intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

28
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tiến hành nghiên cứu, phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề dưới góc độ khoa học pháp lý về lý luận một cách toàn diện và chuyên sâu liên quan đến hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu; phân tích các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn vận hành của khung pháp luật điều chỉnh vấn đề góp vốn bằng nhãn hiệu ở Việt Nam dựa trên các khung lý thuyết về tự do kinh doanh, tự do hợp đồng, lý thuyết về thương mại cân bằng và hợp lý, lý thuyết về quyền sở hữu và lý thuyết về minh bạch, công khai trong hoạt động kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH THÁI PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG NHÃN HIỆU Ngành: Luật Kinh tế Mã số : 9 38 01 07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2022
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dƣơng Anh Sơn Phản biện 1: PGS.TS. Dương Đăng Huệ Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Minh Phản biện 3: PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện họp tại…. Vào hồi …. ngày … tháng … năm 202 Có thể tìm thấy luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
  3. MỞ ĐẦU Kinh tế xã hội muốn có sự phát triển, cần thiết phải có sự tích tụ tư bản tồn tại. Hoạt động này sẽ làm gia tăng quy mô sản xuất kéo theo sự gia tăng quy mô ở cả hai phía cung sản xuất và cầu tiêu dùng, từ đó kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Trong các hình thức tích tụ tư bản, hoạt động góp vốn là một trong những hình thức quan trọng nhất. Sự phát triển của xã hội loài người ngày càng vượt bậc khiến cho đối tượng được mang góp vốn cũng ngày càng có sự đa dạng, không chỉ dừng lại ở các đối tượng tài sản hữu hình mà ngay cả các tài sản vô hình cùng có thể trở thành đối tượng để tham gia vào hoạt động này, trong đó có tài sản sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, việc góp vốn bằng nhãn hiệu đã trở thành thông lệ phổ biến trên thế giới bởi vai trò hết sức đặc biệt của nó. Nhãn hiệu ngày càng được thừa nhận với vai trò quyết định đối với sự phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Với các doanh nghiệp, nhãn hiệu đóng vai trò như là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Bằng việc xây dựng, phát triển và sở hữu các nhãn hiệu, uy tín và vị thế của doanh nghiệp luôn được củng cố và mở rộng; khả năng cạnh tranh, thị phần và doanh thu của doanh nghiệp được nâng cao. Tại Việt Nam, vấn đề góp vốn bằng nhãn hiệu còn hết sức mới mẻ. Trước đây, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn bằng tài sản vô hình này (Khoản 1 Điều 2). Tiếp đó, Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2020 cũng như Luật đầu tư (LĐT) năm 2020 đều cho phép nhà đầu tư được quyền góp vốn bằng nhãn hiệu với tư cách là một loại tài sản vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Xu hướng hội nhập ngày càng mở rộng nhiều nhà đầu tư nước ngoài 1
  4. đã và đang gia nhập vào thị trường nội địa của Việt Nam cùng với những tài sản trí tuệ của họ, bao gồm không ít nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng nhãn hiệu tham gia vào hoạt động góp vốn tại Việt Nam chưa mang tính phổ biến và còn nhiều hạn chế. Điều này xuất phát từ những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định có liên quan đến vấn đề này, cũng như nhũng khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật có liên quan trên thực tế dưới cả góc độ chủ quan lẫn khách quan. Trong đó, khung pháp luật điều chỉnh cho hoạt động này chưa thật sự phát huy hiệu quả và tính khả thi trong quá trình áp dụng vào trong thực tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy định về tài sản góp vốn là nhãn hiệu, quyền tham gia góp vốn của các chủ thể kinh doanh, các vấn đề liên quan đến thời điểm góp vốn, định giá đối với giá trị quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu để tham gia vào hoạt động góp vốn và trách nhiệm liên quan đến hoạt động định giá này, vấn đề hoạch toán, kế toán khi nhãn hiệu được góp vào doanh nghiệp…Do đó, để khắc phục tình trạng nêu trên, việc làm rõ các vấn đề lý luận về góp vốn bằng nhãn hiệu, điều chỉnh pháp luật theo hướng sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật hiện hành theo hướng quy định cụ thể và điều chỉnh thống nhất hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề mang tính cấp thiết. Để làm được điều này, cần phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu ở Việt Nam. Với mong muốn làm sâu sắc và toàn diện về mặt lý luận cũng như đánh giá về việc thực hiện chính sách và thực thi của khung pháp luật có liên quan đến hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu để từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của khung pháp luật điều chỉnh về 2
  5. hoạt động này, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học. Luận án tiến hành nghiên cứu, phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề dưới góc độ khoa học pháp lý về lý luận một cách toàn diện và chuyên sâu liên quan đến hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu; phân tích các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn vận hành của khung pháp luật điều chỉnh vấn đề góp vốn bằng nhãn hiệu ở Việt Nam dựa trên các khung lý thuyết về tự do kinh doanh, tự do hợp đồng, lý thuyết về thương mại cân bằng và hợp lý, lý thuyết về quyền sở hữu và lý thuyết về minh bạch, công khai trong hoạt động kinh doanh. Từ đó, NCS đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của khung pháp luật điều chỉnh về hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu và tiếp thu các kinh nghiệm lập pháp của một số nước nghiên cứu. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án gồm: Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây về kh u n g pháp luật liên quan đến hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu, cùng với quá trình nghiên cứu độc lập và nghiêm túc, luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau: Thứ nhất, luận án hệ thống các vấn đề lý luận về pháp luật góp vốn bằng nhãn hiệu tại Việt Nam, bao gồm các nội dung như: Khái niệm, đặc trưng, vai trò của góp vốn bằng nhãn hiệu; phân biệt góp vốn bằng nhãn hiệu với các hình thức góp vốn khác; khái niệm, đặc điểm của pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu, các yếu tố chi phối đến pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu; xác định nội dung của pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu bao gồm các quy định về hình thức góp vốn, chủ thể góp vốn, đặc thù của nhãn hiệu là đối tượng đưa góp vốn, định giá nhãn hiệu, chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, hợp đồng góp vốn, thủ tục góp 3
  6. vốn, xử lý nhãn hiệu khi chấm dứt góp vốn. Thứ hai, luận án khái quát và phân tích tương đối toàn diện thực trạng pháp luật và vấn đề thực thi pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành và những khó khăn, vướng mắ c trong thực tiễn thi hành. Thứ ba, luận án đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện khung pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn tới, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của quá trình hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam. Kết cấu của luận án Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được chia thành các chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận về nhãn hiệu và góp vốn bằng nhãn hiệu Chương 3: Thực trạng pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu tại Việt Nam Chương 4: Thực tiễn áp dụng pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu tại Việt Nam - Kiến nghị hoàn thiện và giải pháp thực thi 4
  7. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trên bình diện quốc tế, có khá nhiều các công trình được thực hiện nhằm nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề góp vốn bằng nhãn hiệu. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là nghiên cứu vấn đề góp vốn bằng nhãn hiệu được lồng ghép trong các công trình nghiên cứu chung về nhãn hiệu hoặc các công trình liên quan đến vấn đề mua bán, sáp nhập. Trong đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: “Famous and Well – Known Marks - An international analysis” (tạm dịch: Frederick W. Mostert, Nhãn hiệu nổi tiếng – Phân tích dưới khía cạnh quốc tế) của tác giả Frederick W. Mostert, xuất bản năm 1997 (tái bản 2004) tại NXB Toronto Butterworth. Tác phẩm của Jeremy Phillips với nhan đề “Trademark Law: A Practical Anatomy” (tạm dịch: Luật nhãn hiệu: Phân tích góc độ thực tiễn) xuất bản năm 2004 tại NXB Oxford. Sách chuyên khảo: "Intellectual Property Enforcement International Perspectives" (tạm dịch: Các quan điểm quốc tế về thực thi quyền sở hữu trí tuệ) của hai tác giả Xuan Li và Carlos M. Correa biên soạn cùng tập thể tác giả vào năm 2009 bởi NXB Edward Elgar Publishing, England. Cuốn sách với nhan đề: "Socio-economic benefits of intellectual property protection in developing countries" (tạm dịch: Lợi ích kinh tế - xã hội của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ các nước đang phát triển), NXB Kluwer Law International BV, The Netherlands vào năm 2011 của tác giả Shahid Alikhan, Phó Tổng Giám đốc Tổ chức SHTT thế giới. Bài viết của tác giả John E. Elmore, JD, CPA với tiêu đề “The Valuation of Trademark-Related Intangible Property (tạm dịch: Định giá nhãn hiệu – Tài sản vô hình có liên quan) đăng trên tạp chí 5
  8. Insight vào mùa đông năm 20151. Cuốn sách của Christopher Heath và Kung – Chung Liu với nhan đề “The protection of well-known marks in Asia” (tạm dịch: Bảo vệ nhãn hiệu nổi tiếng tại Châu Á) xuất bản tại NXB Boston: Kluwer Law International vào năm 2000. Tài liệu hướng dẫn có tên gọi: "Valuation of intellectual property rights" (Tạm dịch: "Định giá quyền sở hữu trí tuệ") của The International Valuation Standards Council xuất bản bởi by the Royal Institution of Chartered Surveyors (RICS) vào năm 2020. Luật sư Leger Robic Richard với tiêu đề “Protecting Intellectual Property in a World Getting Smaller: The Treatment of Well Known Trade-Marks in Canada2” (tạm dịch: “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong một thế giới đang trở nên hẹp hơn: Chế độ đối xử đối với nhãn hiệu ở Canada, năm 1999. Jacques A. Leger và Barry Gamache với bài bình luận “Vụ kiện Veuve Clicquot Ponsardin v. Boutiques Cliquot Ltee: vấn đề bảo hộ nhãn hiệu ở Canada” vào năm 2006 hoặc tác giả XIA Qing với công trình nghiên cứu có nhan đề: “Protection of well-known trademarks – The comparison of tade mark examination standards and trade mark law systems between Japan and China” (tạm dịch là “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng – So sánh tiêu chuẩn thực thi nhãn hiệu và hệ thống pháp luật về nhãn hiệu giữa Nhật Bản và Trung Quốc)”… 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Những công trình nghiên cứu chung nhất liên quan đến nhãn hiệu và hoạt động góp vốn có thể kể đến như: Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp đặc biệt Đại học quốc gia Hà Nội "Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế" do Nguyễn Bá Diến làm Chủ nhiệm bảo vệ năm 2011. Sách chuyên khảo "Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế: những vấn đề lý luận và thực tiễn" của tác 1 Nguồn: http://www.willamette.com/insights_journal/15/winter_2015_8.pdf (truy cập ngày 29/10/2019). 22 Nguồn: https://www.robic.ca/wp-content/uploads/2017/05/236-HGR.pdf (truy cập ngày 03/03/2020). 6
  9. giả Nguyễn Bá Diến, NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 2010. Luận án Tiến sỹ “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Việt Nam và so sánh giữa pháp luật liên minh Châu Âu và Việt Nam” của tác giả Phan Ngọc Tâm, bảo vệ năm 2011 tại Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ được bảo vệ năm 2014 tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội với tên gọi “Định giá tài sản trí tuệ theo Pháp luật Việt Nam” của tác giả Dương Thị Thu Nga. Đề tài “Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam – Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Hồng Vân bảo vệ năm 2009 tại Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án tiến sĩ luật học với tên gọi “Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất” của tác giả Sỹ Hồng Nam, bảo vệ năm 2016 tại Học viện Khoa học Xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Đề tài: “Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam” Luận văn thạc sỹ luật của tác giả Phạm Tuấn Anh, bảo vệ năm 2009 tại Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội. Ngoài ra còn có nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Các công trình nghiên cứu tập trung khai thác các vướng mắc và khó khăn trong quá trình thực thi các quy định có liên quan đến hoạt động góp vốn và xác định giá trị vốn góp vào công ty. Tuy nhiên, các nội dung nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức riêng lẻ các mảng vấn đề, chưa mang tính hệ thống. Mặc dù vậy, những gợi mở từ ý tưởng của các tác giả công trình nghiên cứu này sẽ là tiền đề để NCS phát triển trong luận án. Năm 2011, tác giả Phạm Đức Quảng thực hiện luận văn thạc sĩ luật học với đề tài: “Áp dụng pháp luật về góp vốn bằng giá trị quyền SHTT ở Việt Nam” tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn thạc sĩ luật học với tên gọi “Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền SHTT ở Việt Nam” được tác giả Đoàn Thu Hồng bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012. Tác giả Đào Thị Dung có đề tài luận văn thạc sĩ luật học với tên gọi: “Pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện” bảo vệ năm 2016 tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Ngọc Mai với tên gọi: "Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập 7
  10. công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ" bảo vệ năm 2016 tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. với tên gọi: "Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay" tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2018. Ngoài ra, cũng có khá nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý liên quan đến vấn đề này. Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, các công trình nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu một số khía cạnh về hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu tại Việt Nam nói chung và dưới góc độ của một luận án tiến sĩ luật học nói riêng thì chưa có công trình tương tự. Các công trình nghiên cứu trên tập trung vào hoạt động góp vốn thành lập công ty hoặc góp vốn vào công ty đã được thành lập, góp vốn kinh doanh nói chung hoặc hoạt động góp vốn thành lập công ty hoặc góp vốn vào công ty đã được thành lập bằng các quyền tài sản khác theo quy định của pháp luật. Do vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên so với đề tài luận án này là không trùng lặp về mặt nội dung. Luận án đi vào việc nghiên cứu, tổng hợp một số vấn đề mới với hy vọng đóng góp một góc nhìn khái quát hơn cho việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu. Các lý thuyết được áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài như: - Lý thuyết về tự do kinh doanh. - Lý thuyết về thương mại cân bằng và hợp lý. - Lý thuyết về quyền sở hữu. - Lý thuyết liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu: Lý thuyết về tính thực dụng và giá trị kinh tế của nhãn hiệu. 8
  11. CHƢƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÃN HIỆU VÀ GÓP VỐN BẰNG NHÃN HIỆU 2.1. Khái niệm về nhãn hiệu và góp vốn bằng nhãn hiệu 2.1.1. Khái niệm nhãn hiệu Nhãn hiệu có thể được hiểu là bất kỳ dấu hiệu nào có thể nhận biết được bao gồm từ ngữ, tên gọi, chữ cái, con số, biểu tượng, thiết kế, hình vẽ hay bất kỳ sự kết hợp nào của chúng, và kiểu dáng hay bao bì hàng hóa được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng trong thương mại để xác định và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa hay dịch vụ của các chủ thể khác. Một nhãn hiệu có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được hai điều kiện. Thứ nhất, dấu hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này hẹp hơn quy định của TRIPs “bất kỳ dấu hiệu nào”. Điều này có nghĩa rằng, các dấu hiệu như âm thanh, mùi vị… không thể được đăng ký là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam. Thứ hai, “khả năng phân biệt” là điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu. Đây cũng là chức năng chính của nhãn hiệu. Có thể xây dựng một khái niệm về nhãn hiệu trong Luật SHTT Việt Nam như sau: “Nhãn hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác nhau không thuộc các trường hợp bị từ chối đăng ký”. 2.1.2. Khái niệm góp vốn và góp vốn bằng nhãn hiệu 2.1.2.1. Khái niệm về góp vốn Góp vốn thường được hiểu là việc một người đưa tiền bạc hay tài sản vào một hoạt động kinh doanh và mong muốn nhận được lợi ích từ hoạt động đó. Đây được xem là một trong những hình thức tích tụ vốn bằng nguồn nội lực hoặc ngoại lực, tức là hoạt động huy động thêm vốn từ các chủ sở hữu hiện hành hoặc huy động các chủ sở hữu khác tham gia đóng góp vốn vào công ty. Hoạt động này đã trở thành quyền được luật hóa tại khoản 13 điều 4 LDN 2014 và sau này là khoản 18 Điều 4 LDN 2020 bằng khái niệm: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công 9
  12. ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập”. 2.1.2.2. Khái niệm góp vốn bằng nhãn hiệu Về vấn đề góp vốn bằng nhãn hiệu, nhìn chung, hiện nay pháp luật của các nước đều nghi nhận nhãn hiệu là tài sản hợp pháp và được nhà nước bảo hộ, chủ sở hữu được quyền sử dụng nhãn hiệu đi góp vốn trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Khái niệm góp vốn bằng nhãn hiệu có thể được đưa ra như sau: "Góp vốn bằng nhãn hiệu là hành vi pháp lý mà theo đó người góp vốn là chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho người kinh doanh (doanh nghiệp) để đổi lại những quyền và lợi ích phát sinh từ việc góp vốn". 2.1.3. Đặc điểm của hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu Một là, đối tượng của hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu là tài sản được biểu hiện dưới dạng quyền. Hai là, hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu là một hoạt động góp vốn có những đặc thù riêng liên quan đến đối tượng đặc biệt đem góp vốn đó là nhãn hiệu, một loại tài sản vô hình Ba là, góp vốn bằng nhãn hiệu phải trong thời hạn sử dụng của nhãn hiệu. Về thời hạn góp vốn do các bên thỏa thuận, tuy nhiên phải xem xét đến yếu tố thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu. Bốn là, việc xác định giá trị của quyền sử dụng nhãn hiệu dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào doanh nghiệp đã được thành lập khá phức tạp và chủ yếu tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên tham gia góp vốn. 2.1.4. Vai trò của hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu Thứ nhất, hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu giúp khai thác được giá trị của tài sản vô hình một cách hiệu quả, làm gia tăng quy mô về vốn và tài chính cho nền kinh tế thông qua hoạt động vốn hoá giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu. Thứ hai, hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu sẽ giúp thúc đẩy quá 10
  13. trình thu hút đầu tư nước ngoài, thông qua việc tiếp nhận nguồn vốn từ giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu, đặc biệt là các nhãn hiệu nỗi tiếng của nước ngoài thông qua các hình thức mua bán, sáp nhập hoặc góp vốn trực tiếp để thành lập liên doanh… Thứ ba, hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu, đặc biệt là đối với các nhãn hiệu nổi tiếng sẽ góp phần không nhỏ cho sự phát triển của doanh nghiệp nhận góp vốn và cho nền kinh tế nói chung. 2.2. Quyền góp vốn bằng nhãn hiệu và vấn đề đảm bảo quyền góp vốn bằng nhãn hiệu vào hoạt động kinh doanh Hiến pháp 2013 tuyên bố: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33). Với nguyên tắc hiến định này, có thể hiểu mọi người đều có quyền góp vốn thành lập công ty. Tinh thần này đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ. Như vậy, dưới góc độ pháp lý, quyền góp vốn vào doanh nghiệp là quyền được luật hóa từ quyền tự do kinh doanh do Hiến pháp 2013 ghi nhận3. Với tư cách là một văn bản pháp luật chuyên ngành, Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những quy định rõ ràng về quyền góp vốn bằng nhãn hiệu. Cũng trên tinh thần khẳng định quyền của chủ sở hữu đối với các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ, mà cụ thể là nhãn hiệu, Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: “1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. 2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.” Quyền góp vốn có thể được hiểu là quyền mua cổ phần của công ty 3 Điều 33, Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. 11
  14. cổ phần, quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn và quyền góp vốn vào công ty hợp danh. Quyền này được thực hiện thông qua đối tượng chủ thể có quyền góp vốn. Đối tượng này rộng hơn các đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp. 2.3. Điều kiện thực hiện hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu Thứ nhất, phải đảm bảo quyền thành lập doanh nghiệp của chủ thể tham gia góp vốn. Thứ hai, phải đảm bảo quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với nhãn hiệu được đem góp vốn. Thứ ba, điều kiện liên quan đến chủ thể nhận góp vốn từ giá trị của nhãn hiệu. Thứ tư, phải đảm bảo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng, tự nguyện và yếu tố minh bạch. 2.4. Định giá nhãn hiệu khi thực hiện hoạt động góp vốn 2.4.1. Khái niệm về định giá nhãn hiệu Giá trị của nhãn hiệu được xác định bởi lợi ích kinh tế trong tương lai do nhãn hiệu đó mang lại được quy đổi về thời điểm hiện tại. Khi góp vốn nếu tài sản góp vốn là giá trị nhãn hiệu thì việc định giá tài sản góp vốn là bắt buộc vì tài sản không phải là tiền hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi nhưng có thể quy ra tiền. 2.4.2. Chủ thể có quyền định giá nhãn hiệu khi tham gia hoạt động góp vốn Khi thành lập doanh nghiệp, thông thường người có quyền định giá là tất cả các thành viên, cổ đông sáng lập và định giá theo nguyên tắc nhất trí. Trong trường hợp công ty đang hoạt động, khi có yêu cầu thành viên mới góp vốn vào công ty hoặc khi có yêu cầu định giá lại tài sản góp vốn, người định giá phải là Hội đồng thành viên công ty TNHH hoặc là Hội đồng quản trị công ty cổ phần. Tức là việc định giá do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức chuyên nghiệp định giá. 12
  15. 2.4.3. Phương pháp định giá Vấn đề định giá nhãn hiệu có nhiều khó khăn và khác biệt hơn so với các loại tài sản khác, đặc biệt là các loại tài sản hữu hình. Bởi lẽ đây là loại tài sản đặc biệt, một loại tài sản vô hình, khi định giá phụ thuộc phần nhiều vào các yếu tố như thời gian, địa điểm và tính sinh lời của tài sản đặc biệt này. Hiện nay, phổ biến có 03 phương pháp định giá nhãn hiệu được sử dụng: Phương pháp định giá tiếp cận thu nhập, Phương pháp định giá tiếp cận chi phí, Phương pháp định giá tiếp cận thị trường. 2.5. Hình thức góp vốn bằng nhãn hiệu 2.5.1. Hình thức góp vốn bằng quyền sở hữu nhãn hiệu Hình thức góp vốn bằng quyền sở hữu được ghi nhận trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, cụ thể là quy định tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn. Bên góp vốn sẽ được trao cho các quyền và có những nghĩa vụ với tư cách là đồng chủ sở hữu (thành viên hoặc cổ đông) hoặc chủ sở hữu của công ty nhận vốn góp và các quyền và nghĩa vụ này sẽ tồn tại kéo dài cho đến khi công ty đó chấm dứt hoạt động hoặc khi bên góp vốn rút vốn ra khỏi công ty. 2.5.2. Hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu Với hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng, thì bên góp vốn được ví như bên cho thuê và doanh nghiệp nhận góp vốn được ví như bên thuê trong quan hệ cho thuê tài sản4, bên góp vốn sẽ chỉ chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho công ty nhận góp vốn để công ty sử dụng và khai thác nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của bên góp vốn trong một khoảng thời gian nhất định. Quyền định đoạt đối với nhãn hiệu vẫn thuộc sở hữu của bên góp vốn nên bên góp vốn vẫn có thể thực hiện các quyền khác của chủ sở hữu như thế chấp, để lại thừa kế, tặng cho nhãn hiệu. Hết thời hạn góp vốn đã thỏa thuận, bên góp vốn sẽ thu hồi lại quyền sử dụng nhãn hiệu đã góp vốn vào doanh nghiệp. Thời hạn góp vốn cũng không được vượt quá thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu. 4 Điều 1843-3 Bộ luật dân sự Pháp. 13
  16. 2.6. Thủ tục góp vốn bằng nhãn hiệu 2.6.1. Thời điểm góp vốn bằng nhãn hiệu Thời điểm chuyển dịch quyền tài sản là nhãn hiệu từ thành viên góp vốn sang công ty nằm trong giới hạn của thời hạn góp vốn theo luật định. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần góp vốn đã cam kết. Khi các bên khi thực hiện việc góp vốn cần phải ký kết hợp đồng cụ thể nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên theo từng giai đoạn để làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên (nếu có). 2.6.2. Hồ sơ góp vốn bằng nhãn hiệu Khi góp vốn vào doanh nghiệp bằng nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức nào đang sở hữu nhãn hiệu đã được đăng ký thì thực hiện việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua việc thay đổi chủ sở hữu đối với nhãn hiệu đó, hoạt động này được thực hiện tại cơ quan đăng ký ban đầu. Sau khi chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu thì thực hiện việc thành lập doanh nghiệp như bình thường hoặc thực hiện việc điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp. Ngoài các giấy tờ, hồ sơ như trường hợp góp vốn ban đầu để thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải hoàn thành tăng vốn điều lệ xong rồi mới thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn để đảm bảo về số lượng vốn tăng tránh trường hợp sau khi đăng ký tăng xong mà góp không đủ trên thực tế. Sau khi hoàn thành tăng vốn điều lệ trên thực tế, doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp theo đúng số vốn đã tăng. 2.6.3. Cấp giấy chứng nhận phần góp vốn Việc góp vốn bằng nhãn hiệu của các thành viên phải được ghi bằng văn bản để đảm bảo tính minh bạch. Các chứng từ này là cơ sở ghi nhận việc góp vốn bằng nhãn hiệu, tạo điều kiện thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế và lập báo cáo tài chính của công ty cũng như góp phần hạn chế tranh chấp xảy ra. 14
  17. CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM 3.1. Thực trạng pháp luật quy định về khái niệm về góp vốn bằng nhãn hiệu 3.2. Thực trạng pháp luật quy định về thời điểm góp vốn trong hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu Trong các văn bản không có quy định cụ thể về thời điểm góp vốn, không đưa ra định nghĩa về thời điểm góp vốn mà chỉ đề cập về thời điểm góp vốn tại quy định về định giá tài sản góp vốn. LDN 2020 không có quy định những thành viên mới được tiếp nhận này phải góp vốn ngay tại thời điểm được Hội đồng thành viên tiếp nhận (thông qua biên bản họp và quyết định tiếp nhận thành viên mới của Hội đồng thành viên) hay được quyền cam kết góp vốn (tức là thời điểm góp vốn sẽ được tiến hành sau thời điểm được Hội đồng thành viên tiếp nhận và công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp). 3.3. Thực trạng pháp luật quy định về nhãn hiệu khi đem góp vốn Có sự không trùng khớp giữa quy định trong LDN 2014 và LSHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2019 về tài sản góp vốn vì có thêm xuất hiện của một đối tượng là “quyền SHTT khác theo quy định của pháp luật SHTT” trong quy định của LDN 2014. 3.4. Thực trạng pháp luật quy định về định giá tài sản góp vốn là nhãn hiệu Thực tế cho thấy, việc định giá nhãn hiệu khó khăn và có nhiều khác biệt hơn so với tài sản hữu hình. Xác định giá trị của một quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào thời gian, địa điểm và tính sinh lời của loại tài sản 15
  18. đặc biệt này. Việc trao quyền cho các chủ thể nêu trên quyết định giá trị cuối cùng của nhãn hiệu được sử dụng để góp vốn đã dẫn đến tình trạng cùng một đối tượng nhãn hiệu, nhưng đem đi góp vốn ở những công ty khác nhau, lại được định giá khác nhau. Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ dừng lại ở việc quy định các chủ thể trên phải liên đới chịu trách nhiệm vật chất bằng cách góp thêm tài sản để bù vào số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm được định giá, đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế nhưng căn cứ để xác định mức trách nhiệm vật chất cụ thể mà mỗi một thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, mỗi một cổ đông sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, người góp vốn phải chịu là bao nhiêu thì Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định. 3.5. Thực trạng pháp luật quy định về việc cấp giấy chứng nhận tài sản góp vốn bằng nhãn hiệu Điều 47 LDN 2020 quy định về vấn đề cấp giấy chứng nhận phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên thì lại thiếu các quy định về trách nhiệm tương ứng đối với trường hợp khi có sai sót trong nội dung Giấy chứng nhận phần vốn góp là nhãn hiệu nói riêng và giấy chứng nhận phần vốn góp đối với các tài sản khác nói riêng. 16
  19. CHƢƠNG 4 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ GIẢI PHÁP THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM 4.1. Thực tiễn của hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu ở Việt Nam Việc quy định chưa chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật về vốn điều lệ và việc góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào doanh nghiệp đã được thành lập gây khó khăn trong việc xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp. Điều này đã tạo ra những vướng mắc trong việc xác định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các đối tác và những người có liên quan. Theo quy định của luật doanh nghiệp các thành viên phải góp đầy đủ và đúng thời hạn. Trước đây, ở Việt Nam, do chưa có văn bản nào quy định riêng về việc góp vốn bằng nhãn hiệu, nên việc góp vốn thường được lập hợp đồng như các loại hợp đồng góp vốn thông thường. Khó khăn xảy ra là việc các doanh nghiệp thực hiện góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, vốn chưa được định giá, song lại ghi trong giấy đăng ký kinh doanh là “góp vốn bằng tiền”. Và chính “hành động góp vốn bằng tiền nhưng lại không có tiền” này sẽ gây rắc rối cho hệ thống kế toán; đồng thời, gây ra rất nhiều vướng mắc nếu doanh nghiệp góp vốn muốn rút vốn góp, hay doanh nghiệp nhận góp vốn không muốn tiếp tục hợp tác. Các vướng mắc nêu trên, xuất phát từ một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ nhận thức trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể quyền ở Việt Nam hiện nay. Việc bảo hộ đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ chưa thực sự được các chủ thể quan tâm. Nguyên nhân khách quan, một là, pháp luật về góp vốn bằng nhãn 17
  20. hiệu chỉ có quy định chung về quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào doanh nghiệp đã được thành lập bằng quyền sở hữu trí tuệ mà chưa có quy định cụ thể về các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và các điều kiện để các đối tượng này được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào doanh nghiệp đã được thành lập; hai là, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung và pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu nói riêng chưa có những quy định về hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp; Ba là, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung và góp vốn bằng nhãn hiệu nói riêng chưa có quy định trực tiếp về việc định giá nhãn hiệu để góp vốn; Bốn là, pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đăng ký hợp đồng góp vốn bằng nhãn hiệ; năm là, quy định về việc được chuyển nhượng, để thừa kế phần góp vốn bằng nhãn hiệu và nhận lại nhãn hiệu đã góp vốn theo thỏa thuận hoặc khi hết thời hạn góp vốn là chưa thật sự phù hợp. 4.2. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng nhãn hiệu 4.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các thiết chế kinh tế xã hội có tính chất định hướng chung cho hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu, định giá nhãn hiệu là cần thiết, nhằm mục đích tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong việc xây dựng, khai thác nhãn hiệu một cách hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay.Hoàn thiện hệ thống pháp luật không là chưa đủ, ngày nay ở các nước công nghiệp phát triển cho thấy các thiết chế xã hội và kinh tế ngày càng tham gia vào quản lý xã hội nói chung, các hoạt động kinh tế nói riêng một cách có hiệu quả. Sự hiệu 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2