BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
TRẦN QUYẾT TÂM<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SỰ PHÁT SINH<br />
GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP<br />
RẦY NÂU NHỎ Laodelphax striatellus (Fallén)<br />
HẠI LÚA TẠI HƯNG YÊN<br />
<br />
Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật<br />
Mã số<br />
<br />
: 62.62.01.12<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
Hà Nội, năm 2014<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Người hướng dẫn: 1. GS.TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH<br />
2. PGS.TS. TRẦN ĐÌNH CHIẾN<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang, Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Liêm, Viện Bảo vệ thực vật<br />
<br />
Phản biện 3: TS. Đinh Văn Đức, Cục Bảo vệ thực vật<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Học viện họp tại<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ, ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia<br />
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Theo số liệu thống kê của Trung tâm bảo vệ thực vật phía Bắc (2009, 2014), vụ<br />
Xuân 2009 rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus (Fallén) đã phát sinh gây hại trên 36 ha<br />
lúa của 5 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình với mật độ phổ<br />
biến 3.000 – 5.000 con/m2, cao là 7.000 – 10.000 con/m2, cá biệt có diện tích lúa mật<br />
độ rầy nâu nhỏ từ 1,8 vạn - 2 vạn con/m2. Đến vụ Xuân 2014, rầy nâu nhỏ đã phát sinh<br />
gây hại trên 3.478 ha lúa của 21/25 tỉnh phía Bắc.<br />
Ngoài tác hại trực tiếp làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất lúa, rầy nâu<br />
nhỏ còn là môi giới truyền virus gây bệnh cho cây lúa.<br />
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về rầy nâu nhỏ còn rất ít, nhất là những nghiên cứu<br />
về đặc điểm sinh vật học, sự phát sinh gây hại trên đồng ruộng, thiên địch, biện pháp<br />
phòng trừ rầy nâu nhỏ,…<br />
Với mong muốn tìm được những giải pháp để góp phần nhanh chóng giảm thiệt<br />
hại do rầy nâu nhỏ gây ra và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng truyền bệnh virus<br />
của chúng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học,<br />
sự phát sinh gây hại và biện pháp quản lý tổng hợp rầy nâu nhỏ Laodelphax<br />
striatellus (Fallén) hại lúa tại Hưng Yên”.<br />
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài<br />
Đề tài đã cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm hình thái, tương quan số<br />
lượng giữa rầy nâu nhỏ, rầy nâu và rầy lưng trắng trong ruộng lúa. Đồng thời cung cấp<br />
các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh vật học (nhịp điệu sinh sản, sự gia tăng quần<br />
thể), sinh thái học (một số yếu tố tác động đến sự phát sinh, phát triển) và biện pháp<br />
phòng chống rầy nâu nhỏ L. striatellus ở tỉnh Hưng Yên.<br />
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài<br />
Các kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho công tác điều tra phát hiện,<br />
dự tính dự báo và đề xuất biện pháp phòng chống rầy nâu nhỏ L. striatellus bằng<br />
các biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hóa học hợp lý.<br />
Kết quả của đề tài là cơ sở góp phần quản lý rầy nâu nhỏ tại Hưng Yên nói riêng<br />
cũng như những vùng thường xuyên bị rầy nâu nhỏ gây hại trong cả nước nói chung<br />
theo hướng tổng hợp.<br />
3. Mục đích, yêu cầu của đề tài<br />
3.1. Mục đích<br />
Từ kết quả điều tra tình hình phát sinh gây hại, nghiên cứu đặc điểm sinh vật học,<br />
sinh thái học và thử nghiệm biện pháp phòng chống rầy nâu nhỏ xây dựng biện pháp<br />
phòng chống chúng một cách có hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường.<br />
<br />
1<br />
<br />
3.2. Yêu cầu<br />
- Xác định tình hình phát sinh và mức độ gây hại của rầy nâu nhỏ trên ruộng lúa<br />
tại Hưng Yên.<br />
- Xác định đặc điểm cơ bản về hình thái, sinh vật học, sinh thái học của rầy nâu nhỏ.<br />
- Xác định thành phần thiên địch của rầy nâu nhỏ, đi sâu nghiên cứu loài bọ xít<br />
mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter, một loài thiên địch phổ biến của rầy nâu nhỏ<br />
tại vùng nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu biện pháp phòng chống rầy nâu nhỏ mang tính tổng hợp, đạt hiệu<br />
quả, bền vững và thân thiện với môi trường.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus (Fallén).<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài đi sâu nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học, các yếu<br />
tố ảnh hưởng đến đến diễn biến số lượng và biện pháp phòng chống mang tính tổng hợp<br />
rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus (Fallén) tại Hưng Yên.<br />
5. Những đóng góp mới của đề tài<br />
- Cung cấp dẫn liệu khoa học về tỷ lệ tăng tự nhiên (r), hệ số nhân một thế hệ<br />
(Ro) và thời gian tăng đôi quần thể (DT) của rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus<br />
(Fallén) ở nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85% và nhiệt độ 30oC, ẩm độ 85%.<br />
- Cung cấp dẫn liệu khoa học về tỷ lệ gia tăng tự nhiên (r), hệ số nhân một thế<br />
hệ (Ro) và thời gian tăng đôi quần thể (DT) của bọ xít mù xanh Cyrtorhinus<br />
lividipennis Reuter, một loài thiên địch quan trọng của rầy nâu nhỏ ở nhiệt độ 25oC và<br />
ẩm độ 85%.<br />
- Cung cấp dẫn liệu về mối tương quan mật độ rầy nâu nhỏ với yếu tố sinh thái<br />
trong 2 vụ lúa, giống lúa, chân đất, mật độ cấy, lượng phân đạm bón trên đồng ruộng<br />
và tỷ lệ giữa 3 loài rầy trong nhóm rầy hại thân lúa (rầy nâu, rầy nâu nhỏ và rầy lưng<br />
trắng) trong từng giai đoạn sinh trưởng cây lúa.<br />
<br />
6. Cấu trúc của luận án<br />
Luận án chính 120 trang gồm 35 bảng, 23 hình, với 5 phần: Mở đầu (4 trang);<br />
Chương 1. Cơ sở khoa học của đề tài và tổng quan tài liệu nghiên cứu (24 trang);<br />
Chương 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (24 trang); Chương 3. Kết<br />
quả nghiên cứu và thảo luận (66 trang); Kết luận và đề nghị (2 trang). Đề tài đã tham<br />
khảo 97 tài liệu trong và ngoài nước, bao gồm 25 tài liệu tiếng Việt và 72 tài liệu<br />
tiếng Anh.<br />
<br />
2<br />
<br />
Chương 1<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài<br />
Từ vụ Xuân năm 2009, rầy nâu nhỏ đã phát sinh gây hại với mật độ cao đe dọa<br />
trực tiếp đến sự bền vững của sản xuất lúa ở Hưng Yên cũng như các tỉnh đồng bằng sông<br />
Hồng. Xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, việc nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng chống<br />
rầy nâu nhỏ có hiệu quả nhằm ngăn chặn tác hại do chúng gây ra là rất cần thiết.<br />
Việc quản lý, phòng chống bất kỳ một loài sâu hại nào cũng cần phải dựa vào các<br />
đặc điểm sinh vật học, sinh thái học. Các biện pháp phòng chống được đề xuất phải dựa<br />
trên kết quả của các thí nghiệm tiến hành trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng, do<br />
vậy kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ trực tiếp đóng góp vào việc hoàn chỉnh biện pháp<br />
phòng chống rầy nâu nhỏ có hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường.<br />
1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước<br />
Rầy nâu nhỏ có phân bố rộng trên khắp thế giới tại châu Á, châu Âu, châu Phi,<br />
châu Đại Dương. Loài này phân bố chính tại các vùng trồng lúa ở những vùng khí hậu<br />
ôn đới, nhất là các vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài loan,<br />
Nga, Israel, Ấn Độ và một số nước Châu Âu (CABI, 2013; Hills, 1983; Pathak et al.,<br />
1994; Shukla, 1979).<br />
Rầy nâu nhỏ là loài côn trùng gây hại nghiêm trọng trên cây lúa và nhiều loại<br />
cây trồng khác. Ngoài những thiệt hại trực tiếp hút dịch cây lúa, rầy nâu nhỏ còn là<br />
môi giới truyền virus gây bệnh sọc lá lúa (RSV) và virus gây bệnh lúa lùn sọc đen, gây<br />
ra thiệt hại nặng năng suất cây lúa (Ding et al., 2005; Gray, 1996; Lijun et al., 2003).<br />
Rầy nâu nhỏ thuộc nhóm côn trùng biến thái không hoàn toàn, vòng đời trải qua<br />
3 pha phát dục. Pha trứng có thời gian phát dục khoảng 7 ngày ở 25oC và khoảng 10<br />
ngày ở 20oC. Rầy non rầy nâu nhỏ có 5 tuổi, thời gian phát dục kéo dài khoảng 12<br />
ngày ở điều kiện nhiệt độ 25oC hoặc 20 ngày ở điều kiện nhiệt độ 20oC. Vòng đời của<br />
rầy nâu nhỏ là 25,3 ngày đối với con cái cánh ngắn và 28,3 ngày đối với con cái cánh<br />
dài (Kisimoto, 1957).<br />
Khả năng đẻ trứng của của rầy nâu nhỏ ở 25,0°C là cao nhất (289,0 trứng/cái),<br />
ở 17,5°C số trứng là 251,9 trứng/cái, nhưng ở 32,5°C số trứng trên một trưởng thành<br />
cái là thấp hơn hẳn 69,5 trứng/cái (Raga et al., 2008).<br />
Tương ứng với các mức nhiệt độ 18; 21; 24 và 27oC, hệ số nhân một thế hệ (Ro)<br />
của rầy nâu nhỏ là 37,32; 43,30; 30,23 và 46,61. Với các kết quả nghiên cứu trong<br />
phòng thí nghiệm các tác giả cho rằng trong khoảng nhiệt độ từ 21- 27oC là thích hợp<br />
để rầy nâu nhỏ có thể bùng phát thành dịch ngoài đồng ruộng (Min et al., 2008).<br />
Các loài bắt mồi ăn thịt có vai trò đáng kể trong việc hạn chế số lượng rầy nâu<br />
nhỏ (Chiu, 1979). Theo Lin (1976) bọ xít mù xanh là loài bắt mồi có hiệu quả trong<br />
hạn chế số lượng rầy nâu nhỏ trên đồng ruộng.<br />
<br />
3<br />
<br />