Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang" là nghiên cứu tiến trình lưu truyền, cách thức sử dụng, nghệ thuật tạo hình được biểu đạt trong tranh thờ dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. Từ đó nhận diện đặc trưng và giá trị nghệ thuật, mối tương quan giữa tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) với tranh thờ các tộc người khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Bùi Văn Khánh NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH THỜ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY (NHÓM CAO LAN) Ở TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2023
- Công trình được hoàn thành tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phản biện 1: PGS.TS Đặng Hữu Tuyền Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Phản biện 2: TS Trần Hữu Sơn Viện Văn hóa dân gian ứng dụng, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS Đoàn Thị Mỹ Hương Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án họp tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Số 32, Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào lúc 14 giờ, ngày 16 tháng 6 năm 2023 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SINH PGS.TS Ngô Văn Doanh TS Võ Thị Hoàng Lan Bùi Văn Khánh Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Lý do thực tiễn: Tranh thờ “sống” trong tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi, cho thấy hệ tư tưởng, quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, gắn liền với những vị thần. Cũng như dân tộc Kinh, Tày, Dao… tranh thờ là một đồ thờ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang. Lý do khoa học: Nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã được đề cập trong một số công trình, bài viết của các tác giả thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề nghệ thuật tạo hình dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang vẫn chưa được khai thác. Từ những lý do trên, NCS đã chọn đề tài: Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tiến trình lưu truyền, cách thức sử dụng, nghệ thuật tạo hình được biểu đạt trong tranh thờ dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. Từ đó nhận diện đặc trưng và giá trị nghệ thuật, mối tương quan giữa tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) với tranh thờ các tộc người khác. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp, thu thập tư liệu, tài liệu có liên quan đến tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. - Nhận diện nghệ thuật tạo hình dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) được biểu đạt thông qua các nhân vật thần linh, vật linh, mô típ trong tranh thờ.
- 2 - Phân tích các yếu tố tạo hình, nghiên cứu công đoạn, kĩ thuật vẽ tranh và nghệ thuật tạo hình để tìm ra những xu thế biến đổi tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian Phạm vi khảo sát, đề tài tập trung khảo sát chủ yếu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Có thể được mở rộng trong thao tác so sánh, đối chiếu với tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở địa phương khác như tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên… - Về thời gian Các bộ tranh thờ cũ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang có niên đại từ cuối TK XIX, đầu TK XX. Các bộ tranh thờ mới vẽ từ năm 2000 đến nay. 4. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu 1. Tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang được lưu truyền, sử dụng như thế nào? 2. Nghệ thuật tạo hình dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) được biểu đạt như thế nào qua các lớp nhân vật thần linh? 3. Đặc trưng, giá trị nghệ thuật và xu thế biến đổi nghệ thuật tranh thờ người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu 4.2.1. Giả thuyết 1 Hệ thống tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) với
- 3 các bộ tranh chính, phụ có tên gọi và mục đích sử dụng khác nhau theo từng nghi lễ thờ cúng. 4.2.2. Giả thuyết 2 Các yếu tố tạo hình được biểu đạt trong từng bức tranh, bộ tranh của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang (bố cục, hình mảng, màu sắc, đường nét, tổ chức không gian) để thiết lập chặt chẽ hình ảnh các nhân vật thần linh. 4.2.3. Giả thuyết 3 Đặc trưng tạo nên phong cách nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. Giá trị nghệ thuật chứa đựng những thông điệp nhân văn xuyên suốt trong những tác phẩm tranh thờ của người người Sán Chay (nhóm Cao Lan). Xu hướng biến đổi về nghệ thuật tạo hình: các công đoạn và hình thức biểu đạt trong tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được dụng là: phương pháp điền dã; phương pháp nghiên cứu nghệ thuật học; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê; cách tiếp cận nghiên cứu liên ngành. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu bổ sung tư liệu về hội họa dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ nhiều phương diện: nguồn gốc lịch sử, nghệ thuật tạo hình, quá trình lưu truyền và cách thức sử dụng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm tư liệu về mỹ thuật dân gian. Nghiên cứu có ý nghĩa định hướng
- 4 trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong đời sống đương đại. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo (7 trang) và Phụ lục (116 trang), nội dung chính của luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái quát về người và tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang (36 trang). Chương 2: Nội dung và hình thức nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang (47 trang). Chương 3: Đặc trưng, giá trị nghệ thuật và xu hướng biến đổi nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay (39 trang). Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI VÀ TRANH THỜ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY (NHÓM CAO LAN) Ở TỈNH TUYÊN QUANG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về lịch sử Đạo giáo và người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Nổi bật trong nhóm nghiên cứu nước ngoài về Việt Nam là những học giả người Pháp. Trong đó nổi bật là tác giả Bonifacy, ông đã thực hiện nhiều cuộc điền dã, khảo sát thực địa để nghiên cứu về nguồn gốc người Mán Cao Lan (Sán Chay) ở vùng núi phía Bắc Việt
- 5 Nam, trong đó có người Mán Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang. Các nhà khoa học Việt Nam cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề nguồn gốc lịch sử của các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Trong đó có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập, giới thiệu, khái quát về lịch sử tộc người, đời sống văn hóa, tín ngưỡng và các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang. Tóm lại, những công trình nêu trên các tác giả đã đi sâu khai thác nhiều vấn đề có liên quan đến nguồn gốc lịch sử tộc người, trong đó có người Sán Chay (nhóm Cao Lan). Qua đó, người đọc có một góc nhìn chân thực, sâu rộng, chi tiết, cụ thể và nhận diện rõ nét về nguồn gốc lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Trong quá trình sống, lao động, sản xuất người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được bản địa hóa và đã tạo nên một bức tranh văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật vô cùng đặc sắc, đậm chất dân gian, nổi bật là hệ thống tranh thờ được sử dụng thường xuyên trong các nghi lễ thờ cúng. 1.1.2. Những nghiên cứu về văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Tiếp cận từ góc độ văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan), đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu được công bố về lĩnh vực này. Các tác giả dù nhìn nhận, nghiên cứu, khai thác vấn đề ở nhiều chiều, nhiều góc độ và trên nhiều khía cạnh khác nhau, song tựu trung lại, các công trình vẫn chủ yếu tập trung vào những vấn đề liên quan đến văn hóa dân gian của các tộc người, trong đó có văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam.
- 6 Các công trình nghiên cứu về văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) đã phác họa một bức tranh tổng thể, rõ nét, nhiều màu sắc về văn hóa truyền thống của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam. Qua đó, người đọc có một góc nhìn chân thực, sâu rộng, về văn hóa, tín ngưỡng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam nói chung. 1.1.3. Những nghiên cứu về tranh thờ dân gian và tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Nghiên cứu mỹ về thuật dân gian của người Việt, có khá nhiều nhà khoa học quan tâm, với nhiều công trình được công bố. Các nghiên cứu bước đầu đã khái quát, giới thiệu, phân tích nhiều vấn đề có liên quan đến nghệ thuật tạo hình truyền thống cũng như quá trình hình thành và phát triển của tranh dân gian Việt Nam. Các nhà khoa học tập trung khai thác những vấn đề liên quan đến tranh thờ dân gian của người Việt (vùng đồng bằng) và một số dân tộc (vùng núi). Trong đó các công trình đã đi vào nghiên cứu chi tiết, cụ thể quá trình hình thành và phát triển của mỹ thuật truyền thống Việt Nam, đặc biệt là mảng tranh thờ dân gian. Có thể thấy các tác giả đặc biệt quan tâm đến các dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng và tranh Đạo giáo ở vùng núi Việt Nam. Các nghiên cứu bước đầu đã khái quát, giới thiệu, phân tích nhiều vấn đề có liên quan đến nghệ thuật tạo hình dân gian truyền thống cũng như quá trình hình thành và phát triển của tranh dân gian Việt Nam. Các nhà khoa học tập trung khai thác những vấn đề liên quan đến tranh thờ dân gian của người Việt (vùng đồng bằng) và một số dân tộc (vùng núi). Các công trình đã đi vào nghiên cứu cụ thể quá trình phát triển của mỹ thuật truyền thống Việt Nam.
- 7 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Các khái niệm - Nghệ thuật tạo hình: Nghĩa thứ nhất, nghệ thuật trong tiếng Anh bắt nguồn từ art: artifact (tạo tác), artificial (nhân tạo), artifice (tài khéo léo)... Nghĩa thứ hai, là art (nghệ thuật), chữ viết tắt của creative art (nghệ thuật sáng tạo) hay fine art (mỹ thuật) được sử dụng từ thế kỷ XVII. - Các yếu tố tạo hình: Bàn đến các yếu tố tạo hình là nói tới công cụ của tư duy, phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin qua hình ảnh, qua các nguyên lý tạo hình (bố cục, hình khối, đường nét, màu sắc, hình dạng, chất liệu và tổ chức không gian. - Tranh dân gian: Là thể loại tranh được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa ở Việt Nam. - Tranh thờ: Là một thể loại tranh khá đặc biệt, có nguồn gốc từ tranh Đạo giáo Trung Hoa, tranh thờ mang đậm tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tóm lại, việc nghiên cứu sâu nội hàm các khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài: nghệ thuật tạo hình, các yếu tố tạo hình, tranh dân gian, tranh thờ trong nghiên cứu nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang là một hướng tiếp cận khả thi. 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu Trong luận án này, NCS sử dụng học thuyết của Erwin Panofsky - nhà lịch sử nghệ thuật người Đức gốc Do Thái, với lý thuyết Iconography - Ảnh tượng học để làm cơ sở lý luận chung cho toàn bộ công trình nghiên cứu, tiếp cận nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang.
- 8 1.3. Khái quát về đời sống vật chất, tinh thần và tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang 1.3.1. Khái quát về đời sống vật chất của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang Người Sán Chay gồm hai nhóm Cao Lan và Sán Chỉ định cư chủ yếu ở khu vực miền núi phía Tây và phía Nam của tỉnh Tuyên Quang. Người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang định cư chủ yếu ở các xã thuộc địa bàn: huyện Hàm Yên, huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lịch sử lâu đời, cộng đồng người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang vẫn lưu giữ và sáng tạo nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật truyền thống đặc sắc. 1.3.2. Khái quát về đời sống tinh thần của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang Thờ tranh là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật dân gian khá độc đáo, đậm tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn cao đẹp của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. Tranh thờ phản ánh thế giới thần tiên trong tâm thức của người Cao Lan, những ước mơ, khát vọng, cầu mong sự che chở và những điều tốt đẹp cho gia đình, cộng đồng. Tranh thờ thể hiện tư duy sáng tạo đặc biệt của cộng đồng người miền núi, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá, nghệ thuật người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. Hiện nay tranh thờ vẫn được trao truyền, tiếp nối theo từng dòng họ và được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động tín ngưỡng. 1.3.3. Hiện trạng tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang Như vậy, qua nghiên cứu, điều tra thực địa NCS nhận thấy tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang trong từng
- 9 gia đình có sự khác nhau. Trên cơ sở đó có thể phân loại hệ thống tranh thờ của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang theo (nội dung) các bộ tranh được sử dụng trong nghi lễ, cụ thể như sau: Bộ tranh chính là những bộ tranh, bức tranh khổ vừa (KT: D từ 60cm đến 82cm x R từ 27cm đến 30cm). Đây là những bức tranh được sử dụng phổ biến và thường xuyên trong các nghi lễ thờ cúng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang Bộ tranh phụ là những bức tranh khổ lớn và khổ nhỏ, chỉ được dùng trong một số nghi lễ thờ cúng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. Tiểu kết Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án tập trung làm rõ ba vấn đề chính có liên quan đến đề tài: Những nghiên cứu về lịch sử người Sán Chay (nhóm Cao Lan); Những nghiên cứu về văn hóa người Sán Chay (nhóm Cao Lan); Những nghiên cứu về tranh thờ dân gian và tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan). Việc đi sâu nghiên cứu nội hàm với hệ thống lý luận mang tính nền tảng là tiền đề, cơ sở cho những nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài. Trong đó lý thuyết Iconography - Ảnh tượng học và các khái niệm, thuật ngữ là những nền móng cốt lõi, trọng tâm, có liên quan trực tiếp tới đề tài trong quá trình nghiên cứu. Hệ thống tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang khá phong phú, đa dạng về số lượng, kích thước và hình thức biểu đạt. Tranh thờ như sợi dây kết nối giữa thế giới tâm linh và đời sống thực của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang.
- 10 Chương 2 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRANH THỜ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY (NHÓM CAO LAN) Ở TỈNH TUYÊN QUANG 2.1. Nội dung và hình thức nghệ thuật bộ tranh chính 2.1.1. Bộ tranh Tam Thanh Nhóm tranh ba bức của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) là bộ Tam Thanh vẽ về các nhân vật tối cao trong Thần điện Đạo giáo. Bộ Tam Thanh được sử dụng trong tất cả các nghi lễ thờ cúng (có sử dụng tranh thờ) của người Cao Lan ở Tuyên Quang (lập đàn thờ Tam Thanh, đàn thờ Phật...). Hình thức thể hiện trong bộ Tam Thanh về cơ bản giống nhau, tranh tập trung diễn tả các vị thần chủ tối cao. Phần trên cùng của các bức tranh đều có lạc khoản, ghi rõ tên của từng vị thần. 2.1.2. Bộ tranh Tứ Đại Nguyên Sư Bộ tranh Tứ Đại Nguyên Sư của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang gồm bốn bức: Triệu Nguyên Sư, Đặng Nguyên Sư, Mã Nguyên Sư, Quan Nguyên Sư. Bốn bức tranh này được treo ở nghi lễ Khâm liệm trong lễ tang của người Cao Lan. Trong đó cặp tranh Triệu Nguyên Sư và Đặng Nguyên Sư được treo ở vị trí phía dưới (chân), cặp tranh Quan Nguyên Sư và Mã Nguyên Sư treo ở vị trí phía trên (đầu) của quan tài. 2.1.3. Bộ tranh Thần Nông - Địa Trạch Tranh Thần Nông đã tái hiện cảnh lao động, sản xuất nông nghiệp truyền thống (cổ xưa) của đồng bào Sán Chay (nhóm Cao Lan). Đó là hình ảnh lao đông, phương thức canh tác cổ như: chọc lỗ, tra hạt, cày, bừa cấy, hái, tát nước, nhổ mạ, xúc tép... được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Tranh Thần Nông được tạo hình
- 11 dạng thức bố cục dọc, phân tầng. Đây là một tác phẩm đậm chất trữ tình trong hệ thống tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang, có giá trị nghệ thuật độc đáo, giá trị nhân văn sâu sắc. Tranh Thần Nông đã trở thành biểu tượng “sống” trong cộng đồng người Sán Chay (nhóm Cao Lan)và được sử dụng trong nhiều nghi lễ thờ cúng. Tranh Địa Trạch được người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang coi là một cuốn sách dạy chăn nuôi bằng hình ảnh. Về nghệ thuật tạo hình, tranh vẽ theo dạng thức bố cục dọc, phân tầng (được chia làm bốn tầng từ trên xuống dưới). Tóm lại, bộ tranh Thần Nông - Địa Trạch thể hiện quan niệm nhân sinh và thế giới quan của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang. Qua đó thấy được góc nhìn của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) về sự cân bằng âm, dương (trời, đất), sự tương hòa vũ trụ, thiên nhiên và cuộc sống. 2.1.4. Bộ tranh Bản Tinh - Nam Đường Tranh Bản Tinh được diễn tả theo dạng thức bố cục dọc, phân làm 4 tầng với nhiều lớp nhân vật được quy vào hình chữ nhật, trong đó nhân vật chính được sắp xếp ở vị trí chính giữa. Nhân vật phụ vẽ theo nguyên tắc cân đối trong trang trí, được sắp xếp hai bên. Bố cục có sự cân bằng về hình, màu sắc, đường nét. Có thể thấy, nghệ thuật tạo hình trong bức tranh Nam Đường đã diễn đạt sáng rõ nội dung, tư tưởng của tác phẩm về câu chuyện luân hồi trong nhân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang. Bằng nghệ thuật tạo hình dân gian độc đáo, câu chuyện về các vị thần bảo trợ phụ nữ và trẻ nhỏ trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn. Tóm lại, nghệ thuật tạo hình trong bộ tranh Bản Tinh - Nam Đường đã cho người xem thấy được sự hiện diện của các vì sao và sự
- 12 luân hồi (đầu thai) của linh hồn người Sán Chay (nhóm Cao Lan). Qua đó, câu chuyện luân hồi được miêu tả sinh động, rõ nét bằng hình ảnh, theo quan niệm của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang. 2.1.5. Bộ tranh Thổ Phủ - Linh Tiền 2.1.5.1. Thổ Phủ Tranh Thổ Phủ vẽ về các vị thần cai quản đất đai, mồ mả, nhà cửa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan). Tranh diễn tả câu chuyện thày Tào (phù thủy) đi tìm chỗ yên nghỉ (thổ phủ) cho linh hồn và thể xác của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) khi từ trần. Bố cục tranh phân làm 3 tầng theo trục dọc. Mỗi tầng là hình ảnh thần chủ chính với những nhiệm vụ khác nhau trong địa phủ. Có thể thấy tạo hình trong tranh Thổ Phủ mang đậm quan niệm tín ngưỡng và thẩm mỹ dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang về cõi địa linh. Với nghệ thuật diễn đạt biểu hiện đậm chất dân gian và các quan niệm thẩm mỹ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang. Tranh biểu đạt sáng rõ hình tượng các nhân vật trong cõi âm ty (thần linh, ma quỷ và linh hồn). 2.1.5.2. Linh Tiền Bức tranh có dạng thức bố cục dọc, phân tầng, nhân vật được quy vào dạng hình chữ nhật. Các yếu tố tạo hình tranh Linh Tiền phản ánh rõ nét nghi thức (Khâm liệm) trong tang lễ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan). Tranh Linh Tiền đã tái hiện quá trình phá ngục, phục hồn của thầy Tào. Ngôn ngữ tạo hình dân gian của người Cao Lan đã mang đến cho người xem tranh nhiều cung bậc cảm xúc. 2.1.6. Bộ tranh Thập Điện Diêm Vương Bộ Thập Điện Diêm Vương của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) gồm 2 bức tranh: Hữu Thập Vương Lâu Điện và Tả Thập Vương Ngũ
- 13 Điện. Bộ tranh này diễn tả câu chuyện về cửa ngục, nơi các vị thần chấm tội, công của linh hồn sau khi từ dã cõi trần. Bộ tranh khắc họa chi tiết các vị thần trông coi cõi tử theo quan niệm của người Sán Chay (nhóm Cao Lan). Như vậy, bộ tranh Thập Điện Diêm Vương diễn tả chi tiết câu chuyện về cõi ân ty nơi các vị diêm vương trông coi linh hồn người Cao Lan. Bộ tranh khắc họa rõ nét cảnh linh hồn khi được đầu thai kiếp khác (luân hồi) và bị đầy ải xuống địa ngục. Nghệ thuật tạo hình dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) đã dẫn dắt người xem vào một thế giới âm ty, huyền bí, mang ý nghĩa giáo huấn sâu sắc về cuộc sống. Bộ tranh phản ánh rõ nét đời sống tâm linh và tín ngưỡng dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. 2.1.7. Các bức tranh đơn 2.1.7.1. Tranh Tổ tiên Tranh Tổ tiên là bức tranh thờ gia tiên, dòng họ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang. Bố cục các nhân vật chính được sắp xếp theo thứ bậc, cao thấp, từ trên xuống dưới theo trục dọc, vẽ to ở nhân vật trung tâm, vị trí chính giữa, hai bên là nhân vật phụ được tạo hình đối xứng. Như vậy, tranh Tổ Tiên có nghệ thuật diễn đạt bố cục dọc, phân tầng, nhân vật chính được sắp xếp ở vị trí trung tâm, nhân vật phụ vẽ dàn hàng ngang. Màu có sự hòa sắc giữa nóng và lạnh. Nét vẽ đơn giản. Không gian dẫn người xem về với cõi tiên (cõi hư vô). Nghệ thuật tạo hình góp phần truyền tải thông điệp cội nguồn của người Cao Lan. 2.1.7.2. Tranh Công Tào Nổi bật trong nhóm những bức tranh đơn là tranh Công Tào (Công Sào) thể hiện các vị thần làm nhiệm vụ liên lạc (đưa tin, thư tín) giữa nhân gian và tiên giới. Tranh miêu tả rõ nét từng nhân vật
- 14 cưỡi linh vật (hổ, rồng, ngựa, phượng) trong tư thế động (đang bay), tay cầm áng thư. Nghệ thuật tạo hình hội họa dân gian và quan niệm thẩm mỹ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) được biểu đạt rõ nét trong bức tranh này. Điểm độc đáo trong cách sử dụng màu là nghệ thuật dùng màu xanh tạo hòa sắc, làm điểm nhấn để phân tách các tầng, mảng. 2.1.7.3. Tranh Lộc Tướng Tranh Lộc Tướng vẽ các thần tướng có nhiệm vụ bảo vệ linh hồn (vong linh). Các nhân vật trong tranh phân làm 3 lớp được sắp xếp từ ngoài vào trong. Trong đó nhân vật trung tâm được đặt ở vị trí chính giữa (theo trục dọc) quy vào hình tam giác cân. Cùng với đó là các lớp nhân vật phụ được vẽ dàn hàng ngang trong hình chữ nhật. Có thể thấy bố cục nhân vật được quy về các dạng hình học cơ bản, tạo nên sự chặt chẽ, chắc chắn trong tạo hình tranh Lộc Tướng. 2.2. Nội dung và hình thức nghệ thuật bộ tranh phụ 2.2.1. Tranh Dẫn Hương Lộ Nghệ thuật tạo hình diễn tả các lớp nhân vật thần linh (69 nhân vật) hiện lên với đầy đủ hình hài, tư thế, từ khái quát đến cụ thể. Đây là bức tranh hội tụ những nhân vật ưu tú trong thần điện Đạo giáo và trong tâm thức, quan niệm thẩm mỹ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang. 2.2.2. Tranh Long Ngâm Hổ Tiếu Về hình thức thể hiện, đây cũng là một bức tranh khổ lớn. Về nội dung tranh diễn tả linh vật rồng và hổ đang canh dữ, âm binh bảo vệ linh hồn. Bố cục tranh vẽ theo chiều dọc, hình ảnh sắp xếp đối xứng (theo nguyên tắc cân đối trong trang trí). 2.2.3. Bộ tranh Mặt Bạ Thần Bộ tranh Mặt Nạ Thần nằm trong nhóm tranh khổ nhỏ của
- 15 người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang. Nghệ thuật tạo hình nhóm tranh này được diễn đạt khái quát về hình, đơn giản về nét, màu sắc và không gian. Nhóm tranh khổ nhỏ cho thấy sự đa dạng trong hình thức và nghệ thuật diễn đạt biểu hiện của tranh thờ người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang. 2.3. Tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trong tương quan với tranh thờ của một số dân tộc khác 2.3.1. So sánh tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang với tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên Sự tương đồng: Về kích thước, tên gọi, nội dung và hình thức thể hiện, các bộ tranh thờ đều có sự tương đồng về hình thức thể hiện, dựa trên cơ sở kinh nghiệm, cách thức và lối vẽ được lưu truyền trong dân gian. Sự khác biệt Tuy nhiên, tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang và tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) các địa phương khác cũng có sự khác biệt về số lượng, kích thước và nghệ thuật tạo hình một số bức tranh phụ, cụ thể như sau: Thứ nhất về số lượng. Thứ hai về kích thước các bức tranh phụ trợ. Thứ ba về nghệ thuật tạo hình. 2.3.2. So sánh tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) với tranh thờ người Dao ở tỉnh Tuyên Quang Sự tương đồng Về nguồn gốc, tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) và người Dao ở tỉnh Tuyên Quang đều có nguồn gốc từ tranh Đạo giáo. Về đề tài, nội dung tranh xoay quanh các câu chuyện tâm linh với những nhân vật thần linh.
- 16 Sự khác biệt Về số lượng, tranh thờ Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang có khoảng 37 bức tranh, có các bộ tranh, bức tranh lớn nhỏ khác nhau, trong khi đó tranh thờ của người Dao ở Tuyên Quang có khoảng 26 bức tranh nằm trong bộ Tiểu Đường và Đại Đường. 2.3.3. So sánh tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) với tranh thờ người Tày ở tỉnh Tuyên Quang Sự tương đồng Về nguồn gốc lịch sử và tên gọi, trong không gian văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) và của người Tày ở tỉnh Tuyên Quang có chung hệ ngôn ngữ Tày - Thái. Bộ Tam Thanh đều có 3 bức tranh và được gọi là: Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thái Thanh... Về đề tài, tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) và người Tày ở Tuyên Quang ra đời để phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng. Nội dung tranh đề cập đến những câu chuyện tâm linh, vũ trụ quan, thiên nhiên và con người với tín ngưỡng dân gian bản địa. Sự khác biệt Tranh thờ của người Tày và người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang có số lượng, kích thước khác nhau. Như vậy, tranh dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang và tranh thờ của một số dân tộc khác có nhiều điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật tạo hình. Tiểu kết Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) được vẽ theo nguyên tắc bố cục dọc, phân tầng. Trong đó bố cục các nhân vật được xây dựng xoay quanh trục dọc, phân tầng chặt chẽ từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong.
- 17 Tạo hình tranh thờ được lấy nguyên mẫu hình ảnh nhân vật trong thần điện Đạo giáo và quan niệm thẩm mỹ dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang để sáng tạo. Nhân vật chính vẽ góc nhìn chính diện, phóng to, tư thế ngồi ung dung, tĩnh tọa, nhân vật phụ tư thế động, góc 3/4, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ liên tưởng. Nét vẽ theo lối trang trí, mảng bẹt, sử dụng nét viền bao khoanh mảng, nhân vật, đạt hiệu quả cao trong tạo hình. Tổ hợp nét ngắn, dài, to, nhỏ, thẳng, cong được xử lý linh hoạt, hài hòa, độc đáo. Tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang sử dụng màu ngũ nguyên sắc làm cơ sở cho việc tạo hình. Tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang vẽ nhiều lớp không gian. Trên cùng một bức tranh người xem có thể hình dung được nhiều tầng, cảnh, lớp không gian, thời gian khác nhau. Trên cùng một tranh người xem có thể bắt gặp hình ảnh tiên cảnh, thần linh, con người, ma quỷ, vật linh hiện diện. Mô típ trong tranh sáng tạo từ vũ trụ, động vật và thiên nhiên. Mô típ được sáng tạo theo quan niệm thẩm mỹ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang. Đặt tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang trong tương quan với các dòng tranh dân gian của các dân tộc khác thấy được mối liên hệ, nét tương đồng và sự khác biệt trong nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên được sáng tạo trên cơ sở thiết lập chặt chẽ các yếu tố tạo hình của hội họa dân gian, kết hợp với quy tắc Đạo giáo và quan niệm thẩm mỹ tộc người. Điều đó đã tạo nên những đặc trưng trong nghệ thuật biểu đạt của tranh thờ dân gian người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang.
- 18 Chương 3 ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI NGHỆ THUẬT TRANH THỜ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY (NHÓM CAO LAN) Ở TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY 3.1. Đặc trưng nghệ thuật 3.1.1. Bố cục phân tầng, dàn trải Đặc trưng nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang là dạng thức bố cục phân tầng, dàn trải. Đây là dạng thức bố cục phổ quát trong tranh thờ dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang. Dạng thức bố cục này được biểu hiện rõ nét trong cách sắp xếp, tổ chức các yếu tố tạo hình (hình khối, đường nét, màu sắc và tổ chức không gian), tạo nên nhiều lớp nhân vật, nhiều mảng hình theo tầng, thứ, lớp lang. Dạng thức bố cục phân tầng, dàn trải là một sáng tạo trong nghệ thuật tạo hình dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang. Đó là nghệ thuật sử dụng nhân vật chính để diễn tả nhân vật phụ, lấy nhân vật phụ làm tôn nổi thần chủ chính. Từ đó tạo nên sự kết hợp hài hòa, hợp lý trong bố cục, làm nổi bật sức mạnh, sự uy nghiêm, thần bí của các nhân vật thần linh trong tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan). Qua đó chuyên chở chức năng tôn giáo, đề cao và ngợi ca hình tượng nhân vật thần linh, nhân vật có sức mạnh tập hợp, có tính hội tụ, áp chế trong cộng đồng. 3.1.2. Hình nhân vật gợi tả Như vậy, nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang diễn đạt biểu hiện gợi tả hình nhân vật mang tính khái quát. Tín ngưỡng thần tiên, sự sùng bái đa thần,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn