intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Một số biến đổi của thiết kế mỹ thuật phim truyện điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới (đến năm 2013)

Chia sẻ: Hetiheti Hetiheti | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

88
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích, đánh giá, khẳng định một số biến đổi cơ bản có ý nghĩa tích cực, phù hợp nhu cầu phát triển của Thiết kế mỹ thuật phim truyện điện ảnh Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở đánh giá, phân tích một số biến đổi về quan niệm và phương pháp sáng tác Thiết kế mỹ thuật sẽ tạo ra nhận thức mới, sâu hơn về vai trò không thể thay thế của Thiết kế mỹ thuật phim truyện điện ảnh Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng phim truyện điện ảnh Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Một số biến đổi của thiết kế mỹ thuật phim truyện điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới (đến năm 2013)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br /> <br /> VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM<br /> ----------------------------<br /> <br /> Trần Quang Minh<br /> <br /> MỘT SỐ BIẾN ĐỔI CỦA THIẾT KẾ MỸ THUẬT<br /> PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM<br /> THỜI KỲ ĐỔI MỚI<br /> (ĐẾN NĂM 2013)<br /> Chuyên ngành: Lý luận, lịch sử và phê bình Điện ảnh - Truyền hình<br /> Mã số: 62 21 02 31<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM<br /> BỘ VĂN HÓA THỂ THAO DU LỊCH<br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thanh Hiệp<br /> Phản biện 1: PGS.TS. Phan Thị Bích Hà<br /> Trường Đại học Sân khấu & Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh<br /> Phản biện 2: PGS. Lê Anh Vân<br /> Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam<br /> Phản biện 3: PGS.TS. Đoàn Thị Tình<br /> Trường Đại học Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện<br /> họp tại: Viện văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam<br /> Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội<br /> Vào hồi..... giờ..... ngày.....tháng.....năm.... 2016<br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện quốc gia<br /> - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam<br /> <br /> 1<br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Trong các thành phần tạo nên tác phẩm phim truyện điện ảnh, Thiết<br /> kế mỹ thuật (TKMT) đóng một vai trò quan trọng góp phần tạo nên vẻ<br /> đẹp và tính chân thực cho tác phẩm. Ngôn ngữ TKMT góp phần vào<br /> thành công của tác phẩm, tác động trực tiếp đến người thưởng thức. Với<br /> những giá trị và vai trò quan trọng như vậy, nên ở các nền điện ảnh lớn<br /> trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về TKMT. Điện ảnh<br /> Cách mạng VN ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh và bị chi phối bởi<br /> hoàn cảnh thời chiến. Do vậy, trên phương diện lý luận, việc nghiên cứu<br /> về TKMT phim truyện điện ảnh hầu như chưa được chú trọng.<br /> Bước vào thời kỳ đổi mới, các bài báo, các tạp chí chuyên ngành đã<br /> quan tâm hơn đến TKMT phim truyện điện ảnh. Nhưng tất cả những bài<br /> viết này chỉ dừng lại trong khuôn khổ trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp,<br /> chưa có một cái nhìn tổng thể trên cơ sở khoa học về TKMT phim truyện<br /> điện ảnh. Gần đây, đã có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và đề tài<br /> nghiên cứu cấp cơ sở và cấp bộ nghiên cứu về TKMT phim truyện điện<br /> ảnh VN. Các nghiên cứu này đều hướng đến kinh nghiệm thực tiễn chung<br /> về TKMT phim truyện điện ảnh nhưng chưa có công trình nào đi sâu vào<br /> nghiên cứu quá trình phát triển của TKMT phim truyện điện ảnh VN, đặc<br /> biệt trong một phân kỳ cụ thể.<br /> Sự đổi mới đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của đất nước trong<br /> đó có văn học, nghệ thuật. TKMT phim truyện điện ảnh trong thời kỳ đổi<br /> mới đã có những biến đổi rõ nét. Những vấn đề biến đổi của TKMT phim<br /> truyện điện ảnh trong thời kỳ đổi mới là gì? Nó diễn ra như thế nào?<br /> Những biến đổi đó mang ý nghĩa tiêu cực hay tích cực? Những tác động<br /> tạo nên sự biến đổi của TKMT có ảnh hưởng ở mức độ nào đối với phim<br /> truyện điện ảnh? Những biến đổi của TKMT ngày hôm nay có tạo nên<br /> những điểm gì khác biệt với giai đoạn trước? Để góp phần nghiên cứu và<br /> giải quyết những câu hỏi trên, NCS đã chọn vấn đề Một số biến đổi của<br /> thiết kế mỹ thuật phim truyện điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới làm đề<br /> tài cho luận án tiến sỹ của mình. Có thể nói đây là một nghiên cứu cần<br /> <br /> 2<br /> thiết và có ích cho sự phát triển và nâng cao chất lượng phim truyện điện<br /> ảnh VN.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích, đánh giá, khẳng định<br /> một số biến đổi cơ bản có ý nghĩa tích cực, phù hợp nhu cầu phát triển<br /> của TKMT phim truyện điện ảnh VN trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở<br /> đánh giá, phân tích một số biến đổi về quan niệm và phương pháp sáng<br /> tác TKMT sẽ tạo ra nhận thức mới, sâu hơn về vai trò không thể thay thế<br /> của TKMT phim truyện điện ảnh VN trong việc nâng cao chất lượng<br /> phim truyện điện ảnh VN.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những biến đổi về quan niệm sáng tác, về<br /> phương pháp sáng tác và một số thành quả sáng tác của TKMT phim<br /> truyện điện ảnh VN trong thời kỳ đổi mới.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Theo các nhà nghiên cứu, dấu mốc đổi<br /> mới bắt đầu từ 1986 (năm diễn ra đại hội Đảng lần thứ VI), nhưng thực<br /> tế, sự đổi mới của văn học nghệ thuật, trong đó có điện ảnh đã diễn ra<br /> trước đó. Do vậy, trong luận án, NCS cũng sẽ khảo sát phân tích một số<br /> tác phẩm phim truyện điện ảnh tiêu biểu trước năm 1986 để khảo sát<br /> nhằm minh chứng cho sự bắt đầu biến đổi của thời kỳ đổi mới. Phạm vi<br /> nghiên cứu sẽ giới hạn đến phim cuối cùng khảo sát (Những người viết<br /> huyền thoại – 2013).<br /> 4. Khái quát về tổng quan nghiên cứu<br /> 4.1. Tài liệu ngành nghệ thuật điện ảnh: Đối với một nghiên cứu<br /> dẫu là chuyên ngành TKMT thì việc tiếp cận lịch sử ra đời và phát triển<br /> của ngành điện ảnh một cách cơ bản và sâu sắc là điều đầu tiên hết sức<br /> cần thiết. Lịch sử điện ảnh và Nghệ thuật điện ảnh của hai tác giả David<br /> Bordwell và Kristin Thompson là những nguồn tài liệu cơ bản để NCS<br /> tiếp cận với lịch sử và những lý thuyết của nghệ thuật điện ảnh. NCS tiếp<br /> cận với hai cuốn Lịch sử điện ảnh Việt Nam - tập I và Lịch sử điện ảnh<br /> Việt Nam - tập II của nhiều tác giả, do Cục Điện ảnh tổ chức biên soạn.<br /> Tiếp đến là những nghiên cứu hẹp hơn như Đề tài chiến tranh chống<br /> <br /> 3<br /> Pháp trong phim truyện giai đoạn 1959 – 1965 của tác giả Vũ Quang<br /> Chính; Điện ảnh những dấu ấn thời gian của tác giả Hải Ninh.<br /> 4.2. Tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án: Một<br /> số sách nghiên cứu của nước ngoài được đánh giá cao như Cinema and<br /> Painting: How Art is used in Film (Tạm dịch: Điện ảnh và Hội họa:<br /> Nghệ thuật được sử dụng trong phim như thế nào), tác giả Angela Dalle<br /> Vacche. Đây là một nghiên cứu rất thực tế về mối quan hệ mật thiết giữa<br /> điện ảnh và hội họa. Cuốn Les chefs decorateurs (tạm dịch: Họa sĩ phim),<br /> của Peter Ettedgui, trong đó tác giả đã giới thiệu những giá trị sáng tác<br /> của TKMT, đồng thời chỉ ra một cái nhìn toàn cảnh về tạo hình phim<br /> truyện của một số nước trên thế giới. Nếu Les chefs decorateurs (Họa sĩ<br /> phim) lấy họa sĩ TKMT làm đối tượng nghiên cứu thì cuốn Film<br /> architecture: set designs (from Metropolis to Blade runner).Tạm dịch:<br /> Kiến trúc điện ảnh: Thiết kế (Từ Metropolis đến Blade runner), tác giả<br /> Neumann (Nxb Prestel Munich-New York) lại hướng cách tiếp cận đến<br /> nghệ thuật kiến trúc phim truyện điện ảnh, với giới hạn thời gian cụ thể<br /> bắt đầu từ nghệ thuật kiến trúc phim Metropolis năm 1927 của đạo diễn<br /> Fritz Lang đến phim Blade runner năm 1982 của đạo diễn Ridley Scott.<br /> Trong nghiên cứu này, tác giả đã dẫn giải quá trình phát triển của kiến<br /> trúc điện ảnh và tầm quan trọng của nó trong quá trình sản xuất những<br /> phim chi phí cao của Hollywood (trong giới hạn 55 năm).<br /> Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến TKMT<br /> phim truyện điện ảnh đã được dịch và in thành sách như Kỹ xảo điện ảnh<br /> của nhóm biên dịch Trần Hoàng Nhị, Phạm Thanh Hà, Nguyễn Anh<br /> Tuấn, do trường đại học Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội xuất bản năm<br /> 2004. Nghiên cứu đã tổng hợp một cách kỹ lưỡng các thủ pháp kỹ xảo từ<br /> sơ giản đến phức tạp bằng phương pháp truyền thống của điện ảnh. Cùng<br /> trong hệ thống tài liệu dịch hiện nay có nghiên cứu Bầu trời của nhà thiết<br /> kế mỹ thuật điện ảnh của tác giả Trung Quốc Đông Tiến Sinh (Nguyễn<br /> Lệ Chi dịch). Tác giả Đông Tiến Sinh hướng nghiên cứu của mình vào<br /> giao diện sáng tác của một họa sĩ TKMT trong một tác phẩm điện ảnh<br /> với tư tưởng và tính sáng tạo độc lập trong sáng tác tập thể.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2