Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh: Nghiên cứu hiệu quả của giao tiếp cùng thời điểm qua trung gian máy tính đối với việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho sinh viên Việt Nam
lượt xem 4
download
Luận án tìm hiểu sự khác nhau về mức độ năng lực nói và viết giữa hai nhóm can thiệp sau khóa học 1 học kỳ gồm 15 tuần cũng như điều tra thái độ và nhận thức của sinh viên về việc sử dụng hình thức giao tiếp cùng thời điểm qua trung gian máy tính trong các lớp kỹ năng ngôn ngữ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh: Nghiên cứu hiệu quả của giao tiếp cùng thời điểm qua trung gian máy tính đối với việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho sinh viên Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ PHẠM ĐẶNG TRÂM ANH TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA GIAO TIẾP CÙNG THỜI ĐIỂM QUA TRUNG GIAN MÁY TÍNH ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGÔN NGỮ CHO SINH VIÊN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TIẾNG ANH HUE, 2019
- Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Ngoại ngữ Huế Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VĂN PHƯỚC PGS. TS. NGUYỄN VĂN LONG Phản biện 1: ...................................................... ...................................................... Phản biện 2: ...................................................... ...................................................... Phản biện 3: ...................................................... ...................................................... Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Huế tại số 03 Lê Lợi, thành phố Huế vào ngày ....... tháng ....... năm ...... Có thể tìm luận án tại: - Thư viện trường Đại học Ngoại ngữ Huế - Thư viện Quốc gia
- i LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ Tôi xin xác nhận tôi là tác giả duy nhất của luận án tiến sĩ này và tôi không sử dụng bất cứ nguồn tài liệu nào khác ngoài những tài liệu đã được trích dẫn và liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. Tôi cũng xác nhận tôi không nộp luận án tiến sĩ này cho bất cứ cơ sở giáo dục nào khác để xin được cấp bằng. Tại: Huế, Việt Nam Vào ngày: 21-07-2019 Chữ ký: TÓM TẮT Nghiên cứu này điều tra hiệu quả của giao tiếp cùng thời điểm qua trung gian máy tính đối với việc phát triển ngôn ngữ cho sinh viên đại học tại Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự khác nhau về mức độ năng lực nói và viết giữa hai nhóm can thiệp sau khóa học 1 học kỳ gồm 15 tuần cũng như điều tra thái độ và nhận thức của sinh viên về việc sử dụng hình thức giao tiếp cùng thời điểm qua trung gian máy tính trong các lớp kỹ năng ngôn ngữ. Nghiên cứu sử dụng thiết kế phỏng thực nghiệm dựa trên kết quả kiểm tra đầu vào và đầu ra. 30 sinh viên của trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng tham gia vào nghiên cứu. Cả 2 số liệu định lượng và định tính được thu thập để sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng lực nói và viết giữa hai nhóm vào cuối học kỳ. Tuy nhiên, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả điểm kiểm tra nói và viết giữa đầu học kỳ và cuối học kỳ. Kết quả phân tích đặc điểm từ vựng cho thấy nhìn chung có gia tăng về ngôn ngữ mặc dù không phát hiện có sự khác biệt giữa hai nhóm can thiệp. Phân tích bảng câu hỏi và phỏng vấn bán cấu trúc cho thấy khóa học tiếng Anh 1 học kỳ có thể nâng cao phát triển ngôn ngữ cho người học. Các phát hiện phù hợp với quan điểm cho rằng thảo luận trực tuyến cùng thời điểm hỗ trợ quá trình phát triển tương tự làm nền tảng cho việc phát triển kỹ năng nói. Vì vậy, thảo luận trực tuyến cùng thời điểm cho thấy là một đóng góp có giá trị vào lớp học kỹ năng ngôn ngữ. Trên cơ sở những phát hiện của nghiên cứu, nhiều kiến nghị về mặt lý thuyết, phương pháp và sư phạm đối với giao tiếp cùng thời điểm qua trung gian máy tính đã được đề xuất cho các lớp học kỹ năng tiếng Anh.
- 1 Chương 1 Giới thiệu 1.1. Giới thiệu Nghiên cứu về giao tiếp qua trung gian máy tính đã cho thấy sự phát triển vượt bậc về phương pháp dạy và học ngoại ngữ/ngôn ngữ thứ hai. Sử dụng công nghệ mang lại nhiều lợi ích đã được chứng minh qua các nghiên cứu rộng khắp trên thế giới (Abdorreza, Jaleh, & Azadeh, 2015; Abrams, 2003; Bui, 2006; Chou, 2004; Dang, 2011). Mục đích của nghiên cứu này là nhằm thấu hiểu tính ứng dụng của hình thức giao tiếp cùng thời điểm qua trung gian máy tính (SCMC) đối với việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho sinh viên Việt Nam học tiếng Anh như một ngoại ngữ. 1.2. Bối cảnh nghiên cứu 1.2.1. Cơ sở giáo dục Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng (ĐHKTYD ĐN), thuộc Bộ Y tế Việt Nam. 1.2.2. Sinh viên Nghiên cứu khảo sát trên sinh viên năm nhất ngành Y đa khoa ở học kỳ 1 năm đầu tiên trong 6 năm kéo dài 12 học kỳ tại trường ĐHKTYD ĐN. 1.2.3. Sử dụng công nghệ Việt Nam cần đẩy mạnh, đầu tư, nghiên cứu và tìm hiểu nhiều hơn về tính ứng dụng của SCMC trong lớp học để tận dụng những lợi thế mà công nghệ có thể mang lại (Dang, 2011). Kết quả mong muốn của nghiên cứu này là có thể cải thiện được năng lực nói và viết cho nhóm thực nghiệm thông qua SCMC và sinh viên sẽ cảm nhận được một số lợi ích đối với việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ qua việc sử dụng SCMC. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời 3 câu hỏi sau: 1. Trình độ năng lực nói của người học tiếng Anh khác nhau ở mức độ nào giữa nhóm không sử dụng SCMC và nhóm sử dụng SCMC sau một học kỳ 15 tuần? Mức độ khác nhau, nếu có, được xác định như sau: 1a. qua kết quả bài kiểm tra nói trước và sau can thiệp
- 2 1b. qua so sánh bằng chứng về số lượng ngôn ngữ sử dụng và độ giàu từ vựng trong bản sao bài kiểm tra nói trước và sau can thiệp 2. Trình độ năng lực viết của người học tiếng Anh khác nhau ở mức độ nào giữa nhóm không sử dụng SCMC và nhóm sử dụng SCMC sau một học kỳ 15 tuần? Mức độ khác nhau, nếu có, được xác định như sau: 2a. qua kết quả bài kiểm tra viết trước và sau can thiệp 2b. qua so sánh bằng chứng về số lượng ngôn ngữ sử dụng và độ giàu từ vựng trong bài kiểm tra viết trước và sau can thiệp 3. Sinh viên có thái độ và nhận thức như thế nào về việc sử dụng SCMC trong lớp học kỹ năng ngôn ngữ? 1.4. Cơ sở lý luận của nghiên cứu Thách thức trong việc dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ tại Việt Nam gồm những khó khăn trong thực hiện các yêu cầu thực tế nhắm đến nhu cầu của sinh viên, động lực học tập, kích cỡ lớp học, chiến lược dạy giao tiếp, phương pháp hướng đến sinh viên và tính tự chủ của sinh viên. SCMC được chọn làm chủ đề nghiên cứu cho dự án nghiên cứu này với mong muốn khai thác những kỹ năng và điểm mạnh sẵn có của sinh viên để cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng nói. Bối cảnh phòng lab của nghiên cứu này cũng chứng minh cho việc gia tăng sử dụng và tầm quan trọng của công nghệ trong dạy học ngoại ngữ, nhằm đề cập đến các cách học khác hơn là chỉ học trong lớp học truyền thống. 1.5. Cấu trúc luận án Luận án được trình bày theo bố cục sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan tài liệu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị 1.6. Tóm tắt chương 1 Chương này nhằm cung cấp thông tin nền tảng để thực hiện dự án nghiên cứu, trình bày những vấn đề liên quan đến việc nâng cao ý thức và khả năng của giáo viên và sinh viên, sự ưu tiên và mức độ thành thạo của giáo viên, khả năng và nhận thức của sinh viên về việc giới thiệu công nghệ thông tin vào môi trường giáo dục. Vì vậy, việc trả
- 3 lời được câu hỏi then chốt và toàn diện này sẽ tạo thuận lợi cho sinh viên sử dụng hình thức giao tiếp qua trung gian máy tính. Chương 2 Tổng quan tài liệu 2.1. Giới thiệu 2.2. Định nghĩa những thuật ngữ chính Những thuật ngữ chính sau được định nghĩa trong phần này: giao tiếp qua trung gian máy tính (CMC), giao tiếp qua trung gian máy tính không cùng thời điểm (ACMC), giao tiếp qua trung gian máy tính cùng thời điểm (SCMC), kỹ năng ngôn ngữ, năng lực, độ giàu từ vựng và học ngoại ngữ/ngôn ngữ thứ hai. 2.3. Khung lý thuyết 2.3.1. Chủ nghĩa kiến tạo trong học thuyết văn hóa xã hội Kiến tạo xã hội Vùng phát triển gần (ZPD) được Vygotsky (1978) định nghĩa là vùng trí tuệ tiềm năng của một cá nhân khi được hỗ trợ từ một người có kiến thức nhiều hơn hoặc một trẻ có năng lực hơn. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của ZPD vì nó cho phép đo được vùng trí tuệ tiềm năng của một cá nhân hơn là kiến thức mà cá nhân đó đã đạt được. Kiến tạo trong phương pháp giáo dục Kiến tạo trong giáo dục thể hiện rõ nét sau khi xu hướng chủ nghĩa hành vi được chào đón và làm mới lại quan điểm học tập hướng đến người học tích cực trong quá trình dạy-học. Đóng góp lớn nhất của chủ nghĩa kiến tạo cho nền giáo dục có lẽ thông qua việc thay đổi quan điểm từ kiến thức là một sản phẩm sang hiểu biết là một quá trình. Quan điểm lý thuyết trên giúp làm sáng tỏ nghiên cứu này về việc sử dụng SCMC hỗ trợ các nhà giáo dục hay các giáo viên tổ chức sắp xếp lại các lớp học ngôn ngữ trong bối cảnh giáo dục tại Việt Nam. 2.3.2. Giao tiếp qua trung gian máy tính (CMC) và học thuyết văn hóa xã hội Beauvois (1997) đề cập đến Vùng phát triển gần (ZPD) để giải thích rằng quá trình viết trong CMC xây dựng một cộng đồng ngôn ngữ hơn là lớp học truyền thống. Các phát hiện của Beauvois (ibid.) và Hall (1999) phù hợp với học thuyết văn hóa xã hội về việc học của Vygotsky (1978), trong đó ông nhấn mạnh vai trò của tương tác xã hội trong học tập và phát triển. Các hoạt động dạy học sử dụng can thiệp trong nghiên cứu này tuân theo nguyên tắc như vậy. Các bài tập dựa vào trang web, hoạt động đóng vai trực tiếp và thảo luận trực tuyến là
- 4 những hoạt động có ý nghĩa để thúc đẩy việc trao đổi thông tin không giới hạn. Việc tìm kiếm thông tin cũng như hoạt động đóng vai được thực hiện theo cặp hoặc nhóm sau đó nhằm khuyến khích tạo bước đệm gợi ý (scaffolding) và thúc đẩy Vùng phát triển gần (ZPD), và cả hai đều tạo cơ hội cho tương tác thỏa hiệp. 2.3.3. Giao tiếp qua trung gian máy tính và phát triển ngôn ngữ Đóng góp của CMC vào việc phát triển ngôn ngữ đã không ngừng được chứng minh ngay từ giai đoạn đầu trong lịch sử CMC. Các lĩnh vực siêu ngôn ngữ về phát triển ngôn ngữ đã được nghiên cứu, bao gồm thương lượng nghĩa, môi trường ngôn ngữ xã hội và năng lực liên văn hóa (Kern & Warshauer, 2000; Luppicini, 2007; Stockwell G. , 2007). Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng CMC đã được sử dụng rộng rãi trong việc phát triển hầu hết các kỹ năng và lĩnh vực ngôn ngữ (Stockwell, 2007). 2.3.4. Giao tiếp qua trung gian máy và thuyết đắc thụ ngôn ngữ hai Đầu vào, đầu ra và tương tác thỏa hiệp đóng vai trò rất quan trọng trong môi trường tượng trưng cho bối cảnh học tập trong đó không khí hợp tác và hướng đến người học được tạo ra. Nhiều học thuyết đắc thụ ngôn ngữ hai được ứng dụng cho ngữ cảnh này bởi vì chúng giúp chúng ta hiểu hơn về việc học ngôn ngữ thông qua giả thuyết các yếu tố lồng ghép trong môi trường học hướng đến sinh viên và được xem là tạo thuận lợi cho quá trình đắc thụ ngôn ngữ (Kost, 2004). 2.4. Các nghiên cứu về giao tiếp qua trung gian máy tính 2.4.1. Giao tiếp qua trung gian máy tính cùng thời điểm (SCMC) Mặc dù SCMC có những mặt hạn chế, nó vẫn được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất như là một công cụ hữu ích cho giáo dục ngôn ngữ (Berge, 1995; Lavooy & Newlin, 2003; Khamis, 2010; Watts, 2016; Gonzalez-Lloret, 2011). 2.4.2. Chuyển từ thảo luận trực tuyến sang khả năng nói Nhiều nghiên cứu (Kern, 1995; Warschauer, 1996; Sotillo, 2000) so sánh đặc điểm diễn ngôn và tính phức tạp của ngôn ngữ giữa thảo luận trực tuyến và đàm thoại trực tiếp, nhưng chỉ có một vài nghiên cứu tìm hiểu sâu về mối quan hệ và khả năng có thể chuyển một vài đặc điểm trong thảo luận bằng hình thức viết trực tuyến sang khả năng giao tiếp nói.
- 5 2.4.3. Số lượng và tính phức tạp của ngôn ngữ Về số lượng ngôn ngữ sản xuất trong hai môi trường, nhiều nhà nghiên cứu trước đây phát hiện rằng sinh viên sản xuất ngôn ngữ trong môi trường giao tiếp trực tuyến nhiều hơn gấp hai hoặc bốn lần thảo luận nói trực tiếp. 2.5. Giáo dục tiếng Anh tại Việt Nam 2.5.1. Năng lực ngôn ngữ hiện tại của người học tiếng Anh như một ngoại ngữ tại Việt Nam Về năng lực tiếng Anh của sinh viên Việt Nam, mặc dù tầm quan trọng của tiếng Anh đã được ghi nhận rộng rãi và công khai, thực tế dạy và học tiếng Anh vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Chất lượng đào tạo tiếng Anh vẫn còn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà giáo dục Việt Nam và cộng đồng. Đối mặt với tình hình như vậy, việc lồng ghép công nghệ trong dạy và học ngoại ngữ là một giải pháp được chính phủ Việt Nam chọn lựa khi thiết lập một trong những mục tiêu chính trong Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 là đưa công nghệ vào giảng dạy để nâng cao việc dạy và học ngoại ngữ. 2.5.2. Tại sao CMC có thể giúp người học Việt Nam học tiếng Anh như một ngoại ngữ? Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu thực hiện việc đưa công nghệ vào giáo dục nói chung và dạy ngoại ngữ nói riêng. Có thể dễ hiểu là chưa có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Sử dụng công nghệ không chỉ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, dạy và học ngoại ngữ mà còn phát triển được kiến thức về máy tính cho người học tại Việt Nam. Ngoài ra, việc ứng dụng máy tính trong lớp học đáp ứng lời kêu gọi của chính phủ Việt Nam về đổi mới giáo dục và đầu tư máy tính cho trường học. 2.6. Lỗ hổng nghiên cứu Hầu hết các nghiên cứu được thảo luận trong chương này chưa tìm hiểu khả năng phát triển năng lực nói và viết của người học trên cơ sở người học tiếp xúc và thực hành với SCMC. Hơn nữa, chỉ có một vài nghiên cứu tìm hiểu sâu về mối quan hệ và khả năng có thể chuyển một vài đặc điểm trong thảo luận bằng hình thức viết trực tuyến sang khả năng giao tiếp nói. Cuối cùng, chưa có nghiên cứu nào báo cáo kết quả điều tra về thái độ của sinh viên Việt Nam học tiếng Anh như một ngoại ngữ đối với việc ứng dụng của SCMC trong các lớp học kỹ năng
- 6 ngôn ngữ. Vì vậy, nghiên cứu này được thiết kế để khắc phục một số vấn đề đã nêu. 2.7. Tóm tắt chương 2 Tóm lại, chương này cung cấp khung lý thuyết cơ bản nhất về thuyết văn hóa xã hội, giao tiếp qua trung gian máy tính và thuyết đắc thụ ngôn ngữ hai; những nghiên cứu trước đây về SCMC cũng như giáo dục tiếng Anh hiện nay tại Việt Nam. Chương này đã đưa ra những cơ sở chủ yếu cho việc chọn lựa thiết kế và phương pháp nghiên cứu cho dự án nghiên cứu này. Chương 3 Phương pháp nghiên cứu 3.1. Giới thiệu 3.2. Thiết kế nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu phỏng thực nghiệm đã được lựa chọn. Kết quả kiểm tra đầu kỳ, cuối kỳ, bảng câu hỏi điều tra và phỏng vấn được kiểm tra chéo để xem xét hiệu quả của SCMC và để điều tra nhận thức và thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng SCMC trong lớp học kỹ năng ngôn ngữ. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Chỉ những số liệu thu thập từ các đối tượng có mặt trong tất cả các ngày thu thập số liệu mới được phân tích trong nghiên cứu này, với tổng số đối tượng tham gia là 30: mỗi lớp 15 đối tượng phục vụ cho việc thu thập và phân tích số liệu. Tính tương đồng của các biến giữa hai nhóm được phân tích từ bảng hỏi trước can thiệp bảo đảm độ tin cậy của nghiên cứu và giúp người nghiên cứu kiểm soát các yếu tố gây nhiễu trong quá trình can thiệp. 3.4. Đạo đức nghiên cứu Đối tượng tham gia đồng ý ký vào bản cam kết sau khi đã hiểu rõ mọi thông tin liên quan đến dự án nghiên cứu. Đối tượng tham gia được thông báo đầy đủ rằng tất cả các số liệu từ bài kiểm tra, bảng hỏi, ghi âm và phỏng vấn đều được thu thập trên cơ sở tự nguyện. 3.5. Qui trình nghiên cứu Vai trò người nghiên cứu Bài tập trong phòng lab
- 7 Qui trình nghiên cứu được mô tả ở bảng sau. Bảng 3.1. Qui trình nghiên cứu Công cụ đánh giá trước can thiệp 1. Bài kiểm tra năng lực nói 3. Bảng hỏi trước can thiệp 2. Bài kiểm tra năng lực viết Trong khi can thiệp Nhóm không sử dụng SCMC trong Nhóm sử dụng SCMC trong phòng phòng lab lab Thực hiện bởi người nghiên cứu Thực hiện bởi người nghiên cứu - Cung cấp chủ đề và đường link qua - Cung cấp chủ đề và đường link qua email email - Cho chủ đề, giải thích và trả lời câu - Cho chủ đề, giải thích và trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề hỏi liên quan đến chủ đề - Hỗ trợ bằng cách nói với sinh viên - Hỗ trợ bằng cách gửi tin nhắn - Phản hồi lỗi trong khi đi quanh lớp - Phản hồi lỗi khi tham gia nhóm Hangout Thực hiện bởi sinh viên Thực hiện bởi sinh viên - Thực hiện các hoạt động trên web - Thực hiện các hoạt động trên web - Kích chuột vào các đường link cho - Kích chuột vào các đường link cho sẵn để tìm thông tin liên quan đến chủ sẵn để tìm thông tin liên quan đến đề chủ đề - Đóng vai nói trực tiếp - Viết tin nhắn gởi qua Hangout - Sửa lỗi - Đọc đề nghị/phản hồi từ người hướng dẫn - 2-3 nhóm trình bày đóng vai trước - Gửi các câu đúng để sửa các lỗi đã toàn nhóm dán trước đó Công cụ đánh giá sau can thiệp 1. Bài kiểm tra năng lực nói 3. Bảng hỏi sau can thiệp 2. Bài kiểm tra năng lực viết 4. Phỏng vấn bán cấu trúc 3.6. Phương pháp thu thập số liệu 3.6.1. Bài kiểm tra năng lực nói 3.6.2. Bài kiểm tra năng lực viết 3.6.3. Bảng hỏi trước can thiệp 3.6.4. Bảng hỏi sau can thiệp 3.6.5. Phỏng vấn sau can thiệp Bảng sau tóm tắt phương pháp thu thập số liệu và công cụ nghiên cứu đối với từng câu hỏi nghiên cứu cụ thể.
- 8 Bảng 3.1. Số liệu và phương pháp thu thập Câu hỏi nghiên cứu Thu thập số liệu Công cụ 1. Trình độ năng lực nói của người học tiếng Anh khác nhau ở mức độ nào giữa nhóm không sử dụng SCMC và nhóm sử dụng SCMC sau một học kỳ 15 tuần? Mức độ khác nhau, nếu có, được xác định như sau: 1a. qua kết quả bài kiểm tra nói - Trình độ năng lực - Điểm bài trước và sau can thiệp nói (đầu và cuối học kiểm tra nói 1b. qua so sánh bằng chứng về số kỳ) - Bản sao bài lượng ngôn ngữ sử dụng và độ - Số lượng ngôn ngữ kiểm tra nói giàu từ vựng trong bản sao bài - Độ giàu từ vựng kiểm tra nói trước và sau can thiệp 2. Trình độ năng lực viết của người học tiếng Anh khác nhau ở mức độ nào giữa nhóm không sử dụng SCMC và nhóm sử dụng SCMC sau một học kỳ 15 tuần? Mức độ khác nhau, nếu có, được xác định như sau: 1a. qua kết quả bài kiểm tra viết - Trình độ năng lực - Điểm bài trước và sau can thiệp viết (đầu và cuối kỳ) kiểm tra viết 1b. qua so sánh bằng chứng về số - Số lượng ngôn ngữ - Bài kiểm lượng ngôn ngữ sử dụng và độ - Độ giàu từ vựng tra viết giàu từ vựng trong bài kiểm tra viết trước và sau can thiệp 3. Sinh viên có thái độ và nhận Thái độ và nhận thức Bảng hỏi thức như thế nào về việc sử dụng của sinh viên cuối kỳ SCMC trong lớp học kỹ năng Định lượng và định Phỏng vấn ngôn ngữ? tính cuối kỳ Thông tin nền tảng (để mô tả đối Số liệu nhân khẩu Bảng hỏi đầu tượng tham gia) học, năng lực tiếng kỳ Anh và máy tính, thái độ đối với máy tính kết nối mạng Internet)
- 9 3.7. Phân tích số liệu 3.7.1. So sánh điểm bài kiểm tra 3.7.2. Phân tích đặc điểm từ vựng Số lượng ngôn ngữ Độ giàu từ vựng Đa dạng từ vựng Mật độ từ vựng 3.7.3. Nhận thức của sinh viên Số liệu định lượng thu thập từ bảng hỏi được nhóm theo các chủ đề và tính phần trăm, độ trung bình và độ lệch chuẩn sử dụng phần mềm SPSS 24. Số liệu định tính phỏng vấn bán cấu trúc được phân loại, nhóm, diễn giải thông qua tam giác đạc (kiểm tra chéo) và phân tích dựa theo chủ điểm nghiên cứu. 3.8. Độ tin cậy và độ hiệu lực của nghiên cứu 3.9. Tóm tắt chương 3 Chương này mô tả chi tiết thông tin nền tảng của đối tượng tham gia được thu thập từ bảng hỏi đầu kỳ: thông tin nhân khẩu học, năng lực tiếng Anh, năng lực máy tính, thái độ đối với máy tính cũng như nhận thức về lợi ích của máy tính có kết nối internet. Điểm trung bình của bài kiểm tra năng lực nói và viết đầu kỳ cũng được trình bày trong chương này để bảo đảm tính so sánh giữa các đối tượng tham gia. Nguyên tắc đạo đức được thể hiện qua văn bản đồng ý của Hiệu trưởng trường ĐHKTYD ĐN, bản cam kết của đối tượng tham gia. Ngoài ra, chương này cũng trình bày qui trình nghiên cứu, phương pháp thu thập và phân tích số liệu cũng như các kỹ thuật sử dụng để thiết lập độ tin cậy và độ hiệu lực của nghiên cứu. Chương 4 Kết quả và bàn luận 4.1. Giới thiệu 4.2. Kết quả nghiên cứu 4.2.1. So sánh kết quả điểm trước và sau can thiệp Bảng 4.1 bên dưới cho thấy độ trung bình và độ lệch chuẩn về kết quả điểm bài kiểm tra năng lực nói và viết trước và sau can thiệp theo nhóm (không sử dụng SCMC và sử dụng SCMC)
- 10 Bảng 4.1. Độ trung bình và độ lệch chuẩn về bài kiểm tra năng lực nói và viết của hai nhóm Độ Độ lệch Diff. t p TB chuẩn Nhóm không sử Trước 5.10 1.137 1.10 .295 .770 Kiểm dụng SCMC Sau 6.20 1.099 tra nói Nhóm sử dụng Trước 4.97 1.329 1.60 -.914 .369 SCMC Sau 6.57 1.100 Nhóm không sử Trước 5.07 1.624 0.86 -.435 .667 Kiểm dụng SCMC Sau 5.93 1.321 tra Nhóm sử dụng Trước 5.37 2.117 1.03 -.997 .327 viết SCMC Sau 6.40 1.242 Bảng 4.2. Độ trung bình và độ lệch chuẩn của bài kiểm tra nói và viết đầu và cuối học kỳ Độ TB Độ lệch chuẩn t p Không sử dụng SCMC Kiểm 1.1333 .91548 -1.826 .078 Sử dụng SCMC tra nói 1.7333 .88372 Không sử dụng SCMC Kiểm .8000 1.56753 -.445 .660 Sử dụng SCMC tra viết 1.06667 1.70992 Như quan sát trong bảng 4.1 và 4.2, điểm số trung bình của bài kiểm tra nói và viết so sánh giữa đầu và cuối kỳ ở nhóm sử dụng SCMC cao hơn ở nhóm không sử dụng SCMC. Điều này cho thấy sinh viên tiến bộ nhiều về kỹ năng nói và viết, đặc biệt kỹ năng nói sau 1 học kỳ sử dụng thảo luận trực tuyến cùng thời điểm mặc dù không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm can thiệp. Bảng 4.3. ANOVA: T-test: Kiểm định T-test cặp đôi Can thiệp Cặp Điểm trung Độ lệch df t p bình chuẩn Không Pre-oral 1.1333 .842 29 -8.779 .000 sử dụng Post-oral SCMC Pre-write .8000 Post-write Sử dụng Pre-oral 1.7333 1.694 29 -3.072 .005 SCMC Post-oral Pre-write 1.0667 Post-write Bảng trên cho thấy hai nhóm bất kể loại hình can thiệp nào đều tăng đáng kể về năng lực nói và viết vào cuối học kỳ so với đầu kỳ. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về cả năng lực nói và năng lực viết với p
- 11 4.2.2. Phân tích đặc điểm từ vựng 4.2.2.1. Số lượng ngôn ngữ Điểm mạnh là hầu hết đối tượng tham gia sử dụng nhiều ngôn ngữ hơn trong cả hai bài kiểm tra nói và viết cuối kỳ. Thành tích lạc quan này giải thích thêm cho kết quả điểm đạt tỷ lệ cao hơn ở cuối học kỳ. 4.2.2.2. Độ giàu từ vựng Đa dạng từ vựng Cả bản sao bài nói và bài kiểm tra viết tăng về độ dài ở cuối học kỳ so với đầu học kỳ. Tuy nhiên việc tăng độ dài dẫn đến hiệu ứng ngược về tỷ lệ phần trăm của phân số đa dạng từ vựng (tỷ lệ đa dạng từ vựng được tính bằng tổng số types chia cho tổng số tokens). Mật độ từ vựng Khi tính mật độ từ vựng cho bài kiểm tra nói và viết, có sự gia tăng đáng kể về số lượng ngôn ngữ đầu ra, tuy nhiên tỷ lệ mật độ từ vựng gần như không đổi. 4.2.2.3. So sánh đặc điểm từ vựng giữa hai nhóm can thiệp Số trung bình và độ lệch chuẩn được tính để so sánh mức độ đạt được về đặc điểm từ vựng, cả số lượng và chất lượng, giữa hai nhóm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm từ vựng giữa hai nhóm can thiệp với p >0.05. 4.2.3. Nhận thức và thái độ của sinh viên đối với hình thức can thiệp 4.2.3.1. Nhận thức về hiệu quả của đóng vai trực tiếp và thảo luận trực tuyến Phát triển ngôn ngữ Cả hai nhóm can thiệp đều có cảm nhận tích cực về hình thức đóng vai trực tiếp và thảo luận trực tuyến đối với việc phát triển ngôn ngữ. Kết quả này cũng trùng khớp với số liệu phân tích phỏng vấn. Kỹ năng và lĩnh vực ngôn ngữ Kết quả cho thấy sử dụng thảo luận trực tuyến cùng thời điểm không những có lợi cho kỹ năng đọc viết mà còn kỹ năng nghe nói, thâm chí phát âm, đặc biệt là kỹ năng nói. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nói, nghe và phát âm giữa hai nhóm với p = .012 và p = .002 (
- 12 mạnh mẽ hơn nhóm không sử dụng SCMC cam kết sẽ sử dụng đóng vai trực tiếp. Từ kết quả này có thể dự đoán mô hình học mới này có thể được chấp nhận rộng rãi trong sinh viên Việt Nam để học ngoại ngữ trong tương lai. 4.2.3.2. Nhận thức về hình thức đóng vai trực tiếp không sử dụng SCMC và chat sử dụng SCMC Kinh nghiệm Kết quả cho thấy thảo luận trực tuyến bằng hình thức viết sẽ thúc đẩy người học tiếng Anh. Kết quả trả lời phỏng vấn củng cố nhận thức này. Lo lắng Tất cả đối tượng tham gia cảm thấy thoải mái trong hai lớp họ tham gia theo kết quả bảng hỏi và phỏng vấn. Kiểm soát lỗi sai Sinh viên nhóm chat sử dụng SCMC báo cáo họ kiểm soát việc sử dụng lỗi ngữ pháp và từ vựng là 3.33 và chú ý lỗi sai của sinh viên khác là 3.53. Số liệu phỏng vấn có cùng kết quả. Yêu cầu đối với đóng vai trực tiếp không sử dụng SCMC và thảo luận trực tuyến sử dụng SCMC Cả hai nhóm đồng ý đóng vai và thảo luận trực tuyến trong phòng lab khiến họ suy nghĩ nhanh và trả lời tự phát. Ít đối tượng tham gia ở nhóm chat sử dụng SCMC nhận định rằng kỹ năng đánh máy là cần thiết, điều này cho thấy sinh viên cảm nhận kỹ năng đánh máy không phải là nhân tố quan trọng. 4.2.3.3. Nhận thức của nhóm chat sử dụng SCMC về hình thức can thiệp Hầu hết đối tượng tham gia cho thấy họ thích các buổi học chat với bạn, thảo luận trực tuyến kích thích nhiều ý tưởng, họ cảm thấy tự tin hơn khi chia sẻ ý kiến trong nhóm chat, và sự đóng góp của các thành viên trong nhóm ngang bằng nhau. Kết quả từ bảng hỏi rất giống với kết quả phỏng vấn. 4.2.4. Đề xuất mô hình phát triển kỹ năng ngôn ngữ sử dụng SCMC Trên cơ sở kết quả thu được, nhà nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển kỹ năng ngôn ngữ sử dụng SCMC. 4.3. Bàn luận về các kết quả chính 4.3.1. So sánh điểm kiểm tra trước và sau can thiệp Nghiên cứu này có cùng kết quả với nghiên cứu của Beauvois (1998b). Beauvois phát hiện rằng sau một học kỳ điểm số trung bình
- 13 của nhóm thử nghiệm cao hơn nhóm chứng là 5 điểm. Beauvois đề xuất có mối liên hệ giữa giao tiếp trực tuyến cùng thời điểm với việc nâng cao kỹ năng nói. Điểm trung bình của bài kiểm tra nói cao hơn cuối học kỳ xác nhận kết quả của các nghiên cứu trước đây rằng SCMC có hiệu quả tích cực đối với kỹ năng nói (Payne & Whitney, 2002; Kost, 2004). Có một điều đáng lưu ý rằng số liệu nghiên cứu cho thấy sinh viên tham gia vào thảo luận trực tuyến đồng bộ không bị tác dụng ngược với việc phát triển kỹ năng nói, bởi vì SCMC thúc đẩy cơ chế nhận thức tương tự làm nền tảng cho việc phát triển kỹ năng nói (Payne & Whitney, 2002). 4.3.2. Đặc điểm từ vựng Kết quả tương tự nghiên cứu của Kost (2004) khi điều tra 21 đối tượng tham gia trong khóa học tiếng Đức ở học kỳ 2. Kết quả cho thấy nhóm chat sử dụng SCMC vượt trội nhóm không sử dụng SCMC về số lượng từ sử dụng ở cuối học kỳ, mặc dù trình độ ngôn ngữ đầu vào ngang nhau. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Kelm (1992). 4.3.3. Nhận thức của nhóm chat sử dụng SCMC về hình thức can thiệp Về nhận thức của sinh viên đối với hình thức SCMC, tất cả đối tượng tham gia đều có nhận xét tích cực về khóa học tiếng Anh tăng cường có sử dụng thảo luận trực tuyến cùng thời điểm. Thông tin quá tải, công nghệ thay đổi nhanh, toàn cầu hóa và phương thức lĩnh hội kiến thức mới làm cho môi trường học tập dựa vào máy tính trở nên triệt để hơn bao giờ hết. 4.4. Tóm tắt chương 4 Các kết quả từ điểm kiểm tra, bảng hỏi và phỏng vấn cho thấy hiệu quả tích cực của thảo luận trực tuyến cùng thời điểm đối với việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ của người học tiếng Anh như một ngoại ngữ. Cả hai nhóm can thiệp cho thấy có tiến bộ đáng kể về năng lực nói và viết cũng như khả năng tạo ra ngôn ngữ, tuy nhiên điểm mấu chốt từ những phân tích này là sinh viên tham gia thảo luận trực tuyến phát triển kỹ năng nói ngang bằng mức độ với sinh viên thực hành nói trực tiếp trong học kỳ can thiệp. Hơn nữa, nhóm sử dụng SCMC có nhận thức rõ ràng về việc sử dụng máy tính trong lớp học ngôn ngữ và họ cũng có ấn tượng tốt về hiệu quả tích cực của thảo luận trực tuyến đối với việc học ngôn ngữ. Kết quả từ nghiên cứu này mở ra nhiều cơ hội
- 14 hứa hẹn mà môi trường SCMC có thể sẽ tạo ra cho những nhà đào tạo và người học tiếng Anh như một ngoại ngữ tại Việt Nam. Chương 5 Kết luận và Kiến nghị 5.1. Giới thiệu Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu hiệu quả của SCMC đối với việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho sinh viên Việt Nam học tiếng Anh như một ngoại ngữ, cũng như tìm hiểu nhận thức và thái độ của họ đối với việc sử dụng SCMC trong lớp học kỹ năng ngôn ngữ. Với 30 đối tượng tham gia, nghiên cứu này kết hợp phân tích định tính và định lượng. Để có cái nhìn toàn diện về hiệu quả của thảo luận trực tuyến cùng thời điểm, tất cả đối tượng tham gia được đánh giá năng lực nói và viết ở đầu và cuối học kỳ, số liệu nghiên cứu được phân tích theo từng nhóm can thiệp (nhóm nói không sử dụng SCMC và nhóm chat sử dụng SCMC), sử dụng thống kê mô tả và suy luận, sau đó phân tích sâu về đặc điểm từ vựng trong tiếng Anh. Cuối cùng, phân tích định lượng và phỏng vấn sâu để tìm hiểu nhận thức và thái độ của sinh viên đối với SCMC trong lớp học ngoại ngữ tại Việt Nam. 5.2. Tóm tắt kết quả chính Kết quả nghiên cứu được tóm tắt ở phần sau. Nghiên cứu này tìm hiểu trình độ năng lực nói và viết của đối tượng tham khác nhau ở chừng mực nào giữa nhóm không sử dụng SCMC và nhóm sử dụng SCMC sau một học kỳ hướng dẫn. Mức độ khác nhau được xác định bằng điểm kiểm tra nói và viết trước và sau can thiệp. Dựa vào tiêu chí chấm đã được thiết lập cho nghiên cứu này, rõ ràng độ giàu từ vựng của đối tượng nghiên cứu có ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra trước và sau can thiệp. Vì vậy, số lượng ngôn ngữ, độ giàu từ vựng trong bài nói và viết cũng được so sánh giữa đầu và cuối học kỳ. Kết quả rút ra từ phân tích phương sai (ANOVA) cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng lực nói và viết cuối học kỳ giữa hai nhóm can thiệp. Tuy nhiên, cả hai nhóm cho thấy có sự tiến bộ vượt bậc về năng lực nói và viết trước và sau can thiệp, và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm kiểm tra năng lực nói và viết trước và sau can thiệp. Điều này có nghĩa rằng hiệu quả của từng phương pháp can thiệp cụ thể không khác nhau đối với việc phát triển năng lực nói và viết, tuy nhiên việc giảng dạy trong suốt học kỳ dẫn đến sự tiến bộ rõ rệt về trình độ năng lực của đối tượng tham gia. Quan
- 15 trọng nhất là việc sử dụng SCMC không làm kết quả của người học thấp hơn. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả phát triển năng lực cho thấy SCMC có kết quả trung lập đối với hiệu quả của phát triển năng lực nói và viết. Sử dụng T-test cặp đôi (paired samples t-test) để phân tích chi tiết hơn nhằm tìm hiểu những khác nhau có thể có giữa hai lớp can thiệp. Cả hai lớp cho thấy có sự tiến bộ rõ rệt về năng lực nói và viết. Từ phân tích này, một kết luận quan trọng được rút ra là sinh viên tham gia thảo luận trực tuyến bằng hình thức viết phát triển kỹ năng nói ngang bằng mức độ với sinh viên thực hành nói trực tiếp trong học kỳ can thiệp. Vì vậy, thảo luận trực tuyến không có tác dụng ngược với việc phát triển khả năng nói. Khi nghiên cứu các bản sao bài kiểm tra nói và bài viết đồng thời dựa vào tiêu chí chấm điểm, người nghiên cứu chú ý rằng độ giàu từ vựng có ảnh hưởng đến điểm số của đối tượng tham gia. Để tìm hiểu sâu sắc hơn cụ thể việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ của sinh viên, người nghiên cứu đã phân tích đặc điểm từ vựng trên cơ sở 60 bản sao bài kiểm tra nói và 60 bài viết trước và sau can thiệp của 30 đối tượng tham gia. Về số lượng ngôn ngữ sản xuất, kết quả cho thấy đa số đối tượng tham gia sản sinh nhiều ngôn ngữ hơn và số lượng từ hợp lệ được sử dụng nhiều hơn trong bài kiểm tra nói và viết cuối kỳ. Thành tích lạc quan này giải thích thêm cho kết quả tỷ lệ điểm cao hơn ở cuối học kỳ. Điều này cho thấy có mối liên hệ giữa tỷ lệ dùng từ hợp lệ với kết quả điểm kiểm tra. Không phát hiện có sự khác nhau về đầu ra ngôn ngữ nói và viết theo từng nhóm can thiệp. Về đánh giá độ giàu từ vựng, nghiên cứu phát hiện rằng mặc dù trung bình số lượng ngôn ngữ mà đối tượng tham gia sử dụng trong bài kiểm tra nói và viết cuối học kỳ tăng hơn, tỷ lệ phần trăm về tính đa dạng của từ vựng nhìn chung thấp hơn ở cuối học kỳ. Tỷ lệ phần trăm được tính bằng cách lấy các từ không trùng nhau chia cho tổng số từ sử dụng. Không có sự khác nhau về trình độ năng lực hay hình thức can thiệp. Mật độ từ vựng được xác định bằng cách chia các đơn vị từ vựng (lexical tokens) gồm danh từ, động từ, tính từ và trạng từ cho tổng số từ nội dung và từ cấu trúc (content and function words). Mật độ từ vựng trung bình giảm ở cả bài kiểm tra nói và viết. Đa số đối tượng tham gia tăng đáng kể chiều dài bài bản sao noi và bài dẫn đến tỷ lệ
- 16 giảm ở cuối học kỳ. Giống như đa dạng từ vựng, nhìn chung sinh viên nói hoặc viết ngắn sẽ đạt được tỷ lệ cao. Có mối liên hệ giữa tỷ lệ về đa dạng và mật độ từ vựng với chiều dài bài nói và bài viết. Khá khó để liên hệ kết quả này với các nghiên cứu trước đây vì các nghiên cứu tìm hiểu hiệu quả của SCMC đối với phát triển năng lực nói chỉ sử dụng điểm kiểm tra làm cơ sở so sánh mà không phân tích chi tiết đặc điểm từ vựng (Beauvois, 1998b; Payne & Whitney, 2002). Chỉ có một nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm từ vựng đó là nghiên cứu của Abrams. Nghiên cứu của Abrams và nghiên cứu này đều đánh giá độ giàu từ vựng (đa dạng và mật độ) và cả hai nghiên cứu đều phát hiện không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm can thiệp. Về nhận thức và thái độ của sinh viên đối với hai loại hình can thiệp, kết quả cho thấy một bức tranh khá cân bằng. Nhìn chung, tất cả đối tượng tham gia thích học mỗi tuần một buổi tại phòng máy tính và tìm kiếm thông tin trên internet, sau đó là đóng vai nói trực tiếp hoặc chat viết với nhau. Hai lớp đều có thái độ tán thành đối với việc sử dụng máy tính trong lớp học ngôn ngữ (như thể hiện trong bảng hỏi đầu kỳ). Kết quả từ bảng hỏi cuối kỳ cho thấy cả hai nhóm dường như đều có cảm nhận tích cực về đóng vai trực tiếp hay thảo luận trực tuyến bằng hình thức viết đối với việc phát triển ngôn ngữ. Nhóm chat sử dụng SCMC có thiện chí hơn về hiệu quả có lợi của thảo luận trực tuyến đối với việc học ngôn ngữ. Sinh viên cũng cảm thấy thoải mái khi tham gia đóng vai trực tiếp, thảo luận viết hay khi trả lời câu hỏi trong lớp. Với nhóm SCMC, họ thấy hữu ích hơn vì họ không phải lo lắng về phát âm khi thảo luận trực tuyến. Kết quả này giống với các phát hiện khả quan trong các nghiên cứu khác khi đối tượng tham gia nhận xét lợi ích của thảo luận trực tuyến là họ không phải chú ý vào việc phát âm. Ngoài ra có hai kết quả thú vị khác là ý kiến của sinh viên về giám sát và chú ý lỗi sai của bạn đồng học, cũng như cảm nhận hiệu quả của hai hình thức can thiệp đối với bốn kỹ năng ngôn ngữ. Kết quả của nhóm chat sử dụng SCMC cho thấy sinh viên có khuynh hướng giám sát việc sử dụng ngôn ngữ của họ đồng thời chú ý lỗi sai của các bạn đồng học. Như đã được thảo luận trong thuyết đắc thụ ngôn ngữ hai (Swan, 1985; Kilickaya, 2007; Rutherford & Sharwood, 1988), nâng cao ý thức và chú ý lỗ hổng giữa đầu ra ngôn ngữ và ngôn ngữ đích là các bước quan trọng tạo thuận lợi cho quá trình đắc thụ ngôn ngữ hai. Căn cứ vào các câu trả lời trong bảng hỏi, có thể lập luận rằng việc sử
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 264 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 194 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn