã có những cải cách triệt để nhằm phòng ngừa và giải quyết có hiệu quả loại hình tranh chấp này hơn. Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ ví dụ này. - Việt Nam đã và đang bị kiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở các cam kết về ISDS.
- 5 - Quy định về ISDS trong FTAs thế hệ mới của Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với những quy định trước đó cả về nội dung và hình thức. - Có nhiều giải pháp khác nhau trong cả phòng ngừa và giải quyết loại hình tranh chấp này trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở hướng tiếp cận như sau: - Tiếp cận từ những vấn đề lý luận trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. - Tiếp cần từ thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư của quốc gia có điều kiện tương đồng về kinh tế, đầu tư giống Việt Nam. - Tiếp cận từ những cam kết về ISDS theo FTAs thế hệ mới của Việt Nam hiện nay và thực trạng giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê- nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, Luận án đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, trong đó đặc trưng có phương pháp so sánh luật học và phương pháp nghiên cứu tình huống. Những phương pháp này được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau. Phương pháp phân tích, tổng hợp được áp dụng trong tiếp cận các vấn đề ở tất cả các chương của Luận án. Tổng hợp và phân tích đánh giá những vấn đề lý luận về tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, hai phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu những nội dung liên quan tới thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, mô hình cải cách giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trên thế giới, thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư ở Ấn Độ. Đặc biệt là cơ chế ISDS trong CPTPP và EVFTA, cũng như tình hình giải quyết loại hình tranh chấp này ở nước ta. Phương pháp tổng hợp còn được dùng để thu thập các thông tin từ các nguồn dữ liệu thứ cấp như cơ sở dữ liệu trực tuyền, các tài liệu của UNCTAD, OECD, ICSID... và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Phương pháp so sánh luật học được sử dụng để thực hiện những đánh giá về điểm mới của cơ chế ISDS trong CPTPP và EVFTA và trình bày một số nội dung của cơ chế ISDS trong Chương 3. Đặc biệt tại Chương 4, phương pháp đã được sử dụng nhằm dự liệu các vấn đề Việt Nam gặp phải trong điều kiện hội nhập khi thực
- 6 thi cơ chế ISDS của những FTAs thế hệ mới và xây dựng các giải pháp phù hợp cho Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng để nghiên cứu các vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư điển hình của một số quốc gia nói chung, Ấn Độ nói riêng, đồng thời còn nghiên cứu những vụ nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án Trên cơ sở thực hiện các mục đích, nhiệm vụ của đề tài, Luận án có những ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn như sau: - Hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư thông qua việc xây dựng khái niệm và trình bày đặc điểm tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Xây dựng khái niệm và phân tích đặc điểm giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư; Khái quát luật nội dung, đặc trưng của luật nội dung trong ISDS; Xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm, phân loại cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nghiên cứu quá trình phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư đến thời điểm có cơ chế này trong các FTAs thế hệ mới để thấy được xu hướng phát triển. Phân tích mô hình cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong thực tiễn của các nước trên thế giới. - Khái quát thực tiễn ISDS tại Ấn Độ và từ đó đưa ra những bài học cần thiết cho Việt Nam trong điều kiện phải thực thi cam kết ISDS theo các FTAs thế hệ mới. - Phân tích những điểm khác biệt trong cam kết về tự do hóa, bảo hộ đầu tư và nội dung các cơ chế ISDS theo CPTTP và EVFTA, hai FTAs thế hệ mới hiện nay của Việt Nam. Trên cơ sở đó, làm rõ những khác biệt của các cơ chế này so với cơ chế ISDS theo IIAs trước đó. Chỉ ra những vấn đề khi giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam trong quá trình thực thi các cam kết về ISDS trong các FTAs đó. - Phân tích thực tiễn ISDS của Việt Nam trong thời gian qua. - Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết loại hình tranh chấp này trong điều kiện thực thi cam kết ISDS trong các FTAs thế hệ mới hiện nay của Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, Luận án được kết cấu thành bốn chương không kể mục lục, lời nói đầu, danh mục chữ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục. Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư.
- 7 Chương 2. Cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư Chương 3. Thực trạng giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam Chương 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ QUỐC GIA TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ Với sự gia tăng không ngừng tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong đời sống kinh tế quốc tế thì giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư không còn là vấn đề mới trong khoa học pháp lý. Nhận được sự quan tâm của nhiều thế hệ học giả trên toàn thế giới, nên những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết loại hình tranh chấp này đã được nghiên cứu trên nhiều góc độ và được trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau như sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành, các bài viết hội thảo chuyên đề... Để thấy được tình hình nghiên cứu của các học giả, Luận án sẽ xem xét riêng biệt các công trình nghiên cứu ở nước ngoài với các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, đồng thời các công trình được tiếp cận dựa trên cơ sở nội dung nghiên cứu. 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Nhóm công trình liên quan tới các vấn chung về tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 1.1.2. Nhóm công trình liên quan tới các phương thức giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. 1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu nội dung cam kết về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong các điều ước quốc tế 1.1.4. Nhóm công trình nghiên cứu về các vụ kiện giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong thực tiễn hoạt động đầu tư quốc tế 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.1. Nhóm công trình liên quan tới các vấn đề chung về tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về phương thức giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư
- 8 1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về các vụ kiện giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong thực tiễn hoạt động kinh tế quốc tế 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Trên cơ sở xem xét các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có nội dung liên quan tới đề tài của Luận án, Luận án có những đánh giá cơ bản dưới đây. Nội dung đánh giá được kết cấu theo vấn đề nhằm đạt mục đích chứng minh sự cần thiết khi nghiên cứu đề tài của Luận án trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam và xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu nhằm đảm bảo tính mới của Luận án. 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm về tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 1.3.2. Giải quyết và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 1.3.3. Kinh nghiệm quốc tế trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 1.3.4. Thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ở Việt Nam 1.3.5. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Thứ nhất là, về mặt lý luận - Bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về khái niệm, đặc điểm tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. - Xây dựng hệ thống lý luận về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư. Làm rõ đặc trưng luật nội dung trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Xu hướng phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. - Khái quát những mô hình cải cách nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Thứ hai là về thực tiễn - Phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ở Ấn Độ, quốc gia đang phát triển có nhiều điểm tương đồng về sự phát triển của đầu tư quốc tế và pháp luật đầu tư quốc tế về ISDS. Qua đó chỉ ra những tham chiếu cần thiết cho giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư của Việt nam
- 9 - Phân tích thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư thông qua phân tích điểm khác biệt của các cam kết về tự do hóa và bảo hộ đầu tư, nội dung cơ chế giải quyết tranh chấp trong CPTPP và EVFTA, chỉ rõ những khác biệt của hai cơ chế này so với cơ chế ISDS trong hệ thống IIAs trước đây. - Phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ở Việt Nam trong thời gian qua. Đưa ra những đánh giá về tình hình giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ở Việt Nam Thứ ba là, Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư cho Việt Nam. - Đánh giá những vấn đề đặt ra đối với giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư theo IIAs trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam. - Xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư cho Việt Nam trong bối cảnh thực thi các cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam theo quy định về ISDS trong CPTPP và EVFTA. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Có thể thấy tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau với kết quả nghiên cứu đa dạng. Trên cơ sở phân loại các công trình nghiên cứu theo nội dung trình bày, Chương này đã chỉ ra kết quả nghiên cứu của các công trình đó cả về cả lý luận và thực tiễn. Những vấn đề lý luận đã được trình bày như khái niệm, đặc điểm của tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư, tính chất của chủ thể trong tranh chấp, luật nội dung trong ISDS, cơ chế giải quyết tranh chấp, quá trình phát triển của giải quyết tranh chấp, tác động của giải quyết tranh chấp…Về thực tiễn trong và ngoài nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu các vụ tranh chấp điển hình trong thực tiễn để đưa ra bài học kinh nghiệm cho các quốc gia trong việc giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Đặc biệt các học giả kết hợp kinh nghiệm quốc tế với bài học kinh nghiệm trong nước để xây dựng các giải pháp cho Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết loại hình tranh chấp này. Với cách tiếp cận như vậy, Chương 1 đã xác định những khoảng trống trong nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của Luận án.
- 10 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ QUỐC GIA TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ 2.1. Khái niệm, đặc trưng của tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 2.1.1. Khái niệm tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư Nhằm mục đích tạo ra một khái niệm chính xác, rõ ràng, ngắn gọn và có khả năng khái quát được một số đặc trưng chủ yếu của loại hình tranh chấp này so với những loại tranh chấp khác trong đầu tư quốc tế nói riêng, trong dân sự, thương mại... nói chung. Luận án đưa ra khái niệm tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư như sau: Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư được hiểu là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. 2.1.2. Đặc điểm của tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư Ngoài đặc điểm chung giống như tranh chấp pháp lý khác, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư còn có một số đặc điểm phái sinh như tính chất hoạt động của quốc gia tiếp nhận đầu tư, tranh chấp liên quan tới những cam kết dài hạn...Cụ thể như sau: 2.1.2.1. Một bên tranh chấp là quốc gia tiếp nhận đầu tư – chủ thể mang chủ quyền quốc gia 2.1.2.2. Nội dung tranh chấp liên quan đến đầu tư quốc tế. 2.1.2.3. Tính chất các hoạt động của quốc gia tiếp nhận đầu tư 2.1.2.4. Tính chất cam kết đầu tư 2.1.3. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 2.1.3.1. Sự khác nhau về lợi ích giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 2.1.3.2. Sự thay đổi của bảo hộ đầu tư quốc tế 2.2. Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 2.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư Từ những lập luận theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp, chủ thể giải quyết tranh chấp và dưới góc độ một chế độ pháp lý, Luận án đưa ra khái niệm giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư như sau: Giải quyết tranh chấp
- 11 giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư là tổng thể các hoạt động nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trên cơ sở cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. 2.2.2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 2.2.2.1. Cơ sở pháp lý của giải quyết tranh chấp Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư bao gồm luật nội dung và luật hình thức. Không giống với giải quyết các loại hình tranh chấp khác, luật nội dung và luật hình thức để giải quyết loại hình tranh chấp này có những điểm riêng biệt. Cụ thể, luật nội dung thể hiện nghĩa vụ của quốc gia tiếp nhận đầu tư trong đầu tư quốc tế được quy định dưới các hình thức sau: Một là các hiệp định về đầu tư. Hai là hợp đồng đầu tư. Ba là pháp luật đầu tư quốc gia hoặc nguồn khác. 2.2.2.2. Chủ thể trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư Tham gia giải quyết tranh chấp gồm ba chủ thể chính: nhà đầu tư nước ngoài, quốc gia tiếp nhận đầu tư và cơ quan giải quyết tranh chấp. 2.2.2.3 Phạm vi giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư Dưới góc độ chung, phạm vi giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư được xác định bằng nhiều yếu tố khác nhau như chủ thể, nội dung tranh chấp. Nhưng cụ thể hơn, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư nào được giải quyết bằng cơ chế ISDS thì còn phụ thuộc quy định của IIAs, hợp đồng đầu tư hay pháp luật quốc gia. 2.3. Khái quát luật nội dung trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 2.3.1. Hệ thống nguyên tắc tự do hóa và bảo hộ đầu tư trong pháp luật đầu tư quốc tế 2.3.2. Đặc trưng của luật nội dung trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư Dưới góc độ là cơ sở pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện quốc gia tiếp nhận, những quy định của luật nội dung trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư rất có ý nghĩa đối với hai bên trong tranh chấp và mang những đặc trưng riêng. 2.3.2.1. Mục đích bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài 2.3.2.2. Đa dạng hình thức, nội dung
- 12 2.3.2.3. Tính trừu tượng 2.4. Khái niệm, đặc điểm cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 2.4.1. Khái niệm cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư Khái niệm cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư cần được hiểu như sau: Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư là cách thức giải quyết tranh chấp theo những quy định về trình tự, thủ tục, phương thức, cơ quan giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết về đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư được quy định trong pháp luật đầu tư quốc tế. 2.4.2. Đặc điểm cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư Thứ nhất, chủ thể khởi kiện luôn là nhà đầu tư nước ngoài. Thứ hai, hình thức pháp lý của cơ chế ISDS rất đa dạng 2.4.3. Phân loại cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư Dựa trên một số tiêu chí nhất định có thể phân loại ISDSM thành các nhóm như sau: Căn cứ vào kết cấu về nội dung cơ sở pháp lý trong giải quyết tranh chấp thì cơ chế được chia làm hai loại gồm cơ chế riêng biệt và cơ chế kết hợp. Căn cứ vào số lượng chủ thể chia thành cơ chế song phương và cơ chế đa phương; Căn cứ vào phương thức giải quyết tranh chấp: Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Tòa án quốc gia, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng phương thức Tòa đầu tư thường trực; Căn cứ vào chế độ xét xử: Cơ chế một cấp xét xử; Cơ chế hai cấp xét xử 2.4.4. Quá trình phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong pháp luật đầu tư quốc tế Quá trình phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong pháp luật đầu tư quốc tế được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất được đánh dấu bởi việc quy định cơ chế ISDS trong các hiệp định bảo hộ và tự do hóa đầu tư (BITs), giai đoạn thứ hai là từ khi có cơ chế ISDS trong các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đến nay. 2.4.4.1. Từ bảo hộ ngoại giao đến BITs 2.4.4.2. Từ BITs đến các FTAs thế hệ mới
- 13 2.5. Những mô hình cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư Dưới đây sẽ phân tích thực tiễn việc lựa chọn mô hình cải cách về ISDS của các quốc gia trên thế giới bằng cách tiếp cận từ giai đoạn phòng ngừa đến giải quyết tranh chấp. Những cải cách như vậy sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nói cách khác, nâng cao hiệu quả của giải quyết tranh chấp chính là mục đích của hoạt động cải cách. Có bốn nhóm căn cứ để xác định hiệu quả giải quyết tranh chấp IS: một là thời gian giải quyết, hai là số lượng vụ kiện phát sinh, ba là yếu tố kinh tế, bốn là chất lượng phán quyết. Ba yếu tố đầu mang tính định lượng, nhưng yếu tố thứ tư mang tính định tính và mức độ được đánh giá thông qua mức độ ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư nước ngoài, mức độ ảnh hưởng tới lợi ích công cộng và khả năng thực thi trên thực tế. 2.5.1. Trong phòng ngừa tranh chấp Hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận ISDS Loại trừ việc giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. 2.5.2. Trong giải quyết tranh chấp Xây dựng cơ chế phúc thẩm cho giải quyết tranh chấp IS Khuyến khích và bắt buộc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) Thành lập tòa đầu tư quốc tế thường trực thay thế cho trọng tài đầu tư: KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong bối cảnh sự gia tăng không ngừng của tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư thì những vấn đề lý luận chung về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ tiếp tục được nghiên cứu bởi các công trình ở nhiều cấp độ khác nhau. Kế thừa kết quả của những công trình trước đó, đồng thời phát triển dựa trên những biến chuyển của thực tiễn đời sống pháp luật đầu tư quốc tế và hoạt động giải quyết loại hình tranh chấp, chương này đã xây dựng hệ thống lý luận riêng biệt cho tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó, bên cạnh những những nội dung về khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân của tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia
- 14 tiếp nhận đầu tư nói chung, Chương này của Luận án đã phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm cơ bản của giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Phân tích khái quát luật nội dung và đặc trưng của luật nội dung trong ISDS. Đồng thời cũng hoàn thiện hơn khái niệm, đặc điểm, phân loại, quá trình hình thành và phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Từ đó, giúp phân biệt giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư với giải quyết các loại tranh chấp khác trong đầu tư, thương mại..., đặc trưng luật nội dung trong giải quyết tranh chấp, phân biệt cơ chế ISDS với các cơ chế giải quyết tranh chấp khác trong thương mại, đầu tư quốc tế. Phần cuối cùng Chương đã khái quát các mô hình cải cách nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết tranh chấp ISDS được các quốc gia sử dụng. Nội dung của Chương 2 hình thành cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn và xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ở Việt Nam ở các Chương tiếp theo của Luận án. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ VIỆT NAM 3.1. Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư - Thực tiễn của Ấn Độ và một số tham chiếu cho Việt Nam 3.1.1. Khái quát tình hình giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư hiện nay Tình hình giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư được phản ánh thông qua nhiều nội dung khác nhau như tên vụ kiện, số lượng vụ kiện qua các năm, nguyên đơn và bị đơn của vụ kiện, luật áp dụng, cơ quan giải quyết...Luận án khái quát bằng những số liệu và đánh giá về số lượng vụ kiện của các năm, tình trạng giải quyết, nội dung tranh chấp, nguyên đơn và bị đơn của vụ kiện, luật áp dụng, nội dung vi phạm, cơ quan giải quyết tranh chấp và quy tắc tố tụng, tiền bồi thường thiệt hại và chi phí trọng tài. Giải quyết tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài là vấn đề chung của nhiều quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế hiện nay. Do vậy, có rất nhiều đánh giá trái chiều về chính sách giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư về những chính sách ISDS mà các quốc gia áp dụng, chính sách của Ấn Độ là một trường hợp đặc biệt trong số đó. Do vậy,thực tiễn giải quyết tranh chấp và những điều chỉnh của quốc gia này đối với ISDS sẽ chứa đựng nhiều tham chiếu hữu ích cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- 15 3.1.2. Tình hình giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Ấn Độ trong thời gian qua Theo thống kê đến hết năm 2018 của UNCTAD, Ấn Độ là một trong 10 quốc gia bị kiện nhiều nhất với 24 vụ. Trong nhóm các quốc gia BRICs1, Ấn Độ ngang bằng với Nga. Lần đầu tiên nhà đầu tư nước ngoài kiện Ấn Độ năm 2003, sau đó ngay trong năm kế tiếp 2004 quốc gia này phải đối mặt với 08 vụ, nhiều nhất cho đến thời điểm hiện nay. Và phải 06 năm sau, năm 2010 Ấn Độ mới lại bị kiện tiếp, tuy nhiên từ thời điểm 2010 đến năm 2015 chỉ có từ một đến hai vụ kiện mỗi năm. Đến năm 2016 Ấn Độ mới tiếp tục bị kiện nhiều với 6 vụ. Trong số 24 vụ kiện này, đã có 10 vụ đã được giải quyết xong, 14 vụ đang giải quyết. Thông tin cơ bản về các vụ kiện được UNCTAD tóm tắt, xem Phụ lục 2 của Luận án. Nghiên cứu những vụ nhà đầu tư nước ngoài kiện Ấn Độ cho thấy những vấn đề khía cạnh pháp luật nội dung, thủ tục để giải quyết tranh chấp và phương thức giải quyết tranh chấp. Trong số những vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư của Ấn Độ, vụ kiện giữa Công ty White Industries Australia Limited (dưới đây viết tắt là Công ty White) và Ấn Độ là vụ điển hình nhất. Mặc dù, hiện nay và trước đó Ấn Độ luôn được xếp vào nhóm quốc gia bị nhà đầu tư nước ngoài kiện nhiều nhất, nhưng tình trạng này chỉ thực sự đáng chú ý sau khi kết thúc vụ kiện này. Sự đặc biệt không chỉ thể hiện bằng việc đây là một phán quyết chống lại Ấn Độ và nghiêng về phía nhà đầu tư nước ngoài, mà do sau khi kết thúc vụ kiện đã có hàng loạt các đơn kiện của nhà đầu tư nước ngoài ở Ấn Độ dựa trên cơ sở BITs. Cụ thể: Thứ nhất, vụ kiện làm tiền đề cho làn sóng khởi kiện Ấn Độ ra trọng tài đầu tư theo các BITs của nhà đầu tư nước ngoài vào nước này. Thứ hai, phán quyết của trọng tài về vụ kiện khiến Ấn Độ đặt ra chương trình cải cách BITs trước đó. Thứ ba, sau phán quyết, Ấn Độ đã vừa phải thay đổi chính sách điều chỉnh nhằm thu hút FDI, vừa phải khởi động chương trình xem xét lại các quy định trong BITs để quốc gia này không phải đối mặt với tranh chấp giống như trường hợp vụ Công ty White. Những điểm mới của mẫu BIT 2015 đều được xây dựng trên nền tảng cơ sở nội dung chính trong tranh chấp giữa Công ty White và Ấn Độ. Một là thay đổi khái niệm đầu tư; Hai là loại trừ nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN); Ba là hạn chế phạm vi nguyên tắc đối xử quốc gia (NT); Bốn là giới hạn nguyên tắc bảo vệ và an ninh đầy đủ (FPS); Năm là loại bỏ nguyên tắc đối xử công bằng và thỏa đáng (FET); Sáu là quy định rõ hơn về tước đoạt quyền sở hữu; Bảy là quy định về minh bạch; Tám là điều chỉnh về thẩm quyền và áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp trong nước. 1 “BRICs” là từ viết tắt chỉ bốn nền kinh tế mới nổi: Brazin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, do Jim O’Neil – nhà kinh tế học làm việc cho Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs năm 2001 trong bài viết “Building Better Economic BRICs’ Goldman Sachs, Global Economics Paper, số 66, 2001.
- 16 3.1.3. Những khó khăn của Ấn Độ trong giai đoạn thực thi thay đổi chính sách về ISDS * Phải tiếp tục thực thi các nghĩa vụ từ các hiệp định đã ký kết * Phải tiếp tục theo các vụ kiện trên nền tảng cam kết đã có trước đó * Đàm phán sửa đổi nhiều BITs cùng một lúc * Chưa có tiền lệ cho Ấn Độ 3.1.4. Đánh giá những điều chỉnh về chính sách ISDS của Ấn Độ 3.1.4.1. Điều chỉnh nội dung về tự do hóa đầu tư 3.1.4.2. Tạo chính sách ISDS thống nhất 3.1.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 3.1.5.1. Chú trọng tới luật nội dung điều chỉnh ISDS 3.1.5.2. Xây dựng chính sách ISDS thống nhất 3.1.5.3. Nghiên cứu các mô hình cải cách ISDS khác nhau. 3.2. Thực tiễn cam kết về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam 3.2.1. Sự ra đời và phát triển của cam kết về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt nam Tính đến thời điểm hết năm 2017, Việt Nam đã ký kết tổng số 65 BITs, trong đó có 47 Hiệp định đã có hiệu lực pháp luật, ngoài BITs, 23 hiệp định khác có chứa quy định về đầu tư và chỉ 13 hiệp định trong số đó đã có hiệu lực pháp luật. BITs đầu tiên Việt Nam ký với Ý vào này 18 tháng 5 năm 1990, BIT gần đây nhất ký với Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15 tháng 1 năm 2014. Mặc dù, đến thời điểm này Việt Nam vẫn chưa gia nhập Công ước ICSID nhưng Việt Nam đã sớm có những thỏa thuận về Công ước ICSID và Quy tắc về thủ tục tố tụng trọng tài của ICSID; Cơ chế phụ trợ ICSID trong việc giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ Việt Nam ở những BITs mà Việt Nam ký trong thời kỳ đầu. Về FTAs,Việt Nam đã ký kết 12 FTAs, đàm phán và chưa ký kết 4 FTA (RCEP, Việt Nam – EU (EVFTA), Việt Nam – EFTA, Việt Nam - Isael. Tuy nhiên, không phải tất cả các FTAs đều chứa đựng quy định về đầu tư nói chung, ISDS nói riêng. Chỉ có 11 FTAs chứa quy định về ISDS, bốn hiệp định không có. CPTPP và EVFTA là hai trong số các FTAs có chứa ISDSM, đồng thời đây cũng là những hiệp định FTAs thế hệ mới đầu tiên của Việt Nam có quy định về ISDS. Vì vậy, Trong phạm vi của Luận án, phần dưới đây sẽ tập trung phân tích nội dung cơ bản của cơ chế ISDS trong Hiệp định CPTPP và EVFTA.
- 17 3.2.2. Những điểm khác biệt về tiêu chuẩn tự do hóa và bảo hộ đầu tư theo các hiệp định CPTPP và EVFTA Tương tự như các IIAs trước đó, CPTPP và EVFTA cũng đưa ra những tiêu chuẩn về tự do hóa như MFN, NT hay các tiêu chuẩn bảo hộ đầu tư như FET, FPS, tước đoạt quyền sở hữu, chuyển tiền ra nước ngoài....Tuy nhiên, nội dung của từng tiêu chuẩn lại có nhiều điểm mới so với các cam kết trước đó. Xét dưới góc độ là nền tảng pháp lý về nội dung trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, những khác biệt đó mang ý nghĩa quyết định tới tình hình phát sinh và kết quả giải quyết tranh chấp. Dưới đây là một số điểm mới cơ bản của các tiêu chuẩn này trong CPTTP và EVFTA. 3.2.2.1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) 3.2.2.2. Điều chỉnh nguyên tắc đối xử công bằng và thỏa đáng (FET) và bảo hộ an ninh đầy đủ (FPS) 3.2.2.3. Quy định rõ về tước đoạt quyền sở hữu và bồi thường thiệt hại 3.2.3 Nội dung cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam 3.2.3.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam theo Hiệp định CPTPP CPTPP là hiệp định được đánh giá có nhiều yếu tố ấn tượng đáng kể trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu hiện nay. Đây là Hiệp định mang tính chất khu vực có mức độ ảnh hưởng rộng. Trong vô số những điều đặc biệt của Hiệp định CPTPP này, thì chương đầu tư được đánh giá là một chương tương đối đặc biệt và thậm chí gây tranh cãi cho các thành viên. Nội dung về đầu tư được quy định trong Chương 9 của Hiệp định, chương gồm hai Mục A, B với 30 Điều và 12 Phụ lục từ A đến L (Phụ lục L đang được tạm hoãn). Mục A chứa gồm 17 Điều khoản để giải thích từ ngữ, phạm vi áp dụng, các nguyên tắc cơ bản trong đầu tư… Mục B gồm 13 Điều, những điều này quy định trực tiếp về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Một số quy định trong Mục A và toàn bộ những quy định trong Mục B tạo thành phiên bản ISDS mới nhất được quy định trong các hiệp định kinh tế quốc tế trong nhiều thập kỷ gần đây. Nội dung cơ bản của cơ chế này bao gồm các quy định về chủ thể tranh chấp; Phương thức giải quyết tranh chấp; Trình tự giải quyết tranh chấp cho mỗi phương thức giải quyết tranh chấp được sử dụng. 3.2.3.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam theo Hiệp định EVFTA
- 18 Nội dung cơ chế ISDS theo EVFTA bao gồm tổng hợp các quy định về chủ thể tranh chấp; Phương thức giải quyết tranh chấp; Thủ tục giải quyết trên cơ sở nền tảng các quy định về đối tượng của ISDS cũng như phạm vi áp dụng cơ chế này. Phạm vi tác động của cơ chế ISDS của EVFTA phụ thuộc phạm vi khái niệm nhà đầu tư, đầu tư được quy định trong hiệp định. Trong đó, khái niệm đầu tư là khái niệm cơ bản có ảnh hưởng mang tính quyết định, đầu tư theo EVFTA có nghĩa là tất cả các loại tài sản thuộc sở hữu hoặc được quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp bởi nhà đầu tư của một bên thành viên trên lãnh thổ của một bên thành viên Hiệp định mang đặc điểm của hoạt động đầu tư như cam kết về vốn, nguồn lực khác, kết quả hoặc lợi nhuận dự kiến, rủi ro và trong một thời gian nhất định. Chủ thể tranh chấp Như đối với những tranh chấp khác, Hiệp định phải xác định tư cách nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện. Nguyên đơn được định nghĩa trong Đoạn 3, Điều 2 của Mục 3.1 Hiệp định là nhà đầu tư của một nước thành viên có thể là thể nhân hoặc pháp nhân đã, đang hoặc sẽ tiến hành hoạt động đầu tư trong phạm vi lãnh thổ của thành viên khác của Hiệp định. Bị đơn là một trong hai bên quốc gia thành viên hiệp định Việt Nam, EU hoặc quốc gia thành viên của EU. Phương thức giải quyết tranh chấp EVFTA là một trong FTAs đưa ra nhiều phương thức giải quyết tranh chấp nhất cho các bên tranh chấp: thương lượng (negotiation), hòa giải (mediation), tham vấn (consultation), và hệ thống tòa đầu tư thường trực (Investment Tribunal System). Thủ tục giải quyết tranh chấp Để đảm bảo duy trì mối quan hệ giữa các bên tranh chấp, giảm thiểu thời gian, chi phí Hiệp định quy định về việc ưu tiên sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) bao gồm thương lượng, hòa giải. Tính chất bắt buộc, thủ tục áp dụng của mỗi phương thức trong mối quan hệ với các phương thức khác là không giống nhau. Thương lượng và hòa giải những thủ tục không bắt buộc và hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của các bên trong tranh chấp. Ngược lại tham vấn và tòa đầu tư thường trực làn những thủ tục mang tính bắt buộc, trong đó tham vấn phải được áp dụng trước khi tìm đến phương thức tài phán là tòa đầu tư thường trực. Thi hành phán quyết Thi hành phán quyết là thủ tục cuối cùng trong giải quyết tranh chấp được các bên trong tranh chấp quan tâm. Các quy định về thi hành phán quyết sẽ đảm bảo hiệu quả thực tế của cơ chế ISDS trong Hiệp định. 3.2.3.3 Những điểm khác biệt của cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư theo EVFTA và CPTPP * Quy định chi tiết, chặt chẽ Thứ nhất, về mức độ chi tiết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn