intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử" là nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học kết hợp dựa (DHKH), học tập trải nghiệm, trên cơ sở đó đề xuất tiến trình, biện pháp tổ chức DHKH dựa trên HTTN cho sinh viên ngành CN kỹ thuật điện, điện tử nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực cho người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Nguyễn Thị Hằng DẠY HỌC KẾT HỢP DỰA TRÊN HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ Ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Mã số: 9140110 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Hà Nội – 2022
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Thái Thế Hùng 2.TS Lê Thanh Nhu Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ……… Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: 1. Thƣ viện Tạ Quang Bửu - Trƣờng ĐHBK Hà Nội 2. Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Yêu cầu của Đảng và Nhà nước về đổi mới phương pháp dạy học Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” đã nêu rõ giải pháp đó là đổi mới phương pháp dạy và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, đến năm 2020, 100% giáo viên trong các cơ sở giáo dục đại học có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học [1] Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo tại Hội nghị Trung ương 8, khóa XI thông qua ngày 4 tháng 11 năm 2013 đã khẳng định quan điểm đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất năng lực của người học. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản được để ra đó là chuyển từ học chủ yếu trên lớp học sang tổ chức hình thức học tập đa dạng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng xác định rõ nhiệm vụ của giáo dục đại học là tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục với nhiều phương thức và trình độ đào tạo theo hướng ứng dụng, thực hành, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Mặt khác, cần chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục con người vừa đáp úng yêu cầu xã hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học [2]. Nghị quyết số 26/NQ-CP ban hành ngày 15/4/2015 đã nêu rõ: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT để đổi mới phương thức quản lý, nội dung và chương trình đào tạo, phương thức dạy và học nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước [3]. 1
  4. Bên cạnh đó, chị thị số 55/2008/CT Bộ GD&ĐT cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể bao gồm: Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học, tiết học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học, xây dựng nội dung thông tin số phục vụ cho giáo dục, phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học, tạo điều kiện để người học hoc mọi lúc, mọi nơi, tìm được nội dung phù hợp, xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại [4]. 1.2. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ Cách mạng công nghệ lần thứ 4 (Công nghệ 4.0) xuất hiện, đặc trưng của nó là việc đẩy mạnh phát triển công nghệ, xóa mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Định nghĩa một cách tổng quát, đặc trưng của CMCN 4.0 là sự cải tiến công nghệ một cách nhanh chóng thông qua việc tăng cường sử dụng truyền thông di động và kết nối Internet (Internet vạn vật), dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot, phương tiện tự điều khiển, công nghệ in 3D, nano và công nghệ sinh học…CMCN 4.0 cung cấp một cách tiếp cận toàn diện hơn, rộng hơn, sâu hơn, liên kết mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ của thế giới hiện nay đã làm cho lượng thông tin khoa học nói chung và đặc biệt là khoa học về Kỹ thuật điện, điện tử nói riêng tăng một cách nhanh chóng. Thế kỷ 21, chúng ta đã chứng kiến sự chuyển đổi của xã hội sang một hình thái mới, đó là xã hội thông tin và tri thức [2]. Để thiết lập một xã hội tri thức thành công và toàn diện, hệ thống giáo dục cần thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông (ICT) vào trong giáo dục cùng với các phương thức dạy học kiểu mới. Có thể thấy rằng, trong môi trường giáo dục đại học, số đông sinh viên đều đã có được các kỹ năng máy tính và internet cơ bản và thành thạo, đặt nền móng thuận lợi cho việc khai thác và ứng dụng ICT vào trong giáo dục. 1.3. Dạy học kết hợp phát huy cao hiệu quả của học tập trải nghiệm Dạy học kết hợp (DHKH) – một phương thức kết hợp hiệu quả giữa học tập truyền thống và học tập trực tuyến. Mô hình này đã và đang trở 2
  5. thành một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dạy và người học. Học tập trải nghiệm là một trong những phương pháp học tập hiệu quả giúp người học tự lực thực hiện hoạt động học tập, học thông qua làm, học thông qua thực hành, thực nghiệm để kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực. DHKH sẽ góp phần phát huy hiệu quả của học tập trải nghiệm. Các hoạt động học tập trải nghiệm của người học được tổ chức và diễn ra thuận lợi trong môi trường trực tuyến và trực tiếp, giúp người học phát huy tối đa năng lực học tập, rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao hiệu quả dạy và học. 1.4. Đào tạo sinh viên ngành CN kỹ thuật điện, điện tử trong thời đại số Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ công nghệ của thế kỷ 21, rất nhiều ngành nghề bị đào thải và nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện. Để đào tạo ra nguồn nhân lực phù hợp và chủ động thích nghi với những biến đổi của thế giới tương lai, giáo dục cần có những thay đổi rõ rệt và hiệu quả hơn. Trong đó, tập trung đào tạo tư duy và kỹ năng, năng lực tự học được xem là chìa khóa cốt lõi. Giá trị cốt lõi của những kỹ năng thế kỷ 21 chính là tạo ra lực lượng lao động kiến tạo, sẵn sàng thích nghi với những thay đổi của thời đại. Thế giới đang hướng đến một nền giáo dục tiến bộ (giáo dục dựa trên trải nghiệm của người học) đối lập với nền giáo dục truyền thống (coi giáo dục là sự đào tạo từ bên ngoài, áp đặt những kiến thức, kỹ năng, chuẩn mực, nguyên tắc ứng xử đã được phát triển trong quá khứ cho thế hệ trẻ) [3], [4]. Trong nền giáo dục tiến bộ đó, giá trị của tự do được đề cao, học thông qua trải nghiệm, học tập gắn với lợi ích của cuộc sống, học là để thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi. Với nền tảng vững chắc này, người lao động sẽ nắm bắt kiến thức mới nhanh chóng, biết áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế, đồng thời giúp đánh giá, phân tích các vấn đề, giao tiếp hiệu quả và hành động theo cách mà máy móc hay công nghệ không thể thay thế được. 3
  6. SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử sau khi ra trường có một môi trường rộng lớn cho nghề nghiệp của bản thân và nhiều cơ hội làm việc khác nhau trong thời đại số như: - SV có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị Điện, Điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện; hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống điện gió, điện mặt trời;… và có thể tiếp cận với các thành tựu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực điện, điện tử,… - Phân tích, đánh giá, đưa ra các giải pháp khắc phục các vấn đề điện, điện tử, điện ô tô; Sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để mô phỏng, tính toán các vấn đề thực tế trong các công trình công nghiệp và dân dụng; Vận hành, lắp đặt, thi công các công trình điện, điện tử, điện tự động tại các nhà máy, xí nghiệp, công nghiệp và dân dụng; Chuyển giao công nghệ, quản lý, sửa chữa, bảo trì hệ thống điện, điện tử, điện ô tô. - Có thể đảm nhận các vị trí như: chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tai các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các tòa nhà, cao ốc văn phòng…; nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao; làm việc cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc; hoặc có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và có thể tham gia giảng dạy tai các trường đại học, cao đẳng,... Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, ngành Giáo dục cần tập trung mục tiêu phát triển năng lực và tư duy sáng tạo của người học, đề cao vấn đề dạy phương pháp học tập cho người học hơn là dạy nội dung học tập. Đổi mới dạy học nói chung, đổi mới mô hình dạy đào tạo trong các trường ĐH nói riêng là một việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết trong thời kì hội nhập. Từ những phân tích trên và xuất phát từ nhu cầu thực tế cùng khả năng của bản thân về giảng dạy trong nhiều năm qua với khối ngành kỹ thuật điện, điện tử. Nhằm kết hợp ưu điểm của dạy học truyền thống và 4
  7. dạy học trực tuyến với học qua trải nghiệm, thực nghiệm, đề tài “Dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử” được lựa chọn làm hướng nghiên cứu của luận án tiến sĩ, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy các môn học/học phần ngành CN kỹ thuật điện, điện tử từ đó gia tăng chất lượng nguồn nhân lực của các ngành kỹ thuật nói chung và ngành CN kỹ thuật điện, điện tử nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học kết hợp dựa (DHKH), học tập trải nghiệm, trên cơ sở đó đề xuất tiến trình, biện pháp tổ chức DHKH dựa trên HTTN cho sinh viên ngành CN kỹ thuật điện, điện tử nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực cho người học. 3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình đào tạo sinh viên ngành CN kỹ thuật điện, điện tử ở trường đại học. - Đối tượng nghiên cứu: Mô hình DHKD, học tập trải nghiệm, tiến trình, biện pháp tổ chức DHKH dựa trên học tập trải nghiệm ngành CN kỹ thuật điện, điện tử. - Phạm vi nghiên cứu: + Quá trình dạy và học môn Máy điện cho SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử tại các trường đại học ở Việt Nam. + Phạm vi khảo sát thực trạng tại các trường : ĐH Công nghiệp TP HCM, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Vinh. + Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường Đại học Công nghiệp TP HCM. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được tiến trình và đưa ra được các biện pháp tổ chức DHKH dựa trên học tập trải nghiệm phù hợp với đặc điểm, mục tiêu, nội dung môn học, và thực tiễn dạy học, đồng thời vận dụng vào trong dạy học ngành CN kỹ thuật điện, điện tử thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy học và kết quả học tập cho SV. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm ngành CN kỹ thuật điện, điện tử tại các trường ĐH. 5
  8. - Phân tích chương trình đào tạo ngành CN kỹ thuật điện, điện tử tại trường đại học Công nghiệp TP HCM. - Khảo sát thực trạng về DHKH dựa trên học tập trải nghiệm cho SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử. - Đề xuất nguyên tắc, tiến trình các biện pháp tổ chức DHKH dựa trên HTTN ngành CN kỹ thuật điện, điện tử cho SV các trường đại học ở Việt Nam. - Kiểm nghiệm đánh giá nhằm chứng minh tính khả thi và hiệu quả của tiến trình và các biện pháp đã đề xuất. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là quan điểm phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận tiếp cận hệ thống để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài. Cụ thể đề tài sử dụng kết phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa được sử dụng để phân loại các tài liệu tham khảo trên thế giới và tại Việt Nam, phân loại các chủ đề nội dung trong các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước, từ đó hệ thống hóa mạch nội dung logic xuyên suốt các chủ đề nội dung để hình thành tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề của đề tài. - Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để phát triển mô hình DHKH dựa trên học tập trải nghiệm trong dạy học cho SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử. Phân tích cơ sở lý luận và đề xuất tiến trình, biện pháp tổ chức DHKH dựa trên học tập trải nghiệm cho SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử. 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu điều tra khảo sát sự hiểu biết và vận dụng DHKH dựa trên học tập trải nghiệm của giảng viên (GV) ở một số trường ĐH. Điều tra thực trạng dạy và học tập trực tuyến, các hoạt động học tập trải nghiệm của GV và SV ở một số trường ĐH. Những khó khăn gặp phải nếu GV tổ chức DHKH dựa trên học tập trải nghiệm cho SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử. - Phương pháp trao đổi phỏng vấn trực tiếp: Trao đổi trực tiếp với các lãnh đạo trường học, tổ trưởng chuyên môn, GV giảng dạy, SV để tìm ra 6
  9. nguyên nhân của những hạn chế trong cách dạy và học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm ngành CN kỹ thuật điện, điện tử. - Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát hoạt động giảng dạy và học tập kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm của GV và SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử, những thay đổi, hứng thú, thái độ học tập, khả năng tự học, năng lực nghề nghiệp của SV khi vận dụng các biện pháp tác động sư phạm đưa ra nhận xét định tính về hiệu quả tác động sư phạm đối với SV. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm áp dụng tiến trình và các biện pháp DHKH dựa trên học tập trải nghiệm trong đào tạo SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử nhằm kiểm nghiệm tính đúng đắn khả thi của đề tài. - Phương pháp chuyên gia: Tiến hành xin ý kiến chuyên gia về tiến trình xây dụng, các biện pháp đề xuất tổ chức DHKH dựa trên học tập trải nghiệm trong đào tạo SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử tại các trường ĐH nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực cho SV. 6.3. Phương pháp toán học thống kê Sử sụng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lý các kết quả điều tra và thực nghiệm sư phạm làm cơ sở cho các nhận xét, đánh giá kết quả của luận án. 7. Những đóng góp mới của luận án Tổng quan một cách có hệ thống và góp phần phát triển cơ sở lý luận về dạy học kết hợp, học tập trải nghiệm. Điều tra và đánh giá về thực trạng DHKH dựa trên học tập trải nghiệm của GV và SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử tại các trường đại học ở Việt Nam Xây dựng khung lý thuyết về dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm, làm rõ khái niệm DHKH dựa trên học tập trải nghiệm. Đề xuất mô hình, tiến trình và biện pháp tổ chức DHKH dựa trên học tập trải nghiệm cho SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử. Xây dựng mô hình DHKH dựa trên học tập trải nghiệm vận dụng trong dạy học lý thuyết và dạy học thực hành. 7
  10. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 3 chương : Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm cho sinh viên trường đại học Chương 2. Vận dụng dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm trong đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Chương 3. Kiểm nghiệm và đánh giá NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC KẾT HỢP DỰA TRÊN HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề Mục này trình bày khái quát và ngắn gọn lịch sử nghiên cứu trên thế giới và trong nước về dạy học kết hợp (DHKH); học tập trải nghiệm (HTTN) và DHKH dựa trên HTTN. Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy chưa có công trình nào kết hợp mô hình DHKH với HTTN, đặc biệt là vận dụng trong quá trình dạy học cho sinh viên ngành Công nghệ (CN) kỹ thuật điện, điện tử. Chính vì vậy, hướng nghiên cứu của đề tài là cần thiết và có tính khả thi. 1.2 Các khái niệm cơ bản Những kết quả nghiên cứu khái niệm về dạy học, DHKH, trải nghiệm, HTTN và DHKH dựa trên HTTN được trình bày ở mục này. Cụ thể: - Trong nghiên cứu này, đề tài quan niệm DHKH là các mô hình dạy học có sự kết hợp thống nhất và bổ sung giữa phương thức dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho SV đạt được các mục tiêu đặt ra khi chiếm lĩnh cùng một nội dung học tập. - HTTN được hiểu là quá trình học tập, trong đó SV chủ động tham gia trải nghiệm các nhiệm vụ học tập mô phỏng thực tế nghề nghiệp thông qua các tình huống trong dự án, trường hợp…để hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá, suy ngẫm và đúc kết kinh nghiệm mới (kiến thức và kỹ năng thực hành). 8
  11. - DHKH dựa trên HTTN chính là quá trình dạy học trong đó các nhiệm vụ học tập được thiết kế thành các dự án, trường hợp gắn với thực tiễn nghề nghiệp, người học thực hiện hoạt động học tập trên lớp trực tuyến và trực tiếp để trải nghiệm, kiến tạo tri thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra. 1.3. Lý luận về dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm 1.3.1. Mô hình dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm 1.3.1.1. Mô hình dạy học kết hợp a/ Các mô hình dạy học kết hợp Hình 1.1 Các mô hình dạy học kết hợp b/ Các cấp độ và mức độ kết hợp. DHKH có 4 cấp độ bao gồm: kết hợp ở cấp độ hoạt động (Activity level); kết hợp ở cấp độ khóa học (Courrse level); kết hợp ở cấp độ chương trình (Program level); kết hợp ở cấp độ thể chế (Institutional level). DHKH có 3 mức độ kết hợp bao gồm theo tỷ lệ trực tiếp và trực tuyến là: Mức 1 (80:20); Mức 2 (50:50); Mức 3 (70:30). 1.3.1.2. Mô hình học tập trải nghiệm Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb được coi là mô hình chủ đạo của học tập trải nghiệm với 4 pha như trong hình 1.9 9
  12. Hình 1.9. Mô hình học tập trải nghiệm 1.3.1.3. Mô hình dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm Hình 1.10. Mô hình dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm Dựa trên những nghiên cứu về DHKH và học tập trải nghiệm, đề tài đề xuất mô hình DHKH dựa trên học tập trải nghiệm vẫn bao gồm đầy đủ 10
  13. các thành tố của một quá trình dạy học đồng thời bao gồm những đặc điểm riêng như hình 1.10 1.3.1.4. Môi trường dạy học kết hợp dựa trên học tập trải ngiệm Môi trường DHKH ở đây được hiểu là môi trường do người dạy thiết kế, phát triển các hoạt động học tập của người hoc dưới dạng các nhiệm vụ học tập, được tổ chức bằng hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến nhằm giúp người học tự lực thực hiện các hoạt động học tập qua đó phát triển năng lực học tập. 1.3.2. Đặc điểm và hình thức dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm 1.3.2.1. Đặc điểm của dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm Sự tham gia chủ động, tích cực của người học vào quá trình học tập; Tạo động lực học tập cho người học; Hoạt động học tập gắn với công việc thực tế của người học; Sự hợp tác và tương tác; Tính công nghệ. 1.3.2.2. Hình thức của dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm Đặc điểm của hình thức dạy học bao gồm: Tính khám phá; Tính nghiên cứu; Tính thực hành – lao động; Hình thức DHKH dựa trên học tập trải nghiệm: Dạy học dự án; Nghiên cứu trường hợp; 1.3.3. Điều kiện cần thiết để triển khai dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm Phần này đề tài trình bày các điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện DHKH dựa trên HTTN gồm: GV; SV; cơ sở vật chất 1.4. Thực trạng dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm cho SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử Với hình thức phát phiếu hỏi cho 52 GV và 350 SV thuộc các trường Đại học Công nghiệp TP HCM, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Vinh. Kết quả thu được như sau: - Đối với GV: chưa áp dụng mô hình DHKH dựa trên học tập trải nghiệm ở các trường đại học do GV còn gặp nhiều khó khăn trong xác định tiến trình tổ chức, cũng như chưa có một khung lý luận cụ thể đế áp dụng vào quá trình dạy học. 11
  14. - Đối với SV: vẫn quen với cách dạy hiện hành, do đó chưa chủ động trọng các hoạt động học tập, trải nghiệm dẫn đến kết quả học tập chưa như mong muốn. 1.5. Khả năng thực hiện dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 1.5.1. Đặc điểm tâm sinh lý sinh viên ngành CN kỹ thuật điện, điện tử - Sự phát triển tự ý thức về nghề nghiệp là đặc điểm tâm lí quan trọng của SV. - Phát triển tư duy kỹ thuật là một đặc điểm nổi bật của SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử. - Tình cảm, yêu thích nghề nghiệp trong tương lai Đặc điểm hoạt động học tập chủ đạo của SV là: - Gắn kết học tập với nghiên cứu khoa học và nghề nghiệp trong tương lai. - SV phát huy tối đa năng lực nhận thức - Phương tiện nhận thức mở rộng 1.5.2. Những đặc điểm mục tiêu, nội dung chương trình ngành CN kỹ thuật điện, điện tử phù hợp với dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm Dựa trên những phân tích về đặc điểm mục tiêu, nội dung chương trình ngành CN kỹ thuật điện, điện tử có thể thấy khi vận dụng DHKH dựa trên học tập trải nghiệm vào quá trình dạy học các môn chuyên ngành CN kỹ thuật điện, điện tử là hoàn toàn phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Có nhiều nghiên cứu về DHKH, học tập dựa trên trải nghiệm ở trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên vấn đề kết hợp DHKH dựa trên học tập trải nghiệm cho SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử thì chưa có công trình nào đề cập đến. DHKH dựa trên học tập trải nghiệm cho SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử là dựa trên bản chất của học tập trải nghiệm đặc biệt là mô hình học tập trải nghiệm của Kolb, được tổ chức trong môi trường dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm, bao gồm môi trường trực tuyến kết hợp 12
  15. với môi trường trực tiếp, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cũng như những đặc điểm của DHKH dựa trên học tập trải nghiệm. Có bốn hoạt động học tập chính mà người học cần thực hiện trong quá trình học tập kết hợp dựa trên trải nghiệm là: 1/ Các hoạt động tìm tòi – phát hiện; 2/ Các hoạt động biến đổi – xử lí; 3/ Các hoạt động áp dụng – củng cố; 4/ Các hoạt động đánh giá điều chỉnh. Tiến trình tổ chức DHKH dựa trên học tập trải nghiệm thực hiện theo lưu đồ gồm 5 bước: (1) Xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ học tập; (2) Phân tích đặc điểm người học; (3) Thiết kế môi trường DHKH dựa trên trải nghiệm; (4) Tổ chức hoạt động dạy và học; (5) Kiểm tra đánh giá. Kết quả khảo sát thực trạng DHKH dựa trên học tập trải nghiệm ở một số trường đại học kỹ thuật cho thấy, GV vẫn chưa chú trọng tới tổ chức dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm vì gặp khó khăn trong xác định các bước tổ chức dạy học, cũng như chưa có một khung lý luận dạy học cụ thể. Kiểm tra đánh giá còn nặng về tự luận và tái hiện tri thức nên chưa phản ánh đúng và chính xác năng lực của người học. Dựa trên các đặc điểm mục tiêu, nội dung ngành CN kỹ thuật điện điện tử và đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm hoạt động học tập của SV cho thấy khi vận dụng DHKH dựa trên học tập trải nghiệm vào quá trình dạy học modul các ngành CN kỹ thuật điện, điện tử hoàn toàn phù hợp, giúp phát triển năng lực cho SV, nâng cao chất lượng dạy và học. Chƣơng 2: VẬN DỤNG DẠY HỌC KẾT HỢP DỰA TRÊN HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ 2.1. Nguyên tắc dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm ngành CN kỹ thuật điện, điện tử Đảm bảo tính hiệu quả; Đảm bảo tính logic và hệ thống; Đảm bảo tính thực tiễn; Đảm bảo chất lượng dạy. 2.2. Tiến trình tổ chức dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm ngành CN kỹ thuật điện, điện tử Tiến trình tổ chức dạy học được thực hiện theo các bước ở lưu đồ bao gồm 5 bước: 1) Xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ học tập; (2) Phân 13
  16. tích đặc điểm của người học; (3) Lập kế hoạch DHKH dựa trên HTTN; (4) Tổ chức DHKH dựa trên HTTN; (5) Kiểm tra đánh giá Hình 2.1. Tiến trình tổ chức DHKH dựa trên HTTN ngành CN kỹ thuật điện, điện tử 14
  17. Hình 2.2 Mô hình DHKH dựa trên HTTN modul Máy điện nội dung lý thuyết Hình 2.3. Mô hình DHKH dựa trên HTTN modul Máy điện nội dung thực hành 15
  18. 2.3. Biện pháp dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm ngành CN kỹ thuật điện, điện tử 2.3.1. Xây dựng môi trường dạy học kết hợp phù hợp với các hoạt động của học tập trải nghiệm Mục này, luận án trình bày phương pháp xây dựng môi trường gồm hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: Xây dựng kịch bản bài giảng đa phương tiện Hình 2.5. Các bước xây dựng kịch bản bài giảng đa phương tiện - Giai đoạn 2: Xây dựng lớp học trực tuyến. Dựa trên phần mềm Moodle, GV tiến hành xây dựng lớp học trực tuyến. 2.3.2. Vận dụng các hình thức dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm để phát huy tính tích cực, năng lực tự học của sinh viên Ở nội dung này, tác giả tiến hành nghiên cứu về đề xuất vận dụng hai hình thức dạy học đó là: dạy học dự án và nghiên cứu trường hợp 2.3.3. Sử dụng các kỹ thuật dạy học để khai thác kinh nghiệm sinh viên trong quá trình học tập. Trong phần này, luận án đề xuất một số kỹ thuật dạy học giúp khai thác được kinh nghiệm vốn có của sinh viên bao gồm: Đối thoại gợi mở; Đàm thoại khám phá; Công não; Lược đồ tư duy 2.3.4. Lựa chọn một số công nghệ (phần mềm) dạy học phù hợp với dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm 16
  19. Trong phần này, tác giả trình bày các công nghệ có thể vận dụng vào quá trình DHKH dựa trên học tập trải nghiệm gồm có: Mạng xã hội; Youtube; Google Classroom; Zoom Cloud Meetings; MS Teams. 2.4. Một số bài giảng minh họa về dạy hoc kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm module Máy điện 2.4.1. Dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm nội dung lý thuyết chủ đề “Máy điện một chiều”. Tác giả vận dụng tiến trình và các biện pháp tổ chức DHKH dựa trên học tập trải nghiệm thông qua tổ chức dạy học chủ để về Máy điện một chiều trong chương trình của module Máy điện thuộc môn chuyên ngành CN kỹ thuật điện, điện tử 2.4.2. Dạy học kết hợp dựa trên học tập trải nghiệm nội dung thực hành chủ đề “Thí nghiệm máy điện không đồng bộ roto lồng sóc”. Ở mục này tác giả trình bày ví dụ minh họa tổ chức DHKH dựa trên học tập trải nghiệm nội dung kiến thức thực hành thông qua tổ chức chủ đề Thí nghiệm máy điện không đồng bộ roto lồng sóc nằm trong chương trình thực hành module Máy điện thuộc môn chuyên ngành CN kỹ thuật điện, điện tử. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, để tài đưa ra bốn nguyên tắc cốt lõi khi tổ chức DHKH dựa trên học tập trải nghiệm vận dụng vào quá trình dạy học ngành CN kỹ thuật điện, điện tử bao gồm: (1) Đảm bảo tính hiệu quả dạy và học; (2) Đảm bảo tính logic và hệ thống; (3) Đảm bảo tính thực tiễn; (4) Đảm bảo chất lượng dạy học (chuẩn đầu ra). Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất tiến trình DHKH dựa trên HTTN khi vận dụng vào quá trình dạy học cho SV ngành CN kỹ thuật điện, điện tử gồm có 5 bước: (1) xác định mục tiêu, nội dung nhiệm vụ học tập; (2) Phân tích đặc điểm người học; (3) Lập kế hoạch DHKH dựa trên HTTN; (4) Tổ chức DHKH dựa trên HTTN; (5) Kiểm tra đánh giá. Đồng thời đề xuất 4 biện pháp tổ chức DHKH dựa trên học tập trải nghiệm ngành CN kỹ thuật điện, điện tử để phát triển năng lực học tập của SV bao gồm: (1) Xây dựng môi trường dạy học kết hợp phù hợp với các hoạt động của học tập trải nghiệm; (2) Vận dụng các hình thức 17
  20. DHKH dựa trên trải nghiệm để phát huy tính tích cực, năng lực tự học của sinh viên.; (3) Sử dụng các kỹ thuật dạy học để khai thác kinh nghiệm của SV trong quá trình học tập.; (4) Lựa chọn một số công nghệ ( phần mềm) dạy học phù hợp với DHKH dựa trên học tập trải nghiệm. Tiến trình tổ chức dạy học cũng như nguyên tắc và các biện pháp tổ chức dạy học được thể hiện rõ qua hai ví dụ khi vận dụng DHKH dựa trên học tập trải nghiệm trong quá trình dạy học môn máy điện cả nội dung lý thuyết và nội dung thực hành. Chƣơng 3. KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 3.1. Mục đích, đổi tƣợng và phƣơng pháp kiểm nghiệm 3.1.1. Mục đích kiểm nghiệm Mục đích của kiểm nghiệm là nhắm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề tài đã đề xuất, tính khả thi và hiệu quả của tiến trình tổ chức và các biện pháp đề xuất. 3.1.2. Đối tượng kiểm nghiệm Đối tượng thực nghiệm là 20 chuyên gia là các GV đang giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật điện, điện tử và 110 SV năm thứ 2 Đại học Công nghiệp TP HCM 3.1.3. Phương pháp kiểm nghiệm Để tài sử dụng 2 phương pháp thực nghiệm là phương pháp chuyên gia và phương phương thực nghiệm sư phạm. 3.2. Kiểm nghiệm bằng phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm 3.2.1. Nội dung và tiến trình thực nghiệm - Triển khai kế hoạch thực nghiệm tại trường Đại học Công nghiệp TP HCM. Nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC có chương trình học, phương pháp đánh giá giống nhau. Trước khi tiến hành, đề tài khảo sát, đánh giá đảm bảo các nhóm lớp TN và ĐC cơ sự tương đồng nhau về năng lực nhận thức và kết quả học tập. - Lớp ĐC được giảng dạy theo phương pháp bình thường, lớp TN được giảng dạy bằng DHKH dựa trên học tập trải nghiệm. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2