BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br />
<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
PHẠM THỊ TÂN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT LỢN<br />
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP<br />
Mã số: 62 62 01 15<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI – 2015<br />
<br />
1<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS TS. Phạm Văn Hùng<br />
2. TS. Nguyễn Mạnh Hải<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Hùng<br />
Trường Cao đẳng Nghề cơ giới Ninh Bình<br />
Phản biện 3: TS. Đào Duy Tâm<br />
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội<br />
<br />
Luận án sẽ được đánh giá trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp<br />
tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi giờ tháng năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia<br />
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trọng công cuộc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt<br />
ở các tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển như Nghệ An. Phát triển chăn nuôi là cách duy<br />
nhất giúp người nghèo ở nông thôn thoát khỏi đói nghèo (Tuong, 2005). Chăn nuôi là<br />
một trong những ngành mang lại thu nhập chủ yếu cho nông hộ (Eprecht, 2005).<br />
Đóng góp của chăn nuôi vào giá trị sản xuất chiếm 24,4 % tổng giá trị sản xuất ngành<br />
nông nghiệp năm 2007; 27% năm 2010 và 30,28% năm 2013. Đối với tỉnh Nghệ An tỷ<br />
trọng ngành chăn nuôi chiếm 41,5 % giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (Sở Nông nghiệp<br />
& PTNT tỉnh Nghệ An, 2013).<br />
Nghệ An là một trong những tỉnh có số đầu lợn lớn nhất cả nước, năm 2011, đàn<br />
lợn của Nghệ An với hơn 1,3 triệu con, chiếm 4,5% tổng đàn lợn của toàn quốc và 21%<br />
vùng Bắc Trung bộ và DHMT (Tổng cục Thống kê, 2013). Tuy nhiên, sự tăng trưởng của<br />
chăn nuôi lợn chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng đó là<br />
sản xuất giống chưa tốt, giá thức ăn cao, giá bán ra bấp bênh, quá trình lưu thông, tiêu thụ<br />
lợn thịt chưa ổn định, sự liên kết của các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo (Sở nông<br />
nghiệp &PTNT Nghệ An, 2013). Do vậy để chăn nuôi lợn phát triển thì cần có sự hỗ trợ<br />
cũng như hợp tác của các tác nhân khác trong chuỗi từ người sản xuất đến người tiêu dùng<br />
cuối cùng. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau:<br />
(1) Lý luận về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị thịt lợn như thế nào? Với sản phẩm thịt lợn<br />
trong địa bàn tỉnh Nghệ An, nghiên cứu chuỗi giá trị nên theo hướng nào?<br />
(2) Những tác nhân nào tham gia chuỗi giá trị thịt lợn của tỉnh Nghệ An, quan hệ của<br />
những tác nhân này?<br />
(3) Cơ chế giao dịch, cơ cấu giá trị gia tăng và phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân<br />
tham gia trong chuỗi như thế nào?. Liên kết giữa các tác nhân được truyền tải như thế nào<br />
trong chuỗi?<br />
(4) Những hạn chế, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển chuỗi<br />
giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An?<br />
( 5) Chiến lược và giải pháp nào cần thiết để nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ<br />
An?.<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
a) Mục tiêu chung<br />
Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An từ đó đề xuất chiến lược<br />
và giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn cho địa bàn tỉnh Nghệ An.<br />
3<br />
<br />
b) Mục tiêu cụ thể<br />
- Luận giải và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị thịt lợn;<br />
- Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến<br />
chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An;<br />
- Đề xuất chiến lược nâng cấp và hệ thống các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị<br />
thịt lợn trong địa bàn tỉnh Nghệ An.<br />
3. Phạm vi nghiên cứu<br />
a) Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Phần lớn lượng sản<br />
phẩm lợn thịt sản xuất ra được tiêu thụ ở trong tỉnh (khoảng trên 70%), do vậy đề tài<br />
tập trung nghiên cứu các hoạt động của chuỗi giá trị thịt lợn trong tỉnh Nghệ An.<br />
b) Về thời gian: Các dữ liệu, thông tin được sử dụng để đánh giá thực trạng sản xuất<br />
thịt lợn ở địa phương, hộ chăn nuôi lợn được thu thập trong giai đoạn 2 năm 2011 –<br />
2012, trong đó tập trung tìm hiểu tình hình sản xuất, tiêu thụ lợn thịt năm 2012. Các<br />
giải pháp, đề xuất tháo gỡ khó khăn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ để phát triển chuỗi<br />
giá trị đến năm 2020.<br />
c) Về nội dung:<br />
- Nghiên cứu chủ yếu các hoạt động dọc theo chuỗi bao gồm các tác nhân nhà<br />
sản xuất, thương lái (thu gom), giết mổ, chế biến (giò, chả), buôn bán và tiêu thụ thịt<br />
lợn trên địa bàn tỉnh.<br />
- Trong kênh tiêu thụ nội tỉnh đề tài không tính toán các chỉ tiêu kinh tế (giá trị<br />
gia tăng, giá trị gia tăng thuần, tỷ suất lợi nhuận/chi phí..) cho tác nhân là hộ chế biến<br />
(giò, chả), thực tế tác nhân này tham gia một phần rất nhỏ trong chuỗi giá trị thịt lợn,<br />
và thị trường tiêu thụ chủ yếu nội tỉnh có giá trị thành phẩm nhỏ, chủ yếu là hộ bán lẻ<br />
không thường xuyên tại các chợ địa phương.<br />
4. Những đóng góp mới của luận án<br />
- Về lý luận: Làm sáng tỏ và luận giải một số vấn đề lý luận về chuỗi giá trị thịt lợn<br />
(CGTTL). Dựa trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà<br />
khoa học trên thế giới, một số tổ chức quốc tế và một số học giả của Việt Nam, Luận án đã<br />
đúc rút các kinh nghiệm thực tiễn, đề xuất quan niệm về chuỗi giá trị thịt lợn. Xây dựng<br />
được khung phân tích, hướng nghiên cứu cho chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ<br />
An và tổng hợp đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt lợn.<br />
- Về thực tiễn:<br />
Xây dựng bản đồ chuỗi giá trị thịt lợn ở tỉnh Nghệ An, xác định được bốn kênh tiêu<br />
thụ chính của chuỗi. Sản lượng thịt lợn được tiêu thụ ở thị trường ngoài tỉnh chiếm 30% và<br />
4<br />
<br />
mang lại tổng giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần cao hơn ở thị trường trong tỉnh.<br />
Đánh giá được những yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến quá trình sản xuất và tiêu thụ<br />
thịt lợn. Luận án kết luận phát triển chuỗi giá trị thịt lợn là phát triển theo cả chiều rộng và<br />
chiều sâu, bên cạnh đó phải bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế và liên kết chặt chẽ giữa các<br />
tác nhân, xử lý được vấn đề ô nhiễm môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.<br />
Dựa trên những định hướng, quan điểm cơ bản, Luận án đã đề xuất các chiến lược<br />
và giải pháp khả thi nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu của<br />
đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh<br />
giai đoạn 2015-2020 và quy hoạch phát triển chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng.<br />
<br />
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị thịt lợn<br />
1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị thịt lợn<br />
Chuỗi giá trị thịt lợn là tập hợp các hoạt động từ người sản xuất đến người tiêu<br />
dùng cuối cùng, gồm các tác nhân: (i) Người sản xuất (hộ gia đình, trang trại…); (ii)<br />
Người thu gom (thương lái); (iii) Người giết mổ; (iv) Người bán buôn, bán lẻ; (v)<br />
Người tiêu dùng.<br />
1.1.2. Nội dung chính trong nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn<br />
Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn bao gồm những nội dung: (i) lập bản đồ chuỗi<br />
giá trị thịt lợn (ii) Mô tả chuỗi (iii) Phân tích kết quả các hoạt động trong chuỗi giá trị<br />
thịt lợn (iv) Nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn.<br />
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt lợn<br />
(1) Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên; (2) Nhóm các yếu tố đầu vào; (3) Nhóm yếu<br />
tố về kinh tế xã hội; (4) Nhóm yếu tố về thị trường; (5) Thông tin tiêu dùng; (6) Cơ<br />
chế, chính sách; (7) Các yếu tố khác.<br />
1.2. Cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị thịt lợn<br />
Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn của một số nước trên thế giới cho thấy:<br />
- Mỹ: Nghiên cứu về ngành chăn nuôi lợn của Mỹ thấy nổi bật lên là công tác<br />
phòng chống dịch bệnh, đảm bảo chất lượng VSATTP và việc Mỹ đối phó khi có dịch<br />
xảy ra nhằm giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.<br />
- Nhật Bản: Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn của Nhật cho thấy nổi bật lên là<br />
kiểm soát an toàn thực phẩm:Việc kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi ở Nhật Bản<br />
được hình xuất phát từ các nhà chăn nuôi lợn. Tất cả các nhà sản xuất kinh doanh tham<br />
gia chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn phải đăng ký là hội viên của hiệp hội chăn nuôi<br />
và họ phải tuân thủ đầy đủ các quy định của hiệp hội, chính sách của nhà nước.<br />
Sáu bài học kinh nghiệm về phân tích chuỗi giá trị thịt lợn cho Việt Nam đã được<br />
tổng kết đó là (1) Chính sách phát triển chuỗi giá trị thịt lợn của Mỹ và Nhật bản hướng<br />
vào lợi thế so sánh của từng vùng, (2) Đổi mới hệ thống quản lý và chính sách, (3) Tăng<br />
5<br />
<br />