intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu bón phân cho ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu miền Bắc Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

72
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án giúp xác định mật độ dày thích hợp, khi giảm khoảng cách hàng trồng, tạo khả năng tăng sử dụng phân bón trong thâm canh ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu; xác định lượng phân N,P,K thích hợp cho thâm canh ngô lai trung ngày ở mật độ và khoảng cách hàng dày hợp lý trên đất xám bạc màu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu bón phân cho ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu miền Bắc Việt Nam

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐINH VĂN PHÓNG NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN CHO NGÔ LAI TRUNG NGÀY TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU MIỀN BẮC VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC ĐẤT MÃ SỐ : 62 62 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2015
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN NHƯ HÀ 2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN BỘ Phản biện 1: PGS.TS. VŨ NĂNG DŨNG Hội Khoa học đất Việt Nam Phản biện 2: TS. BÙI HUY HIỀN Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phản biện 3: TS. CAO KỲ SƠN Viện Thổ nhưỡng - Nông hoá Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực có vị trí thứ 2 (sau lúa), là cây trồng hàng hóa quan trọng ở các vùng sinh thái. Do cây ngô có khả năng chịu hạn, không kén đất, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Việt Nam có điều kiện phù hợp cho phát triển ngô qui mô lớn tại hầu hết các vùng sinh thái. Ngành sản xuất ngô ở nước ta thực sự có những bước tiến quan trọng từ đầu những năm 1990, gắn liền với việc mở rộng diện tích trồng giống lai và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Trong đó có việc xác định quy trình bón phân cho các giống ngô lai trồng ở mật độ 5,0 - 5,5 vạn cây/ha với khoảng cách hàng rộng (70 cm). Năng suất ngô trung bình của Việt Nam cho đến năm 2013 mới đạt 4,45 tấn/ha, bằng 86,9% năng suất trung bình của thế giới, thấp hơn rất nhiều so với năng suất ở các nước phát triển (Tổng cục Thống kê, 2013; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013b). Do đó giá thành ngô hạt ở Việt Nam còn cao, chưa cạnh tranh được với giá ngô thế giới. Kết quả nghiên cứu ở ngoài nước và ở nước ta trong vài năm gần đây cho thấy mật độ trồng ngô cho năng suất cao nhất đối với phần lớn các giống ngô là 7,0 - 8,0 vạn cây/ha, với khoảng cách hàng 40 - 50 cm. Trong khi đó ở Việt Nam thường đang áp dụng mật độ trồng ngô khoảng 5,0 vạn cây/ha với khoảng cách hàng trồng 70 cm nên hạn chế khả năng sử dụng phân bón trong thâm canh ngô. Nhu cầu ngô hạt cho chế biến thức ăn chăn nuôi để thay thế nhập khẩu ngày càng lớn, năm 2013 nước ta phải nhập khẩu 1,9 triệu tấn ngô hạt. Chính vì vậy Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trương tăng cường sản xuất ngô tại vùng đồng bằng, phát triển giống mới, cải tiến kỹ thuật thâm canh để tăng năng suất tại các vùng sản xuất ngô truyền thống. Diện tích đất xám bạc màu ở miền Bắc Việt Nam tuy chỉ có khoảng 23000 ha (Hồ Quang Đức và cs., 2014), song ở các tỉnh Trung du nó là loại đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu. Đây là đất có độ phì nhiêu tự nhiên thấp nhưng có tiềm năng trồng ngô lớn ở miền Bắc Việt Nam. Hiện tại, diện tích trồng các giống ngô lai trung ngày chiếm trên 70% diện tích sản xuất ngô của Việt Nam. Đây là nhóm các giống ngô lai có thời gian sinh trưởng hợp lý cho việc thâm canh tăng vụ đạt hiệu quả kinh tế cao ở các vùng sinh thái trồng ngô. Để tăng năng suất và sản lượng ngô hạt phục vụ các nhu cầu trong nước, rất cần áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến cho thâm canh ngô, trong đó xác định mật độ với khoảng cách trồng dày hợp lý và mức bón phân cân đối tương ứng để cây ngô phát huy tiềm năng năng suất có vai trò quyết định. 1.2. Mục đích của đề tài - Xác định mật độ dày thích hợp, khi giảm khoảng cách hàng trồng, tạo khả năng tăng sử dụng phân bón trong thâm canh ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu. 1
  4. - Xác định lượng phân N,P,K thích hợp cho thâm canh ngô lai trung ngày ở mật độ và khoảng cách hàng dày hợp lý trên đất xám bạc màu. 1.3. Những đóng góp mới của đề tài Chỉ rõ tiềm năng tăng năng suất và nhu cầu tăng lượng phân bón cho ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu khi xác định được mật độ và khoảng cách hàng trồng dày hợp lý là 7,0 vạn cây/ha với khoảng cách hàng 50 cm bằng giảm khoảng cách hàng từ 70 cm xuống 50 cm . Xác định được lượng phân N, P, K bón thích hợp (trên nền 10 tấn phân chuồng) cho thâm canh ngô lai trung ngày ở mật độ dày hợp lý trên đất xám bạc màu là 176 kg N + 117 kg P2O5 + 130 kg K2O. Chỉ rõ thâm canh ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu trong điều kiện mật độ, khoảng cách hàng dày và lượng phân N,P,K hợp lý sẽ tạo cho cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt , ít sâu bệnh hại, cho năng suất hạt (6,5 - 8,3 tấn/ha) với chất lượng ở mức cao nhất, tạo giá trị sản xuất cao (45,307 -57,409 triệu đ/ha) với chi phí sản xuất hợp lý, đem lại lãi ( 15,971 - 28,5178 triệu đồng/ha) cao hơn nhiều (24,7 - 56,2%) so với trồng ngô trong thực tế. 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung thêm cơ sở khoa học cho việc tăng mật độ và phân bón hợp lý trong thâm canh ngô đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đất xám bạc màu. - Dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu mật độ trong mối quan hệ với bón phân trong thâm canh ngô. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xây dựng chế độ bón phân cho ngô thâm canh phù hợp với mật độ - Góp phần bổ sung vào tài liệu khuyến nông cây ngô. Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam Trên thế giới, ngô là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học vào công tác nghiên cứu và sản xuất (Ngô Hữu Tình, 1977). Do vậy diện tích ngô trên thế giới liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2012 diện tích trồng ngô của thế giới đã vượt qua diện tích trồng lúa nước. Trong hơn 40 năm qua, ngô là cây trồng có tốc độ tăng năng suất cao nhất trong các cây lương thực chính. So với năm 1960, năm 2012, năng suất ngô trung bình của thế giới tăng 150% (từ 1,95 tấn/ha lên 4,89 tấn/ha). Ở Việt Nam sau khi đất nước thống nhất, diện tích trồng ngô của nước ta tăng lên rất nhanh và trở thành một trong những cây lương thực quan trọng trong sản xuất nông nghiệp (Đinh Thế Lộc và cs., 1997; Nguyễn Hữu Tề và cs., 1997). Năng suất ngô Việt Nam đến cuối những năm 1970 chỉ đạt 10 tạ/ha. Ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ giữa những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc mở rộng diện tích trồng giống lai và cải thiện các biện pháp kỹ 2
  5. thuật canh tác. Tuy nhiên năng suất ngô ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước năng suất cao (8 - 10 tấn/ha) và với năng suất trong thí nghiệm, do việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh như: mật độ, khoảng cách trồng và bón phân cân đối cho cây ngô thâm canh còn hạn chế. Trong đó có mật độ trồng ngô thấp hơn nhiều so với quy trình và bất hợp lý về khoảng cách giữa các hàng, việc bón phân vừa ít vừa không cân đối dẫn đến hiệu quả chưa cao. Người dân chưa thấy lợi ích của trồng ngô thâm canh bằng tăng mật độ và bón phân hợp lý để làm giảm giá thành ngô hạt và tăng thu nhập. Do đó hiện nay, nước ta vẫn phải nhập khẩu nhiều ngô hạt để làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi (Phan Xuân Hào, 2008), 2.2. Nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trong và ngoài nước Trên thế giới mật độ và khoảng cách trồng là vấn đề được nghiên cứu nhiều và sâu nhất trong các biện pháp kỹ thuật canh tác ngô, đặc biệt là ngô lai. Mỹ là nước có diện tích và sản lượng ngô hạt lớn nhất trên thế giới nên có nhiều nghiên cứu về mật độ và khoảng cách hàng trồng ngô. Hiện tại ở Mỹ ngô lai được trồng phổ biến ở mật độ 8,0 - 8,5 vạn cây/ha, khoảng cách hàng là 40, 50 năng suất cao hơn hẳn so với mật độ và khoảng cách truyền thống (Dẫn theo Phan Xuân Hào, 2008).Ở Argentina đã nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách hàng 35 cm và 70 cm với cùng mật độ 7,6 vạn cây/ha ở 2 giống ngô lai trong 2 năm cho thấy: Trong điều kiện gieo hàng hẹp (35 cm) năng suất cao hơn hẳn so với khoảng cách truyền thống. Việc tăng năng suất ở khoảng cách hàng hẹp so với hàng rộng, đặc biệt ở mật độ cao, được giải thích là do tiếp nhận năng lượng mặt trời tốt hơn, giảm bốc hơi nước bề mặt hạn chế cỏ dại phát triển do sớm che phủ mặt đất. Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu về mật độ và khoảng cách gieo trồng ngô được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất sớm. Chúng ta luôn có quan niệm: Mật độ trồng gắn liền với đặc điểm của giống, điều kiện sinh thái và mùa vụ, khả năng đầu tư của nông dân ở từng vùng cụ thể (Ngô Hữu Tình, 1987). Để tăng mật độ từ trước đến nay ở Việt Nam thường chỉ quan tâm giảm khoảng cách giữa các cây trong 1 hàng trên cơ sở cố định khoảng cách hàng (Phan Xuân Hào, 2008). Các nhà khoa học đã đi đến thống nhất khoảng cách tốt nhất giữa các hàng trong trồng ngô là 70 cm, có xu hướng cố định khoảng cách giữa các hàng, điều chỉnh thay đổi mật độ giữa các cây trong hàng (Nguyễn Thế Hùng, 2001). Điều đáng nói ở đây là các nghiên cứu về khoảng cách hàng chưa được thực hiện ở ta, mà chỉ dựa theo khuyến cáo của CIMMYT là 70 – 75 cm (Phan Xuân Hào, 2008). Quy trình kỹ thuật thâm canh ngô lai chưa dựa trên cơ sở nghiên cứu trong thực tế cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng sinh thái trồng ngô (Phan Xuân Hào, 2008). Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ngô năm 2006 đến 2008 trên đất phù sa đã xác định được mật độ cho năng suất cao nhất đối với phần lớn các giống thí nghiệm là 8,0 vạn cây/ha. Ở mật độ và khoảng cách này, năng suất các giống cao hơn so với mật độ và khoảng cách đã được khuyến cao lâu nay (5,7 vạn cây/ha, 3
  6. khoảng cách hàng 70 cm) trung bình 32 % (30 – 35%). Tăng mật độ chỉ có hiệu quả cao khi đồng thời thu hẹp khoảng cách hàng. Ưu thế của khoảng cách hàng hẹp hơn càng rõ khi mật độ tương đối cao (Viện Nghiên cứu Ngô, 2009). 2.3. Nghiên cứu về bón phân cho ngô trong và ngoài nước Theo Dauphin (1985) để tạo ra mỗi một tấn hạt, cây ngô hút 23 - 24 kg N, 6,5 - 11 kg P2O5 và 14 - 42 kg K2O/ha từ đất. Yêu cầu dinh dưỡng thay đổi khác nhau tuỳ thuộc vào giống và mức năng suất được tạo ra. Muốn năng suất ngô cao không thể thiếu được sự cung cấp dinh dưỡng thật đầy đủ (Subandi et al., 1998).Theo Viện Lân - Kali Atlanta (1996) để tạo ra 10 tấn ngô hạt/ha, cây ngô lấy đi một lượng dinh dưỡng rất lớn (kg/ha: 269kgN, 111 P2O5, 269 K2O. Mức bón phân được khuyến cáo cho ngô ở Đài Loan là 175 kg N + 95 kg P2O5 + 70 kg K2O/ha (Shan, 1994). Theo Nguyễn Văn Bộ (2007) lượng phân bón khuyến cáo cho ngô phải tuỳ thuộc vào đất, giống ngô và thời vụ. Bón từng loại phân riêng rẽ hiệu lực không cao không đạt năng suất tối đa, bón kết hợp thì hiệu lực phân bón tăng và cho năng suất cao rõ rệt và cao hơn cả hiệu lực của mỗi loại phân bón. Xét về hiệu quả kinh tế thì bón phân cân đối cho ngô trên đất bạc màu, đất xám có hiệu quả kinh tế hơn đất phù sa và đỏ vàng. Ngô Hữu Tình (2003) cũng cho rằng liều lượng và tỷ lệ phân bón cho ngô khác nhau trên các loại đất khác nhau. Trên đất xám bạc màu bón 100 kg N – 100 kg P2O5 – 150 kg K2O/ha với tỷ lệ là 1:1:1,5. Trên đất xám của vùng Đông Nam bộ, theo Trần Thị Dạ Thảo và Nguyễn Thị Sâm (2002), liều lượng phân bón cho ngô có hiệu quả kinh tế cao nhất là 180 kg N – 80 kg P2O5 – 100 kg K2O/ha (giống LVN99) (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003). Theo Nguyễn Thế Hùng (1996), trên đất bạc màu vùng Đông Anh – Hà Nội, giống ngô LVN10 có phản ứng rất rõ với phân bón ở công thức bón 120 kg N – 120 kg P2O5 – 120 kg K2O/ha. Theo hướng dẫn của Cục Trồng trọt (2006) để đạt năng suất ngô trên 7 tấn/ha ở các tỉnh miền Bắc, thì lượng phân bón như sau: Đối với loại đất tốt: 10 - 15 tấn phân chuồng; 150 - 180 kg N; 100 - 120 kg P2O5; 80 - 100 kg K2O/ha. Đối với đất trung bình: 10 - 15 tấn phân chuồng; 180 - 200 kg N; 120 - 140 kg P2O5; 100 - 120 kg K2O/ha. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu bón phân cho ngô với các giống ngô lai và trình độ thâm canh hiện tại (trồng ở mật độ 5,0 vạn cây/ha với khoảng cách hàng 70 cm) trên đất xám bạc màu cho thấy, mức bón các phân đa lượng thích hợp nhất cho 1 ha ngô (trên nền 10 tấn phân chuồng) là: 135 kg N, 90 kg P2O5, 100 kg K2O, ứng với tỷ lệ N: P2O5: K2O là: 1:0,67: 0,74 (Nguyễn Như Hà, 2008; Nguyễn Như Hà và cs., 2011). 2.4. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa giống, mật độ và sử dụng phân bón trong trồng ngô Kết quả nghiên cứu ở Liên Xô (cũ) và Bungari cho thấy: Tăng mật độ trồng ngô trong điều kiện không đủ ẩm và dinh dưỡng thì cho năng suất thấp ở mọi mật độ. Vì 4
  7. vậy các nước Liên Xô (cũ) và Bungari đã nghiên cứu kỹ không chỉ về mật độ trồng ngô mà còn cả mối quan hệ giữa mật độ và các điều kiện dinh dưỡng khác nhau, đi đến kết luận ở mật độ 8,0 – 9,0 vạn cây/ha mà cung cấp dinh dưỡng đầy đủ thì cho năng suất cao, thậm chí tăng mật độ lên tới 10 vạn cây/ha mà cung cấp dinh dưỡng đầy đủ thì năng suất vẫn tăng (Phan Xuân Hào, 2008). Theo Trần Hữu Miện (1987), phân bón và mật độ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trên đất bãi sông Hồng: trồng với mật độ 6,0 vạn cây/ha, bón 120 kg N, 90 kg K2O, 60 kg P2O5/ha cho năng suất 40 - 50 tạ/ha; bón 150 kg N, 100 Kg K2O, 60 kg P2O5/ha cho năng suất 50 - 55 tạ/ha; bón 180 kg N, 150 kg K2O, 100 kg P2O5/ha cho năng suất 65 - 70 tạ/ha. Theo Võ Minh Kha (1996) hiệu quả phân bón thay đổi nhiều theo giống cây trồng. Cải tạo giống cần đi trước một bước. Thay đổi giống tốt mà năng suất không đạt được như tiềm năng của giống thì nên xem xét đến các điều kiện cho giống phát huy: nước, phân bón.... Cần chọn đúng kỹ thuật canh tác, phù hợp với mức đầu tư phân bón. Giữa mật độ gieo trồng và chế độ bón phân có quan hệ rất mật thiết và cũng rất phức tạp. Vì mật độ gieo trồng liên quan đến đặc tính của cây, có khi còn rất khác nhau giữa các giống và điều kiện ngoại cảnh. Việc tăng mật độ nếu chỉ quan tâm để quần thể cây khai thác tốt nhất ánh sáng và không khí thì vẫn chưa đủ đảm bảo cho việc tăng năng suất trong trồng trọt. Vì để thúc đẩy quá trình quang hợp cây cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, đầu tiên là các chất đa lượng: đạm, lân và kali (Nguyễn Như Hà và Nguyễn Văn Bộ, 2013). Theo nhiều tác giả (Mineev, 1990; Tạ Thu Cúc và cs., 2000; Nguyễn Như Hà và Nguyên Văn Bộ, 2013), khi tăng mật độ thích hợp cho cây trồng, cần áp dụng kỹ thuật cao hơn như tăng cường bón phân…. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ngô (2009) đã chỉ ra rằng: có thể tăng mật độ hợp lý trên cơ sở giảm khoảng cách hàng trong trồng các giống ngô lai, tạo điều kiện cho việc thâm canh và sử dụng phân bón nhiều hơn để đạt hiệu quả cao hơn cho sản xuất ngô. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đưa ra được mật độ và công thức bón phân hợp lý cho cây ngô trên đất xám bạc màu. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Giống: Giống ngô lai trung ngày C.P.333, là giống được trồng phổ biến tại vùng nghiên cứu. - Phân bón: Đạm urê 46% N; lân supe 17% P2O5; kali clorua 60% K2O, phân chuồng. - Đất nghiên cứu là đất xám bạc màu tại xã Lương Phong - Huyện Hiệp Hoà - Tỉnh Bắc Giang. - Thời gian nghiên cứu: Từ vụ đông 2010 đến vụ đông 2011, bao gồm 3 vụ, trong đó,1 vụ xuân và 2 vụ đông. 5
  8. 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Xác định khả năng tăng mật độ trồng ngô lai trung ngày hợp lý trên đất xám bạc màu bằng giảm khoảng cách hàng - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách hàng trồng đến sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành và năng suất của cây ngô trên đất xám bạc màu. - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách hàng trồng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng N, P, K ; hiệu quả sử dụng phân bón. 3.2.2. Xác định lượng N, P, K thích hợp cho ngô lai trung ngày, trồng dày hợp lý trên đất xám bạc màu - Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phối hợp N, P, K đến sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất ngô; chất lượng hạt ngô và khả năng hấp thu N, P, K của cây ngô. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phối hợp N, P, K đến hiệu quả sử dụng phân bón cho cây ngô. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp phương pháp thí nghiệm đồng ruộng với phương pháp phân tích trong phòng. 3.3.1. Thí nghiệm 1: Xác định khả năng tăng mật độ trồng ngô lai trung ngày hợp lý trên đất xám bạc màu bằng giảm khoảng cách hàng 3.3.1.1. Bố trí thí nghiệm - Gồm 8 công thức (CT), trong đó có 5 CT (chính) trồng ngô ở khoảng cách hàng 50 cm, 3 CT còn lại dùng làm đối chứng phụ (trồng ở khoảng cách hàng 70 cm). - Bố trí trên cùng một nền phân bón (10 tấn PC + 135 kg N + 90 kg P2O5 + 100 kg K2O/ha; có tỷ lệ N:P:K là 1:0,67:0,74) được xác định là thích hợp trong thực tế trồng ngô (mật độ 5,0 vạn cây/ha và khoảng cách hàng 70 cm) - Các CTTN được bố trí theo khối ngẫu nhiên, nhắc lại 4 lần, diện tích ô thí nghiệm 24 m2. - Các CTTN có nội dung cụ thể, trình bày trong bảng 3.1 Bảng 3.1. Nội dung công thức thí nghiệm, xác định khả năng tăng mật độ trồng ngô lai trung ngày hợp lý trên đất xám bạc màu bằng giảm khoảng cách hàng Nội dung công thức thí nghiệm STT Mật độ (vạn cây/ha) Khoảng cách hàng (cm) Phân bón 1 5,0 50 10 tấn PC + 135N + 2 5,0 70 90P2O5 + 100K2O; có 3 6,0 50 tỷ lệ N:P:K là 4 7,0 50 1:0,67:0,740 5 7,0 70 6 8,0 50 7 8,0 70 8 9,0 50 6
  9. 3.3.1.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Theo tiêu chuẩn TCN 341 – 2006, cụ thể như sau: - Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, sau đó lên luống theo khoảng cách hàng phù hợp cho mỗi công thức. - Bón phân + Bón lót 100% phân chuồng và phân lân, 25% phân đạm và 25% phân kali (Phân được trộn đều, bón theo hàng rạch sâu 10-15 cm). + Bón thúc 1: Khi ngô được 4 - 6 lá thật bón 40% phân đạm, 25% phân kali, bón cách gốc 5 - 7 cm ở độ sâu 3 - 5 cm, lấp kín phân kết hợp vun đất. + Bón thúc 2: Khi ngô được 9 - 12 lá thật, bón hết lượng phân còn lại (35% phân đạm, 50% phân kali). Bón cách gốc 10 - 12cm, sâu 5 - 7cm lấp kín phân kết hợp vun gốc. - Chăm sóc: Giai đoạn cây con, tiến hành xới xáo, tưới nước duy trì độ ẩm đất 70 - 80%. Khi ngô được 4 - 6 lá thật, xới vun nhẹ quanh gốc kết hợp bón thúc lần 1, tưới nước đủ ẩm và tiến hành tỉa dặm định cây đảm bảo mật độ trồng mỗi hốc 1 cây. Khi ngô được 9 - 12 lá thật, xới xáo diệt cỏ dại kết hợp bón thúc lần 2, vun cao gốc và tưới nước đủ ẩm (70 - 80% độ ẩm đồng ruộng). - Tưới nước: Phải tưới nước đủ ẩm (70 - 80% độ ẩm đồng ruộng) ở các giai đoạn 7 - 9 lá, xoáy nõn và khi kết thúc thụ phấn. - Phòng trừ sâu bệnh: Chỉ dùng thuốc khi đến ngưỡng phòng trừ theo hướng dẫn chung của ngành bảo vệ thực vật. Dùng Validaxin 5% trừ bệnh khô vằn và Dragon trừ sâu hại. - Thu hoạch: Tiến hành thu hoạch khi ngô chín sinh lý (khi chân hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bi khô). 3.3.1.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Theo Quy phạm số 10TCN 341 – 2006 (Bộ Nông nghiệp &PTNT, 2006) và các phương pháp khác đang được áp dụng. * Chỉ tiêu sinh trưởng: Chiều cao cây, số lá, diện tích lá vào các giai đoạn 3 - 4 lá, 7 - 9 lá, xoáy nõn và chín. - Chiều cao cây (cm): Theo dõi 10 cây liên tục trên mỗi ô thí nghiệm (trừ cây đầu hàng, có đánh dấu), đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh lá dài nhất. - Số lá trên cây (lá): Đếm số lá còn tươi/cây. - Chỉ số diện tích lá (LAI) tính theo phương pháp của Yoshida (1985). Diện tích lá (m2) = Chiều dài x chiều rộng x 0,75 x số lá/cây. LAI (m2 lá/ m2 đất) = m2 lá/cây x số cây/ m2 đất. - Sinh khối: Cân khối lượng tươi của 3 cây/ô thí nghiệm, sấy khô đến khối lượng không đổi để tính khối lượng trung bình/cây và qui đổi về khối lượng/ha. * Sâu bệnh hại: Tình hình sâu bệnh hại theo dõi theo phương pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp của Hà Quang Hùng (1998). 7
  10. - Sâu hại: Điều tra theo phương pháp 5 điểm đường chéo góc, mỗi điểm 10 cây, theo dõi vào 4 giai đoạn chính như trên (điều tra tổng số sâu hại chính). - Bệnh hại: Tỷ lệ cây bị bệnh % = (Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) x 100 (Mức độ bệnh hại theo Cục Bảo vệ thực vật 1997). * Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất -Số bắp/cây: theo dõi trên 10 cây liên tục/công thức thí nghiệm. - Số hạt trung bình/bắp: Ngô sau khi thu hoạch xong, tách lá bi, dồn chung theo từng công thức, lấy 10 bắp/công thức theo tỉ lệ bắp tốt, trung bình và xấu là 3:4:3. Số hạt của bắp tính như sau: Một hàng hạt được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất. Đếm số hàng có trên từng bắp. Số hàng hạt được tính bằng số liệu trung bình của 10 bắp. - Khối lượng 1000 hạt (gam): Ở độ ẩm 14% lấy 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, cân xác định khối lượng của 2 mẫu, nếu khối lượng của mẫu nặng trừ đi khối lượng của mẫu nhẹ < 5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu, ta coi khối lượng 1000 hạt bằng tổng khối lượng của 2 mẫu. Nếu khối lượng của 2 mẫu chênh lệch >5% thì phải đếm hạt cân lại. - Độ ẩm hạt khi thu hoạch (%): Tẽ hạt của 10 bắp/ô, lấy 140 gam để đo độ ẩm. Lấy độ ẩm trung bình của 3 lần đo. - Năng suất thực thu (kg/ha). Thu tất cả bắp ngô của từng ô thí nghiệm. Phơi khô, tách hạt, cân riêng hạt và phụ phẩm (thân, lá, lõi, bi) từng lần nhắc lại rồi lấy trung bình. * Chỉ tiêu chất lượng - Hàm lượng protein thô, lipit trong hạt. - Phân tích mẫu hạt và phụ phẩm theo lần nhắc lại của từng công thức thí nghiệm để xác định hàm lượng N, P, K trong hạt và phụ phẩm ở giai đoạn thu hoạch. - Tính tổng lượng N, P, K cây hút theo hạt và phụ phẩm (% tích lũy x năng suất hạt và phụ phẩm). *Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân bón + Tính hiệu suất sử dụng phân bón cho ngô theo công thức: H = (A - B) : C.Trong đó: - H là hiệu suất phân bón (kg sản phẩm/kg chất dinh dưỡng). - A là sản lượng ngô khi được bón phân (kg). - B là sản lượng ngô khi không bón phân (kg). - C là số lượng đơn vị chất dinh dưỡng (kg). + Xác định hiệu quả kinh tế Lãi (thu nhập thuần) = Tổng thu nhập/ha - chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc BVTV, xăng dầu) - chi phí công lao động (tổng số công lao động x giá 1 công lao động tại địa phương). Trong đó: Tổng thu nhập/ha = Năng suất ngô (kg/ha) x giá (đồng/kg). + Xác định tỷ lệ lãi trên chi phí mua phân bón theo công thức 8
  11. VCR = giá trị sản phẩm tăng lên do bón phân: giá trị tiền mua phân bón. + lượng phân bón tối đa kỹ thuật (x), được xác định dựa vào đạo hàm y’ = - 2ax+b của phương trình tổng quát: y = -ax2+bx+c, cho y = 0 để tính x = b/2a Trong đó: y là năng suất cây trồng, x là lượng phân bón cho cây. - lượng bón tối thích kinh tế được xác định dựa vào phương trình: x = (y’-b):2a. 3.3.1.4. Phương pháp phân tích Phân tích một số chỉ tiêu về lý hóa học đất và thành phần hóa học cây ngô bằng các phương pháp phân tích thông dụng theo (Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, 1998) của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá và Tuyển tập tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam, 2000. 3.3.1.5. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê bằng phân tích phương sai (ANOVA) theo phần mềm IRRISTAT 5.0 for Windows. 3.3.2. Thí nghiệm 2: Xác định lượng N, P, K thích hợp trong thâm canh ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu ở mật độ dày hợp lý. 3.3.2.1. Thí nghiệm xác định N, P, K thích hợp theo phương pháp thay đổi lượng N, P, K bón theo cùng tỷ lệ - Gồm 6 CTTN, trong đó CT1 đến CT5 được tiến hành trong vụ đông 2010 và vụ xuân 2011; CT2 đến CT6 thực hiện tiếp vụ đông 2011. - Trên nền phân bón 10 tấn phân chuồng/ha (10 tấn PC/ha). Lượng NPK bón từ 0,85 đến 1,60 lần so với mức khuyến cáo (135 kg N + 90 kg P2O5 + 100 kg K2O - 1NPK có tỷ lệ N:P:K là 1:0,67:0,740). - Các công thức thí nghiệm có nội dung cụ thể trình bày trong bảng 3.2. - Các công thức thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 4 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm 24m2. - Kỹ thuật trồng, chỉ tiêu theo dõi, phương pháp phân tích và xử lý kết quả được thực hiện như thí nghiệm 1 (trang 7 – 9). Bảng 3.2. Nội dung công thức thí nghiệm, xác định lượng N, P, K thích hợp cho ngô trồng ở mật độ khoảng cách hàng dày hợp lý theo phương pháp thay đổi lượng N,P,K bón theo cùng tỷ lệ Mật độ, S Phân bón khoảng cách TT trồng ngô 1 10 tấn PC/ha + 0,85 NPK (115 kg N/ha + 77 kg P2O5/ha + 85 kg K2O/ha) 7,0 vạn cây/ha 2 10 tấn PC/ha + 1,00 NPK (135 kg N/ha + 90 kg P2O5/ha + 100 kg K2O/ha) Khoảng cách 3 10 tấn PC/ha + 1,15 NPK (155 kg N/ha + 104 kg P2O5/ha + 115 kg K2O/ha) hàng 50 cm 4 10 tấn PC/ha + 1,30 NPK (176 kg N/ha + 117 kg P2O5/ha + 130 kg K2O/ha) 5 10 tấn PC/ha + 1,45 NPK (196 kg N/ha + 131 kg P2O5/ha + 145 kg K2O/ha) 6 10 tấn PC/ha + 1,60 NPK (216 kg N/ha + 144 kg P2O5/ha + 160 kg K2O/ha) 9
  12. 3.3.2.2. Thí nghiệm xác định lượng bón N, P, K thích hợp bằng thay đổi từng lượng N, P, K bón cho ngô - Để khẳng định kết quả của thí nghiệm xác định N, P, K thích hợp theo phương pháp thay đổi lượng N, P, K bón theo cùng tỷ lệ nêu trên chúng tôi bố trí thí nghiệm xác định lượng bón N, P, K thích hợp bằng thay đổi từng lượng N, P, K bón (phương pháp kinh điển) gồm 3 thí nghiệm về bón phân N, P, K. Bảng 3.3. Nội dung công thức thí nghiệm, xác định lượng N thích hợp cho ngô trồng ở mật độ khỏang cách hàng dày hợp lý theo phương pháp thay đổi lượng N bón S Mật độ, khoảng cách Phân bón TT trồng ngô 1 10 tấn PC /ha + 117 kg P2O5/ha + 130 kg K2O /ha - nền 7,0 vạn cây/ha 2 Nền + 135 kg N /ha Khoảng cách hàng 3 Nền + 155 kg N /ha 50 cm 4 Nền + 176 kg N /ha 5 Nền + 196 kg N /ha 6 Nền + 216 kg N /ha - Các công thức thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), nhắc lại 4 lần, ô thí nghiệm có diện tích 24m2. - Nghiên cứu tiến hành ở vụ đông 2011 gồm các thí nghiệm và CTTN cụ thể được trình bày trong các bảng: 3.3, 3.4, 3.5. - Kỹ thuật trồng, chỉ tiêu theo dõi, phương pháp phân tích và xử lý kết quả được thực hiện như thí nghiệm 1. Bảng 3.4. Nội dung công thức thí nghiệm, xác định lượng P thích hợp cho ngô trồng ở mật độ khỏang cách hàng dày hợp lý theo phương pháp thay đổi lượng P bón Mật độ, khoảng cách STT Phân bón trồng ngô 1 10 tấn PC/ha +176 kg N /ha + 130 kg K2O /ha - Nền 7,0 vạn cây/ha 2 Nền + 90 kg P2O5/ha Khoảng cách hàng 3 Nền + 104 kg P2O5/ha 50 cm 4 Nền + 117 kg P2O5/ha 5 Nền + 144 kg P2O5/ha Bảng 3.5. Nội dung công thức thí nghiệm, xác định lượng K thích hợp cho ngô trồng ở mật độ khỏang cách hàng dày hợp lý theo phương pháp thay đổi lượng K bón Mật độ, khoảng cách STT Phân bón trồng ngô 1 10 tấn PC /ha + 176 kg N/ha + 117 kg P2O5/ha - Nền 7,0 vạn cây/ha 2 Nền + 100 kg K2O/ha Khoảng cách hàng 50 cm 3 Nền + 115 kg K2O/ha 4 Nền + 130 kg K2O/ha 5 Nền + 160 kg K2O/ha 10
  13. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Xác định mật độ dày hợp lý khi giảm khoảng cách hàng trong trồng ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu 4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách hàng trồng đến sinh trưởng của cây ngô Chỉ số diện tích lá (LAI) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự sinh trưởng phát triển và khả năng quang hợp tạo năng suất của từng cá thể và quần thể ruộng ngô. Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của cây ngô Chỉ số diện tích lá ngô ở các giai đoạn theo dõi C Khoảng Mật độ (m2 lá/m2 đất) T cách (vạn 3 - 4 lá 7 - 9 lá Xoáy nõn Chín T hàng cây/ha) Đông Xuân Đông Xuân Đông Xuân Đông Xuân N (cm) 2010 2011 2010 2011 2010 2011 2010 2011 1 50 0,32 0,44 1,01 1,23 3,28 3,66 3,51 3,97 5,0 2 70 0,31 0,43 0,99 1,18 3,15 3,46 3,33 3,71 3 50 6,0 0,36 0,52 1,09 1,27 3,49 4,23 3,64 4,46 4 50 0,54 0,55 1,35 1,38 3,95 4,57 4,06 4,78 7,0 5 70 0,48 0,51 1,21 1,28 3,47 4,23 3,56 4,41 6 50 0,60 0,63 1,51 1,54 3,92 4,60 4,01 4,80 8,0 7 70 0,55 0,58 1,44 1,46 3,74 4,36 3,84 4,54 8 50 9,0 0,61 0,64 1,59 1,65 3,80 4,52 3,89 4,66 LSD0.05 0,03 0,04 0,04 0,04 0,05 0,06 0,06 0,05 CV % 4.3 4,7 2,3 2,0 1,2 0,9 1,2 1,1 Kết quả nghiên cứu (Bảng 4.1) cho thấy tăng mật độ trồng ngô ở khoảng cách hàng 50 cm, ngay từ giai đoạn đầu sinh trưởng (cây 3 - 4 lá) đã có xu hướng làm tăng LAI rõ và chỉ số này tăng dần khi mật độ tăng lên (mức tin cậy 95%) ở cả hai vụ thí nghiệm trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. So sánh các cặp công thức có cùng mật độ (5,0; 7,0 và 8,0 vạn cây/ha) nhưng khác nhau về khoảng cách hàng (70 và 50 cm) cho thấy tăng mật độ ở khoảng cách hàng 50 cm có xu hướng làm cho chỉ số LAI cao hơn khá rõ khi tăng mật độ ở khoảng cách hàng 70cm, trong đó ở mật độ 7,0 vạn cây với khoảng cách hàng 50 cm luôn có LAI ở mức cao nhất. Điều này cho thấy ưu thế trong phát triển bộ lá và khả năng quang hợp tốt hơn của quần thể ruộng ngô khi được trồng ở khoảng cách hàng 50 cm, đặc biệt ở mật độ 7,0 vạn cây/ha. 4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách hàng trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô Mật độ và khoảng cách hàng ngoài việc ảnh hưởng tới số cây và số bắp đạt được trên 1 đơn vị diện tích còn có ảnh hưởng rõ đến các yếu tố cấu thành năng suất ngô: số hạt/bắp và khối lượng 1000 hạt. Có thể thấy rõ điều này qua bảng 4.2. Nhìn chung tăng mật độ trong trồng ngô ở cả 2 vụ nghiên cứu làm số bắp/ha tăng mạnh (20 - 80%) nhưng số hạt/bắp và khối lượng 1000 hạt lại đều có xu hướng 11
  14. giảm ở cả hai khoảng cách hàng. Trong đó tăng mật độ trồng ngô từ 5,0 tới 7,0 vạn cây/ha chỉ giảm 17,3 - 19,6% số hạt/bắp và 0,8 - 1,4% khối lượng 1000 hạt nhưng lại tăng số bắp trên/ha tới 40% ở cả 2 vụ thí nghiệm. Điều này cho thấy trong trồng ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu, trồng ở mật độ 7,0 vạn cây/ha tạo cho cây có các yếu tố cấu thành năng suất ngô hợp lý nhất, đặc biệt ở khoảng cách hàng trồng 50 cm. Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách hàng trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất ngô Vụ đông 2010 Vụ xuân 2011 C Khoảng T cách Mật độ Khối lượng Khối lượng Số hạt/bắp Số hạt/bắp T hàng (vạn 1000 hạt 1000 hạt % N (cm) cây/ha) Số Số % Gam % % Gam % lượng lượng 1 50 100 482,4 100,2 244,6 99,5 499,6 100,3 264,5 99,5 5,0 2 70 100 481,2 100,0 245,9 100,0 498,1 100,0 265,9 100,0 3 50 6,0 120 429,0 89,2 244,4 99,4 443,2 89,0 264,0 99,3 4 50 140 398,0 82,7 242,5 98,6 400,4 80,4 263,9 99,2 7,0 5 70 140 363,0 75,4 241,3 98,1 375,6 75,4 260,2 97,9 6 50 160 330,3 68,6 235,1 95,6 359,3 72,1 239,6 90,1 8,0 7 70 160 325,1 67,6 230,4 93,7 339,3 68,1 237,5 89,3 8 50 9,0 180 203,3 42,2 213,4 86,8 263,9 53,0 206,6 77,7 LSD0.05 16,3 15,0 11,8 14,1 CV (%) 2,9 2,6 3,4 3,8 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách hàng đến năng suất ngô hạt (bảng 4.3). Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách hàng trồng đến các năng suất và hệ số kinh tế của cây ngô CT Khoảng cách Mật độ Năng suất hạt (kg/ha) Hệ số kinh tế TN hàng (cm) (vạn cây/ha) Đông 2010 Xuân 2011 Đông 2010 Xuân 2011 1 50 5106 6121 0,46 0,48 5,0 2 70 5161 6070 0,47 0,48 3 50 6,0 5254 6318 0,46 0,48 4 50 5473 6658 0,45 0,46 7,0 5 70 5072 6183 0,43 0,45 6 50 5084 6100 0,43 0,44 8,0 7 70 4930 6058 0,42 0,44 8 50 9,0 3791 4010 0,35 0,35 LSD0.05 272 285 CV (%) 3,7 3,3 Trên cùng nền phân bón ở khoảng cách hàng 70 cm, mật độ khác nhau không ảnh hưởng có ý nghĩa đến năng suất trong cả hai vụ nghiên cứu. Trong khi đó ở khoảng cách hàng trồng 50 cm việc tăng mật độ từ 5,0 -7,0 vạn cây/ha có xu hướng làm tăng năng suất và cải thiện hệ số kinh tế của cây ngô, đặc biệt 12
  15. ở mật độ 7,0 vạn cây/ha làm tăng năng suất hạt rõ (367 kg ở vụ đông 2010 và 537 kg ở vụ xuân 2011) so với đối chứng (5,0 vạn cây/ha). Tuy nhiên, khi tăng mật độ lên mức 8,0 và 9,0 vạn cây/ha đã làm giảm năng suất hạt đáng kể, đặc biệt đối với mật độ 9,0 vạn cây/ha. Như vậy kết quả nghiên cứu trong 2 vụ thí nghiệm đối với giống ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu cho thấy, để phát huy tối đa tiềm năng năng suất các giống ngô lai này cần trồng ở mật độ 7,0 vạn cây/ha với khoảng cách hàng 50 cm sẽ cho năng suất cao nhất so với khoảng cách hàng trồng 70 cm đang áp dụng trong sản xuất. 4.1.3. Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách hàng đến hấp thu chất dinh dưỡng chính của cây ngô Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách hàng tới lượng hút các chất dinh dưỡng chính của cây ngô (bảng 4.4). Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách hàng đến lượng hút NPK của cây ngô ĐVT: kg/ha Khoảng Lượng hút N Lượng hút P2O5 Lượng hút K2O Mật độ C cách (vạn T hàng Hạt PP Tổng Hạt PP Tổng Hạt PP Tổng cây/ha) (cm) Vụ đông 2010 1 50 68,9 39,6 108,5 42,4 28,3 70,7 29,6 86,0 115,7 5,0 2 70 69,2 38,6 107,8 41,3 26,9 68,2 31,0 84,7 115,7 3 50 6,0 70,4 42,0 112,4 43,1 28,1 71,2 30,5 91,1 121,6 4 50 72,8 43,5 116,3 44,3 29,7 74,0 31,2 96,3 127,5 7,0 5 70 65,9 41,7 107,6 39,6 28,3 67,9 29,4 93,3 122,7 6 50 66,1 44,5 110,6 39,7 30,9 70,6 29,5 98,3 127,8 8,0 7 70 61,1 42,9 104,0 34,5 29,0 63,5 28,6 97,9 126,5 8 50 9,0 44,4 42,0 86,4 27,3 30,1 57,4 19,0 96,5 115,5 Vụ Xuân 2011 1 50 5,0 79,6 39,3 118,9 39,2 24,2 63,4 38,6 93,7 132,3 2 70 78,3 38,4 116,7 38,2 24,2 62,4 38,2 91,5 129,7 3 50 6,0 81,5 39,6 121,1 39,8 24,8 64,6 39,8 97,7 137,5 4 50 7,0 85,9 43,4 129,3 41,9 27,7 69,7 41,9 108,5 150,5 5 70 78,5 41,7 120,2 35,2 25,7 60,9 38,3 106,4 144,8 6 50 8,0 77,5 43,9 121,4 37,2 26,5 63,7 37,8 109,0 146,9 7 70 72,7 40,2 112,9 33,9 25,1 59,1 37,0 106,7 143,6 8 50 9,0 45,7 40,4 86,0 22,5 23,2 45,6 20,5 101,0 121,4 Ghi chú: PP – Phụ phẩm Tăng mật độ từ 5,0 lên 8,0 vạn cây/ha với khoảng cách hàng 70 cm (CT 2, 5, 7) ít ảnh hưởng tới lượng N, P2O5 mà cây ngô hút được đây là nguyên nhân làm năng suất ngô không có sự khác biệt. Nhưng khi tăng mật độ từ 5,0 lên 9,0 vạn cây/ha với 13
  16. khoảng cách hàng 50 cm đã có ảnh hưởng khá rõ tới tổng lượng hút N, P, K, mà cây ngô hút được. Cụ thể khi tăng mật độ từ 5,0 lên 6,0 và 7,0 vạn cây/ha (với khoảng cách hàng 50 cm) làm tăng dần lượng hút các chất dinh dưỡng N, P, K của cây ngô tương ứng ở vụ đông là 108,5 - 112,4 - 116,3 kg N/ha; 70,7 - 71,2 - 74,0 kg P2O5/ha: và 115,7 - 121,6 - 127,5 kg K2O/ha. Trong vụ xuân, lượng hút tương ứng ở 3 mật độ nêu trên là 118,9 - 121,1 - 129,3 kg N/ha; 63,4 - 64,6 - 69,7 kg P2O5/ha và 132,3 - 137,5 - 150,5 kg K2O/ha. Việc tăng mật độ lên 8,0 và 9,0 vạn cây/ha không làm tăng lượng hút N, P, K do đó không làm tăng năng suất ở các công thức bón phân này. Lượng hút N, P, K cao nhất trong cả 2 vụ đạt được ở mật độ 7,0 vạn cây/ha (với khoảng cách hàng 50 cm) tạo điều kiện để ngô trồng ở mật độ khoảng cách hàng này đạt năng suất hạt cũng như phụ phẩm ở mức cao nhất. 4.1.4. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách hàng đến hiệu quả kinh tế Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách hàng đến hiệu quả kinh tế của giống ngô lai trung ngày trồng trên đất xám bạc màu trong 2 vụ đông 2010 và xuân 2011 (Bảng 4.5). Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách hàng đến hiệu quả kinh tế C Khoảng Mật độ Chi phí| Giá trị sản phẩm Lãi (triệu T cách (vạn (triệu đồng/ha) (triệu đồng/ha) đồng/ha) T hàng cây/ha) Lao Phụ Thương Vật tư Tổng Tổng N (cm) động phẩm phẩm Vụ ngô đông 2010 1 50 13,229 10,775 24,004 2,357 33,189 35,546 11,542 5,0 2 70 13,229 10,775 24,004 2,337 33,547 35,884 11,880 3 50 6,0 13,341 10,925 24,266 2,497 34,151 36,648 12,382 4 50 13,529 11,075 24,604 2,639 35,575 38,213 13,609 7,0 5 70 13,529 11,075 24,604 2,573 32,968 35,541 10,937 6 50 13,641 11,225 24,866 2,750 33,046 35,796 10,930 8,0 7 70 13,641 11,300 24,941 2,701 32,045 34,746 9,805 8 50 9,0 13,829 11,525 25,354 2,798 18,142 20,939 -4,415 Vụ ngô xuân 2011 1 50 5,0 14,263 11,480 25,743 2,622 39,787 42,408 16,665 2 70 14,263 11,480 25,743 2,614 39,455 42,069 16,326 3 50 6,0 14,376 11,640 26,016 2,752 41,067 43,819 17,803 4 50 7,0 14,563 11,800 26,363 3,079 43,277 46,356 19,993 5 70 14,563 11,800 26,363 3,020 40,190 43,209 16,846 6 50 8,0 14,676 11,960 26,636 3,115 39,650 42,765 16,129 7 70 14,676 12,040 26,716 3,048 39,377 42,425 15,709 8 50 9,0 14,863 12,280 27,143 2,991 26,065 29,056 1,913 - Ở khoảng cách hàng 70 cm, việc tăng mật độ từ 5,0 lên đến 7,0 và 8,0 vạn cây /ha đều không có lãi, thậm chí ở các mật độ cao trên 8,0 vạn cây/ha còn bị lỗ do năng suất không tăng, trong khi chi phí lại cao hơn. 14
  17. - Ở khoảng cách hàng trồng 50 cm, do việc tăng mật độ từ 5,0 đến 7,0 vạn cây/ha làm tăng năng suất ngô rõ rệt nên giá trị sản phẩm và lãi thu được cao hơn có ý nghĩa, cụ thể như sau: Trong vụ đông 2010 có lãi đạt 13,609 triệu đồng/ha cao hơn khá rõ (17,9%) so với ngô trồng ở mật độ 5,0 vạn cây/ha. Còn trong vụ xuân lãi ở mật độ 7,0 vạn cây/ha là 19,993 triệu đồng/ha cao hơn rõ (20,0%) so với ngô trồng ở mật đô 5,0 vạn cây/ha. Tuy nhiên việc tiếp tục tăng mật độ trồng ngô lên 8,0 hay 9,0 vạn cây/ha do có xu hướng làm tổng giá trị sản phẩm thu được đạt thấp hơn, trong khi chi phí lại tăng thêm so với ở mật độ 7,0 vạn cây nên không những không làm tăng mà còn làm giảm mạnh lãi (-4,415 triệu đồng/ha ở vụ đông 2010 và 1,913 triệu đồng/ha ở vụ xuân 2011). Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất trong trồng ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu chỉ nên tăng mật độ trồng ngô ở mức 7,0 vạn cây/ha với khoảng cách hàng 50 cm. 4.2. Xác định lượng N, P, K bón thích hợp cho thâm canh ngô lai trung ngày bằng tăng N, P, K bón theo cùng tỷ lệ 4.2.1. Ảnh hưởng của việc tăng lượng N, P, K bón theo cùng tỉ lệ đến sinh trưởng, năng suất chất lượng hạt của cây ngô Kết qủa nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng lượng N, P, K bón theo cùng tỷ lệ cho cây ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu (bảng 4.6). Bảng 4.6. Ảnh hưởng của việc tăng lượng N, P, K bón theo cùng tỉ lệ đến chỉ số diện tích lá (LAI) vụ đông 2010 và xuân 2011 C LAI ở các giai đoạn sinh trưởng (m2lá/m2đất) T 3 - 4 lá 7 - 9 lá Xoáy nõn Chín sữa Phân bón/ha T Đông Xuân Đông Xuân Đông Xuân Đông Xuân N 2010 2011 2010 2011 2010 2011 2010 2011 1 Nền + 0,85 NPK 0,33 0,39 0,78 0,91 3,79 3,84 3,87 4,01 2 Nền + 1,0 NPK 0,55 0,56 1,36 1,41 3,98 4,66 4,08 4,83 3 Nền + 1,15 NPK 0,61 0,68 1,53 1,70 4,12 4,74 4,24 4,93 4 Nền + 1,30 NPK 0,72 0,76 1,78 1,90 4,38 5,01 4,53 5,23 5 Nền + 1,45 NPK 0,74 0,77 1,85 1,97 4,47 5,18 4,66 5,43 LSD0,05 0,06 0,04 0,07 0,06 0,07 0,10 0,1 0,11 CV % 7,1 4,2 3,4 2,7 1,2 1,4 1,5 1,5 Việc tăng lượng N, P, K bón theo cùng tỷ lệ từ 0,85 lên đến 1,30 NPK có ảnh hưởng rõ đến việc tăng chỉ số diện tích lá (LAI) ở cả 4 giai đoạn sinh trưởng và đạt cực đại ở giai đoạn chín sữa trong các vụ nghiên cứu. Trên nền 10 tấn PC/ha, khi tăng lượng NPK theo cùng tỉ lệ từ 1,0 - 1,15 - 1,30 - 1,45 NPK làm năng suất ngô hạt từ 5470 kg/ha tăng lên đến 7681 kg/ha ở vụ đông và từ 6652 kg/ha lên 8418 kg/ha ở vụ xuân (bảng 4.7). Mức bội thu do tăng lượng phân bón có ý nghĩa thống kê trong cả hai vụ thí nghiệm. Tuy nhiên, bón ở mức 0,85 NPK làm giảm năng suất đáng kể so với đối chứng, 15
  18. năng suất hạt cao nhất đạt được ở mức bón 1,30 và 1,45 NPK, tuy nhiên, sự chênh lệch năng suất giữa hai mức bón này lại không có ý nghĩa thống kê, nên việc bón 1,30 NPK sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết quả nghiên cứu trong vụ đông năm 2011 cũng tương tự các vụ trước. Bảng 4.7. Ảnh hưởng của việc bón tăng lượng NPK theo cùng tỷ lệ đến năng suất và hệ số kinh tế của cây ngô lai Năng suất hạt (kg/ha) Hệ số kinh tế CT Phân bón/ha Đông Xuân Đông Đông Xuân Đông TN 2010 2011 2011 2010 2011 2011 1 Nền + 0,85 NPK 4413 5333 - 0,43 0,43 - 2 Nền + 1,00 NPK 5470 6652 5514 0,45 0,46 0,45 3 Nền + 1,15 NPK 6615 7503 6127 0,48 0,46 0,46 4 Nền + 1,30 NPK 7390 8259 6493 0,49 0,47 0,46 5 Nền + 1,45 NPK 7681 8418 6649 0,48 0,46 0,46 6 Nền + 1,60 NPK - - 6845 - - 0,46 LSD0.05 320 339 304 CV % 3,3 3.0 3,1 Như vậy, trên nền 10 tấn PC, việc tăng lượng NPK từ 1,15 đến 1,60 NPK theo cùng tỷ lệ bón cho ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu ở cả 3 vụ nghiên cứu đều cho năng suất ngô cao hơn có ý nghĩa so với công thức đối chứng bón 1,0 NPK. Tuy nhiên để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao chỉ nên bón đến mức 1,30 NPK tương ứng lượng bón 176 kg N + 117 kg P2O5 + 130 kg K2O/ha, với mật độ 7,0 vạn cây/ha, khoảng cách hàng 50 cm. Đối với hệ số kinh tế, khi tăng lượng NPK bón cho ngô theo cùng tỷ lệ chỉ cải thiện được hệ số này khi bón đến mức 1,30 NPK và làm tăng hệ số kinh tế tương ứng ở vụ đông 2010 từ 0,48 - 0,49, vụ xuân 2011 từ 0,46 - 0,47 và vụ đông 2011 từ 0,5 – 0,46. Bón đến mức 1,45 NPK hệ số kinh tế không tăng mà có xu hướng giảm, do năng suất hạt không tăng mà sinh khối tăng quá mức cần thiết. Bảng 4.8. Ảnh hưởng của việc tăng lượng phân bón đến một số chỉ tiêu chất lượng hạt ngô Hàm lượng protein (%) Hàm lượng lipid (%) CT Phân bón/ha Đông Xuân Đông Đông Xuân Đông 2010 2011 2011 2010 2011 2011 1 Nền+0,85NPK 6,92 6,06 - 4,83 4,65 - 2 Nền+1,0NPK 7,30 7,09 6,74 4,90 4,70 4,65 3 Nền+1,15NPK 7,37 7,36 7,24 4,99 4,75 4,71 4 Nền+1,3 NPK 7,43 7,46 7,66 5,02 4,98 4,86 5 Nền+1,45NPK 7,43 7,46 7,59 4,97 4,98 4,85 6 Nền+1,6 NPK - - 7,53 - - 4,84 LSD0,05 0,1 0,33 0,34 0,1 0,27 0,20 CV % 0,8 2,5 2,5 1,1 3,0 2,3 16
  19. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tăng lượng NPK theo cùng tỷ lệ đến một số chỉ tiêu chất lượng của hạt ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu (bảng 4.8) cho thấy: Trên nền 10 tấn PC, khi tăng lượng NPK theo cùng tỷ lệ bón từ 1,0 - 1,15 - 1,30 - 1,45 NPK làm tăng hàm lượng protein, lipid trong hạt ngô ở cả 2 vụ thí nghiệm. Tuy nhiên khi bón cao hơn mức bón 1,30 NPK (176 kg N + 117 kg P2O5 + 130 kg K2O /ha) thì hàm lượng protein không tăng nữa. 4.2.2. Ảnh hưởng của tăng lượng N, P, K bón theo cùng tỷ lệ đến lượng hút N, P, K của cây ngô Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tăng lượng N, P, K bón theo cùng tỷ lệ đến lượng N, P, K cây ngô hút (bảng 4.9). Bảng 4.9. Ảnh hưởng của việc tăng lượng N, P, K bón theo cùng tỷ lệ đến lượng hút các chất dinh dưỡng chính của cây ngô ĐVT: kg/ha C Lượng hút N Lượng hút P2O5 Lượng hút K2O T Phân bón/ha Thân Thân Thân T Hạt Tổng Hạt Tổng Hạt Tổng lá lá lá N Vụ đông 2010 1 Nền + 0,85 NPK 59,1 31,1 90,2 33,1 25,8 58,9 24,3 82,0 106,3 2 Nền + 1,00 NPK 73,8 37,3 111,1 43,3 31,2 74,5 30,9 98,3 129,1 3 Nền + 1,15 NPK 90,0 40,5 130,5 52,9 33,3 86,2 38,4 107,0 145,4 4 Nền + 1,30 NPK 101,2 43,8 145,0 60,6 36,1 96,7 43,6 117,5 161,1 5 Nền + 1,45 NPK 105,2 47,7 152,9 63,0 38,6 101,6 46,1 126,5 172,6 Vụ xuân 2011 1 Nền + 0,85 NPK 68,3 36,7 104,9 29,9 23,7 53,6 32,0 96,3 128,3 2 Nền + 1,00 NPK 86,5 39,2 125,6 39,9 26,9 66,8 42,6 106,7 149,3 3 Nền + 1,15 NPK 98,3 45,2 143,5 45,8 31,3 77,1 48,8 125,1 173,9 4 Nền + 1,30 NPK 109,0 48,4 157,4 51,2 34,5 85,7 55,3 136,9 192,2 5 Nền + 1,45 NPK 111,1 52,2 163,4 52,2 36,5 88,7 57,2 146,9 204,1 Khi tăng lượng N, P, K bón theo cùng tỷ lệ từ 0,85 - 1,0 - 1,15 - 1,30 NPK đều làm tăng lượng hút cả 3 chất N, P, K rõ hơn cả so với nhau và với đối chứng bón 1,0 NPK; còn khi tiếp tục tăng lượng N, P, K bón theo cùng tỷ lệ lên 1,45 NPK có tổng lương hút N, P, K tăng thêm không nhiều so với múc bón 1,30 NPK ở các vụ nghiên cứu. Như vậy khi tăng lượng N, P, K bón theo cùng tỷ lệ từ 1,0 - 1,15 - 1,30 NPK đều làm tăng lượng hút cả 3 chất N, P, K rõ tạo điều kiện để cây ngô sinh trưởng phát triển tốt hơn cho năng suất cao hơn rõ so với nhau và với đối chứng bón 1,0 NPK ; còn khi tiếp tục tăng lượng N, P, K bón theo cùng tỷ lệ lên 1,45 NPK có tổng lương hút N, P, K tăng thêm không nhiều nên không tạo được điều kiện để cây ngô sinh trưởng tốt hơn, cho năng suất cao hơn không rõ so với mức bón 1,30 NPK. Điều này cho thấy chỉ 17
  20. nên bón phân cho ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu ở mức bón 1,30 NPK 4.2.3. Ảnh hưởng của việc tăng lượng N, P, K bón theo cùng tỷ lệ tới hiệu quả sử dụng phân bón cho ngô Việc tăng lượng N, P, K bón theo cùng tỷ lệ cho ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu từ 1,0 NPK - 1,45 NPK (bảng 4.10) đều làm tăng năng suất ngô hạt. Tuy nhiên năng suất hạt tăng rõ (20,9 và 30,1% ở vụ đông 2010, 12,8 và 24,2% ở vụ xuân 2011) ở các mức bón 1,15 và 1,30 NPK so với đối chứng 1,00 NPK ở cả 2 vụ nghiên cứu, giá trị bội thu năng suất tăng so với đối chứng tương ứng: 7,443 và 12,480 triệu đồng ở vụ đông 2010, 5,532 và 10,446 triệu đồng ở vụ xuân 2011. Khi tiếp tục tăng lượng phân N, P, K bón tới 1,45 NPK không còn làm tăng đáng kể năng suất so với mức bón 1,30 NPK ở cả 2 vụ nghiên cứu; còn giảm lượng NPK theo cùng tỷ lệ xuống 0,85 NPK làm năng suất ngô giảm 19,3 % trong vụ đông và 19,8 % trong vụ ngô xuân. Bảng 4.10. Ảnh hưởng của việc tăng lượng phân bón theo cùng tỷ lệ đến hiệu quả sử dụng phân bón cho cây ngô C Năng Bội thu so Lượng NPK Hiệu quả T suất đối chứng, so đ/c (+/-) phân bón Lượng phân bón/ha VCR T hạt (kg ngô N kg/ha kg/ha % 1000đ kg/ha 1000đ /kgNPK) Vụ đông 2010 1 Nền + 0,85 NPK 4413 -1057 -19,3 -6871 -48 -1002 - - 2 Nền + 1,00 NPK 5470 0 - - - - - - (đ/c) 3 Nền + 1,15 NPK 6615 1145 20,9 7443 49 1023 23,4 7,3 4 Nền + 1,30 NPK 7390 1920 35,1 12480 98 2047 19,6 6,1 5 Nền + 1,45 NPK 7681 2211 40,4 14372 147 3070 15,0 4,7 Vụ xuân 2011 1 Nền + 0,85 NPK 5333 -1319 -19.8 -8574 -48 -1153 - - 2 Nền +1,00 NPK (đ/c) 6652 0 - - - - - - 3 Nền +1,15 NPK 7503 851 12.8 5532 49 1176 17,4 4,7 4 Nền + 1,30 NPK 8259 1607 24.2 10446 98 2355 16,4 4,4 5 Nền +1,45 NPK 8418 1766 26.5 11479 147 3531 12,0 3,3 Hiệu quả phân bón đầu tư thêm đạt 15,0 - 23,4 kg hat/kg NPK trong vụ đông 2010 và 12,0 – 17,4 kg hạt/kg NPK trong vụ xuân. Hiệu suất phân bón giảm không nhiều khi tăng lượng bón ở các mức bón 1,15 - 1,30 NPK (tương ứng ở vụ đông 2010: 23,4 - 19,6 kg hạt/kg NPK còn ở vụ xuân 2011: 17,4 - 16,4 kg hạt/kg NPK) nhưng giảm mạnh ở mức bón 1,45 NPK (15,0 kg hạt/kg NPK ở vụ đông 2010 và 12,0 kg hạt/kg NPK ở vụ xuân 2011). Vì vậy hiệu quả đồng vốn đầu tư cho sử dụng phân bón (VCR) vẫn đạt rất cao: 4,7 - 7,3 ở vụ đông 2010, 3,3 - 4,7 ở vụ xuân 2011, dù có xu hướng giảm, trong đó giảm không nhiều khi tăng lượng N, P, K bón theo cùng tỷ lệ tới mức 1,30 NPK, 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2