Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chính sách đất đai đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực của hai chính sách đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Nam Định. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận án này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chính sách đất đai đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN TUẤN HÙNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐẾN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019 1
- Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thái Đại TS. Thái Thị Quỳnh Nhƣ Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là nguồn tài sản lớn của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt. Sau hơn 30 năm “đổi mới”, chính sách đất đai của Việt Nam được sửa đổi, bổ sung đã đưa đến những kết quả tích cực, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Có thể khẳng định trong các chính sách đối với đất nông nghiệp, chính sách dồn điền đổi thửa (DĐĐT) và chính sách chuyển đổi đất trồng lúa (chuyển đất trồng lúa sang các mục đích nông nghiệp khác và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa/chuyển đổi linh hoạt đất lúa) là các chính sách quan trọng nhằm đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững, hiện đại và hội nhập quốc tế. Tỉnh Nam Định có tổng diện tích tự nhiên là 166.854,02 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 67,54 %, là tỉnh đất chật, người đông. Việc giao đất nông nghiệp cho các hộ dân được thực hiện theo Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ với phương châm “bình quân” theo đầu người đã khuyến khích sản xuất tăng năng suất, sản lượng. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp quy mô nông hộ, ruộng đất manh mún, khó khăn cho quá trình tích tụ và tập trung đất đai. Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, Nam Định thực hiện 2 đợt DĐĐT kết hợp với chuyển đổi đất trồng lúa đã đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó, quá trình thực hiện còn gặp một số hạn chế như: có địa phương chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của công tác DĐĐT; một số nơi lập phương án dồn đổi nhưng chưa có sự thống nhất; việc đo đạc, cấp đổi giấy chứng nhận còn chậm; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tự phát dẫn đến tình trạng sản xuất theo phong trào, phá vỡ quy hoạch; phát sinh một số vấn đề cần giải quyết trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà văn bản pháp luật chưa đề cập tới… Chính vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hư ng của chính sách DĐĐT và chính sách chuyển đổi đất trồng lúa đến việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định là rất cần thiết. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đánh giá ảnh hư ng của chính sách DĐĐT và chính sách chuyển đổi đất trồng lúa đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường ảnh hư ng tích cực của chính sách DĐĐT và chuyển đổi đất trồng lúa đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Hai chính sách có ảnh hư ng lớn đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định: chính sách DĐĐT và chính sách chuyển đổi đất trồng lúa. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. 1
- Cán bộ (công chức, viên chức) công tác tại ngành Nông nghiệp, Tài nguyên Môi trường… có liên quan đến thực hiện chính sách nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Nam Định. Các loại sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại tỉnh Nam Định, chọn 3 huyện đại diện làm điểm nghiên cứu: Hải Hậu (vùng ven biển), Nam Trực, Ý Yên (vùng nội đồng). - Phạm vi thời gian: Số liệu thống kê chung của địa bàn nghiên cứu được tổng hợp trong giai đoạn 2010-2017; Điều tra kinh tế hộ thực hiện năm 2015. - Phạm vi nội dung: Đề tài lựa chọn 2 chính sách DĐĐT và chuyển đổi đất trồng lúa đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định. Trong đó, ảnh hư ng của chính sách DĐĐT và chuyển đổi đất trồng lúa đến quản lý đất nông nghiệp được đánh giá theo 4 nội dung: (i) công tác chỉnh lý bản đồ địa chính; (ii) công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ; (iii) hỗ trợ tài chính (kinh phí hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa và kinh phí cấp đổi GCNQSDD sau DĐĐT); (iv) công tác quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp. Ảnh hư ng của chính sách DĐĐT và chuyển đổi đất trồng lúa đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định được đánh giá theo 6 nội dung gồm: phát triển các vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn; phát triển cơ giới hóa; (iii) đầu tư phát triển hệ thống CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp; (iv) hình thức và phương thức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; (v) đa dạng hóa kiểu SDĐ, phát huy lợi thế so sánh; (vi) Hiệu quả sử dụng đất. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Xác định được ảnh hư ng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến quản lý đất nông nghiệp tỉnh Nam Định thông qua lượng hóa một số tiêu chí, nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. - Xác định được ảnh hư ng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định bằng cách sử dụng phương trình hồi quy đa biến Yi = α0 + α1iX1 + α2iX2 + α3iX3 + α4i X4 + α5i X5 để phân tích mối tương quan giữa việc thực hiện chính sách đất đai DĐĐT và chuyển đổi đất trồng lúa đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần bổ sung cơ s khoa học cho việc đánh giá ảnh hư ng của chính sách DĐĐT và chuyển đổi đất trồng lúa đối với quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, làm cơ s cho đổi mới và hoàn thiện chính sách đất đai nước ta. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án là căn cứ để các nhà quản lý tham khảo trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách đất đai liên quan đến công tác dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa. 2
- - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định và các địa phương có điều kiện tương đồng. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐẾN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Đề cập những vấn đề về đất nông nghiệp, quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, về hiệu quả sử dụng đất; những vấn đề liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả cao và bền vững. Sau khi khái quát những nội dung về khái niệm và phân loại chính sách, luận án lý giải sâu về chính sách đất đai (khái niệm, một số chính sách đất đai trong sử dụng đất nông nghiệp…); đánh giá chính sách đất đai (khái niệm, ảnh hư ng/tác động của chính sách, phương pháp đánh giá chính sách). 2.2. CỞ SỞ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐẾN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 2.2.1. Ảnh hƣởng của chính sách đất đai đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở một số nƣớc trên thế giới Khái quát về ảnh hư ng của chính sách đất đai đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp một số nước trên thế giới gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. 2.2.2. Ảnh hƣởng của chính sách đất đai đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Tổng quan ảnh hư ng chính sách đất đai trong nông nghiệp Việt Nam, theo 3 mốc thời gian chính (từ trước 1945- 1975, từ 1975-1986, từ 1986 đến nay), trong đó có đề cập đến những chính sách đất đai được cải cách trong thời kỳ “Khoán 10” và những vấn đề đặt ra tiếp tục đổi mới chính sách đất đai trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng tích tụ, tập trung gắn với chuyển đổi nội bộ sử dụng đất mang lại hiệu quả cao và bền vững, đáp ứng nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại và hội nhập. 2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH VÀ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐẾN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Luận án đưa ra một số nghiên cứu cụ thể kể cả trong và ngoài nước có tính đại diện cho việc phân tích, đánh giá chính sách nói chung và nhất là đối với các chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. 2.4. ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài định hướng vào nghiên cứu ảnh hư ng của 2 nhóm chính sách ảnh hư ng trực tiếp đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định là: chính sách DĐĐT và chuyển đổi đất trồng lúa. Trên địa bàn tỉnh Nam Định, DĐĐT kết hợp chuyển đổi đất trồng lúa được coi là khâu đột phá để tháo 3
- gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp manh mún, hiệu quả thấp, tạo tiền đề cho tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và hướng tới xây dựng một nền sản xuất quy mô lớn. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. - Kết quả thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Nam Định. - Đánh giá ảnh hư ng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến quản lý đất nông nghiệp tỉnh Nam Định. - Đánh giá ảnh hư ng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định; Kiểm chứng ảnh hư ng của 2 chính sách đến quản lý và sử dụng đất qua một số mô hình sản xuất nông hộ. - Một số giải pháp nhằm tăng cường ảnh hư ng tích cực của chính sách DĐĐT và chuyển đổi đất trồng lúa đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định. 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp Thu thập số liệu đã được công bố từ các cơ quan nghiên cứu, S , ban, ngành trong tỉnh, các đơn vị có liên quan… 3.2.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu Toàn tỉnh có 9 huyện, 1 thành phố chia thành 2 vùng: vùng nội đồng - vùng 1; Vùng ven biển - vùng 2). Vùng nội đồng: chọn 2 huyện Nam Trực và Ý Yên để điều tra. Vùng ven biển: chọn huyện Hải Hậu điều tra. - Chọn xã điều tra: mỗi huyện 4 xã theo phương pháp chọn ngẫu nhiên để điều tra. Huyện Nam Trực, chọn xã: Nam Dương, Nam Hải, Điền Xá, Đồng Sơn; huyện Ý Yên chọn xã: Yên Tân, Yên Trung, Yên Nhân, Yên Phong; huyện Hải Hậu chọn xã: Hải Hà, Hải Tây, Hải Châu, Hải Ninh. 3.2.3. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp Phỏng vấn 1.050 hộ của 3 huyện đại diện theo bộ câu hỏi soạn sẵn. Phỏng vấn bằng phương pháp KIP 150 cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ chuyên môn có liên quan. 3.2.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu - Đánh giá ảnh hưởng chính sách đất đai đến quản lý đất nông nghiệp: Lượng hóa 4 tiêu chí/chỉ tiêu định tính theo thang đo 5 mức độ cơ s kế thừa phương pháp Likert (Likert, 1932) để đánh giá. 4
- - Đánh giá ảnh hưởng chính sách đất đai đến s d ng đất nông nghiệp: Dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS (Ordinary Least Square) để phân tích mối tương quan giữa việc thực hiện 2 chính sách đến các tiêu chí sử dụng đất nông nghiệp. Áp dụng phương pháp hồi quy để phân tích mức độ ảnh hư ng. Hàm hồi quy tổng quát như sau: Yi = α0 + α1iX1 + α2iX2 + α3iX3 + α4i X4 + α5i X5 + ui. Trong đó: Yi là biến phụ thuộc của mô hình phản ánh 6 tiêu chí đánh giá. αi Các tham số ước lượng phản ánh mức độ ảnh hư ng (gọi là biến độc lập); dấu của α mang giá trị “dương” hay “âm” cho thấy mối quan hệ đồng biến hoặc nghịch biến với biến phụ thuộc. Giá trị tuyệt đối của α thể hiện mức độ ảnh hư ng của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Giá trị tuyệt đối càng lớn, mức ảnh hư ng càng mạnh; ui là sai số ngẫu nhiên thống kê. Xi là các biến độc lập: X1 - DT đất nông nghiệp sau DĐĐT/chuyển đổi; X2 - Số loại sử dụng đất của hộ; X3 - Sự quan tâm của cộng đồng về 2 chính sách (ký hiệu 1 là hộ quan tâm, ký hiệu 0 là hộ ít hoặc không quan tâm); X4 - Đánh giá của hộ về trình tự thủ tục thực hiện 2 chính sách (khi hộ đánh giá thủ tục dễ dàng, thuận lợi ký hiệu 1; thủ tục phức tạp, không thuận lợi ký hiệu 0); X5 - Vị trí thửa đất (khi hộ có vị trí, cự ly đất xa ký hiệu 1, vị trí gần ký hiệu 0); α0i là hệ số “chặn”, là giá trị bình quân của Yi mỗi mô hình khi các yếu tố không thay đổi. 3.2.5. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp qua: hiệu quả kinh tế (giá trị sản xuất-GTSX, chi phí trung gian-CPTG, giá trị gia tăng-GTGT, hiệu quả đồng vốn- HQĐV), xã hội (công lao động để hoàn thành 1 LUT/ha/năm; giá trị ngày công; Sự chấp nhận của người dân với LUT); môi trường (thông qua mức độ mức độ sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo khuyến cáo, mức độ quản lý chất thải, dịch bệnh, quản lý chất lượng sản phẩm…). 3.2.6. Phƣơng pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, các nông dân sản xuất giỏi trên địa bàn tỉnh về vấn đề quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, cũng như để xác định biến độc lập, tiêu chí ảnh hư ng của 2 chính sách; Tổng hợp ý kiến chuyên gia thông qua một số hội thảo, báo cáo tại địa phương về công tác DĐĐT và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. 3.2.7. Phƣơng pháp theo dõi mô hình Chọn 6 kiểu sử dụng đất điển hình để theo dõi, trong đó: Vùng 1 theo dõi 4 mô hình: 2 lúa; chuyên màu và cây dược liệu; cây ăn quả; trang trại chăn nuôi; Vùng 2 theo dõi 2 mô hình: nuôi trồng thủy sản; lúa - màu. Số liệu thu thập từ các LUT đại diện được tổng hợp xử lý theo 2 thời điểm: trước chuyển đổi (năm 2010) và sau chuyển đổi (năm 2015) để kiểm chứng ảnh hư ng của 2 chính sách. 5
- PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Nam Định nằm phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, tổng diện tích tự nhiên 1.668,54km2 Dân số 1.852,58 nghìn người. Cách thủ đô Hà Nội 60 km, cách cảng Hải Phòng 100 km nên Nam Định có cơ hội m rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản thực phẩm. Nam Định có 2 dạng địa hình là: vùng nội đồng và vùng ven biển. Tỉnh Nam Định có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một trong những tố đặc trưng là tỉnh ven biển, hàng năm luôn phải chịu ảnh hư ng của bão. Nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh được lấy từ hệ thống sông như: sông Hồng, sông Đào, sông Đáy… 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Tổng GTSX của tỉnh năm 2017 đạt 137.977 tỷ đồng, tốc độ tăng GTSX giai đoạn 2010 - 2017 đạt 12,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Năm 2017, cơ cấu GTSX các ngành: Nông - lâm- thủy sản 16,5%, Công nghiệp - xây dựng 60%, Thương mại - Dịch vụ 23,5%. Đối với Ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản, tỉnh Nam Định đã xác định phát triển sản xuất hàng hóa trong đó tập trung những sản phẩm chủ lực có tỷ trọng lớn và lợi thế của tỉnh. Nam Định có hệ thống cơ s hạ tầng kinh tế, k thuật khá phát triển, nhất là giao thông. Hệ thống thủy lợi từng bước đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phòng chống thiên tai. 4.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG LÚA TẠI TỈNH NAM ĐỊNH 4.2.1. Tình hình thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa 4.2.1.1. Kết quả của công tác dồn điền đổi th a Giai đoạn 1: sau dồn điền đổi thửa, bình quân toàn tỉnh mỗi hộ có 4 thửa. Trong giai đoạn này số hộ tham gia DĐĐT trên địa bàn tỉnh khá lớn với 380.870 hộ, diện tích 64.832 ha đất nông nghiệp. Kết quả DĐĐT được thể hiện bảng 4.1. Bảng 4.1. Kết quả dồn điền đổi thửa tại tỉnh Nam Định Giai đoạn 2002-2004 Giai đoạn 2011-2015 STT Huyện, TP Diện tích Bình quân thửa/ Diện tích Bình quân thửa/ (ha) hộ (thửa) (ha) hộ (thửa) 1 Hải Hậu 10.872 2,73 10.503,02 1,84 2 Ý Yên 11.377 5,48 13.954,12 2,28 3 Trực Ninh 7.481 3,48 7.368,92 1,77 4 Xuân Trường 5.176 2,23 5.016,38 1,9 5 Nam Trực 3.859 6,17 6.522,93 2,72 6 M Lộc 1.859 5,79 4.604,48 2,58 7 Nghĩa Hưng 9.842 2,39 9.482,97 1,46 8 Vụ Bản 7.577 3,76 8.134,96 2,88 9 Giao Thủy 6.789 2,22 6.846,78 1,55 Tổng cộng 64.832 4,00 72.434,56 2,11 6
- Giai đoạn 2: Sau thực hiện DĐĐT giai đoạn 2, tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân là 72.434,56 ha; bình quân số thửa giảm xuống còn 2,11 thửa/hộ giảm gần 2 thửa/ hộ so với giai đoạn 1. 4.2.1.2. Đánh giá của người dân về việc thực hiện chính sách DĐĐT - Công tác tuyên truyền phục vụ thực hiện DĐĐT trên địa bàn tỉnh được đánh giá chung là rất tốt với chỉ số đánh giá 4,3. Trong đó, công tác này tại vùng 2 được đánh giá tốt hơn vùng 1 với chỉ số tương ứng 4,4 và 4,2. - Sự thống nhất của người dân trong phương án DĐĐT trên địa bàn tỉnh được đánh giá là thống nhất cao với chỉ số tương ứng 3,9, có 70% số hộ được điều tra thống nhất cao và rất cao với phương án được đưa ra. Chỉ số đánh giá của 2 vùng là tương đương nhau. - Công tác hoàn thiện công khai phương án và giao đất ngoài thực địa sau dồn đổi cũng được đánh giá rất tốt, với chỉ số đánh giá chung 4,4. Chỉ số đánh giá của 2 vùng tương ứng là 4,3 và 4,4. - Đối với công tác chỉnh trang, đo đạc lại đồng ruộng sau DĐĐT, có khoảng 42% số hộ được hỏi trả lời tốt và rất tốt, tương ứng với chỉ số chung 3,4, được đánh giá là tốt. - Tuy nhiên, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo phương án DĐĐT chỉ được đánh giá mức trung bình, với chỉ số 2,6. Trong đó vùng 1 có chỉ số 2,7 và vùng 2 có chỉ số 2,4. 4.2.2. Tình hình thực hiện chính sách chuyển đổi đất trồng lúa tỉnh Nam Định 4.2.2.1. Kết quả chuyển đổi đất trồng lúa giai đoạn 2010 - 2017 Giai đoạn 2010-2017 toàn tỉnh Nam Định chuyển đổi được 2.843,32 ha đất lúa sang mục đích nông nghiệp khác, cụ thể tại bảng 4.2. Diện tích đất lúa chuyển đổi nhiều nhất là huyện Hải Hậu chuyển đổi 707,62 ha, tiếp đến các địa phương như Ý Yên chuyển đổi 590,27 ha; thành phố Nam Định chuyển đổi 505,25 ha; huyện Vụ Bản chuyển đổi 246,81 ha… Bảng 4.2. Diện tích chuyển đổi đất trồng lúa giai đoạn 2010 - 2017 ĐVT: ha Chuyên Chuyên Cây ăn quả, Trang STT Huyện Tổng màu, cây NTTS, hoa cây cảnh trại dƣợc liệu Lúa - cá 1 M Lộc 115,86 47,07 34,02 23,54 11,23 2 Nghĩa Hưng 190,68 17,68 106,10 46,90 20,00 3 Trực Ninh 145,09 64,27 29,98 44,63 6,21 TP Nam 4 505,25 404,86 57,80 30,00 12,59 Định 5 Vụ Bản 246,81 153,00 53,81 20,00 20,00 6 Ý Yên 590,27 178,60 326,84 52,28 32,55 7 Giao Thủy 131,77 40,85 36,12 20,00 34,80 8 Hải Hậu 707,62 400,00 263,00 30,00 14,62 9 Nam Trực 104,86 20,00 30,06 45,70 9,10 Xuân 10 105,11 20,00 20,61 50,00 14,50 Trường Tổng cộng 2.843,32 1.346,33 958,34 363,05 175,60 7
- 4.2.2.2. Đánh giá của người dân về thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Nam Định Mức độ tìm hiểu về các văn bản liên quan đến chuyển đổi và các định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương của hộ nông dân chỉ mức trung bình, với chỉ số đánh giá chung là 2,8, trong đó người dân vùng 2 được đánh giá cao hơn vùng 1. Hầu hết các hộ được hỏi chuyển đổi đất căn cứ trên nhu cầu sản phẩm của thị trường và khi tiến hành các thủ tục chuyển đổi mới tìm hiểu thông tin và các văn bản quy định. Trừ các hộ chuyển đổi đất lúa linh hoạt, các hộ chuyển mục đích sử dụng đất lúa khi làm các thủ tục chuyển đổi đều đánh giá được cán bộ chuyên môn hướng dẫn mức tốt, tương ứng với chỉ số 3,8. Việc thực hiện phương án chuyển đổi cũng như đánh giá định tính về hiệu quả sau chuyển đổi so với trước đều mức tốt, với chỉ số đánh giá chung là 4,0, trong đó chỉ số của vùng 1 cao hơn vùng 2, tương ứng là 4,0 và 3,8. 4.3. ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG LÚA ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH NAM ĐỊNH 4.3.1. Ảnh hƣởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến công tác chỉnh lý bản đồ địa chính Trong tiến trình công tác DĐĐT, sau khi thực hiện xong việc giao đất ngoài thực địa người dân, các địa phương đã thực hiện việc đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính (BĐĐC) và cấp đổi GCNQSDĐ nông nghiệp cho người dân. Kết quả việc chỉnh lý BĐĐC tại tỉnh đến năm 2017 thể hiện tại bảng 4.3. Bảng 4.3. Kết quả chỉnh lý bản đồ địa chính sau thực hiện dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa tại tỉnh Nam Định Số BĐĐC Số BĐĐC Số BĐĐC Số BĐĐC STT Huyện cần chỉnh lý đang chỉnh chỉnh lý xong chƣa chỉnh lý (tờ) lý (tờ) (tờ) (tờ) 1 Ý Yên 1.262 251 786 225 2 Vụ Bản 404 35 37 332 3 M Lộc 378 36 288 54 4 Nam Trực 445 46 296 103 5 Trực Ninh 572 129 263 180 6 Nghĩa Hưng 337 28 281 28 7 Xuân Trường 581 0 581 0 8 Giao Thủy 649 0 649 0 9 Hải Hậu 1.130 64 1.002 64 Tổng 5.758 589 4.183 986 8
- Hệ thống BĐĐC của địa phương được đo vẽ mới hoặc chỉnh lý lại và có chất lượng cao hơn với mức đánh giá chung 4,2. Đánh giá của cán bộ chuyên môn về công tác chỉnh lý BĐĐC sau DĐĐT và chuyển đổi đất nông nghiệp cho thấy, khi thực hiện chỉnh lý, đo đạc lại BĐĐC, hầu hết cán bộ chuyên môn đều đánh giá các văn bản pháp luật hướng dẫn đều rất đầy đủ với mức đánh giá 4,1. Việc thực hiện chỉnh lý và đo đạc lại BĐĐC sau dồn đổi được đánh giá mức rất khó, với chỉ số đánh giá chung 4,1. Về tiến độ thực hiện chỉnh lý BĐĐC sau DĐĐT và chuyển đổi, đa số các cán bộ đều cho rằng mức trung bình và chậm, với mức đánh giá chung là 3,0, tương ứng với tiến độ trung bình. Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của chính sách đất đai đến công tác chỉnh lý, đo đạc bản đồ địa chính Chỉ số đánh giá Đánh giá của cán bộ STT Nội dung ảnh hƣởng Vùng Vùng Toàn chuyên môn 1 2 vùng Rất đầy đủ Đến việc ban hành các văn bản Đầy đủ 1 pháp luật hướng dẫn về công tác Trung bình 4,1 4,2 4,1 chỉnh lý, đo đạc bản đồ địa chính Thiếu Rất thiếu Rất khó Việc thực hiện chỉnh lý bản đồ địa Khó 2 chính sau dồn điền đổi thửa và Trung bình 4,1 4,1 4,1 chuyển đổi Dễ Rất dễ Rất nhanh Tiến độ thực hiện chỉnh lý bản đồ Nhanh 3 địa chính sau dồn điền đổi thửa và Trung bình 2,9 3,3 3,0 chuyển đổi Chậm Rất chậm Rất tốt Tốt Chất lượng của bản đồ địa chính 4 Trung bình 4,1 4,3 4,2 sau chỉnh lý Thấp Rất thấp 4.3.2. Ảnh hƣởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Để thực hiện tốt công tác cấp đổi GCNQSDĐ nông nghiệp, tỉnh đã đưa ra kế hoạch thực hiện cấp đổi đến từng huyện trong tỉnh giai đoạn 2015-2017. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gặp một số khó khăn nên kết quả thực hiện chưa đạt với kế hoạch đề ra. Kết quả cấp đổi GCNQSDĐ tại bảng 4.5. 9
- Bảng 4.5. Tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đến 2017 tại tỉnh Nam Định Lâp hồ sơ cấp đổi GCN Số GCN Số HS Số HS Số HS Số cần cấp Số HS UBND STT Huyện xã đã huyện đã GCN đổi đã lập huyện đã ký duyệt thẩm định đã ký (GCN) (HS) quyết đinh (HS) (HS) (GCN) (HS) 1 Ý Yên 69.762 53.777 42.597 28.504 16.600 8.815 2 Vụ Bản 35.307 6.445 24.02 1.924 1.583 1.583 3 M Lộc 21.500 8.536 8.494 7.971 7.971 3.987 4 Nam Trực 49.846 26.331 22.012 22.012 22.012 9.995 5 Trực Ninh 52.993 31.040 29.898 29.243 29.243 6.108 6 Nghĩa Hưng 51.976 48.319 48.290 47.181 46.350 16.504 7 Xuân Trường 42.000 39.427 33.373 31.444 30.731 16.610 8 Giao Thủy 48.499 47.833 47.770 47.590 47.590 5.100 9 Hải Hậu 77.416 74.964 5.6270 53.971 52.710 44.737 Tổng 449.299 336.672 288.704 269.840 254.790 113.439 Kết quả điều tra cho thấy, công tác cấp đổi GCNQSDĐ được quan tâm giúp cho việc quản lý thửa đất chặt chẽ, đồng thời giúp địa phương tiến hành công tác quy hoạch xã NTM rất thuận tiện. Đa số nông hộ đều cho rằng công tác giải quyết, tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GCNQSDĐ tốt, với chỉ số đánh giá chung 3,8 tuy nhiên thủ tục và kinh phí phục vụ cấp đổi giấy chứng nhận chỉ mức trung bình, với chỉ số đánh giá chung là 3,0. Tiến độ thực hiện cấp GCNQSDĐ được đánh giá là chậm, với chỉ số đánh giá 2,4. Bảng 4.6. Đánh giá của ngƣời dân về công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Chỉ số đánh giá STT Nội dung Đánh giá Vùng 1 Vùng 2 Toàn vùng Rất tốt Công tác giải quyết, tiếp nhận hồ Tốt 1 sơ cấp đổi GCNQSDĐ (đối với Trung bình 3,8 3,7 3,8 phiếu điều tra nông hộ) Kém Rất kém Rất đơn giản Thủ tục cấp đổi GCNQSDĐ Đơn giản 2 (đối với phiếu điều tra nông Trung bình 3,0 3,0 3,0 hộ) Phức tạp Rất phức tạp Rất nhanh Tiến độ thực hiện cấp Nhanh 3 GCNQSDĐ (đối với phiếu Trung bình điều tra nông hộ) Chậm Rất chậm 2,2 2,7 2,4 10
- 4.3.3. Ảnh hƣởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến hỗ trợ tài chính Tại Nam Định, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính tại các địa phương để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa thể hiện tại bảng 4.7. Bảng 4.7. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa Đơn vị tính: triệu đồng Các năm STT Huyện/ thành phố Tổng số 2015 2016 2017 1 TP Nam Định 2.288,95 777,13 755,81 756,02 2 Huyện M Lộc 9,.415,61 3.310,10 3.057,18 3.048,33 3 Huyện Nam Trực 24.803,00 8.273,00 8.268,00 8.262,00 4 Huyện Trực Ninh 22.594,95 7.398,25 7.603,65 7.593,05 5 Huyện Hải Hậu 30.002,00 10.270,00 9.875,60 9.856,40 6 Huyện Giao Thủy 21.891,44 7.190,27 7.224,85 7.476,32 7 Huyện Xuân Trường 17.178,89 5.693,42 5.752,01 5.733,46 8 Huyện Nghĩa Hưng 30.926,62 10.467,39 10.073,89 10.385,35 9 Huyện Ý Yên 39.226,31 13.019,44 13.110,75 13.096,12 10 Huyện Vụ Bản 26.544,300 8.753,80 8.902,50 8.888,00 Tổng 224.872,08 75.152,80 74.624,23 75.095,04 Đối với chính sách DĐĐT các khoản chi phí cho lập phương án, thực hiện chính sách tương đối nhiều. Kinh phí của tỉnh Nam Định sử dụng trong quá trình đo đạc, cấp đổi GCNQSDĐ sau khi thực hiện xong chương trình DĐĐT thể hiện tại bảng 4.8. Bảng 4.8. Kinh phí dành cho công tác cấp đổi GCNQSDĐ sau DĐĐT tại tỉnh Nam Định Đơn vị tính: triệu đồng STT Huyện Dự toán kinh phí Tiền thực tế đã chi Số tiền còn thiếu 1 Ý Yên 13.554,05 1.689,0 11.865,05 2 Vụ Bản 34.430,68 14.827,42 19.603,26 3 Nam Trực 8.490,04 1.010,00 7.480,04 4 Trực Ninh 5.003,80 2.793,30 2.210,50 5 Xuân Trường 13.538,00 5.654,10 7.883,90 6 Giao Thủy 8.152,00 8.152,00 0 7 Hải Hậu 6.144,01 7.180,69 1.036,68 8 Nghĩa Hưng 9.435,39 2.080,31 7.355,07 9 M Lộc 5.754,94 3.312,16 2.442,78 Tổng 104.502,91 46.698,99 57.803,92 11
- Đánh giá về kinh phí phục vụ cấp đổi GCN và một số việc liên quan thông qua phiếu điều tra, kết quả thu cho thấy: cán bộ tại vùng 1 cho rằng kinh phí được bố trí chậm với chỉ số đánh giá 1,9; các cán bộ vùng 2 cho rằng kinh phí được bố trí trung bình với chỉ số đánh giá 3 và chỉ số đánh giá chung toàn vùng là 2,2 tương ứng với mức chậm. 4.3.4. Ảnh hƣởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến công tác quy hoạch vùng sản xuất Thực tế địa phương đã có chiến lược và quy hoạch các vùng sản xuất với các sản phẩm chủ lực của tỉnh như gạo và các cây màu khác. Cụ thể việc quy hoạch các vùng sản xuất tại các địa phương trong tỉnh Nam Định thể hiện tại bảng 4.9. Bảng 4.9. Quy hoạch các vùng sản xuất tại tỉnh Nam Định sau DĐĐT Số lƣợng Tổng DT Vùng DT lớn Vùng DT nhỏ STT Huyện vùng (vùng) vùng (ha) nhất (ha) nhất (ha) 1 Hải Hậu 477 7.730,74 243,69 0,50 2 Ý Yên 930 8.305,07 122,32 0,50 3 Trực Ninh 116 5.396,23 271,14 1,38 4 Xuân Trường 360 5.814,41 298,00 0,50 5 Nam Trực 160 1.577,05 30,64 0,50 6 M Lộc 29 2.001,82 221,83 0,39 7 Nghĩa Hưng 118 10.450,46 481,3 1,61 8 Vụ Bản 857 4.272,10 26,88 0,30 9 Giao Thủy 99 5.546,05 323,95 0,35 3.146 51.093,93 481,3 0,30 Theo báo cáo kết quả thực hiện của các huyện, việc thực hiện các vùng sản xuất đạt >70%, tập trung vào các loại cây như: lúa, lạc đậu tương, khoai lang, rau an toàn VietGap, cà chua… Đây là những sản phẩm lợi thế của tỉnh. Việc hình thành các cánh đồng lớn đã tăng từ 45 mô hình năm 2012 lên 276 mô hình năm 2017. Theo đánh giá của cán bộ trên địa bàn tỉnh, chỉ số đánh giá chung về việc thực hiện các vùng sản xuất là 3,5 tương ứng mức tốt. 4.3.5. Nhận xét chung về ảnh hƣởng của 2 chính sách DĐĐT và chuyển đổi đất trồng lúa đến quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định Bên cạnh những ảnh hư ng tích cực đối với công tác quản lý đất nông nghiệp tỉnh Nam Định, trong quá trình thực hiện, còn một số hạn chế sau: Tiến độ thực hiện công tác đo đạc, cấp GCNQSDĐ còn chậm; kinh phí thực hiện chính sách còn hạn chế; một số xã, cán bộ và người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của công tác DĐĐT… 4.4. ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG LÚA ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH NAM ĐỊNH 4.4.1. Ảnh hƣởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến việc phát triển các vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn Toàn tỉnh bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với bảo quản chế biến, tiêu thụ sản phẩm như vùng nguyên liệu lạc, khoai tây, rau, vùng lúa đặc sản, vùng hoa cây cảnh… Năng suất cây trồng 12
- các mô hình cánh đồng lớn (CĐL) đều tăng hơn so với sản xuất đại trà từ 5 - 15% tùy từng cây trồng, giống, từng vụ. Diện tích cánh đồng lớn đã tăng từ 2.282ha năm 2012 lên 13.810 ha năm 2017. Thực hiện DĐĐT kết hợp chuyển đổi đất lúa đã tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô tập trung. Trong tổng số 450 hộ tham gia cánh đồng lớn, vùng sản xuất tập trung, tỷ lệ hộ có nguyện vọng tiếp tục tham gia các vùng này đạt 100%; tỷ lệ hộ có năng suất cây trồng tăng đạt 93,3%; tỷ lệ hộ có sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường đạt 90,5%; tỷ lệ hộ có sản phẩm đảm bảo về giá đạt 75,6%; tỷ lệ hộ có chi phí sản xuất giảm đạt 44,4%; tỷ lệ hộ thấy thuận lợi trong khâu thu hoạch đạt 95,6%. Để đánh giá ảnh hư ng các chính sách DĐĐT và chuyển đổi đất trồng lúa qua việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn, tác giả xây dựng mô hình hồi quy từ số liệu điều tra nông hộ 2 vùng, trong đó: 300 hộ tham gia cánh đồng lớn 2 huyện Nam Trực, Ý Yên (vùng nội đồng) và 150 hộ thuộc huyện Hải Hậu (vùng ven biển) để phân tích mối tương quan giữa quy mô diện tích đất nông nghiệp của hộ tham gia cánh đồng lớn (là biến phụ thuộc Y) với 5 yếu tố chủ yếu về chính sách DĐĐT và chuyển đổi sử dụng đất lúa. Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu tƣơng quan với quy mô đất nông nghiệp tham gia cánh đồng lớn của các hộ điều tra phân theo 2 vùng Giá trị STT Các tham số tƣơng quan Ký hiệu Vùng nội đồng Vùng ven biển 1 Diện tích sau dồn đổi/chuyển đổi của hộ α1 0,4250 0,558 2 Số loại sử dụng đất của hộ điều tra α2 - 0,2996 -0,414 3 Sự quan tâm cộng đồng về chính sách đất đai α3 0,5859 0,132 4 Trình tự thủ tục chuyển đổi đất đai α4 0,3010 3,178 5 Vị trí thửa đất α5 - 0,1373 - 0,083 6 Hệ số xác định R2 0,7969 0,6421 7 Hệ số phản ánh các yếu tố tổng hợp liên quan DT đất chuyển đổi tham gia cánh intercept 2,6141 2,315 đồng lớn của hộ Mô hình hồi quy tương quan về diện tích tham gia CĐL 2 vùng điều tra được xây dựng dựa trên số liệu xử lý máy tính như sau: Đối với vùng nội đồng: Y = 2,6141 + 0,4250X1 - 0,2996X2 + 0,5859X3 + 0,3010X4 - 0,1373X5; Đối với vùng ven biển: Y = 2,315 + 0,553X1 - 0,414X2 + 0,132X3 + 3,178X4 - 0,083X5. Hệ số xác định R2 = 0,7969 (vùng nội đồng) và 0,642 (vùng ven biển) phản ánh 5 yếu tố phân tích trong mô hình (biến X1,2,3,4,5) tác động với tỷ lệ khá cao kết quả tham gia xây dựng CĐL của hộ điều tra (trong đó quy mô diện tích thửa đất là yếu tố chính tác động đến DT đất nông nghiệp của hộ tham gia mô hình CĐL); Ngoài 5 yếu tố phân tích tác động đến việc hình thành mô hình CĐL, các yếu tố khác chiếm khoảng 20,31 - 35,8%. Việc xây dựng các mô hình CĐL các địa phương chính là tiền đề quan trọng để hình thành nên các vùng 13
- sản xuất tập trung, đáp ứng nền sản xuất nông nghiệp lớn theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa và hội nhập thế giới. 4.4.2. Ảnh hƣởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến phát triển cơ giới hóa Theo kết quả điều tra, mức độ cơ giới hóa sau chuyển đổi đã thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực một số khâu như làm đất đạt 94,95%, gặt bằng máy đạt 80,48%, khâu vận chuyển sản phẩm đạt 90,95%, khâu xay xát, nghiền bột đạt 100%... Chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp đã cơ giới hóa với tỷ lệ cao trên 90% một số khâu như làm mát chuồng trại, cung ứng thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm. Trong NTTS, cơ giới hóa được áp dụng trong khâu quạt nước... Tuy nhiên, đến nay một số khâu có tỷ lệ cơ giới hóa thấp như cấy bằng máy 10%, bảo quản sản phẩm trong kho lạnh 10,29%, phun thuốc bảo vệ thực vật... Đánh giá ảnh hư ng của 2 chính sách đến tình hình phát triển cơ giới hóa trong sản xuất trồng trọt trên cơ s xử lý số liệu điều tra của 2 vùng: vùng nội đồng và vùng ven biển. Hàm hồi quy về sự tương quan của biến phụ thuộc Y (tỷ lệ DT đất nông nghiệp được cơ giới hóa của các hộ điều tra) với 5 biến độc lập là những yếu tố liên quan đến việc thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất nông nghiệp. Bảng 4.11. Một số chỉ tiêu tƣơng quan của tỷ lệ diện tích đƣợc cơ giới hóa sản xuất Giá trị STT Các tham số tƣơng quan Ký hiệu Vùng nội Vùng ven đồng biển 1 Diện tích sau dồn đổi/chuyển đổi của hộ α1 0,0910 0,0201 2 Số loại sử dụng đất của hộ điều tra α2 0,0712 -0,0604 3 Sự quan tâm cộng đồng về chính sách đất đai α3 0,0112 0,0788 4 Trình tự thủ tục chuyển đổi đất đai α4 0,0360 0,0172 5 Vị trí thửa đất nn của hộ α5 -0,0333 -0,0213 6 Hệ số xác định R2 0,6707 0,7371 7 Hệ số “chặn” tỷ lệ DT đất chuyển đổi được cơ intercept 0,4301 0,5257 giới hóa của hộ điều tra Mô hình Hồi quy tương quan diện tích được CGH với 5 yếu tố chính sách đất đai cho 2 vùng có dạng: Đối với vùng nội đồng Y = 0,4301 + 0,0910X1 + 0,0712X2 + 0,0122X3 + 0,0360X4 - 0,0333X5; Đối với vùng ven biển Y = 0,5257 + 0,0201X1 - 0,0604X2 + 0,0788X3 + 0,0172X4 - 0,0213X5. Hệ số xác định với R2 = 0,6707 (vùng nội đống) và R2 = 0,7371 (vùng ven biển) phản ánh tỷ lệ 67,07 – 73,71% cơ giới hóa SX của hộ các vùng điều tra được giải thích b i tác động 5 biến độc lập X1,2,3,4,5 của mô hình; các yếu tố khác không được phân tích tác động số tỷ lệ còn lại 26,29 - 32,93%. Giá trị kiểm định có ý nghĩa 14
- thống kê, với các F-sig và p-value nằm trong khoảng tin cậy trên 95% hầu hết các biến. Tỷ lệ trung bình được cơ giới hoá SX của các hộ điều tra là 43,01% (vùng nội đồng) và 52,57% (vùng ven biển). 4.4.3. Ảnh hƣởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp Kết quả điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân cho thấy sự phản hồi tích cực về chất lượng giao thông, thủy lợi nội đồng sau khi thực hiện chính sách. Cụ thể: có 95,24% ý kiến người dân đánh giá chất lượng hệ thống giao thông nội đồng tốt hơn; về việc điều tiết nước tốt hơn có 87,1%, về tăng năng suất cây trồng có 74,57% ý kiến, về giảm chi phí sản xuất của hộ có tỷ lệ 65,71% ý kiến đồng ý; làm tiết giảm công lao động của hộ có tỷ lệ 88,57%; thuận lợi cho cơ giới hóa sản xuất, áp dụng máy móc có tỷ lệ đồng thuận 95,43%; tác động đến quản lý sản xuất của hộ tốt hơn có tỷ lệ đồng thuận 87,33%. Đánh giá ảnh hư ng của 2 nhóm chính sách đến phát triển cơ s hạ tầng thông qua mô hình hồi quy tương quan, trong đó Biến Y là chất lượng CSHT được đánh giá b i các hộ điều tra với 5 biến độc lập X1,2,3,4,5. Kết quả phân tích theo 2 vùng được thể hiện bảng 4.12. Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu tƣơng quan đến chất lƣợng cơ sở hạ tầng phân theo vùng Giá trị STT Các tham số tƣơng quan Ký hiệu Vùng nội Vùng ven đồng biển 1 Diện tích sau dồn đổi/chuyển đổi của hộ α1 0,1010 0,3468 2 Số loại sử dụng đất của hộ điều tra α2 0,0629 -0,1376 3 Sự quan tâm cộng đồng về chính sách đất đai α3 0,0274 0,1975 4 Trình tự thủ tục chuyển đổi đất đai α4 0,0158 -0,3520 5 Vị trí thửa đất nn của hộ α5 -0,0350 0,2615 6 Hệ số xác định R2 0,8735 0,6607 7 Hệ số “chặn” phản ánh b.q. chung tỷ lệ ghi nhận của intercept 0,8846 0,8308 người dân về tình trạng cơ s hạ tầng Hàm hồi quy phản ánh mối tương quan về tình trạng cơ s hạ tầng với 5 yếu tố liên quan của chính sách đất đai DĐĐT và chuyển đổi đất trồng lúa như sau: Vùng nội đồng: Y = 0,8846 + 0,1010X1 + 0,0626X2 + 0,0274X3 + 0,0158X4 - 0,0350X5; Đối với vùng ven biển: Y = 0,8308 + 0,3468X1 - 0,1376X2 + 0,1975X3 - 0,3520X4 + 0,2615X5; Hệ số xác định R2 đối với vùng nội đồng có giá trị 0,8735 và vùng ven biển là 0,6607 nói nên chất lượng cơ s hạ tầng giao thông, thủy lợi 2 vùng điều tra được giải thích b i 5 yếu tố liên quan đến chính sách đất đai tỷ lệ cao 66,07 - 87,35%, nhất là chất lượng cơ s hạ tầng giao thông, thủy lợi vùng nội đồng; các yếu tố khác không được giải thích ảnh hư ng đến chất lượng CSHT có tỷ lệ 12,65 - 33,93%. 15
- 4.4.4. Ảnh hƣởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến hình thức và phƣơng thức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Các hình thức liên kết sản xuất - tiêu thụ ngày càng đa dạng, trong đó liên kết thông qua hợp đồng phát triển hơn và tr thành khá phổ biến đối với cung ứng vật tư cũng như tiêu thụ những nông sản. Mối quan hệ ngày càng gắn bó giữa các tác nhân thị trường với người nông dân, đảm bảo sản xuất mang tính ổn định, phát triển bền vững. Mô hình Hồi quy đánh giá tác động của chính sách DĐĐT và chuyển đổi đất lúa đển thị trường tiêu thụ nông sản được tác giả xây dựng dựa trên mối tương quan giữa GTSX hàng hóa tiêu thụ trong năm của hộ với những yếu tố liên quan thực hiện chính sách đất đai (5 biến độc lập đã nêu). Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu về tƣơng quan GTSP hàng hóa tiêu thụ trong năm của hộ với các yếu tố về chính sách đất đai tỉnh Nam Định Giá trị STT Các tham số tƣơng quan Ký hiệu Vùng nội Vùng ven đồng biển 1 Diện tích sau dồn đổi/chuyển đổi của hộ α1 1,6515 1,1484 2 Số loại hình sử dụng đất của hộ điều tra α2 0,0106 0,3112 3 Sự quan tâm cộng đồng về chính sách đất đai α3 1,1262 0,2945 4 Trình tự thủ tục chuyển đổi đất đai α4 -0,8294 -0,3256 5 Vị trí thửa đất nn của hộ α5 0,7018 0,9930 6 Hệ số xác định R2 0,7670 0,8658 7 Hệ số “chặn” phản ánh b.q. chung GTSP hàng intercept 2,6885 2,3759 hóa tiêu thụ trong năm của hộ Mô hình hồi quy tương quan GTSP hàng hóa tiêu thụ trong năm của hộ với các yếu tố chính sách đất đai như sau: Đối với vùng nội đồng: Y = 2,6885 + 1,6515X1 + 0,0106X2 + 1,1262X3 – 0,8294X4 + 0,7018X5; Đối với vùng ven biển: Y = 2,3759 + 1,1484X1 + 0,3112X2 + 0,2945X3 – 0,3256X4 + 0,9930X5. Giải thích mô hình: Các hộ điều tra có GTSP hàng hóa trung bình bán ra từ 2,3759 - 2,6885 tr.đ/hộ/năm tùy theo vùng; Kiểm định F.sig, p-value cho thấy mức độ tin cậy mô hình có ý nghĩa thống kê trên 95%. Hệ số xác định R2 phản ánh GTSP bình quân bán ra trong năm của các hộ trong mô hình được giải thích b i 76,70% và 86,58% ảnh hư ng của 5 biến độc lập liên quan đến chính sách đất đai dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa. 4.4.5. Ảnh hƣởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến đa dạng hóa kiểu sử dụng đất nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh a. Tình hình chung về sự chuyển đổi loại hình sử dụng đất Cơ cấu sử dụng đất chuyển đổi từ sản xuất lúa, màu truyền thống hiệu quả thấp sang các kiểu sử dụng đất hiệu quả cao hơn. Các hướng chuyển đổi là: Thay đổi cơ cấu mùa vụ để tăng vụ trong năm; Thay đổi cơ cấu cây trồng mới, 16
- giống mới theo hướng sản phẩm chất lượng cao hợp nhu cầu thị trường; Thay đổi mục đích, loại sử dụng đất từ trồng trồng trọt sang phát triển trang trại tổng hợp, chăn nuôi, NTTS. Tại vùng ven biển, các loại hình sử dụng đất vùng ven biển tập trung khai thác tiềm năng đất đai cho SX lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, rau đậu thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày trên đất cát pha thịt, cát biển; NTTS nước mặn, lợ, chăn nuôi gia súc gia cầm. hàng hóa, sản xuất giống thuỷ sản các loại cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận. b. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách đất đai đến đa dạng hóa loại sử dụng đất nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh - Đối với vùng nội đồng: Điều tra thực hiện tại 2 huyện Nam Trực và Ý Yên với 700 phiếu nông hộ. Mô hình đánh giá mối tương quan giữa biến phụ thuộc Y (số kiểu sử dụng đất nông nghiệp) với 5 biến độc đã được đề cập. Kết quả phân tích số liệu điều tra, xử lý máy tính thể hiện bảng số 4.19. Hàm hồi quy tương quan có dạng: Y = 1,9488 + 0,0865X1 + 1,1722X2 + 0,3870X3 + 0,0902X4 + 0,0520X5, trong đó hệ số xác định R2 = 55,12%, kiểm định cho các giá trị t-stat, F.sig. và p-value đều có mức tin cậy trên 95% - 99% đối với các biến X1,2,3 cho thấy 3 yếu tố này ảnh hư ng 55,12% kết quả mô hình; nghĩa là quy mô diện tích và loại sử dụng đất ảnh hư ng đến các kiểu sử dụng đất của vùng nội đồng. Riêng 2 biến X4,5 không có ý nghĩa thống kê. - Vùng ven biển: Điều tra thực hiện tại huyện Hải Hậu với 350 phiếu nông hộ. Mô hình phản ánh mối tương quan giữa biến phụ thuộc Y (chỉ tiêu phản ánh số kiểu sử dụng đất chuyển đổi từ đất lúa sau DĐĐT) với 5 yếu tố đã nêu như vùng nội đồng. Số liệu xử lý máy tính thể hiện bảng 4.16. Hàm hồi quy tương quan có dạng: Y = 1,7206 + 0,0665X1 + 1,491X2 + 0,107X3 + 0,024X4 + 0,536X5; trong đó hệ số xác định R2 = 0,6332, Các giá trị kiểm định t-stat, F.sig. và p-value có mức tin cậy trên 95% đối với các biến X1,2,5 cho thấy các yếu tố diện tích chuyển đổi, loại sử dụng đất và vị trí có ảnh hư ng đến kiểu sử dụng đất của hộ nói chung, mức ảnh hư ng là 63,32%. Các yếu tố ngoài mô hình ảnh hư ng 36,78%. Bảng 4.14. Một số chỉ tiêu tƣơng quan số kiểu sử dụng đất của nông hộ vùng nội đồng Giá trị STT Các tham số tƣơng quan Ký hiệu Vùng nội Vùng ven đồng biển 1 Diện tích sau dồn đổi/chuyển đổi α1 0,0865 0,0665 2 Số loại sử dụng đất của hộ điều tra α2 1,1722 1,4911 3 Sự quan tâm cộng đồng về chính sách đất đai α3 0,3870 0,1075 4 Trình tự thủ tục chuyển đổi đất đai α4 0,0902 0,0247 5 Vị trí thửa đất nn của hộ α5 0,0520 0,5355 6 Hệ số xác định R2 0,5512 0,6332 7 Hệ số “chặn” phản ánh số kiểu sử dụng đất intercept 1,9488 1,7206 17
- 4.4.6. Ảnh hƣởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến hiệu quả sử dụng đất và thu nhập của hộ nông dân 4.4.6.1. Đánh giá hiệu quả s d ng đất nông nghiệp trước và sau chuyển đổi Theo kết quả tổng hợp, phân tích, hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất trên 2 vùng sau chuyển đổi về GTSX, GTGT, HQĐV đều cao hơn trước. -Vùng nội đồng: Tác giả lựa chọn ra 6 loại sử dụng đất (LUT) phổ biến nhất của vùng, trên cơ s đó ứng với mỗi LUT, đưa ra các kiểu sử dụng đất trước và sau chuyển đổi, phân tích so sánh hiệu quả kinh tế thể hiện bảng 4.15. Bảng 4.15. Hiệu quả một số kiểu sử dụng đất vùng nội đồng tỉnh Nam Định GTSX GTGT HQĐV STT LUT Kiểu sử dụng đất chủ yếu (tr.đ/ha) (tr.đ/ha) (lần) 1 2 lúa (a) Trước CĐ (a) Lúa Xuân - Lúa Mùa (LX-LM) 60,1 34,5 1,35 (b) Sau CĐ (b) LX-LM sớm (CLC) 73,5 43,25 1,43 (c) LX-LM sớm (CLC) - Khoai tây 105,12 64,78 1,61 Đông 2 Lúa - Màu (cây vụ Đông) (a ) Trước CĐ ) LX-LM - Khoai lang Đông 74,1 41,6 1,28 (b) Sau CĐ LX-LM (CLC) - Khoai tây đông 134,5 77,8 1,37 LX - lạc Hè thu - Đậu tương Đông 110,15 66,05 1,5 3 Chuyên màu (a ) Trước CĐ (i) Lạc Xuân hè - Ngô Thu đông 64,37 29,28 0,83 (ii) Cà chua xuân hè - Dưa chuột XK (b) Sau CĐ 150,34 84,88 1,3 Hè thu - Đậu tương đông (iii) Rau vietgap trong nhà lưới (8 850,45 499,85 1,43 vụ/năm) (iv) Hoa, cây cảnh 618,11 523,94 5,56 (v) Cây dược liệu 285 234,69 4,66 4 Cây lâu năm (CAQ) Cây lâu năm (CAQ) giống cũ, vườn (a) Trước CĐ 68,1 43,42 1,76 tạp Cây lâu năm (CAQ) cam Vinh giống (b) Sau CĐ 150,9 105,9 2,35 mới Cây lâu năm (CAQ - táo giống mới 60,5 35,85 1,45 Đài Loan) 5 Trang trại chăn nuôi Trang trại nhỏ chăn nuôi lợn thịt (a) Trước CĐ 262,5 118,13 0,82 (dưới 50 con) Trang trại quy mô lớn tập trung lợn (b) Sau CĐ 900 350 0,64 thịt (300 con) 6 Nuôi trồng thủy sản (a) Trước CĐ Cá nước ngọt quảng canh qui mô nhỏ 278,9 118,45 0,74 Cá nước ngọt vùng tập trung thâm (b) Sau CĐ 750,8 475,9 1,73 canh Cá nước ngọt vùng tập trung + CAQ 680,56 428,97 1,71 (táo Đài Loan) 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn