BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br />
<br />
NGUYỄN VĂN VÂN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ<br />
NÔNG SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA<br />
CỦA GIỐNG THUỐC LÁ K.326 TRỒNG TẠI MIỀN BẮC<br />
VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng<br />
Mã số<br />
<br />
: 62.62.01.10<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2013<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br />
<br />
Người hướng dẫn: GS.TS Hoàng Minh Tấn<br />
TS Trần Đăng Kiên<br />
.<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Nguyễn Đình Vinh<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Tất Khương<br />
<br />
Phản biện 3: TS. Lê Văn Đức<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:<br />
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br />
Vào hồi , ngày tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thuốc lá (Nicotiana tabacum L.) là một cây công nghiệp ngắn ngày, có nguồn<br />
gốc từ châu Mỹ. Hiện nay, thuốc lá được trồng trên 120 quốc gia từ 60o vĩ Bắc đến<br />
40o vĩ Nam. Thuốc lá là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản<br />
xuất và đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Vì vậy việc sản xuất<br />
thuốc lá ở nước ta đã được Chính phủ và các Bộ ngành quan tâm định hướng phát<br />
triển. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng thuốc lá ở nước ta còn ở mức hạn chế so<br />
với các nước sản xuất thuốc lá truyền thống trong khu vực và trên thế giới.<br />
Trong những năm qua chúng ta đã nhập nội một số giống thuốc lá tốt để<br />
thay thế cho các giống thuốc lá bản địa đã mang lại hiệu quả to lớn cho ngành<br />
thuốc lá Việt Nam. Trong các giống thuốc lá nhập nội thì giống K.326 là giống ổn<br />
định nhất về năng suất và chất lượng nên nó được trồng rộng rãi trong cả nước.<br />
Hạn chế lớn nhất của giống này là ra hoa sớm làm giảm năng suất và chất lượng<br />
thuốc lá nguyên liệu. Do vậy việc nghiên cứu các yếu tố và các biện pháp ảnh<br />
hưởng đến sự ra hoa của giống thuốc lá K.326 có ý nghĩa to lớn trong việc điều<br />
chỉnh ra hoa của giống này.<br />
Sự sinh trưởng của các cơ quan dinh dưỡng như thân lá và sự ra hoa của<br />
thực vật có một mối quan hệ mật thiết và đây là quan hệ ức chế tương quan. Khi<br />
thân lá sinh trưởng mạnh thì ức chế sự hình thành hoa và ngược lại. Vì vậy, việc<br />
điều chỉnh mối quan hệ tương quan ức chế giữa sự sinh trưởng của thân lá và sự ra<br />
hoa của giống K.326 cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh ra hoa của<br />
chúng theo ý muốn. Mối quan hệ ức chế tương quan giữa qua trình sinh trưởng<br />
thân lá và ra hoa trong cây được điều chỉnh bằng sự cân bằng hormon nên các chất<br />
điều hòa sinh trưởng ngoại sinh có khả năng điều chỉnh tốt mối quan hệ này.<br />
Thuốc lá thuộc nhóm cây ngày ngắn nên quang chu kỳ ngày dài hoặc quang<br />
gián đoạn ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa hoa của chúng theo hướng kích thích sinh<br />
trưởng thân lá và trì hoãn sự xuất hiện hoa ở cây thuốc lá giống K.326. Ngoài ra việc<br />
tạo cây thuốc lá có tuổi sinh lý trẻ hơn từ chồi nách cũng như gây hạn cho cây<br />
cũng là những biện pháp hữu hiệu điều chỉnh sự ra hoa của thuốc lá giống K.326.<br />
Chính vì vậy mà chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
một số yếu tố nông sinh học đến sinh trưởng và ra hoa của giống thuốc lá K.326<br />
trồng tại miền Bắc Việt Nam”.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố nông sinh học đến sinh trưởng<br />
và ra hoa của giống thuốc lá K.326 để điều chỉnh quá trình ra hoa của chúng trong<br />
sản xuất thuốc lá nguyên liệu và trong lai tạo giống thuốc lá.<br />
<br />
1<br />
<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
3.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị<br />
về ảnh hưởng của một số tác nhân nông sinh học đến mối quan hệ tương quan ức<br />
chế giữa quá trình sinh trưởng thân lá và ra hoa của cây thuốc lá giống K.326<br />
trồng tại miền Bắc Việt Nam<br />
Kết quả của đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu<br />
về sinh lý sự ra hoa của thực vật và kỹ thuật điều chỉnh ra hoa cho cây thuốc lá.<br />
3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đề xuất một số biện pháp điều chỉnh<br />
sự ra hoa của thuốc lá theo 2 hướng: kìm hãm sự ra hoa (biện pháp cắt ngọn, thực<br />
hiện quang chu kỳ ngày dài và quang gián đoạn, xử lý GA3…) hoặc kích thích sự<br />
ra hoa sớm (gây hạn, xử lý chất ức chế sinh trưởng ethrel, PIX…) để phục vụ sản<br />
xuất thuốc lá nguyên liệu và lai tạo giống.<br />
4. Những đóng góp mới của luận án<br />
- Thực hiện quang chu kỳ đã khẳng định giống thuốc lá K.326 có phản ứng rất<br />
rõ với quang chu kỳ ngày ngắn. Đồng thời quang chu kỳ ngày dài và quang gián đoạn<br />
có tác dụng ức chế mạnh mẽ sự ra hoa của cây thuốc lá (làm chậm thời gian ra<br />
hoa): kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, làm tăng chiều cao cây và số lá.<br />
- Xác định được mối quan hệ tương quan giữa sinh trưởng thân lá và ra hoa<br />
khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng. Các chất kích thích sinh trưởng đã kích<br />
thích rõ rệt đến sinh trưởng thân lá và có xu hướng kìm hãm sự ra hoa. Ngược lại,<br />
các chất ức chế sinh trưởng đã ức chế khá mạnh đến sinh trưởng thân lá và có khả<br />
năng kích thích cây ra hoa sớm hơn đối với giống thuốc lá K.326.<br />
- Việc cắt ngọn cây thuốc lá để tạo thân mới từ chồi nách có ảnh hưởng đến<br />
sự ra hoa trong đó thân mới mọc từ chồi nách lá số 5 kìm hãm thời gian ra hoa và<br />
làm tăng năng suất giống thuốc lá K.326.<br />
5. Cấu trúc luận án<br />
Luận án gồm 113 trang không kể tài liệu tham khảo: mở đầu 4 trang, tổng<br />
quan tài liệu 35 trang, nội dung và phương pháp nghiên cứu 12 trang, kết quả<br />
nghiên cứu và thảo luận 61 trang, kết luận và đề nghị 2 trang. Luận án gồm 47<br />
bảng, 17 biểu đồ hình vẽ. Luận án sử dụng 116 tài liệu tham khảo: 66 tài liệu tiếng<br />
Việt và 50 tài liệu tiếng Anh.<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.1. Giới thiệu về cây thuốc lá<br />
1.1.1. Nguồn gốc<br />
Trong lịch sử, cây thuốc lá được trồng đầu tiên ở châu Mỹ từ hơn 6000 năm<br />
trước Công Nguyên (Dẫn theo Akchurst B.C, 1981). Loài Nicotiana tabacum L.<br />
2<br />
<br />
được trồng đầu tiên ở Trung, Nam Mỹ và Nicotiana justica được trồng ở Bắc Mỹ.<br />
Thuốc lá được trồng ở Châu Á, Châu Phi vào cuối thế kỷ 16 (Colins and Hawks,<br />
1993). Tại Việt nam, cây thuốc lá đã xuất hiện từ thời Vua Lê Thần Tông (Khoảng<br />
năm 1660) (Dẫn theo Lê Đình Thụy và Bùi Văn Tài (1987)...<br />
1.1.2. Phân loại<br />
Theo Wilson and Loomis (1967), thuốc lá thuộc giới thực vật (Plant), phụ<br />
giới có phôi (Embryophyta), ngành có mạch dẫn (Tracheophyta), phụ ngành<br />
dương xỉ (Pteropsida), lớp thực vật hạt kín (Angiosperma), lớp phụ 2 lá mầm<br />
(Dicotyledonae), phân lớp cúc (Asteridae), bộ cà (Solanales), họ cà (Solanaceae),<br />
Họ này có tới trên 85 chi trong đó có chi Nicotiana và loài Nicotinana tabacum L.<br />
1.1.3. Giá trị của cây thuốc lá<br />
Thuốc lá là 1 loại cây công nghiệp ngắn ngày có tầm quan trọng bậc nhất về<br />
kinh tế trên thị trường thế giới không chỉ đối với trên 33 triệu nông dân của trên 120<br />
quốc gia (những người coi cây thuốc lá là nguồn thu nhập chính) mà còn cho cả toàn<br />
bộ nền công nghiệp - từ các nhà máy chế biến, cuốn điếu, sản xuất phụ gia, phụ liệu<br />
đến cả hệ thống phân phối tiêu thụ, thậm chí cả một phần ngành sản xuất các vật tư<br />
nông nghiệp phục vụ cho cây thuốc lá như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…<br />
Ở Việt Nam, thuốc lá được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc,<br />
duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với diện tích trung bình<br />
hàng năm từ 18 – 20 ngàn ha thuốc lá các loại, thu được 30 – 45 ngàn tấn thuốc lá<br />
nguyên liệu và ngành thuốc lá nộp cho ngân sách Nhà nước trên 10 nghìn tỷ đồng<br />
mỗi năm, góp phần đáng kể xoá đói giảm nghèo cho nông dân các dân tộc vùng<br />
núi phía Bắc, Tây Nguyên.<br />
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá<br />
Theo thống kê của Universal Leaf Tobacco Company 2012, hàng năm toàn<br />
thế giới có tổng diện tích trồng thuốc lá khoảng 2,5 - 3,0 triệu ha với tổng sản<br />
lượng khoảng 4,9 - 5,6 triệu tấn. Về tiêu thụ thuốc lá điếu, mức tiêu thụ năm 2011<br />
trên toàn thế giới là 6.293 tỷ điếu. Ở Việt Nam năm 2012 đã sản xuất được<br />
59.732 tấn thuốc lá nguyên liệu, sản xuất 105,124 tỷ điếu thuốc các loại, trong đó<br />
nội tiêu 83,495 tỷ điếu, xuất khẩu 21,682 tỷ điếu.<br />
1.3. Đặc điểm sinh thái và dinh dưỡng khoáng của thuốc lá<br />
Các điều kiện sinh thái như ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, đất trồng cũng như<br />
các nguyên tố khoáng có vai trò rất quan trọng cho sự sinh trưởng, tạo năng suất<br />
và chất lượng cho thuốc lá nguyên liệu<br />
1.4. Các nghiên cứu về ra hoa in vitro ở thực vật<br />
Để tìm hiểu bản chất của quá trình ra hoa ở thực vật, nhiều công trình<br />
nghiên cứu khoa học về sự ra hoa in vitro của nhiều đối tượng thực vật được tiến<br />
hành như thí nghiệm về sự ra hoa in vitro của cây cà chua (Lycopersicon<br />
3<br />
<br />