intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học hai loài ruồi ăn rệp Dideopsis aegrota Fabricius và Syrphus ribesii Linnaeus và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống rệp muội hại cây ăn quả có múi ở Hà Nội và phụ cận

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

92
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm hình thái, sinh học và một số yếu tố tác động đến sự phát sinh, phát triển của 2 loài RAR (D. aegrota và S. ribesii) ăn rệp muội hại CAQ có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), các kết quả này là những tư liệu khoa học mới để sử dụng trong công tác nghiên cứu và đào tạo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học hai loài ruồi ăn rệp Dideopsis aegrota Fabricius và Syrphus ribesii Linnaeus và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống rệp muội hại cây ăn quả có múi ở Hà Nội và phụ cận

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br /> <br /> CAO VĂN CHÍ<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC<br /> HAI LOÀI RUỒI ĂN RỆP Dideopsis aegrota Fabricius và<br /> Syrphus ribesii Linnaeus VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHÚNG<br /> TRONG PHÒNG CHỐNG RỆP MUỘI HẠI CÂY ĂN QUẢ<br /> CÓ MÚI Ở HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN<br /> <br /> Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật<br /> Mã số: 62.62.01.12<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2013<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br /> <br /> Người hướng dẫn: GS.TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH<br /> <br /> Phản biện 1: PGS. TS. Khuất Đăng Long<br /> Viện sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật<br /> Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Văn Viên<br /> Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> Phản biện 3: GS. TS. Phạm Văn Lầm<br /> Viện Bảo vệ thực vật<br /> Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:<br /> Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ, ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2013<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> - Thư viện Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Ruồi ăn rệp (RAR) thuộc họ Syrphidae đã được nghiên cứu, ứng dụng để<br /> phòng trừ rệp muội hại trên nhiều loại cây trồng ở nhiều nước trên thế giới (Van<br /> Veen, 2004). Họ Syrphidae là họ lớn nhất của bộ Hai cánh, chúng được sử dụng<br /> trong phòng trừ sinh học (Speight, 1986), (Sommaggio, 1999), (Castella và Speight,<br /> 2001). Loài ruồi ăn rệp thuôc họ Syrphidae chiếm 53,04% tổng số các loài ăn rệp<br /> trong quần thể rệp muội ở vùng Mosul, Irắc (Manhmoud, 1983). Tại vùng Himachal<br /> Pradesh, Ấn Độ côn trùng ăn thịt chủ yếu là ấu trùng của RAR, chúng có thể làm giảm<br /> 20% quần thể rệp muội (Krishan và Orn, 1990). Ấu trùng loài ruồi Episyrphus<br /> balteatus (De Geer) ăn hơn 100 loài rệp muội trên thế giới (Sadeghi và Gilbert,<br /> 2000b), (Verheggen và Haubruge, 2010).<br /> Ở Việt Nam trên ruộng cải bắp, thuốc lá ít phun thuốc trừ sâu, ấu trùng của<br /> RAR có khả năng hạn chế mật độ rệp muội từ 20,1 - 89,3% (Quách Thị Ngọ và<br /> Nguyễn Thị Hoa, 2005). Để góp phần giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu trên cây ăn<br /> quả (CAQ) có múi và phát huy đầy đủ hơn vai trò của RAR, chúng tôi thực hiện đề<br /> tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học hai loài ruồi ăn rệp Dideopsis<br /> aegrota Fabricius và Syrphus ribesii Linnaeus và khả năng sử dụng chúng trong<br /> phòng chống rệp muội hại cây ăn quả có múi ở Hà Nội và phụ cận”.<br /> 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> 2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài<br /> Đề tài đã nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm hình thái, sinh học và một số<br /> yếu tố tác động đến sự phát sinh, phát triển của 2 loài RAR (D. aegrota và S. ribesii) ăn rệp<br /> muội hại CAQ có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), các kết quả này là những tư liệu khoa học<br /> mới để sử dụng trong công tác nghiên cứu và đào tạo.<br /> 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài<br /> Đề tài đã đề xuất sử dụng 2 loài RAR (D. aegrota, S. ribesii) trong phòng chống<br /> rệp muội hại CAQ có múi một cách có hiệu quả, góp phần sản xuất CAQ có múi an<br /> toàn, bền vững cho vùng Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.<br /> 3. Mục đích, yêu cầu của đề tài<br /> 3.1. Mục đích<br /> Xác định thành phần RAR (Diptera: Syrphidae) ăn rệp muội hại CAQ có múi<br /> 1<br /> <br /> và nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của 2 loài RAR phổ biến<br /> trên đồng ruộng (D. aegrota, S. ribesii), từ đó xác định khả năng sử dụng chúng trong<br /> việc khống chế số lượng rệp muội hại CAQ có múi ở Hà Nội và phụ cận.<br /> 3.2. Yêu cầu<br /> - Xác định được thành phần rệp muội và thiên địch của chúng trên CAQ có<br /> múi ở Hà Nội và phụ cận.<br /> - Xác định đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của RAR cánh nâu<br /> D. aegrota và RAR vằn vàng S. ribesii.<br /> - Đánh giá vai trò của RAR cánh nâu D. aegrota, RAR vằn vàng S. ribesii và<br /> khả năng sử dụng chúng trong việc khống chế số lượng rệp muội hại CAQ có múi.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota, ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii và rệp muội<br /> hại CAQ có múi.<br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Đặc điểm hình thái, sinh học và một số yếu tố ảnh hưởng đến RAR cánh nâu<br /> D. aegrota, RAR vằn vàng S. ribesii.<br /> Khả năng sử dụng RAR trong khống chế số lượng rệp muội hại CAQ có múi.<br /> 5. Những đóng góp mới của đề tài<br /> Đã phát hiện 5 loài ruồi ăn rệp trên cây ăn quả có múi ở Hà Nội và phụ cận,<br /> trong đó có 2 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng nghiên cứu là Dideopsis aegrota<br /> Fabricius và Melangyna sp., 2 loài RAR cánh nâu Dideopsis aegrota Fabricius và<br /> ruồi ăn rệp vằn vàng Syrphus ribesii Linnaeus là các loài phổ biến, có vai trò quan<br /> trọng trong điều hòa số lượng rệp muội trên cây ăn quả có múi ở Hà Nội và phụ cận.<br /> Bổ sung những dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của<br /> một số yếu tố sinh thái đến sự phát sinh, phát triển của ruồi ăn rệp cánh nâu<br /> Dideopsis aegrota Fabricius.<br /> 6. Cấu trúc của luận án<br /> Luận án chính 122 trang, gồm 5 phần: mở đầu (4 trang), chương 1. Tổng quan<br /> tài liệu (21 trang), chương 2. Phương pháp nghiên cứu (19 trang), chương 3. Kết quả<br /> và thảo luận (76 trang), kết luận và kiến nghị (2 trang), tổng số 114 tài liệu tham khảo<br /> (gồm 43 tài liệu tiếng Việt Nam, 71 tài liệu tiếng Anh).<br /> 2<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> <br /> 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài<br /> Trong hệ sinh thái đồng ruộng, mối quan hệ giữa cây trồng, sâu hại và thiên<br /> địch luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Việc nông dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu không<br /> những gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng<br /> đến nhiều loài thiên địch trong vườn CAQ có múi. Điều tra xác định những loài thiên<br /> địch của dịch hại cây trồng đồng thời nhân nuôi thiên địch có triển vọng sử dụng<br /> trong biện pháp sinh học đã trở thành tâm điểm của biện pháp quản lý dịch hại tổng<br /> hợp IPM (Hà Quang Hùng, 1998). Nhiều loài thiên địch đã được nghiên cứu nhân<br /> nuôi trở thành sản phẩm thương mại như tác nhân sinh học có ý nghĩa áp dụng phòng<br /> chống dịch hại có hiệu quả (Nguyễn Văn Đĩnh và cs., 2004). Ở Hà Lan loài ruồi ăn rệp<br /> E. balteatus đã được nhân nuôi để tiêu diệt rệp vừng và nhiều loài rệp muội hại cây<br /> trồng (Koppert, 2013). Ở Việt Nam biện pháp sinh học trên CAQ có múi chưa được áp<br /> dụng một cách rộng rãi, đặc biệt vấn đề bảo vệ nhóm kẻ thù tự nhiên chưa được quan<br /> tâm nghiên cứu nhiều.<br /> 1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước<br /> 1.2.1.Thành phần rệp muội và thiên địch của chúng<br /> 1.2.1.1.Thành phần rệp muội<br /> Theo Emden (1972) cho biết trên thế giới có 3805 loài rệp muội được phân bố<br /> thành 10 họ phụ.<br /> 1.2.1.2. Thiên địch của rệp muội<br /> Về thành phần ruồi ăn rệp (RAR) của rệp muội đã được nhiều tác giả nghiên<br /> cứu. Trên thế giới đã phát hiện có khá nhiều RAR thuộc họ Syrphidae như theo<br /> Emden (1956) có 49 loài, ở Nhật Bản có 200 loài (Tokuichi Shiraki, 1968a, 1968b),<br /> tại cộng hòa Czechoslovakia có 63 loài (Kula, 1981), ở vùng núi cao Tiên Shan và<br /> Pamir của Liên Xô (cũ) có 101 loài (Pek, 1982), ở Ấn Độ có 129 loài (Thompson,<br /> 1981), ở các đỉnh núi cao của Thụy Sỹ có 121 loài (Dethier và Tiefenau, 1982), ở<br /> Italy có 39 loài (Burgio và Sommaggio, 2002), ở Thổ Nhĩ Kỳ có 105 loài (Saribiyik,<br /> 2003) và ở Ba Lan có 38 loài (Elzbieta, 2006).<br /> Từ những kết quả công bố trên thế giới về thành phần loài RAR các tác giả ít<br /> đề cập đến loài RAR vằn vàng S. ribesii và RAR cánh nâu D. aegrota, chỉ có loài<br /> RAR E. balteatus là được các tác giả đề cập đến nhiều. Ít có những tài liệu nói về<br /> thành phần RAR muội hại trên CAQ có múi.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0