HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN VĂN NGHIÊN<br />
<br />
ph¸p chÕ x· héi chñ nghÜa<br />
trong ®Êu tranh phßng, chèng bu«n lËu<br />
qua biªn giíi cña lùc lîng h¶i quan ViÖt Nam<br />
hiÖn nay<br />
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật<br />
Mã s<br />
<br />
: 62 38 01 01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI – 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MINH ĐOAN<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br />
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và<br />
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) là nguyên tắc quan trọng trong tổ<br />
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Pháp chế XHCN đòi hỏi trong<br />
đời sống xã hội, pháp luật phải được tôn trọng và thực thi một cách<br />
nghiêm minh, chính xác; mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước đều phải<br />
triệt để tuân thủ pháp luật; mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được<br />
phát hiện, xử lý kịp thời theo đúng quy định pháp luật.<br />
Pháp chế XHCN với hệ thống pháp luật hoàn thiện và việc thực hiện<br />
pháp luật nghiêm minh, là điều kiện cơ bản để xây dựng Nhà nước pháp<br />
quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Nếu pháp chế không được tăng<br />
cường, còn bị buông lỏng và có nhiều hạn chế, thì tất yếu sẽ dẫn đến tình<br />
trạng gia tăng, phát triển của các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật,<br />
và có thể gây ra tình trạng rối loạn kỷ cương trong xã hội.<br />
Buôn lậu là một loại vi phạm pháp luật rất phổ biến. Đặc biệt, từ khi<br />
nước ta mở cửa, giao lưu và hội nhập với kinh tế thế giới, loại vi phạm<br />
pháp luật này ngày càng nghiêm trọng, với nhiều diễn biến mới, cực kỳ<br />
phức tạp. Tình trạng gia tăng, phát triển của các hoạt động buôn lậu qua<br />
biên giới đã phản ánh một thực trạng, pháp chế trong hoạt động phòng,<br />
chống buôn lậu còn có quá nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được những yêu<br />
cầu, đòi hỏi của sự phát triển đất nước và sự hợp tác hội nhập với thế giới<br />
hiện nay. Do đó, tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động phòng,<br />
chống buôn lậu đã trở thành một đòi hỏi khách quan và là nhu cầu tự thân<br />
của quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay.<br />
Pháp luật Hải quan nói chung và pháp luật về phòng, chống buôn lậu<br />
qua biên giới của Hải quan nói riêng đã được Nhà nước quan tâm xây<br />
dựng, hoàn thiện tạo ra những khuôn khổ pháp lý căn bản cho việc xây<br />
dựng cơ cấu tổ chức và hoạt động của lực lượng Hải quan.<br />
Tuy vậy, có một thực tế là, trong công tác triển khai hoạt động phòng,<br />
chống buôn lậu qua biên giới, lực lượng Hải quan vẫn đang gặp phải<br />
những rào cản, bất cập từ chính các quy định của pháp luật, làm hạn chế<br />
sức mạnh đấu tranh và khả năng kiểm soát, phát hiện, điều tra, xử lý các<br />
hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.<br />
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu<br />
tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan Việt<br />
Nam là rất cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu<br />
này cung cấp những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc tăng cường<br />
pháp chế XHCN trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên<br />
giới của Nhà nước ta hiện nay.<br />
<br />
2<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
2.1. Mục đích<br />
Mục đích của Luận án là đề xuất được những quan điểm, giải pháp<br />
xây dựng và tăng cường pháp chế XHCN trong công tác đấu tranh phòng,<br />
chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan Việt Nam hiện nay.<br />
Để đạt được mục đích đó, luận án hướng đến giải quyết các mục tiêu<br />
cụ thể sau:<br />
Phân tích cơ sở lý luận về pháp chế XHCN trong đấu tranh phòng,<br />
chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan; Đánh giá thực trạng<br />
pháp chế trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng<br />
Hải quan hiện nay, bao gồm: thực trạng bất cập, hạn chế của hệ thống quy<br />
định pháp luật hiện hành về phòng chống buôn lậu qua biên giới của lực<br />
lượng Hải quan Việt Nam; thực trạng thực hiện pháp luật của cơ quan Hải<br />
quan và cán bộ công chức Hải quan trong công tác đấu tranh phòng, chống<br />
buôn lậu qua biên giới.<br />
Đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về<br />
phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan nói riêng và hoàn thiện<br />
chính sách pháp luật phòng, chống qua biên giới buôn lậu của Nhà nước ta<br />
nói chung.<br />
Đề xuất biện pháp tăng cường quản lý, nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân<br />
thủ chính sách pháp luật của cán bộ công chức Hải quan và các giải pháp khác<br />
nhằm tăng cường pháp chế XHCN trong công tác đấu tranh phòng, chống<br />
buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan Việt Nam hiện nay.<br />
2.2. Nhiệm vụ<br />
Nhiệm vụ của Luận án là đi sâu nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:<br />
- Khái quát chung về pháp chế XHCN, nội dung và yêu cầu của pháp<br />
chế XHCN trong hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải<br />
quan; những điều kiện bảo đảm cho việc tăng cường pháp chế XHCN<br />
trong hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan;<br />
- Khái quát chung về buôn lậu và phòng, chống buôn lậu; khái quát<br />
chung về nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan,<br />
những đặc điểm, phương pháp, vai trò và bản chất nghiệp vụ hoạt động<br />
phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan;<br />
- Những vấn đề lý luận về pháp chế trong đấu tranh phòng, chống buôn<br />
lậu qua biên giới của Hải quan; pháp luật về phòng chống buôn lậu qua biên<br />
giới của Hải quan nước ta, so sánh với pháp luật và hoạt động phòng, chống<br />
buôn lậu qua biên giới của Hải quan một số nước trên thế giới;<br />
- Thực trạng pháp chế XHCN trong công tác đấu tranh phòng, chống<br />
buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan Việt Nam từ khi triển khai<br />
thực hiện Luật Hải quan sửa đổi bổ sung năm 2005 đến nay (2014);<br />
<br />
3<br />
- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các quan điểm và giải pháp tăng<br />
cường pháp chế XHCN trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên<br />
giới của lực lượng Hải quan Việt Nam hiện nay.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br />
- Đối tượng nghiên cứu: là thực trạng pháp chế XHCN trong hoạt động<br />
phòng, chống buôn lậu của lực lượng Hải quan. Cụ thể: Nghiên cứu về hệ<br />
thống các quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống buôn lậu qua biên<br />
giới, trong đó tập trung phân tích kỹ các quy định pháp luật về phòng, chống<br />
buôn lậu qua biên giới của Hải quan; Nghiên cứu quy định pháp luật về phòng<br />
chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan một số nước khác trên thế giới làm<br />
cơ sở so sánh và chỉ ra các kinh nghiệm gợi mở đối với Việt Nam; Nghiên cứu<br />
thực trạng buôn lậu và thực tiễn công tác phòng, chống buôn lậu và đánh giá<br />
những bất cập của pháp luật hiện hành về phòng, chống buôn lậu qua biên<br />
giới; nghiên cứu và đánh giá thực trạng pháp chế XHCN, thực hiện pháp luật<br />
phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Pháp chế XHCN trong hoạt động phòng, chống<br />
buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan Việt Nam từ 2005 đến 2014<br />
(Năm 2005 là năm Luật Hải quan được sửa đổi và ngành Hải quan bắt đầu<br />
triển khai thực hiện các biện pháp nghiệp vụ chống buôn lậu theo Quyết<br />
định 65/2004/QD - TTg của Thủ tướng Chính phủ).<br />
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Cơ sở lý luận<br />
Luận án dựa trên quan điểm nhận thức của chủ nghĩa Mác- Lênin về<br />
vấn đề pháp chế XHCN; Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về<br />
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân; về tăng<br />
cường pháp chế XHCN trong các lĩnh vực quản lý xã hội; về tổ chức xây<br />
dựng chính quyền, đội ngũ cán bộ công chức và đấu tranh phòng chống các<br />
hiện tượng tiêu cực sách nhiễu, phiền hà, quan liêu, lãng phí, trong đó có<br />
quan điểm về xây dựng và tổ chức hoạt động của lực lượng Hải quan làm cơ<br />
sở lý luận để nghiên cứu.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Tác giả sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp để tìm hiểu các<br />
khái niệm và quan điểm về pháp chế; phương pháp so sánh; phương pháp<br />
thống kê để đánh giá thực trạng pháp chế trong quá trình nghiên cứu giải<br />
quyết những vấn đề mà mục đích và nhiệm vụ của luận án đặt ra.<br />
Trong quá trình nghiên cứu tác giả có tham khảo, chọn lọc kế thừa các<br />
công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến lĩnh vực luận án đề cập.<br />
5. Những đóng góp về khoa học của Luận án<br />
Luận án có những đóng góp mới sau đây:<br />
<br />