intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932-1936)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932-1936)" là làm rõ đặc trưng, giá trị và đóng góp của nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa trong lịch sử phát triển của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932-1936)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Trần Thị Thy Trà NGHỆ THUẬT MINH HỌA BÁO PHONG HÓA (1932 - 1936) Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phản biện1: PGS. TS Nguyễn Nghĩa Phương Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Mai Viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia Việt Nam Phản biện 3: TS Nguyễn Mỹ Thanh Viện nghiên cứu Văn hoá Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án họp tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào lúc 14h, ngày 20 tháng 6 năm 2023 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SINH PGS.TS Hoàng Minh Phúc PGS.TS Bùi Hoài Sơn Trần Thị Thy Trà Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Báo Phong Hóa ra đời năm 1932, là một tờ báo tiêu biểu đã thể hiện tinh thần dân chủ và bình đẳng trong tư tưởng. Đây cũng là tờ báo có rất nhiều hình minh họa; những hình minh họa giải quyết vấn đề bổ trợ cho nội dung báo, tăng tính thẩm mỹ cho báo, truyền tải nội dung thông tin và tạo nên bản sắc riêng cho báo Phong Hóa. Đây là một dấu ấn về đồ họa báo chí Việt Nam với nét đặc sắc của tạo hình trên mặt báo được vẽ bởi các họa sĩ được đào tạo bài bản chính quy. Sự nghiên cứu chủ yếu vẫn tập trung ở nghệ thuật chính thống, ít quan tâm đến nghệ thuật mang tính chất “bình dân - đại chúng” như minh họa trên báo và hình thái biểu hiện của nó, đây là khoảng trống về nghiên cứu trong mỹ thuật Việt giai đoạn đầu thế kỷ XX cần phải bổ khuyết, xét đến nội dung và hình thức biểu hiện của minh họa báo Phong Hóa vẫn còn là ẩn số với ngành đồ họa. Chính vì vậy NCS lựa chọn Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932-1936) làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích tổng quát: luận án làm rõ đặc trưng, giá trị và đóng góp của nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa trong lịch sử phát triển của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Bổ sung về mặt lý luận và thực tiễn đối với lĩnh vực tranh minh họa trong báo chí ở Việt Nam giai đoạn những năm 30 đầu thế kỷ XX. - Hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến minh họa Phong Hóa và tranh minh họa trong báo chí ở Việt Nam.
  4. 2 - Phân tích, đánh giá, nhận xét làm rõ đặc điểm của minh họa báo thông qua các phương tiện tạo hình (bố cục, màu sắc, đường nét, kỹ thuật thể hiện…) nhằm đưa ra đặc trưng của minh họa báo Phong Hóa. - Chỉ ra những đóng góp, giá trị của minh họa báo Phong Hóa và các họa sĩ minh họa đối với nền mỹ thuật Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: minh họa trên báo Phong Hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Minh họa báo trong ấn phẩm Phong Hóa bao gồm bìa và trang nội dung được ấn hành ở giai đoạn 1932 - 1936. Phạm vi về thời gian: Minh họa báo Phong Hóa được xuất bản trong thời gian từ 1932 đến năm 1936. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Gồm: 1) Nội dung và hình thức thể hiện của minh họa báo Phong Hóa 2) Đặc trưng nghệ thuật của minh họa báo Phong Hóa; 3) Đóng góp của đội ngũ họa sĩ minh họa báo Phong Hóa; 4) Minh họa báo Phong Hóa trong sự so sánh với báo chí đương thời, và 5) Đóng góp của minh họa báo Phong Hóa trong nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. 4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Nội dung và hình thức của minh họa báo Phong Hóa được thể hiện như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Đặc trưng của nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa là gì? Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Đóng góp của minh họa báo Phong Hóa đối với nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam như thế nào? 5. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu 1: Thông qua báo Phong Hóa với mục
  5. 3 đích thông tin truyền đạt, minh họa trên báo còn là phương thức biểu đạt để hiểu hơn về xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Các minh họa trên báo Phong Hóa đã phản ánh góc nhìn đa dạng về đời sống xã hội, sự chuyển biến xã hội và tinh thần hướng tới xã hội hiện đại hơn (Âu hoá), sự mâu thuẫn xung đột trong xã hội và cả giá trị thẩm mỹ của tầng lớp tri thức. Giả thuyết nghiên cứu 2: Đặc trưng của nghệ thuật minh họa Phong Hóa là sự đa dạng về đề tài thể loại, phong phú về phong cách tạo hình, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tạo hình truyền thống Việt Nam và hiện đại của phương Tây, mang thẩm mỹ đặc trưng về Cái đẹp của tranh minh họa là vẻ đẹp tổng thể, là sự thống nhất, hòa hợp giữa tranh/ hình minh họa với nội dung và tổng thể cả tờ báo. Giả thuyết nghiên cứu 3: Những tác phẩm minh họa trên Phong Hóa để lại dấu ấn với thời đại và khẳng định tài năng của các họa sĩ mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Các họa sĩ trên Phong Hóa có thêm vai trò mới trong xã hội: nhà thiết kế thời trang, thiết kế quảng cáo, họa sĩ vẽ biếm họa… Minh họa báo Phong Hóa có một chỗ đứng trong dòng chảy mỹ thuật Việt Nam, từ đó khẳng định tầm quan trọng của loại hình minh họa báo đầu thế kỷ XX trong sự kiến tạo nghệ thuật Việt Nam hiện đại. 6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành để giải quyết các vấn đề của đề tài luận án đặt ra, phân tích, giải mã các hình minh họa, biếm họa được thể hiện trên báo. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích tài liệu: Luận án
  6. 4 tổng hợp và phân tích các tài liệu từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn giúp nghiên cứu sinh có thêm thông tin sâu hơn từ các chuyên gia đối với những vấn đề liên quan đến nội dung của luận án. Phương pháp so sánh: Luận án tiến hành so sánh minh họa báo Phong Hóa với minh họa một số báo Pháp và báo Việt Nam cùng thời, khác thời; so sánh sự khác biệt trong minh họa báo Phong Hóa qua các năm khác nhau, qua minh họa trên báo của họa sĩ và các sáng tác khác của họa sĩ đó ở các chủ đề khác nhau, chất liệu khác nhau. Qua những so sánh này, luận án chỉ ra được những nét tương đồng và khác biệt. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học: Đề tài chứng minh giá trị nghệ thuật của minh họa báo Phong Hóa: tăng tính thẩm mỹ cho tờ báo và truyền tải thông điệp thông qua nội dung của các tác phẩm minh họa, bổ trợ cho phần nội dung báo. Nghiên cứu cũng khẳng định đây là loại hình nghệ thuật quan trọng mang tính đại chúng đến từ tầng lớp trí thức muốn quảng bá truyền thông tri thức văn hoá đến quần chúng. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở đánh giá, so sánh cho những nghiên cứu chuyên biệt về minh họa trong nghệ thuật đồ họa; làm phong phú thêm nguồn thông tin tư liệu cho ngành mỹ thuật Việt Nam 8. Kết cấu của luận án Phần mở đầu (09 trang), kết luận (04 trang), tài liệu tham khảo (10 trang), và phụ lục (78 trang). Nội dung luận án gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và
  7. 5 khái quát về báo Phong Hóa (41 trang). Chương 2: Nội dung và hình thức nghệ thuật của minh họa báo Phong Hóa (70 trang). Chương 3: Đặc trưng và những đóng góp của minh họa báo Phong Hóa đối với mỹ thuật hiện đại Việt Nam (45 trang). Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ BÁO PHONG HÓA 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nhóm công trình viết về báo Phong Hóa Báo Phong Hóa đã phát hành 190 số với hơn 5.000 hình minh họa là cơ sở dữ liệu để NCS khảo sát và nghiên cứu chuyên sâu về hình minh họa trên báo. Nhóm tài liệu là một số bài viết và sách của các nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi, Phạm Thảo Nguyên, Nguyễn Ngọc Chính, Hoàng Văn Quang, Nguyễn Tường Thiết, Hoài Thanh - Hoài Chân… Cung cấp dữ liệu về bối cảnh xã hội của giai đoạn đầu thế kỷ XX, thông tin về tôn chỉ, mục đích, tư tưởng, về xã hội, về văn học và con người của nhóm Tự Lực Văn đoàn (TLVĐ), những người làm báo Phong Hóa và những thông tin khác liên quan đến báo Phong Hóa. 1.1.2. Nhóm công trình về nghệ thuật minh họa Những tài liệu liên quan đến nghệ thuật tạo hình và tranh minh họa báo chí và những thuật ngữ lý luận chuyên ngành như: A History of Caricature and Grotesque in Literature and Art (Lịch sử biếm họa và tranh kỳ cục trong văn hóa và nghệ thuật), Illustrtions: Everybody's Complete and Practical Guide (Minh họa: hướng dẫn thực hành cho mọi người), History of illustration (Lịch sử minh họa) của Susan Doyle
  8. 6 và Jaleen Grove. Một số tài liệu nghiên cứu của Trần Khánh Chương, Quang Phòng - Quang Việt, Viện Mỹ thuật… Đây là những tài liệu nghiên cứu để soi chiếu dưới các góc độ khác nhau của mỹ thuật và minh họa để làm cơ sở khoa học cho luận án. 1.1.3. Nhóm công trình về minh họa báo Phong Hóa Đây là những tài liệu cung cấp thông tin cụ thể, những nhận định sâu sắc về minh họa báo Phong Hóa, tranh biếm họa, các họa sĩ vẽ minh họa Phong Hóa như: bài viết của nhà nghiên cứu Phoebe Scott với nhận định: Phong Hóa và Ngày Nay đang truyền bá quan niệm về người họa sĩ đến công chúng Việt Nam, nhận định của tác giả Vũ Trang trên tạp chí Văn hoá Nghệ thuật số 352 (2013): biếm họa là một loại hình nghệ thuật độc đáo, sáng tạo và dũng cảm trong nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại; hay như NNC Hoàng Minh Phúc trong cuốn sách Đồ họa in khắc gỗ hiện đại Việt Nam cho rằng minh họa sách báo trở thành cái vỏ thẩm mỹ của đời sống thông tin mới… và một số nghiên cứu khác. Những tài liệu nghiên cứu kể trên chưa có công trình nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật, kỹ thuật công nghệ và sự tiếp biến nghệ thuật - văn hoá - xã hội đối với lĩnh vực minh họa báo Phong Hóa. Đây chính là khoảng trống mà NCS muốn khai thác trên cơ sở nghiên cứu kế thừa các công trình có liên quan của các nhà nghiên cứu trước đây. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Khái niệm liên quan tới đề tài nghiên cứu Minh họa là cách hình ảnh hóa các ngôn ngữ, nội dung bằng những bức tranh, ảnh nhằm làm sáng tỏ hay để trang trí, làm sinh động những thông tin được viết dưới dạng văn bản (như câu chuyện, bài thơ, hay các thông tin văn bản khác trên báo chí, sách giáo
  9. 7 khoa...). Minh họa diễn tả khoảnh khắc tiêu biểu điển hình nhất của toàn bộ cốt truyện bằng ngôn ngữ tạo hình trên sách báo; là hình tượng thú vị nhất mà họa sĩ bằng cảm hứng chủ quan của mình đã phát hiện trong tác phẩm và vẽ lên những hình tượng cụ thể cô đọng, khái quát đáp ứng được nội dung. Minh họa trong luận án này được hiểu: là phương thức giao tiếp trực quan thông qua hình ảnh, minh họa phục vụ cho một ý tưởng và tìm cách truyền đạt một điều gì đó cụ thể, thường là cho một đối tượng cụ thể. Mặc dù minh họa thường đi kèm hoặc đề cập đến văn bản viết hoặc nói, nhưng nó cũng có thể hoạt động độc lập và là cách truyền đạt thông điệp bằng hình. Tranh minh họa là một thực thể hoàn chỉnh bao gồm đầy đủ các yếu tố tạo hình để trở thành một tác phẩm độc lập. Tranh minh họa thường đi kèm hoặc đề cập đến văn bản viết hoặc nói, nó cũng có thể đứng độc lập. Giá trị phản ánh nội dung của tranh minh họa toàn vẹn và đầy đủ so với hình minh họa. Nghệ thuật minh họa: Trong trường hợp của báo Phong Hóa, nghệ thuật minh họa được thể hiện đa dạng và phong phú bao gồm tranh minh họa và hình minh họa. Các thủ pháp và nghệ thuật biểu hiện tranh minh họa đa dạng và phong phú ứng với các nội dung mà nghệ thuật minh họa chuyển tải. Nghệ thuật minh họa có được do quá trình cảm nhận về thị giác, cảm thụ vẻ đẹp của tác phẩm và sự tạo thành các hình tượng từ thế giới thực đưa lên mặt phẳng. Nghệ thuật minh họa có khả năng điển hình hoá hiện thực, sử dụng ngôn ngữ tạo hình với một mức độ và tương quan khác nhau để xây dựng hình tượng. Biếm họa là phương thức điển hình hóa nghệ thuật, sử dụng các phương tiện châm biếm, hài hước, trêu đùa để phóng đại xu thế có mục đích phê phán và nhấn mạnh mặt xấu của những hiện tượng
  10. 8 trong đời sống hoặc của các nhân vật. Biếm họa tạo thành một lĩnh vực đặc thù của sự thể hiện hài hước, buồn cười trong nghệ thuật tạo hình; châm biếm và hài hước dùng để phê phán, tố cáo, chế nhạo những hiện tượng xã hội, chính trị công cộng, sinh hoạt. Tranh châm biếm là hình ảnh có tính chất châm biếm, hài hước, gây hài, vui cười, nhưng vẫn giữ được sự giống nhau bề ngoài và làm nổi bật những nét đặc trưng nhất của người mẫu, một biến thể của biếm họa. Họa sĩ minh họa là một nghệ sĩ có chuyên môn làm sáng tỏ các khái niệm hoặc nội dung bài viết nào đấy bằng cách cung cấp một hình ảnh trực quan tương ứng với nội dung của văn bản hoặc ý tưởng liên quan. 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu Lý thuyết tiếp biến văn hóa áp dụng trong nghiên cứu nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa để lý giải sự ảnh hưởng của văn hoá xã hội trong giai đoạn đầu thế kỷ XX vào trong nội dung, đề tài của minh họa, lý giải sự vận dụng thực hành minh họa khi các họa sĩ được đào tạo chính quy từ kiến thức hội phương Tây đã có tiếp biến các phương thức tạo hình để tạo nên những giá trị mới trong nghệ thuật. Lý thuyết ký hiệu học để phân tích, giải nghĩa ngôn ngữ nghệ thuật cấu thành nên tác phẩm, ý nghĩa tạo hình minh họa báo, để người xem có thể tiếp nhận được ý nghĩa và thông tin trên minh họa. Việc sử dụng lý thuyết ký hiệu học có vai trò quan trọng trong khảo cứu và đánh giá minh họa báo chí. 1.3. Khái quát về báo Phong Hóa 1.3.1. Sự ra đời và phát triển của báo Phong Hóa: báo tồn tại từ năm 1932 - 1936 với 190 số và bị đình bản vào 5/6/1936 do có
  11. 9 biếm họa chế nhạo chính quyền. Phong Hóa có nhiều chuyên mục nổi bật với nội dung châm biếm, trào phúng, là diễn đàn cho tiểu thuyết, thơ mới, truyện ngắn được đến với độc giả. Phong Hóa phát triển cả về nội dung và hình thức với rất nhiều hình minh họa đẹp và cả chuyên mục thời trang làm đẹp, giới thiệu kiểu nhà mẫu… 1.3.2. Đội ngũ thực hiện báo Phong Hóa: chủ yếu là những tri thức trẻ theo Tây học tiếp thu văn minh phương Tây, họ năng động, trẻ trung, say mê và nhiệt huyết với công việc. Nòng cốt của đội ngũ làm báo Phong Hóa là nhóm TLVĐ. Các họa sĩ vẽ minh họa cho báo Phong Hóa nhiều người là những họa sĩ có tên tuổi của mỹ thuật hiện đại Việt Nam, họ được đào tạo bài bản chính quy tại trường CĐ MTĐD: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Cát Tường, Trần Bình Lộc, Trần Quang Trân… 1.3.3. Cấu trúc báo Phong Hóa: được dàn trang và trình bày khá dễ hiểu với nhiều chuyên mục khác nhau. Tờ báo khai thác yếu tố mỹ thuật tạo h́ ình trong từng chương mục của mình, nổi bật là hình minh họa chiếm tỉ lệ lớn ở trang bìa (nửa trang hay cả trang) và nhiều hình minh họa linh hoạt ứng với từng chuyên mục. Hình thức tờ báo được trình bày đúng chuẩn mực và có phần tư duy hiện đại hơn so với nền cảnh chung, tờ báo luôn quan tâm đến thị hiếu và thẩm mỹ của độc giả. 1.3.4. Độc giả báo Phong Hóa: được đông đảo nhân dân khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam hoan nghênh, ủng hộ đón đọc, đặc biệt là tầng lớp tiểu tư sản - nhóm người có đủ trình độ văn hóa và hiểu biết để có thể tiếp nhận được thông tin, quan tâm đến thời cuộc, có hiểu biết và yêu thích văn chương, nghệ thuật. 1.4. Khái quát về tranh minh họa và minh họa báo Minh họa được hiển thị thông qua một loạt các phương tiện kỹ
  12. 10 thuật số hay theo cách truyền thống - in ấn trên văn bản. Minh họa có thể mang hình thức tả thực, cách điệu thậm chí còn là những hình tượng mang tính biểu tượng cao hoặc các hình thức trừu tượng hóa. Xác định hình minh họa hay tranh minh họa dựa vào các yếu tố: mục đích, đặc tính, tính phổ quát và giới hạn, thẩm mỹ và biểu tượng của minh họa. Mối liên kết khi xem minh họa: Bộ ký hiệu (hình minh họa) - Người thiết lập ký hiệu (họa sĩ) - Người giải mã ký hiệu (người xem), Hình ảnh - Văn bản - Định dạng. Minh họa báo là phương tiện chính để trình bày nội dung câu chuyện, hình ảnh minh họa và nội dung phụ thuộc lẫn nhau trong việc truyền đạt ý nghĩa. Giá trị của một tác phẩm minh họa/ tranh minh họa được đánh giá bằng tính thẩm mỹ, khả năng thu hút và truyền tải ý nghĩa đến một đối tượng cụ thể. Các hình minh họa cũng phát triển theo cùng với nghệ thuật thiết kế trình bày minh họa. Sách báo đều có yêu cầu thiết kế trình bày đồ họa và minh họa đẹp, độc đáo thường xuyên sáng tạo và đổi mới nhưng vẫn giữ kiểu cách (style) đặc trưng riêng của từng loại sách báo. Vai trò của minh họa làm nổi bật sự khác biệt của từng loại báo rất quan trọng. Các ấn phẩm báo chí cạnh tranh cả về mặt nội dung và thẩm mỹ, bằng các hình thức trình bày báo và thiết kế, minh họa trang trí đa dạng. Tiểu kết Trong chương một luận án đã hệ thống hoá các khái niệm liên quan đến minh họa, họa sĩ minh họa, nghệ thuật minh họa..., xem xét từ nhiều cách nhìn để thấy ý nghĩa, quan niệm trở thành mẫu số chung cho cái đẹp được thực hiện qua tạo hình tranh minh họa trên báo Phong Hóa. Đồng thời chỉ rõ sự khác biệt dựa tranh minh họa và hình minh họa, đây sẽ là cơ sở để phân tích đánh giá minh họa trên
  13. 11 báo Phong Hóa được triển khai ở chương sau. Qua nguồn tài liệu tổng quan, những công trình đóng góp trong việc sưu tầm, phát hiện, mô tả, thống kê, giới thiệu đánh giá khái quát nguồn tư liệu tranh minh họa trên bình diện lý thuyết chung. Luận án dựa trên cơ sở lý luận để thấy minh họa báo Phong Hóa có giá trị nghệ thuật và tính kết nối giữa đời sống xã hội và văn chương. Nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của minh họa báo Phong Hóa đối với xã hội đương thời: phản biện xã hội, châm biếm xã hội bằng hình ảnh. Việc nghiên cứu ý nghĩa, giải mã ký hiệu nghệ thuật tranh minh họa thông qua các đặc điểm của nghệ thuật tạo hình nhằm xác định và bổ sung những ý nghĩa trong mỗi tác phẩm cũng như tổng thể toàn bộ tranh minh họa báo Phong Hóa từ năm 1932 đến năm 1936. Chương 2 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA MINH HỌA BÁO PHONG HÓA 2.1. Nội dung của minh họa báo Phong Hóa 2.1.1. Đề tài minh họa về sinh hoạt đời sống tinh thần Đề tài minh họa Phong Hóa phản ánh: cuộc giao lưu văn hóa phương Tây đã khiến văn hóa Việt Nam chuyển sang một quỹ đạo mới, phong tục tập quán của người Việt cũng chịu nhiều ảnh hưởng: Cải lương hương chính - hương tục, Nếp ăn ở, Phê phán những hủ tục. Minh họa trên báo Phong Hóa lên án những lễ nghi, hủ tục cổ hủ lỗi thời không làm cho xã hội tiến bộ. 2.1.2. Đề tài minh họa về đời sống vật chất Bộ mặt xã hội Việt Nam mà cụ thể là đô thị những năm đầu thế kỷ XX được phản ánh khá rõ nét trên minh họa báo Phong Hóa, với sự
  14. 12 xuất hiện của nhà lầu, ánh đèn điện, tiện nghi sinh hoạt công nghiệp, phương tiện giao thông cơ giới... trong sự quy họach chỉnh trang đô thị mới và cả những hoạt động kinh tế và văn hóa mới như: đấu xảo, triển lãm… bên những “con người mới” mang trong mình tri thức, và vẻ đẹp hiện đại. Dưới tác động của giao lưu với văn hoá Pháp mà trang phục của người Việt cũng thay đổi hoàn toàn với sự xuất hiện của áo tân thời, áo dài Lemur, và những phụ kiện làm đẹp khác đều được thể hiện rõ nét trên minh họa Phong Hóa đặc biệt qua chuyên mục Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô. Sự biến đổi của thời trang trên minh họa Phong Hóa như một biểu hiện chính của tính hiện đại. Họa sĩ Lemur có thể được coi là nhà thiết kế hiện đại đầu tiên, sản phẩm thời trang “design” thành công nhất trong lịch sử thời trang Việt đó là chiếc Áo Dài Lemur được họa sĩ Cát Tường đưa ra lần đầu trên Phong Hóa số 90 năm 1934. 2.1.3. Đề tài minh họa về chính trị - xã hội Những hình minh họa, biếm họa châm biếm tầng lớp quan lại, phê phán các chính sách cai trị, những bức tranh về các ông nghị, ông trùm, ông dân biểu thể hiện thái độ của những người làm báo với những kẻ hám tiền, hám lợi; nhiều bức minh họa đi sát với tình hình chiến sự, chính trị trên thế giới... Những bức tranh này thể hiện tính chất thời sự và sự mở rộng đề tài của họa sĩ. 2.2. Hình thức nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa 2.2.1. Dạng thức minh họa trên báo Phong Hóa  Minh họa bìa báo: Ngoại trừ những số nhân dịp đặc biệt, số Tết được in tranh tràn trang bìa thì những số khác luôn luôn được thiết kế theo chủ ý: chữ và hình chia đều không gian trang bìa tạo thành tổng thể hoàn chỉnh. Các trang bìa của Phong Hóa là thường những tranh
  15. 13 mang tính châm biếm, đả kích tình hình xã hội, mang tính thời sự và thể hiện được chủ đề của cả số báo. Tạo hình minh họa bìa mang Phong cách hiện thực phê phán hoặc trữ tình lãng mạn được thực hiện bởi các họa sĩ tài hoa được học tập và trưởng thành từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã góp phần tăng thêm danh tiếng cho tờ báo, đây là điểm nhấn quan trọng tạo ra bản sắc riêng của báo Phong Hóa so với các báo khác.  Minh họa nội dung báo Minh họa văn chương: minh họa theo nội dung văn chương trên Phong Hóa cũng đa dạng, phong phú và linh hoạt theo mỗi số báo. Hầu như tác phẩm nào cũng có minh họa đi kèm làm đẹp và làm sáng tỏ nội dung những truyện ngắn, tiểu thuyết và cả những trang trí nhỏ cho thơ ca.... có những tranh minh họa hoàn chỉnh về mặt tạo hình, có thể xem như một tác phẩm độc lập. Biếm họa, hí họa: tranh biếm họa là một phương thức phản biện xã hội gắn liền với mỹ thuật và báo chí, biếm họa trên Phong Hóa là sự hoà trộn của cả hai truyền thống: dân gian Việt và tiếng cười trên báo chí trào phúng phương Tây. Trên Phong Hóa có thể thấy minh họa, hí họa, biếm họa được xuất hiện với mật độ dày đặc, xây dựng được nhân vật biếm họa điển hình thông qua hình ảnh Lý Toét - Xã Xệ để đả phá sự hủ lậu của chốn hương thôn. Biếm họa Phong Hóa đánh dấu sự trưởng thành về tư duy và ý chí của các họa sĩ. Minh họa quảng cáo: quảng cáo với nhiều hình minh họa và bố cục phong phú, được đầu tư, nhiều quảng cáo có sự tương đồng với những thiết kế quảng cáo báo chí ở phương Tây lúc bấy giờ. Trên nhiều minh họa quảng cáo có dấu ấn của công ty vẽ quảng cáo CPA - sự chuyên nghiệp đầu tiên trong ngành đồ họa quảng cáo ở Việt Nam.
  16. 14 2.2.2. Ngôn ngữ tạo hình minh họa báo Phong Hóa Đường nét: Nét trong tranh minh họa báo Phong Hóa được sử dụng rất linh hoạt, qua cách thể hiện sắp xếp của họa sĩ nét có những vai trò khác nhau và là những ký hiệu biểu đạt trên minh họa. Nét vẽ trên Phong Hóa thoáng hoạt phát huy cá tính của nhân vật, cảm xúc và lý trí của họa sĩ. Trong minh họa là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nét và mảng hình, đây là sản phẩm của tư duy trừu tượng kết hợp với tư duy hình tượng. Các họa sĩ đã linh hoạt trong việc thêm bớt và biến đổi về nét đã đưa đến những xúc cảm thị giác và tạo nên phong cách minh họa riêng trên Phong Hóa. Màu sắc: Minh họa trên báo Phong Hóa có cả màu và đen trắng, trong đó chủ yếu là được in đơn sắc đen - trắng, bìa và một số phụ bản là được đầu tư in màu sắc (2 màu, 3 màu, 6 màu). Với minh họa dù chỉ hai sắc đen - trắng nhưng không hề đơn điệu; sự kết hợp này đã mang đến cho minh họa báo một tinh thần và tiêu chuẩn thẩm mỹ đặc biệt bởi sự tập trung tối đa vào nội dung, hướng người xem đến nội dung tranh. Bất kỳ đề tài nào trên Phong Hóa cũng đều phù hợp với minh họa đen trắng, bởi nó có thể chuyển tải những vấn đề phổ quát, đặt chúng ta vào những khung cảnh nằm ngoài thời gian và không gian hiện tại. Bố cục: Bố cục minh họa trên Phong Hóa là sự sắp xếp các yếu tố nét, mảng, màu… để tạo nên tác phẩm, bố cục làm nên hình thức biểu đạt cho tác phẩm minh họa, qua đó bộc lộ được nội dung, chủ đề, quan niệm thẩm mỹ và thế giới quan của họa sĩ trên trang báo. Bố cục minh họa được đưa ra phù hợp với khuôn khổ báo, nội dung bài viết, đưa người xem vào không gian tác phẩm minh họa. Không gian trong minh họa Phong Hóa được chuyển biến, thay đổi trên từng mục hay từng nội
  17. 15 dung để phù hợp với thẩm mỹ và lý tưởng của tác giả tác phẩm. Một dạng bố cục thú vị trong minh họa Phong Hóa - hình ảnh tuần tự/dải tranh (Sequential Imagery) - một loạt hình ảnh nối tiếp nhau từ hình ảnh trước là một phương thức giao tiếp bằng hình ảnh, kể chuyện, truyền tải thông điệp một cách trực quan và dễ hiểu nhất. Từ cách bố cục, các chi tiết nhỏ trên minh họa đến tổng thể bố cục của cả tờ báo là tiếng nói của sự hài hoà trong nghệ thuật tạo hình vốn được hình thành từ ngôn ngữ đồ họa. 2.2.3. Thủ pháp tạo hình và kỹ thuật chất liệu thể hiện minh họa báo Phong Hóa Các họa sĩ minh họa báo Phong Hóa là những họa sĩ có kỹ thuật vẽ điêu luyện, với sự tự do trong tưởng tượng, phản ánh, thể hiện và miêu tả hiện thực bằng bất kỳ thủ pháp nào mà họ cho là phù hợp. Với các đề tài minh họa, thể loại minh họa khác nhau mà họa sĩ đưa ra thủ pháp tạo hình phù hợp nhất để truyền tải nội dung một cách trực quan và linh hoạt, đồng thời càng làm nên sự phong phú cho mảng hình trên báo. Với những thủ pháp tạo hình: thủ pháp tinh giản, thủ pháp tương phản, thủ pháp biến dạng, thủ pháp tượng trưng…, các họa sĩ đã thể hiện được tiêu chí của minh họa trên báo đó là: sáng tạo có tính độc đáo, có tính thẩm mỹ và có tính biểu hiện. Kỹ thuật in báo Phong Hóa là sử dụng in bằng máy in chữ đúc typo, riêng những phần hình minh họa sẽ được họa sĩ vẽ, thuê khắc gỗ rồi đặt vào máy in. Các hình minh họa trên báo Phong Hóa, từ trang bìa đến trang nội dung chúng ta thấy xuất hiện cả tranh đen trắng (với trắng là màu của giấy) và cả tranh khắc gỗ màu. Tranh khắc gỗ đen trắng với số lượng áp đảo chiếm toàn bộ phần minh họa nội dung báo và một số trang bìa. Các minh họa báo này đều được in khuôn gỗ trong
  18. 16 máy in typo. Tranh khắc gỗ màu chỉ được dùng trên trang bìa và những phụ lục tranh in nhiều màu ở những số đặc biệt hoặc phụ trương sẽ được in offset 5 - 6 màu, những bức tranh minh họa này được nhiều người sưu tập và treo như tác phẩm hội họa thực thụ. Việc in phụ bản và những bìa màu đẹp của Phong Hóa được thực hiện tại nhà in Viễn Đông (IDEO). Một nền đồ hoạ thủ công với kỹ thuật in chữ và khắc tranh còn đơn sơ nhưng dưới sự góp sức của các hoạ sĩ danh giá Việt Nam lúc bấy giờ đã đóng vai trò ghi dấu ấn giao thoa văn hoá, lịch sử, kỹ thuật và nghệ thuật thông qua những minh hoạ trên báo Phong Hoá. Tiểu kết Chương 2 đã triển khai bàn luận nội dung và hình thức nghệ thuật của minh họa báo Phong Hóa thông qua đề tài, thể loại, ngôn ngữ, kỹ thuật và chất liệu. Các đề tài tiêu biểu như: sinh hoạt đời sống xã hội, văn hóa vật chất, phục sức làm đẹp gắn với mục đích ca ngợi và quảng cáo. Bên cạnh đó là những minh họa trang bìa, minh họa các mục trong nội dung tờ báo. Từ những dẫn chứng mà luận giải luận án đưa ra những đặc điểm riêng của minh họa báo Phong hóa khác với một số các minh họa khác cùng thời. Đặc điểm nổi bật của minh họa báo Phong Hóa là tác dụng trực tiếp đối với thị giác về cái đẹp hình thức biểu hiện trên bề mặt báo như: Không tuân thủ quy tắc mặt tranh hoàn chỉnh; Không câu nệ không gian thấu thị; Hình tượng nhân vật lấy tính cách và đặc trưng nổi bật làm chính, không bị bó buộc bởi kích thước giải phẫu thực tế. Thủ pháp tạo hình minh họa đa dạng. Nghệ thuật minh họa trên Phong Hóa đã thể hiện rõ một thái độ tiếp nhận cái mới tích cực, có những chuyển biến tích cực trong nghệ thuật tạo hình so với minh họa truyền thống trước đây. Không khí nghệ thuật ở trong nước những năm 30 của thế kỷ XX cũng vì thế mà thêm nhiều màu sắc sinh động.
  19. 17 Chương 3 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT, ĐẶC TRƯNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA MINH HỌA BÁO PHONG HÓA ĐỐI VỚI MỸ THUẬT VIỆT NAM 3.1. Đặc trưng nghệ thuật của minh họa báo Phong Hóa Một là: Đa dạng về đề tài và thể loại minh họa. Hai là: Phong phú về thủ pháp tạo hình. Ba là: Mang đặc trưng kế thừa yếu tố tạo hình truyền thống và tiếp biến văn hoá phương Tây. Bốn là: Mang đặc trưng về thẩm mỹ: vẻ đẹp tổng thể giữa minh họa với nội dung và cả tờ báo, đẹp về thành tố với các yếu tố tạo hình, đẹp về trật tự với các quy tắc trong không gian báo; đẹp đa dạng với sự tiếp biến và kế thừa của minh họa Phong Hóa…Tính thẩm mỹ của minh họa Phong Hóa gắn liền với văn hoá xã hội, góp phần định hướng thẩm mỹ mới cho công chúng. 3.2. Minh họa báo Phong Hóa trong tương quan với minh họa báo chí và mỹ thuật Việt Nam đương thời Hầu hết các tờ báo ở Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ đều có lối thiết kế: đồ họa chữ nhiều, in 2 màu đen và trắng. Một số tờ báo cùng giai đoạn có minh họa vững vàng về cấu trúc tạo hình, nghiêm túc trong bố cục chữ và minh họa báo. Minh họa/biếm họa trên báo giai đoạn này như một kênh thông tin, phản biện nhanh nhạy, sắc sảo đánh thức tinh thần dân tộc, làm phong phú thêm hình thức đấu tranh công khai và ảnh hưởng tới minh họa của số tờ báo giai đoạn đầu thế kỷ XX và báo chí cách mạng ở những giai đoạn sau. Phong Hóa thành công khi quy tụ được đội ngũ họa sĩ có tài minh
  20. 18 họa cho báo, hầu hết họ được đào tạo bài bản tại trường CĐMT Đông Dương như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Cát Tường, Trần Bình Lộc... Mỗi họa sĩ đều có phong cách tạo hình riêng. Với những minh họa thiết kế nhà cửa, trang phục, quảng cáo, dàn trang báo trên Phong Hóa, chúng ta đã thấy sự manh nha hình thành mảng thiết kế mỹ thuật ứng dụng và các họa sĩ đã làm công việc của một nhà thiết kế. Công việc của các họa sĩ minh họa Phong Hóa có thể đặt ngang hàng với các nghệ sĩ và quá trình minh họa như một hoạt động thẩm mỹ tự chủ có dấu ấn và ảnh hưởng lớn đến xã hội. Họa sỹ vẽ tranh minh họa Phong Hóa có thể xem như là một nhân tố trong sự phát triển văn hóa nghệ thuật Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX. 3.3. Giá trị của minh họa báo Phong Hóa trong nền mỹ thuật Việt Nam Tranh minh họa Phong Hóa đóng góp giá trị về mặt văn hoá, mang tính thời sự, tri thức mới đưa đến gần với quần chúng, thâm nhập vào ý thức của nhân dân. Ở khía cạnh lịch sử, tạo hình tranh minh họa có một chỗ đứng trong dòng chảy mỹ thuật Việt Nam. Tranh minh họa Phong Hóa mang những giá trị thẩm mỹ và nội dung tư tưởng lớn của TLVĐ, có sự kế thừa những nét đẹp từ tạo hình của mỹ thuật dân tộc, thể hiện được tính nhân văn của thời đại cũng như tính tiếp biến văn hoá phương Tây, đánh thức tinh thần khai sáng ham học hỏi, tiếp cận với văn minh tiến bộ, giá trị đó tác động đến nhận thức của người xem, là một hình thức truyền bá tư tưởng của thời kỳ. Đồng thời đã tạo một diện mạo mỹ thuật ứng dụng trên báo chí một cách đặc sắc. 3.4. Đóng góp của minh họa báo Phong Hóa trong nền mỹ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2