BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br />
<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THU HIỀN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT<br />
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ<br />
HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI<br />
MÃ SỐ : 62 85 01 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Ngƣờ<br />
<br />
ƣ ng<br />
<br />
n<br />
<br />
1. PGS.TS. PHẠM VỌNG THÀNH<br />
2. PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THỜI<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Nhữ Thị Xuân<br />
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS. C u Văn T ỉnh<br />
Hội Khoa học Đất Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 3: TS. Đào K án Hoà<br />
Học viện Kỹ thuật Quân sự<br />
<br />
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại hộ đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại:<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
p út, ngày<br />
<br />
t áng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tạ t ƣ v ện:<br />
- T ƣ v ện Quốc gia Việt Nam<br />
- T ƣ v ện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Biến động sử dụng đất là một trong những động lực chính làm biến đổi môi trường<br />
toàn cầu, là trung tâm của những tranh luận về phát triển bền vững (Turner and Lambin,<br />
2001). Biến động sử dụng đất làm ảnh hưởng đến hệ thống chức năng của trái đất, gây nhiều<br />
hậu quả như thay đổi thảm thực vật, biến đổi các đặc tính lý hóa của đất, các hệ thống thủy<br />
văn và tài nguyên động, thực vật. Biến động sử dụng đất là một trong những nguyên nhân<br />
dẫn đến biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái. Những biến động trong sử dụng đất diễn<br />
ra nhanh chóng và rộng khắp trên thế giới, bao gồm việc chuyển đất rừng tự nhiên thành đất<br />
sản xuất nông nghiệp, một phần đất nông nghiệp lại được dùng để xây dựng khu dân cư, mở<br />
rộng đô thị...(Mas, 1999). Mặc dù, biến động sử dụng đất xảy ra ở từng khu vực nhưng lại<br />
tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy những hiểu biết về nguyên nhân, động lực<br />
cũng như ảnh hưởng của biến động sử dụng đất có vai trò quan trọng.<br />
Ngay từ năm 1972, tại hội nghị Quốc tế về Môi trường và Con người, tổ chức tại<br />
Stockholm, cộng đồng các nhà khoa học đã chính thức kêu gọi thực hiện các nghiên cứu về<br />
biến động sử dụng đất - lớp phủ trên toàn thế giới. Đến năm 1992, nội dung này được nhắc<br />
lại tại Hội nghị Quốc tế về Môi trường và Phát triển (UNCED) tại Rio de Janeiro. Vì vậy<br />
nhiều nghiên cứu về biến động sử dụng đất và lớp phủ đã được triển khai ở các nước phát<br />
triển và đang phát triển như Bangladesh, Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Kenya, Thổ<br />
Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Canada... (Qasim et al., 2011).<br />
Ở Việt Nam, áp lực về gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội đã tác động mạnh<br />
mẽ đến sử dụng đất làm cho hiện trạng sử dụng đất có nhiều thay đổi. Diện tích đất để phát<br />
triển các khu dân cư và đô thị tăng lên, đất sản xuất nông nghiệp ở các khu vực đồng bằng<br />
bị thu hẹp. Việt Nam có 3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi, chủ yếu phân bố ở khu vực phía<br />
Bắc và Bắc Trung Bộ, là địa bàn cư trú của đại đa số cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đây<br />
cũng là nơi có địa hình chia cắt mạnh, nhiều núi cao, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế xã<br />
hội chậm phát triển. Đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân trong vùng còn gặp<br />
nhiều khó khăn do diện tích canh tác nhỏ hẹp, điều kiện sản xuất có rất nhiều hạn chế. Do<br />
đó biến động sử dụng đất như phá rừng để mở rộng đất canh tác hay du canh, du cư dường<br />
như là cơ chế phản hồi để thích nghi với điều kiện khó khăn nhằm ổn định cuộc sống. Tuy<br />
nhiên việc chuyển đổi từ đất rừng sang đất sản xuất đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng,<br />
năm 1995 nước ta chỉ còn 9,3 triệu ha rừng tự nhiên, độ che phủ rừng thấp ở mức kỷ lục là<br />
28,2%, nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc rất khó phục hồi.<br />
Tiên Yên là huyện miền núi phía Đông tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên<br />
là 64.789,74 ha, độ cao từ 0 đến 900 m so với mực nước biển. Địa hình của huyện bị chia<br />
cắt mạnh, nhiều núi cao, hệ thống sông, suối ngắn, nhỏ và có độ dốc lớn chia cắt các xã<br />
trong vùng gây nhiều khó khăn trở ngại trong sử dụng đất. Là huyện miền núi ven biển,<br />
Tiên Yên có một hệ sinh thái đa dạng gồm rừng, biển, rừng ngập mặn. Tiên Yên có 49,8%<br />
dân cư là người thiểu số như Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Rìu...với lịch sử, văn hóa, tập quán<br />
canh tác riêng biệt tạo nên những nét đặc trưng trong sử dụng đất... (UBND huyện Tiên<br />
Yên, 2013a). Từ năm 2000 trở lại đây, dưới tác động của nhiều yếu tố, tình hình sử dụng<br />
đất của Tiên Yên có nhiều biến động. Mặc dù đã có chính sách định canh định cư nhưng do<br />
cuộc sống khó khăn nên đồng bào dân tộc cư trú ở các vùng cao của huyện vẫn phá rừng<br />
1<br />
<br />
làm nương rẫy. Còn ở khu vực ven biển là việc mở rộng đất nuôi trồng thủy sản từ đất rừng<br />
ngập mặn. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính trên địa bàn huyện nên bất kỳ sự thay đổi<br />
nào trong sử dụng đất sẽ tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân đồng thời ảnh<br />
hưởng đến môi trường sinh thái.<br />
Những nghiên cứu về biến động sử dụng của các nhà khoa học trên thế giới cho<br />
thấy, các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích<br />
những động lực dẫn đến biến động sử dụng đất. Tuy nhiên trong những điều kiện khác nhau<br />
và ở các vùng địa lý khác nhau thì ảnh hưởng của những nhân tố đến biến động sử dụng đất<br />
cũng hoàn toàn thay đổi. Vì vậy việc đánh giá biến động sử dụng đất và xác định được ảnh<br />
hưởng của những yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất từ đó đề xuất các giải<br />
pháp quản lý sử dụng đất là vấn đề cấp thiết.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Đánh giá biến động sử dụng đất và xác định ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã<br />
hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh.<br />
- Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh<br />
Quảng Ninh<br />
3. Ý ng ĩa k oa ọc và thực tiễn của đề tài<br />
3.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Xác định được mối tương quan giữa các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử<br />
dụng đất.<br />
Đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận trong nghiên cứu đánh giá biến động sử dụng<br />
đất bằng tư liệu viễn thám, công nghệ GIS và phân tích hồi quy.<br />
3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin, bản đồ, số liệu về biến động sử<br />
dụng đất của khu vực nghiên cứu theo thời gian và không gian giúp cho cơ quan quản lý đất<br />
đai nắm được diễn biến và xu hướng biến động đất đai. Các yếu tố tự nhiên, xã hội có ảnh<br />
hưởng đến biến động sử dụng đất mà đề tài xác định được sẽ là cơ sở khoa học để cân nhắc<br />
giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều<br />
kiện cụ thể ở huyện Tiên Yên.<br />
4. Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các loại đất, các yếu tố tự nhiên xã hội tác động biến động sử dụng đất.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi không gian: Trong phạm vi ranh giới hành chính huyện Tiên Yên tỉnh<br />
Quảng Ninh.<br />
Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm của người dân được<br />
nghiên cứu trên 2 xã điểm.<br />
- Phạm vi thời gian:<br />
Biến động sử dụng đất được nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2010.<br />
5. Những đóng góp m i của luận án<br />
Bằng mô hình hồi quy logistic đa biến với các dữ liệu viễn thám và số liệu thống kê<br />
đã xác định được ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất khu<br />
vực Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.<br />
2<br />
<br />
C ƣơng 1<br />
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất<br />
1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất<br />
1.1.1.1. Khái niệm<br />
Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của loài<br />
người.Theo học giả người Nga Docutraiep “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu<br />
đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đó là: sinh vật, đá mẹ, khí<br />
hậu, địa hình và thời gian”. Các nhà khoa học thổ nhưỡng khẳng định nguồn gốc ban đầu của<br />
đất (soil) là từ các loại đá mẹ trong thiên nhiên lâu đời bị phá hủy dần dần dưới tác động của<br />
các yếu tố lý học, hóa học, sinh học (dẫn theo Trần Văn Chính và cs., 2006).<br />
Đất đai (land) được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất<br />
cả các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, hệ<br />
thống thủy văn bề mặt, lớp trầm tích gần bề mặt, nước ngầm, quần thể động thực vật và mọi<br />
hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại như ruộng bậc thang, hệ thống thủy lợi,<br />
đường giao thông, các tòa nhà… (FAO, 1995b).<br />
1.1.1.2. Vai trò của đất<br />
Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người, là cơ sở tự<br />
nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Vai trò cơ bản của đất đai trong việc hỗ trợ con<br />
người và các hệ sinh thái trên cạn khác được FAO (1995a) tổng hợp.<br />
1.1.2. Sử dụng đất và quản lý sử dụng đất<br />
1.1.2.1. Sử dụng đất<br />
Sử dụng đất là hoạt động của con người tác động vào đất đai nhằm đạt kết quả mong<br />
muốn trong trong quá trình sử dụng. Theo FAO (1999), sử dụng đất được thực hiện bởi con<br />
người bao gồm các hoạt động cải tiến môi trường tự nhiên hoặc những vùng hoang vu vào<br />
sản xuất như đồng ruộng, đồng cỏ hoặc xây dựng các khu dân cư. Thực chất sử dụng đất là<br />
một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa con người với đất đai.<br />
1.1.2.2. Quản lý sử dụng đất<br />
Quản lý sử dụng đất là quá trình quản lý sử dụng và phát triển đất đai trong không<br />
gian theo định hướng và sự điều phối của chính sách đất đai hiện tại (Vancutsem, 2008).<br />
1.2. Cơ sở khoa học về biến động sử dụng đất và l p phủ<br />
1.2.1. Khái niệm biến động sử dụng đất và lớp phủ<br />
Lớp phủ được định nghĩa là bề mặt tự nhiên trên bề mặt đất bao gồm nước, thực vật,<br />
đất trống và các công trình nhân sinh. Sử dụng đất là hoạt động có mục đích của con người<br />
thực hiện trên lớp phủ (IGBP, 1997). Lớp phủ bề mặt có thể quan sát được ở những khoảng<br />
cách và bằng tư liệu khác nhau như quan sát bằng mắt, từ ảnh hàng không hay bởi bộ cảm<br />
biến vệ tinh (Ellis, 2010).<br />
"Biến động sử dụng đất và lớp phủ (LUCC), được biết như biến động đất đai, đây là<br />
một thuật ngữ chung chỉ những thay đổi bề mặt lãnh thổ trái đất xảy ra do tác động của con<br />
người” (dẫn theo Ellis, 2010). Sherbinin (2002) cho rằng biến động sử dụng đất là nguyên<br />
nhân dẫn tới biến động lớp phủ.<br />
1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất và lớp phủ<br />
Biến động sử dụng đất và lớp phủ được quyết định bởi sự tương tác theo thời gian<br />
3<br />
<br />