intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật quốc tế về quản lý tài nguyên khoáng sản biển và thực tiễn của Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

49
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1/ Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2/ Lý luận về quản lý tài nguyên khoáng sản biển trong pháp luật quốc tế. Chương 3/ Thực trạng pháp luật quốc tế về quản lý tài nguyên khoáng sản biển. Chương 4/ Pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên dầu khí của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật quốc tế về quản lý tài nguyên khoáng sản biển và thực tiễn của Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ TƢ PHÁP<br /> <br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI<br /> <br /> PHẠM HỒNG HẠNH<br /> <br /> PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG<br /> SẢN BIỂN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM<br /> <br /> C u nn n<br /> Mã số<br /> <br /> Luật quốc tế<br /> 9 38 01 08<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC<br /> <br /> H Nội - 2018<br /> <br /> Côn trìn đƣợc o n t<br /> <br /> n tại<br /> <br /> Trƣờn Đại ọc Luật H Nội<br /> <br /> N ƣời ƣớn dẫn k oa ọc 1. PGS.TS. N u ễn Hồn T ao<br /> 2. PGS.TS. N u ễn T ị T uận<br /> <br /> P ản biện 1<br /> P ản biện 2<br /> P ản biện 3<br /> <br /> Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồn c ấm Luận án cấp<br /> Trƣờn<br /> <br /> ọp tại Trƣờn Đại ọc Luật H Nội v o ồi… iờ<br /> n<br /> <br /> …. t án ….năm<br /> <br /> Có t ể tìm iểu Luận án tại<br /> 1. Thư viện Quốc gia<br /> 2. Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do lựa c ọn đề t i<br /> Chiếm hơn 71% bề mặt trái đất, từ bao đời nay, biển và đại dương đã trở thành cái nôi cho sự<br /> sống của nhân loại. Bước sang thế kỷ 21, “Thế kỷ của biển và đại dương”, khai thác biển ngày càng<br /> trở thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù quốc gia<br /> có biển hay không có biển. Sự cạn kiệt của những tài nguyên trên đất liền, sự chật chội của không gian<br /> kinh tế truyền thống do sự bùng nổ dân số không ngừng gia tăng đã khiến các quốc gia ngày càng<br /> quan tâm và hướng ra biển.<br /> Cùng với những nguồn tài nguyên phong phú khác, khoáng sản biển từ lâu đã mang lại những<br /> giá trị kinh tế lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Với sự hỗ trợ đắc lực của những tiến bộ khoa học<br /> kỹ thuật, con người ngày càng thành công trong việc chinh phục đại dương, làm chủ nguồn tài nguyên<br /> biển. Bên cạnh những ý nghĩa kinh tế to lớn mà biển đem lại, quá trình khai thác tài nguyên của các<br /> quốc gia cũng đặt ra không ít vấn đề. Đó là nguy cơ cạn kiệt tài nguyên do khai thác quá mức; những<br /> tác động xấu tới môi trường phát sinh từ hoạt động khai thác và đặc biệt là những tranh chấp phát sinh<br /> giữa các quốc gia có thể đe dọa đến hòa bình, an ninh thế giới… Vì vậy, cần thiết phải có những quy<br /> tắc pháp lý quốc tế thích hợp để quản lý nguồn tài nguyên có giá trị này.<br /> Nằm bên bờ Tây của biển Đông, biển lớn nhất trong sáu biển lớn của thế giới, biển Việt Nam<br /> khá giàu tài nguyên khoáng sản. Ngoài dầu khí, đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện các tích tụ<br /> công nghiệp một loạt các khoáng vật quặng và phi quặng (sa khoáng) và các biểu hiện của glauconit,<br /> pirit, thạch cao, kết hạch sắt – mangan, cát vôi san hô, trong đó, có một số mỏ sa khoáng có ý nghĩa<br /> kinh tế như các mỏ có chứa Inmenit, Rutin,Monazit, Ziacon và các biểu hiện Manhêtit, Caxiterit,<br /> Vàng, Crôm, Corindon, Topa, Spiner. Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí và<br /> có nhiều triển vọng khai thác nguồn khoáng sản này với tổng tiềm năng dầu khí được dự báo, đánh giá<br /> khoảng 3,8 ÷ 4,2 tỷ tấn dầu qui đổi và khoảng 150 tỷ m3 khí. Ngành dầu khí đã phát hiện và đưa vào<br /> khai thác nhiều mỏ dầu khí, đưa Việt Nam vào hàng ngũ các nước xuất khẩu dầu thô, góp phần rất<br /> quan trọng cho sự ổn định, phát triển nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.<br /> Trong giai đoạn vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng đã cung cấp gần 35 tỷ m3<br /> khí khô cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35% - 40% nhu cầu u-rê và cung cấp 70%<br /> nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh. Bên cạnh những ý nghĩa to lớn<br /> về kinh tế cũng như xã hội mà dầu khí mang lại, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một số những<br /> thách thức lớn: Một là, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có thể phát sinh trong quá trình thăm dò, khai<br /> thác dầu khí như rò rỉ hay tràn dầu có thể xảy ra do hỏng hóc máy móc, thiết bị trên giàn khoa hoặc<br /> trong quá trình chuyển tải dầu của tàu cung ứng, hay do sự hư hỏng của các bồn chứa dầu trên giàn<br /> khoan cũng như tàu dịch vụ; sự biến đổi của môi trường sinh thái biển do các hóa chất được sử dụng,<br /> chất thải thải ra trong quá trình thăm dò, khai thác…; hai là, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên trong tương<br /> lai khi hầu hết các mỏ dầu ở Việt Nam đều đã khai thác trong thời gian dài và hiện đang trong giai<br /> đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên, mỏ Bạch Hổ cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn<br /> 60% sản lượng của Tổng công ty dầu khí Việt Nam từ trước đến nay, đã vào giai đoạn suy kiệt; ba là,<br /> sự phức tạp trong các tranh chấp tại biển Đông với những hành vi xâm phạm quyền chủ quyền của<br /> Việt Nam trên thềm lục địa ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng, đe dọa nghiêm<br /> trọng an ninh, lợi ích quốc gia trên biển.<br /> Xuất phát từ những lý do trên nên việc nghiên cứu các quy định của luật quốc tế về quản lý tài<br /> nguyên khoáng sản biển và đánh giá toàn diện hoạt động quản lý tài nguyên khoáng sản biển của Việt<br /> Nam, cụ thể là dầu khí có những ý nghĩa hết sức quan trọng. Kết quả của những nghiên cứu này sẽ<br /> giúp ích cần thiết cho các cơ quan lập pháp, các nhà quản lý trong hoạt động xây dựng, ban hành chính<br /> sách, pháp luật vừa nhằm thực hiện mục tiêu “từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về<br /> biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển” như Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030,<br /> <br /> 1<br /> <br /> tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập, hợp tác quốc tế về mọi mặt cũng<br /> như bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam. Ngoài ra, nắm vững các quy định của luật<br /> quốc tế về quản lý tài nguyên khoáng sản biển cũng có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường nhận<br /> thức cho mỗi người dân, đặc biệt là các tổ chức đang trực tiếp tiến hành các hoạt động thăm dò, khai<br /> thác tài nguyên về cơ sở pháp lý, tính hợp pháp của những hoạt động thực thi quyền chủ quyền, quyền<br /> tài phán của Việt Nam trên biển, qua đó, góp phần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên cũng<br /> như bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền thiêng liêng của đất nước.<br /> 2. Đối tƣợn v p ạm vi n i n cứu của luận án<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án trước tiên là các điều ước quốc tế điều chỉnh vấn đề quản lý<br /> tài nguyên khoáng sản biển, bao gồm các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu trong lĩnh vực luật biển<br /> và bảo vệ môi trường biển có liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; các điều ước,<br /> thỏa thuận quốc tế song phương hoặc khu vực về bảo vệ môi trường biển từ các nguồn gây ô nhiễm do<br /> hoạt động tại thềm lục địa, các điều ước thiết lập các khu vực khai thác chung. Bên cạnh đó, luận án<br /> cũng nghiên cứu các văn bản do Cơ quan quyền lực Vùng ban hành và phán quyết của các cơ quan tài<br /> phán quốc tế trong giải quyết tranh chấp hoặc đưa ra kết luận tư vấn về các vấn đề liên quan đến việc<br /> thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động tại thềm lục<br /> địa và Vùng. Cuối cùng, luận án nghiên cứu hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý<br /> tài nguyên dầu khí và các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong lĩnh vực<br /> này.<br /> Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu như trên, phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm:<br /> - Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài nguyên khoáng sản biển và pháp luật quốc tế<br /> về quản lý tài nguyên khoáng sản biển<br /> - Thực trạng pháp luật quốc tế về quản lý tài nguyên khoáng sản biển.<br /> - Thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực thi pháp luật của Việt Nam về quản lý tài<br /> nguyên dầu khí. Pháp luật Việt Nam về quản lý tài nguyên khoáng sản biển Việt Nam hiện nay bao<br /> gồm hai nhóm, thứ nhất là các quy định điều chỉnh các hoạt động liên quan đến dầu khí và thứ hai là<br /> các quy định điều chỉnh các hoạt động liên quan đến những khoáng sản còn lại (bao gồm cả khoáng<br /> sản biển). Mặc dù biển Việt Nam khá phong phú về khoáng sản biển nhưng trừ dầu khí, hoạt động<br /> khai thác những khoáng sản còn lại chủ yếu vẫn mang tính địa phương, nhỏ lẻ ở một số mỏ như Quảng<br /> Xương, Thanh Hóa, mỏ Cẩm Hoà, mỏ Kẻ Ninh, mỏ Kẻ Sung, mỏ Đề Gi, mỏ Hàm Tân, thậm chí có<br /> những khoáng sản chưa có khả năng khai thác. Do đó, trong số các nguồn tài nguyên khoáng sản biển<br /> Việt Nam, dầu khí vẫn là tài nguyên được khai thác phổ biến nhất hiện nay, đồng thời, cũng là tài<br /> nguyên đem lại giá trị kinh tế cao với đóng góp của ngành công nghiệp dầu khí cho ngân sách Nhà<br /> nước mỗi năm chiếm đến 20% cùng các sản phẩm phục vụ nền kinh tế là điện khí, xăng dầu, khí nén<br /> cao áp và năng lượng sạch. Xuất phát từ những lý do trên nên đối với Việt Nam, phạm vi nghiên cứu<br /> của luận án chỉ tập trung phân tích các quy định pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực thi pháp luật của<br /> Việt Nam trong quản lý tài nguyên dầu khí.<br /> 3. Mục đíc v n iệm vụ n i n cứu của luận án<br /> Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và pháp<br /> lý về quản lý tài nguyên khoáng sản biển trong pháp luật quốc tế; những vấn đề pháp lý và thực tiễn<br /> quản lý tài nguyên khoáng sản biển, cụ thể là dầu khí của Việt Nam, từ đó, đề xuất một số giải pháp<br /> nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nguồn tài nguyên này của Việt Nam.<br /> Phù hợp với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án gồm:<br /> - Phân tích khái niệm khoáng sản biển và khái niệm quản lý nói chung, qua đó, đưa ra khái<br /> niệm quản lý tài nguyên khoáng sản biển;<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Làm rõ một số vấn đề lý luận của pháp luật quốc tế về quản lý tài nguyên khoáng sản biển,<br /> cụ thể: Nguồn luật điều chỉnh; các nguyên tắc, nội dung, vai trò của pháp luật quốc tế về quản lý tài<br /> nguyên khoáng sản biển và lịch sử hình thành phát triển của các quy định này trong luật biển quốc tế.<br /> - Phân tích một cách hệ thống nội dung pháp luật quốc tế về quản lý tài nguyên khoáng sản<br /> biển, bao gồm: (i) Quản lý hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản biển; (ii) bảo vệ môi trường biển<br /> trong quá trình tiến hành các hoạt động đối với khoáng sản biển và (iii) giải quyết tranh chấp phát sinh<br /> từ những hoạt động này.<br /> - Phân tích, đánh giá toàn diện pháp luật Việt Nam về quản lý tài nguyên dầu khí theo các<br /> nội dung (i) quản lý hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí; (ii) bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm<br /> dò, khai thác dầu khí và (iii) giải quyết tranh chấp quốc tế phát sinh trong hoạt động dầu khí; phân tích<br /> và đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật theo ba nội dung trên, từ đó, đề xuất một số giải pháp cụ thể<br /> nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý dầu khí của Việt Nam.<br /> 4. P ƣơn p áp luận v p ƣơn p áp n i n cứu của luận án<br /> Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin,<br /> vận dụng triệt để các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận<br /> án cũng được tiến hành trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm về đường lối đối ngoại của Đảng<br /> và Nhà nước ta, đặc biệt liên quan đến vấn đề biển Đông và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của<br /> Việt Nam trên biển.<br /> Đối với từng nội dung cụ thể, Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác<br /> nhau như phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp<br /> phân tích, phương pháp so sánh luật, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra các giải pháp<br /> cụ thể. Theo đó:<br /> Phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá tổng quan<br /> các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án;<br /> Phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ quá trình phát triển của pháp luật quốc tế<br /> về quản lý tài nguyên khoáng sản biển;<br /> Phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp phân tích được sử dụng trong toàn bộ<br /> luận án, đặc biệt tại các chương 2, chương 3 và chương 4. Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử<br /> dụng để làm rõ những vấn đề lý luận và pháp lý về quản lý tài nguyên khoáng sản biển trong pháp luật<br /> quốc tế, pháp luật Việt Nam một cách tổng thể thay vì tiếp cận dưới góc độ chỉ là một nội dung trong<br /> quy chế pháp lý của các vùng biển hoặc chỉ tiếp cận dưới một phương diện nhất định của quản lý<br /> khoáng sản biển. Phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ nội dung của pháp luật quốc tế, pháp<br /> luật Việt Nam về quản lý tài nguyên khoáng sản biển cũng như thực tiễn thực thi pháp luật.<br /> Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn được sử dụng để đối chiếu, đánh giá thực<br /> tiễn thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên dầu khí của Việt Nam, từ đó, kiến nghị những giải pháp<br /> cụ thể để nâng cao hiêu quả của hoạt động này.<br /> Phương pháp so sánh luật cũng được sử dụng ở mức độ nhất định để xây dựng khái<br /> niệm khoáng sản biển trên cơ sở cách tiếp cận khác nhau của pháp luật các nước cũng như đề xuất<br /> một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoàn thiện pháp luật về quản lý tài nguyên dầu khí.<br /> 5. Ý n ĩa k oa ọc v tín mới của luận án<br /> Luận án là công trình nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề lý luận, pháp lý về quản lý tài<br /> nguyên khoáng sản biển trong pháp luật quốc tế cũng như các vấn đề pháp lý và thực tiễn quản lý tài<br /> nguyên khoáng sản biển, cụ thể là dầu khí của Việt Nam. Luận án đã có những đóng góp mới về mặt<br /> khoa học như sau:<br /> Thứ nhất, luận án đã xây dựng khái niệm khoáng sản biển và quản lý tài nguyên khoáng sản<br /> biển, qua đó, làm rõ những đặc điểm của quản lý tài nguyên khoáng sản biển.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2