intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt Cổ Lũng, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm cung cấp được thông tin có hệ thống và toàn diện về vịt Cổ Lũng, bao gồm số lượng, phân bố, đặc điểm sinh học, mối quan hệ di truyền với một số giống vịt nội của Việt Nam, khả năng sinh sản và sản xuất thịt cũng như chất lượng thịt của vịt Cổ Lũng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt Cổ Lũng, Thanh Hóa

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐỖ NGỌC HÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA VỊT CỔ LŨNG, THANH HÓA Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 9.62.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN BÁ MÙI 2. TS. NGUYỄN VĂN DUY Phản biện 1: PGS. TS. Đinh Văn Chỉnh Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS. TS. Trần Thanh Vân Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: TS. Phạm Công Thiếu Viện Chăn nuôi Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Lƣơng Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp có truyền thống trồng lúa nƣớc từ lâu đời, việc canh tác lúa nƣớc luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các động vật thuỷ sinh nhƣ cua, cá, ốc,… đó là thức ăn cao đạm rất đƣợc vịt ƣa chuộng. Bên cạnh đó, trong quá trình thu hoạch, đã có một lƣợng thóc rất đáng kể bị rơi rụng. Lƣợng thóc này đƣợc thu hồi một cách hiệu quả nhất nhờ chăn nuôi vịt. Chính vì tận dụng đƣợc điều kiện tự nhiên là ruộng nƣớc có nhiều động vật thuỷ sinh, lƣợng thóc rụng trong quá trình thu hoạch lúa nên ngành chăn nuôi vịt của nƣớc ta rất phát triển. Trong những năm gần đây, Việt Nam sản xuất khoảng 3,5% số đầu vịt trên thế giới. Theo Tổng cục Thống kê (2018), tổng đàn vịt cả nƣớc là 76,911 triệu con, sản xuất 197,401 nghìn tấn thịt, sản lƣợng trứng đạt 4,543 tỷ quả và luôn đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Bên cạnh đó, do con giống có chất lƣợng chƣa tốt, thức ăn chăn nuôi thƣờng có giá thành cao, chính sách thuế chƣa hợp lý, trình độ thâm canh thấp, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ… đã đẩy giá thịt gà, lợn và trâu bò trong nƣớc lên rất cao so với mặt bằng giá cùng loại trên thế giới, đặc biệt cao so với thu nhập của ngƣời lao động, nhất là nông dân. Vì vậy, thịt vịt và trứng vịt đƣợc ngƣời dân sử dụng nhiều do có giá thành rẻ. Thịt vịt, do chăn nuôi tận dụng là chính nên có giá thành sản xuất rất thấp so với thịt gà. Vào chính vụ, thịt vịt thƣơng phẩm chỉ bằng 40 - 50% so với thịt gà. Có thể nói, thịt vịt là thực phẩm quan trọng của những ngƣời có thu nhập thấp và dân nghèo ở nƣớc ta. Hơn nữa, thịt vịt và trứng vịt là những thực phẩm đƣợc ngƣời dân Việt Nam ƣa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Trong khi hầu hết các dân tộc khác trên thế giới không thích ăn thịt vịt và trứng vịt thì ngƣời Việt lại rất thích. Thịt vịt và trứng vịt có hƣơng vị độc đáo và có nhiều các axit amin thiết yếu cũng nhƣ các axit béo không no (Pingel, 2009). Đặc biệt, các giống vịt bản địa với chất lƣợng thịt, trứng thơm ngon đã tạo nên những thƣơng hiệu nổi tiếng và ngày càng phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Trong lịch sử phát triển của mình, ngƣời nông dân nƣớc ta đã tạo ra đƣợc nhiều giống vịt quý nhƣ vịt Bầu Bến, vịt Bầu Quỳ, vịt Kỳ Lừa, vịt Đốm (Pất Lài), vịt Cỏ… có nhiều đặc tính tốt, thích nghi cao với điều kiện địa phƣơng, trong số đó có giống vịt Cổ Lũng. Vịt Cổ Lũng có nguồn gốc từ huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa đƣợc phục tráng và đƣa về nuôi giữ nguồn gen tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên từ năm 2012. Vịt Cổ Lũng đƣợc đánh giá là có khả năng thích nghi tốt với môi trƣờng sống trên địa bàn rộng, khả năng chống chịu bệnh cao, xƣơng nhỏ, thịt nhiều nạc, ngọt, thơm ngon, rất phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Mặc dù là giống vịt đặc sản bản địa, nhƣng một vài năm trở lại đây, do nhiều nguyên nhân nhƣ tập quán nuôi chăn thả tự do của ngƣời dân và sự du nhập của các giống vịt ngoại khiến đàn vịt Cổ Lũng có nguy cơ bị cận huyết và lai tạp. Nếu không có phƣơng án bảo tồn và phát triển kịp thời, giống vịt đặc sản bản địa này sẽ không còn giữ đƣợc nguồn giống thuần chủng. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện một cách có hệ thống và toàn diện về vịt Cổ Lũng. Chi tiết các đặc điểm về ngoại hình của vịt 1
  4. Cổ Lũng nhƣ thế nào để phân biệt với các giống vịt khác? sự phát triển về khối lƣợng và các chiều đo của vịt qua các tuần tuổi nhƣ thế nào? Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu có khác với các giống vịt khác không? mối quan hệ di truyền của vịt Cổ Lũng với một số giống vịt nội khác nhƣ thế nào? khả năng sinh sản, khả năng sinh trƣởng, khả năng cho thịt cũng nhƣ chất lƣợng thịt của vịt nhƣ thế nào? là những vấn đề cần đƣợc nghiên cứu nhằm mục tiêu bảo tồn, phát triển và khai thác có hiệu quả nguồn gen giống vịt Cổ Lũng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Cung cấp đƣợc thông tin có hệ thống và toàn diện về vịt Cổ Lũng, bao gồm số lƣợng, phân bố, đặc điểm sinh học, mối quan hệ di truyền với một số giống vịt nội của Việt Nam, khả năng sinh sản và sản xuất thịt cũng nhƣ chất lƣợng thịt của vịt Cổ Lũng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định số lƣợng, sự phân bố của vịt Cổ Lũng để đánh giá đƣợc tình hình chăn nuôi cũng nhƣ công tác bảo tồn và phát triển giống vịt Cổ Lũng tại địa phƣơng; tìm hiểu các đặc điểm ngoại hình đặc trƣng để phân biệt với các giống vịt nội khác. - Đánh giá đƣợc các chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa máu làm cơ sở để giải thích tại sao vịt Cổ Lũng có khả năng thích nghi và tính kháng bệnh cao; - Tìm hiểu mối quan hệ di truyền giữa vịt Cổ Lũng với một số giống vịt nội khác của Việt Nam để chỉ ra nguồn gốc của vịt Cổ Lũng; - Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, sinh sản, năng suất và chất lƣợng thịt của vịt Cổ Lũng nhằm so sánh với các giống vịt nội kiêm dụng khác của Việt Nam. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Xác định số lƣợng và sự phân bố của vịt Cổ Lũng tại huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2015 đến năm 2017. - Nghiên cứu mối quan hệ di truyền và các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu vịt trên đàn vịt Cổ Lũng hạt nhân nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên từ tháng 5/2016 - tháng 8/2016. - Đánh giá một đặc điểm sinh học, khả năng sinh sản của vịt Cổ Lũng tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên từ tháng 8/2016 - tháng 12/2017. - Các nghiên cứu về khả năng sản xuất thịt, chất lƣợng thịt của vịt Cổ Lũng tại các trang trại chăn nuôi vịt Cổ Lũng ở tỉnh Thanh Hóa từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2018. 1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đƣa ra đƣợc các thông tin cơ bản có hệ thống về số lƣợng, sự phân bố, thực trạng chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại huyện Bá Thƣớc. Các đặc điểm sinh học đặc trƣng, mối quan hệ di truyền giữa vịt Cổ Lũng với một số giống vịt nội ở Việt Nam. - Đánh giá đƣợc khả năng sinh sản, khả năng sản xuất thịt của vịt Cổ Lũng là cơ sở để đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen vịt Cổ Lũng tại Thanh Hóa. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu một cách có hệ thống và đầy đủ về số lƣợng, phân bố, đặc điểm sinh học, mối quan hệ di truyền với một số giống 2
  5. vịt nội của Việt Nam, khả năng sinh sản, khả năng sản xuất thịt và chất lƣợng thịt của vịt Cổ Lũng, làm phong phú thêm thông tin cơ bản về các giống vịt nội địa của Việt Nam. Các kết quả thu đƣợc là căn cứ khoa học cho các hƣớng nghiên cứu tiếp theo, là nguồn tƣ liệu rất bổ ích phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học về chăn nuôi. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần cung cấp thông tin quan trọng cho việc bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vịt Cổ Lũng, phục vụ cho công tác sử dụng giống vịt Cổ Lũng trong chăn nuôi vịt ở nƣớc ta. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Việt Nam có nguồn gen các giống vịt nội, vịt bản địa đa dạng và phong phú. Theo ƣớc tính hiện nay nƣớc ta có khoảng hơn 10 giống vịt đang trong diện cần bảo tồn nguồn gen (Phạm Công Thiếu, 2016). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, các giống vật nuôi có năng suất cao đã đƣợc nhập về Việt Nam làm thay đổi cơ bản ngành chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi vịt. Các giống vịt hƣớng trứng, hƣớng thịt đƣợc nhập về nuôi thích nghi đã đẩy năng suất chăn nuôi vịt lên cao gấp nhiều lần so với trƣớc đây. Bên cạnh đó, công tác chọn giống, lai tạo đã có những tiến bộ vƣợt bậc tạo nên sự đa dạng và phong phú các dòng, giống vịt ở Việt Nam. Ngƣợc lại, các giống vịt nội địa ngày càng nhận đƣợc ít sự quan tâm đầu tƣ, bảo tồn và phát triển. Số lƣợng các giống vịt này ngày càng ít đi về số lƣợng, bị lai tạp, cận huyết và thu hẹp dần khu vực phân bố. Chúng chủ yếu đƣợc nuôi giữ, bảo tồn ở các trung tâm, các viện nghiên cứu, một số ít còn lại phân bố rãi rác ở các khu vực nông thôn, miền núi. Do đó, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển các nguồn gen vịt bản địa này là vấn đề cấp thiết, cần đƣợc quan tâm. Các giống nhƣ vịt Cỏ, vịt Bầu Bến, vịt Bầu Quỳ, vịt Kỳ Lừa, vịt Mốc, vịt Đốm là những đối tƣợng chủ yếu của các nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các giống vịt nội ở nƣớc ta. Nguyễn Thị Minh và cs. (2011a,b) đã nghiên cứu về chọn lọc, nhân thuần, bảo tồn và phát triển nguồn gen vịt Cỏ màu cách sẻ. Khi cho lai giữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang thấy rằng: tỷ lệ đẻ bình quân của con lai đạt cao nhất 77,66% với năng suất tƣơng ứng là 283 quả/mái/52 tuần đẻ (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011h). Kết quả nghiên cứu trên con lai giữa vịt Cỏ và vịt CV 2000 layer cho thấy tỷ lệ đẻ bình quân ở 40 tuần đẻ là 75,7% cao hơn cả bố và mẹ, khối lƣợng trứng cao đạt 73 - 75g/quả (Doãn Văn Xuân và cs., 2011b). Khi nghiên cứu bảo tồn quỹ gen vịt Bầu Bến tại Hòa Bình, Hồ Khắc Oánh và cs. (2011) thấy rằng vịt có số lƣợng trứng khoảng 174 quả/mái/năm với khối lƣợng là 65 - 74g/quả. Nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên cho tỷ lệ đẻ bình quân 46,79%, năng suất trứng đạt 168,33 quả/mái/năm. Khối lƣợng cơ thể lúc 8 tuần tuổi đạt 1795,2g/con và tỷ lệ thân thịt đạt 66,3% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a). Theo Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs. (2012), tỷ lệ nuôi sống của vịt Bầu Bến từ 0 - 20 tuần tuổi là 91,72%, tuổi vào đẻ là 22 tuần tuổi, 3
  6. năng suất trứng đạt 170,3 quả/mái/năm, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 4,53%. Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011a,e) đã nghiên cứu về khả năng sản xuất của vịt Đốm, tiến hành chọn lọc vịt Đốm PL2, đánh giá sau 3 thế hệ. Nghiên cứu phép lai thuận nghịch giữa vịt Đốm và vịt Super M2 tạo con lai PT và TP có năng suất cao (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011k). Đặng Vũ Hòa (2015) đã sử dụng một số hàm sinh trƣởng để đánh giá khả năng sinh trƣởng của vịt Đốm và con lai với vịt T14, khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, đặc điểm ngoại hình để đánh giá các đặc điểm sinh học của vịt Đốm. Theo Trần Huê Viên và cs. (2002) vịt Kỳ Lừa có sức sản xuất thịt tốt, tỷ lệ hao hụt thấp và chất lƣợng thịt ngon. Giai đoạn 10 tuần tuổi con trống đạt 1707,6g/con, con mái đạt 1610,0g/con với mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng là 4,2kg. Tỷ lệ protein là 20,03%, tỷ lệ Lipit từ 1,36 - 1,4%, trong khi thịt lƣờn có tỷ lệ protein là 20,11% và tỷ lệ Lipit từ 1,16 - 1,45% (Nguyễn Thị Minh Tâm và cs., 2006a). Hệ số di truyền tính trạng khối lƣợng của bố mẹ cho con cái của vịt Kỳ Lừa h2 = 0,311 - 0,690 (Nguyễn Thị Minh Tâm và cs., 2006b). Các nghiên cứu trên vịt Hòa Lan của Hoàng Tuấn Thành và Dƣơng Xuân Tuyển (2016), vịt Mốc (Nguyen Duy Hoan, 2016), vịt Sín Chéng của Bui Huu Doan et al. (2017a,b) là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo để bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các giống vịt bản địa ở nƣớc ta. Chỉ thị phân tử là công cụ hữu hiệu trong việc đánh giá các biến dị di truyền, giải thích mối quan hệ di truyền giữa các giống và hỗ trợ việc quản lý các nguồn tài nguyên di truyền động, thực vật (Song et al., 2003; Teixeira et al., 2005). Tuy nhiên, các nghiên cứu về chỉ thị di truyền của vịt đang còn rất hạn chế (Paulus and Tiedemann, 2003; Huang et al., 2005). Một số kết quả nghiên cứu trên vịt nhƣ Chen et al. (2001); Zuo et al. (2004); Yan et al. (2005) phân tích đa dạng di truyền bằng phƣơng pháp đa hình các đoạn DNA nhân bản ngẫu nhiên - Random amplification polymorphic DNA (RAPD) và đa hình các độ dài các đoạn đƣợc nhân chọn lọc - Amplification fragment length polymorphism (AFLP). Huang et al. (2005); Tang et al. (2007) phân tích, phân loại các giống ngan và một số giống vịt nội Trung Quốc bằng microsatellites. Chỉ thị SSR là công cụ hữu ích cho hệ thống truy xuất vật nuôi. Chỉ thị SSR đủ khả năng để phân biệt vì nó đa hình hơn các chị thị di truyền khác. Một số bản đồ liên kết di truyền cũng đã đƣợc công bố trên vịt (Maak et al., 2003; Yinhua et al., 2005; Huang et al., 2005; Huang et al., 2006). Đối với chỉ thị SSR một số nghiên cứu đã sử dụng để xây dựng cây phát sinh chủng loại (Maak et al., 2003; Yinhua et al., 2005; Huang et al., 2006), các nghiên cứu về nguồn gốc loài và phân biệt loài (Seo et al., 2015). Seo et al. (2016) đã xác định các chỉ thị SSR có đa hình cao trên vịt để đánh giá sự đa dạng di truyền và sự phân biệt quần thể vịt bản địa ở Nam và Đông Á. Vịt Cổ Lũng có nguồn gốc từ huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa, có nhiều đặc điểm quý đó là khả năng chống chịu bệnh tốt, chất lƣợng thịt thơm ngon, thích nghi tốt với nhiều vùng sinh thái... ngoại hình gần giống với vịt Bầu, đây là giống vịt kiêm dụng có thể sử dụng theo hai hƣớng là lấy thịt và trứng. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có một nghiên cứu nào về vịt Cổ Lũng. Vì vậy, cần có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể để bảo tồn, khai thác và phát triển có hiệu quả nguồn gen giống vịt Cổ Lũng này. 4
  7. PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Khảo sát số lƣợng, sự phân bố và một số đặc điểm sinh học của vịt Cổ Lũng; 2. Nghiên cứu mối quan hệ di truyền giữa vịt Cổ Lũng với một số giống vịt nội của Việt Nam; 3. Xác định khả năng sinh sản của vịt Cổ Lũng; 4. Xác định khả năng sản xuất thịt và chất lƣợng thịt của vịt Cổ Lũng. 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Khảo sát số lượng, sự phân bố và một số đặc điểm sinh học của vịt Cổ Lũng Số lƣợng, sự phân bố của vịt Cổ Lũng thực hiện theo phƣơng pháp điều tra bằng bộ câu hỏi đƣợc thiết kế sẵn và các dữ liệu thứ cấp thu đƣợc từ chi cục thống kê huyện Bá Thƣớc. Đặc điểm sinh học, kích thƣớc các chiều đo thực hiện theo phƣơng pháp đo, quan sát, chụp ảnh, mô tả, ghi chép tại một số thời điểm sinh trƣởng. 3.2.2. Nghiên cứu mối quan hệ di truyền giữa vịt Cổ Lũng với một số giống vịt nội của Việt Nam Nghiên cứu mối quan hệ di truyền giữa vịt Cổ Lũng với một số giống vịt nội của Việt Nam bằng chỉ thị phân tử SSR (Simple Sequence Repeats - trình tự lặp lại đơn giản). 3.2.3. Xác định khả năng sinh sản của vịt Cổ Lũng Đánh giá khả năng sinh sản của vịt Cổ Lũng theo hƣớng dẫn của Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011). 3.2.4. Xác định khả năng sản xuất thịt và chất lƣợng thịt của vịt Cổ Lũng Đánh giá khả năng sản xuất thịt và chất lƣợng thịt của vịt Cổ Lũng nuôi thịt (broiler) theo hƣớng dẫn của Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011). 3.3. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU - Đối với tất cả các chỉ tiêu theo dõi đƣợc, tính các tham số thống kê (dung lƣợng mẫu, giá trị trung bình, sai số tiêu chuẩn, hệ số biến động) bằng phần mềm Excel 2007 hoặc SAS phiên bản 9.1. So sánh giá trị trung bình theo Duncan bằng phần mềm SAS phiên bản 9.1. - Xác định các hàm sinh trƣởng bằng phần mềm Statgraphics Centerion XV version 15.1.02. - Dữ liệu microsatellite đƣợc xử lý bởi: l. Các phần mềm FSTAT version 2.9.3, Genetix version 4.03, Microsatellite Analyser (MSA) version 4.05; 2. Chƣơng trình neighbor và consensus thuộc gói phần mềm Phylip version 3.69 phần mềm Treeview version 1.6.6, gói phần mềm ggplot2 và phần mềm R. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. SỐ LƢỢNG, SỰ PHÂN BỐ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VỊT CỔ LŨNG 4.1.1. Điều tra, đánh giá hiện trạng về tình hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng Tổng số lƣợng vịt Cổ Lũng trong 3 năm từ 2015 - 2017 tại huyện Bá Thƣớc lần lƣợt là: 35,8; 24,1 và 32,8 nghìn con. Sự tăng giảm số lƣợng của đàn vịt do ảnh hƣởng của khủng hoảng giá chăn nuôi từ cuối năm 2016 đầu năm 5
  8. 2017. Mặc dù là giống vịt bản địa, nhƣng số lƣợng và khu vực phân bố của vịt Cổ Lũng trên địa bàn huyện Bá Thƣớc không giống nhau. Vịt Cổ Lũng đƣợc nuôi chủ yếu ở 6 xã khu vực Quốc Thành (gồm Ban Công, Lũng Niêm, Lũng Cao, Cổ Lũng, Thành Sơn và Thành Lâm) với số lƣợng từ 2000 - 10000 con, các khu vực khác phân bố với số lƣợng rất ít. Các khu vực có chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh nhƣ Điền Quang, Điền Trung, Văn Nho, Thiết Ống, Kỳ Tân nhƣng chủ yếu là chăn nuôi gà và một số giống vịt khác nhƣ vịt Cỏ, vịt Super M, vịt Bầu… Tiến hành điều tra 124 hộ gia đình có chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại 6 xã vùng Quốc Thành (xã Ban Công, Thành Lâm, Thành Sơn, Lũng Niêm, Lũng Cao và Cổ Lũng) của huyện Bá Thƣớc vào thời điểm năm 2015 cho thấy: 100% hộ gia đình chăn nuôi vịt Cổ Lũng theo quy mô hộ gia đình. Không có các mô hình chăn nuôi trang trại, chƣa có cơ sở sản xuất giống. Đa số các hộ dân nuôi vịt Cổ Lũng theo phƣơng thức chăn thả và bán chăn thả. Nguồn thức ăn sử dụng trong chăn nuôi vịt là các loại thức ăn tự phối trộn và các loại thức ăn tận dụng từ sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng. Hình 4.1. Khu vực phân bố của vịt Cổ Lũng tại huyện Bá Thƣớc 4.1.2. Một số đặc điểm ngoại hình Một số đặc điểm ngoại hình của vịt Cổ Lũng đƣợc thể hiện trong bảng 4.1 và hình 4.2. Màu lông: khi mới nở vịt Cổ Lũng phủ toàn thân một bộ lông tơ màu xám đen xen kẽ có khoang màu vàng nhạt. Lông ở bụng và ngực có màu vàng nhạt, có phớt đen ở đầu và đuôi. Có một vệt xám đen chạy ngang mắt. Phân biệt với một số giống vịt khác cho thấy: vịt Đốm khi mới nở bộ lông có màu trắng nhạt hoặc vàng phớt xám, có phớt đen ở đầu và đuôi (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a; Doãn Văn Xuân và cs., 2011a; Đặng Vũ Hòa, 2015). Vịt Bầu Bến khi mới nở toàn thân cũng phủ một bộ lông tơ màu xám đen, xen kẽ có khoang vàng, đầu xám (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012; Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Tuy nhiên, tỷ lệ lông màu vàng của vịt Bầu Bến nhiều hơn và màu vàng 6
  9. đậm hơn so với vịt Cổ Lũng. Khi trƣởng thành, vịt Cổ Lũng trống có lông đầu màu xanh, xung quanh mắt màu trắng mờ. Phần cổ, ngực và lƣng lông màu nâu đỏ xen lẫn trắng. Cổ có một vòng tròn màu trắng. Phần đuôi và đuôi cánh có lông màu xanh đen, có 2-3 lông móc cong ở đuôi. Con mái lông màu cánh sẻ đậm, có vệt xám ngang mắt, cổ có một vòng tròn lông màu trắng hơi thắt lại, đuôi cánh có màu xanh đen. Phân biệt với một số giống vịt khác cho thấy: vịt Đốm trƣởng thành, con trống có lông màu xanh đen ở đầu và cổ. Dọc lƣng màu lông sẫm nhƣ màu lông cò lửa, đuôi có 2 - 3 lông móc rất cong; con mái lông có màu hoa mơ nhạt, có hàng lông đen ở cánh (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a; Doãn Văn Xuân và cs., 2011a; Đặng Vũ Hòa, 2015). Vịt Bầu Bến trƣởng thành có lông màu cánh sẻ đậm, con trống có đầu xám và có lông móc cong ở đuôi (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012; Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Bảng 4.1. Một số đặc điểm về ngoại hình của vịt Cổ Lũng Đặc điểm Chỉ Giai tiêu đoạn Vịt trống Vịt mái Trung gian giữa vịt Thân hình ngắn, hình chữ nhật, mình chuyên thịt và chuyên Hình dáng bè. trứng. Thân hình ngắn, hình chữ nhật, mình bè Đầu cổ Đầu to, cổ ngắn, rụt, ngực sâu. Chủ yếu là xám đen có khoang vàng. Bụng và ngực có màu vàng Mới nở nhạt. Có phớt đen ở đầu và đuôi. Có một vệt xám đen ngang mắt Lông đầu màu xanh, xung quanh mắt Lông màu cánh sẻ đậm, Màu màu trắng có một vệt xám ngang mắt. xung quanh mắt có vệt lông Trƣởng Phần cổ và lƣng lông màu nâu đỏ xen xám ngang mắt, cổ có thành lẫn trắng. Cổ có một vòng tròn màu một vòng tròn lông màu trắng. Phần đuôi có lông màu xanh trắng hơi thắt lại. đen, có lông móc cong ở đuôi. Mới nở Có màu vàng nhạt, hơi xám Màu Chân màu vàng thỉnh mỏ, Trƣởng Chân, Mỏ có màu vàng nhạt hơi xám. thoảng có chấm đen. Mỏ chân thành có màu vàng nhạt. Màu mỏ, chân: khi mới nở mỏ và chân của vịt Cổ Lũng có màu vàng nhạt, hơi xám. Lúc trƣởng thành chân thấp, nhỏ, màu vàng. Mỏ có màu vàng nhạt hơi xám thỉnh thoảng có chấm đen. Vịt Đốm, khi mới nở, mỏ và chân có màu vàng nhạt, có con hơi xám hoặc xám vàng. Khi trƣởng thành chân và mỏ vịt mái có màu vàng hoặc vàng nhạt, có con hơi xám. Con trống có mỏ màu xám xanh hoặc màu vàng, chân có màu vàng hoặc xám (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a; Doãn Văn Xuân và cs., 2011a; Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012; Đặng Vũ Hòa, 2015). Phân biệt với vịt Bầu Bến, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs. (2012) cho biết: vịt Bầu Bến khi mới nở mỏ và chân có màu xám, điểm vàng. Khi trƣởng 7
  10. thành có màu vàng nhạt hơi xám. Vịt Kỳ Lừa trƣởng thành mỏ có màu xám đen (68,91%) hoặc xám xanh (31,09%). Chân chủ yếu có màu xám (Trần Huê Viên và cs., 2002). Hình dáng: Vịt Cổ Lũng trƣởng thành cơ thể khá vững chắc, mình ngắn, bè, hình chữ nhật. Đầu to, cổ ngắn, rụt, ngực sâu, giữa vịt trống và vịt mái không có sự khác biệt rõ về ngoại hình. Phân biệt với một số giống vịt kiêm dụng khác cho thấy: vịt Kỳ Lừa có thân hình khối chữ nhật, đầu to, cổ vừa phải, mắt đen sáng (Trần Huê Viên và cs., 2002). Vịt Đốm cũng có thân hình chữ nhật dài, vững chắc, ngực sâu, hình dạng trung gian giữa vịt chuyên thịt và chuyên trứng. Đầu to vừa phải, cổ dài, có màu trắng hoặc đốm xám đen (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a; Doãn Văn Xuân và cs., 2011a; Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012; Đặng Vũ Hòa, 2015). Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình của vịt Bầu Bến, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs. (2012), Vũ Đình Trọng và cs. (2015), cho biết: vịt Bầu Bến trƣởng thành có thân hình vững chắc, ngực sâu, thân thấp và ngắn. Đầu xám xanh. Nhƣ vậy, vịt Cổ Lũng có thân hình tƣơng tự với một số giống vịt kiêm dụng phổ biến của nƣớc ta. Tuy nhiên, điểm nổi bật của vịt Cổ Lũng là đầu to, cổ ngắn, chân ngắn, thấp, mình bè. Hình 4.2. Vịt Cổ Lũng lúc mới nở và lúc trƣởng thành 4.1.3. Một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu của vịt Cổ Lũng Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh lý máu đƣợc thể hiện trong Bảng 4.2. Không có sự khác nhau về các chỉ số huyết học giữa vịt trống và vịt mái, ngoại trừ số lƣợng tiểu cầu (P
  11. Bảng 4.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh lý máu của vịt Cổ Lũng Chỉ tiêu ĐVT Trống Mái SEM P RBC 106/mm3 2,89 2,75 0,05 0,08 Hb g% 12,36 11,98 0,22 0,21 HCT % 44,52 44,07 1,06 0,76 PLT 103/mm3 24,59a 23,06b 0,33 0,002 MCV fL 155,60 161,80 4,91 0,40 MCH pg 43,03 43,89 0,90 0,55 MCHC g/dl 28,30 27,65 0,82 0,53 WBC 103/mm3 38,55b 40,98a 0,87 0,045 Neutrophils % 23,96 24,93 0,77 0,37 Eosinophil % 7,29 6,82 0,35 0,35 Basophil % 2,58b 3,58a 0,23 0,005 Lymphocyte % 53,96 52,68 0,87 0,30 Monocyte % 12,19 11,96 0,66 0,81 Ghi chú: RBC: số lƣợng hồng cầu có trong 1mm3 máu; Hb: số gam hemoglobin có trong 1 dL máu; HCT: dung tích hồng cầu; PLT: số lƣợng tiểu cầu; MCV: thể tích trung bình của hồng cầu; MCH: lƣợng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu; MCHC: nồng độ hemoglobin trung bình. WBC: tổng số bạch cầu; Neutrophils: bạch cầu đa nhân trung tính; Eosinophil: bạch cầu ái toan; Basophil: bạch cầu ái kiềm; Lymphocyte: lâm ba cầu; Monocyte: bạch cầu đơn nhân lớn Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau trên cùng một hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa trống và mái (P
  12. của Đặng Vũ Hòa (2015) trên vịt Đốm và con lai PT, TP có hàm lƣợng albumin lần lƣợt là 18,30; 18,12 và 17,60 g/L nhƣng cao hơn so với kết nghiên cứu của Châu Thị Huyền Trang và cs. (2014) trên vịt Xiêm có hàm lƣợng albumin đạt 17,08g/L. Bảng 4.3. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa máu vịt Cổ Lũng (g/l) Chỉ tiêu Trống Mái SEM P Albumin 17,26 17,99 0,22 0,06 α1 - Globulin 3,10 2,90 0,09 0,16 α2 - Globulin 7,26b 7,71a 0,12 0,01 β - Globulin 4,01 4,03 0,05 0,76 γ - Globulin 1,00 1,01 0,02 0,68 Protein tổng số 34,02 34,24 0,37 0,68 Hàm lƣơng α2 - globulin của vịt trống (7,26g/L) thấp hơn so với vịt mái (7,71g/L) với P0,05). Hàm lƣợng protein tổng số của vịt mái là 34,24g/L, vịt trống là 34,02g/L. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Hòa (2015) trên vịt Đốm và con lai PT, TP có hàm lƣợng protein tổng số lần lƣợt là 33,92; 33,55 và 32,50g/L. 4.2. MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN GIỮA VỊT CỔ LŨNG VỚI MỘT SỐ GIỐNG VỊT NỘI CỦA VIỆT NAM 4.2.1. Sự đa hình của các chỉ thị SSR với các giống vịt nghiên cứu PIC (Polymorphic Information Content) và He (Expected Heterozygosity) là các chỉ số sử dụng để đánh giá về đa dạng di truyền. Kết quả PCR với 12 cặp mồi SSR của 38 cá thể vịt đƣợc thể hiện ở Bảng 4.4 cho thấy: có 11 cặp mồi cho sự đa hình tốt (trừ mồi CAUD011) với số băng đa hình đạt từ 2 đến 6. Kết quả thu đƣợc 45 băng đa hình và 7 băng đơn hình, có trung bình 3,75 băng đa hình và 0,58 băng đơn hình trên mỗi mồi SSR (Hình 4.3). Trong nghiên cứu này, trung bình các chỉ số PIC và He của các mồi tƣơng đối cao lần lƣợt là 0,62 và 0,67 (trừ CAUD011 với PIC 0,23; He 0,28). Kết quả này tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của Alyethodi and Kumar (2012) trên vịt Moti của Ấn Độ, cặp mồi CAUD026 có chỉ số PIC và He lần lƣợt là 0,70 và 0,76. Trong khi cặp mồi CAUD011 có chỉ số PIC và He nhỏ nhất lần lƣợt là 0,23 và 0,28. 10
  13. Bảng 4.4. Số băng đa hình và hệ số PIC của 12 cặp mồi SSR STT Tên mồi Tổng số băng Số băng đơn hình PIC He 1 CAUD035 6 0 0,76 0,79 2 CAUD025 2 1 0,43 0,54 3 CAUD027 3 1 0,62 0,68 4 CAUD026 6 0 0,76 0,79 5 CAUD031 4 0 0,64 0,69 6 CAUD033 4 1 0,70 0,75 7 CAUD015 6 0 0,70 0,74 8 CAUD011 1 2 0,23 0,28 9 CAUD012 3 1 0,62 0,68 10 CAUD021 5 0 0,72 0,77 11 CAUD019 2 0 0,54 0,59 12 CAUD017 3 1 0,64 0,69 Tổng 45 7 Trung bình 3,75 0,58 0,62 0,67 Hình 4.3. Kết quả PCR-SSR với cặp mồi CAUD027 4.2.2. Quan hệ di truyền giữa các giống vịt nghiên cứu Hệ số tƣơng đồng của 38 cá thể vịt dao động trong khoảng 0,15 đến 0,94 và trung bình là 0,55. Hệ số tƣơng đồng di truyền giữa vịt Bầu Bến và vịt Cỏ trung bình là 0,35, vịt Cỏ và vịt Cổ Lũng trung bình là 0,40 và giữa vịt Cổ Lũng và vịt Bầu Bến trung bình 0,59. Mối quan hệ di truyền giữa các giống vịt đƣợc thể hiện trên Hình 4.4. Có thể nhận thấy rằng cây phân loại đƣợc chia làm 2 nhánh khác nhau, nhánh I và nhánh II. Nhánh I đƣợc chia làm 2 phân nhánh: phân nhánh Ia gồm các các cá thể vịt CL01, CL02, B06, CL19, CL20, CL21, B07, CL24, CL08, CL18, B01, CL15, B03, B05, B04; Phân nhánh Ib gồm các cá thể vịt CL09, CL13, CL11, CL16, CL26, CL22, CL03, CL07, CL27, CL12, CL04, CL05, CL06, CL23, CL25 và CL17. Nhánh II gồm 7 cá thể vịt thuộc quần thể vịt Cỏ (C01 đến C07). Nhƣ vậy, có thể thấy rằng quần thể vịt Cổ Lũng có quan hệ di truyền gần hơn với quần thể vịt Bầu (cùng 1 nhánh trên cây phân loại). 11
  14. Hình 4.4. Cây phân loại của 38 cá thể vịt thuộc 3 quần thể vịt 4.3. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA VỊT CỔ LŨNG 4.3.1. Khối lƣợng vịt Cổ Lũng nuôi để sinh sản qua các giai đoạn Khối lƣợng cơ thể vịt Cổ Lũng nuôi để sinh sản đƣợc thể hiện trong Bảng 4.5. Khối lƣợng vịt trống mới nở là 45,26g/con; vịt mái là 45,11g/con. Lúc 8 tuần tuổi, khối lƣợng vịt trống là 1293,23g/con; vịt mái 1226,97g/con. Kết thúc giai đoạn nuôi hậu bị (22 tuần tuổi), khối lƣợng vịt trống là 1934,77g/con; vịt mái 1789,34g/con. Bảng 4.5. Khối lƣợng vịt Cổ Lũng từ một ngày tuổi đến 22 tuần tuổi Đvt: g/con Tuần Vịt trống (n=108) Vịt mái (n=432) tuổi Mean ± SE Cv Mean ± SE Cv 1nt 45,26 ± 0,34 4,18 45,11 ± 0,47 5,73 1 113,80 ± 1,79 8,62 110,03 ± 1,15 5,76 2 274,32 ± 4,38 9,07 264,91 ± 3,70 7,65 3 511,93 ± 7,65 8,18 423,52 ± 6,83 8,83 4 640,63 ± 9,12 7,79 587,16 ± 6,86 6,29 5 871,30 ± 14,39 9,04 816,96 ± 11,94 8,00 6 1093,53 ± 18,42 9,22 1052,77 ± 16,87 8,77 7 1148,50 ± 21,60 10,30 1107,42 ± 15,55 7,69 8 1293,23 ± 21,80 9,23 1226,87 ± 22,11 9,87 10 1388,33 ± 14,89 5,87 1329,15 ± 19,69 8,11 12 1476,23 ± 19,32 7,16 1440,31 ± 20,61 7,84 14 1570,23 ± 25,18 8,78 1560,89 ± 21,87 7,67 16 1654,83 ± 18,51 6,12 1606,70 ± 20,80 7,09 18 1746,47 ± 15,90 5,00 1696,06 ± 20,15 6,50 20 1838,87 ± 22,62 9,75 1724,08 ± 17,34 5,38 22* 1934,77 ± 19,48 8,67 1789,34 ± 18,02 5,58 Ghi chú: 22*: tuần tuổi vào đẻ Khi nuôi bảo tồn tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên vịt Bầu Bến lúc mới nở có khối lƣợng là: 39,0g (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a); 41,0 - 42,0g/con (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012); 39,0 - 44,0g/con (Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Lúc 8 tuần tuổi vịt có khối lƣợng là: 1212,0g/con (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a); 1207,2 - 1220,1g/con (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012); 1238,1 - 1336,4g/con (Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Kết thúc giai đoạn hậu bị, chuyển vào đẻ vịt Bầu Bến nặng: 2008,0g/con (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a); 1790,0g/con (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012); 1790,0 - 1857,3g/con (Vũ Đình Trọng và cs., 2015). 12
  15. Nghiên cứu nuôi giữ, bảo tồn vịt Đốm tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011a) cho biết: khối lƣợng vịt Đốm lúc mới nở nặng 41,0g/con; 8 tuần tuổi nặng 1238,0g/con, đến lúc vào đẻ (25 tuần tuổi) nặng 2125g/con. Theo Doãn Văn Xuân và cs. (2011a), khối lƣợng của vịt Đốm (PL2) qua 4 thế hệ lúc mới nở nặng từ 41,97 - 42,0g/con, lúc 8 tuần tuổi nặng từ 1125,0 - 1265,0g/con. Kết thúc giai đoạn hậu bị, chuyển vào đẻ vịt mái có khối lƣợng từ 1725,0 - 1790,0g/con. Nhƣ vậy, khối lƣợng cơ thể của vịt Cổ Lũng tƣơng tự nhƣ một số giống vịt Bầu khác của nƣớc ta nhƣ vịt Đốm, vịt Bầu Bến, vịt bầu Sín Chéng. 4.3.2. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về tỷ lệ đẻ của vịt Cổ Lũng ở thế hệ thứ 3 và so sánh với thứ hệ 1 và thế hệ 2 đƣợc thể hiện trong Bảng 4.6 và biểu diễn ở Hình 4.5. Bảng 4.6. Tỷ lệ đẻ của vịt Cổ Lũng (%) Tuần Thế hệ 1 (n=250) Thế hệ 2 (n=300) Thế hệ 3 (n=432) đẻ Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE 1 5,12 ± 0,33 5,07 ± 0,28 4,85 ± 0,28 4 12,29 ± 0,67 22,68 ± 0,26 29,06 ± 3,34 8 27,11 ± 0,53 56,43 ± 4,05 58,44 ± 1,06 12 37,74 ± 0,16 68,69 ± 1,75 69,86 ± 1,79 16 68,18 ± 1,58 61,79 ± 1,92 57,89 ± 2,12 20 49,83 ± 2,55 51,34 ± 0,54 50,65 ± 2,06 24 65,07 ± 1,80 64,00 ± 0,93 59,91 ± 1,66 28 52,27 ± 1,93 50,18 ± 5,46 48,15 ± 3,06 32 53,38 ± 3,44 51,21 ± 0,11 48,03 ± 1,50 36 49,55 ± 1,69 44,81 ± 4,74 50,61 ± 5,08 40 46,49 ± 1,31 44,64 ± 5,10 46,32 ± 3,52 44 51,11 ± 3,11 39,39 ± 0,79 45,13 ± 2,26 48 48,50 ± 2,65 38,49 ± 2,66 36,94 ± 2,82 52 37,17 ± 2,38 33,57 ± 2,10 38,01 ± 2,65 TB 45,02 ± 0,42 46,85 ± 0,11 48,09 ± 0,16 Các số liệu cho thấy: ở tuần đẻ đầu tiên vịt Cổ Lũng đạt tỷ lệ đẻ từ 4,85 - 5,12% sau đó tăng dần và đạt đỉnh 71,08% lúc 15 tuần đẻ ở thế hệ 1; 71,79% lúc 13 tuần đẻ ở thế hệ thứ 2 và 70,84% lúc 13 tuần đẻ ở thế hệ thứ 3. Sau khi đạt đỉnh, tỷ lệ đẻ của vịt giảm xuống và dao động không ổn định cho đến tuần đẻ thứ 52. Trong giai đoạn này, tỷ lệ đẻ của vịt đạt đỉnh lần 2 mặc dù không cao hơn so với lần đạt đỉnh lần 1 lúc 25 tuần đẻ. Tỷ lệ đẻ đạt đỉnh lần 2 ở các thế hệ lần lƣợt là: 66,37; 64,90 và 67,84%. Tỷ lệ đẻ giảm thấp nhất còn 37,17% lúc 52 tuần đẻ ở thế hệ 1; 31,31% lúc 51 tuần đẻ ở thế hệ 2 và 35,66% lúc 51 tuần đẻ ở thế hệ 3. Nhƣ vậy, quy luật chung về diễn biến tỷ lệ đẻ của vịt Cổ Lũng là: tỷ lệ đẻ của vịt tăng nhanh sau khi bắt đầu đẻ (tỷ lệ đẻ đạt 5%) và đạt đỉnh đẻ ở tuần đẻ thứ 13 - 15, sau đó tỷ lệ đẻ có xu hƣớng giảm dần rồi lại tăng lên tƣơng đối nhanh để đạt đỉnh đẻ lần thứ hai, mặc dù đỉnh đẻ này không cao bằng đỉnh đẻ thứ nhất. Sau đó, tỷ lệ đẻ giảm cho tới hết chu kỳ đẻ trứng. Theo dõi một số nghiên cứu về tỷ lệ đẻ của các giống vịt nội khác cho thấy: vịt Bầu Bến nuôi tại Hòa Bình có tỷ lệ đẻ trung bình/52 tuần đẻ là 47,67% (Hồ Khắc Oánh và cs., 2011). Khi nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên 13
  16. vịt Bầu Bến có tỷ lệ đẻ bình quân/52 tuần đẻ là: 46,79% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a); 48,11% (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012) và từ 44,16 - 46,4% (Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Vịt Đốm có tỷ lệ đẻ trung bình/52 tuần đẻ là: 45,16% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a); 46,58% (Doãn Văn Xuân và cs., 2011a). Khi chọn lọc qua 3 thế hệ, vịt Đốm có tỷ lệ đẻ trung bình từ 45,16 - 48,4% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011e). Theo Đặng Vũ Hòa (2015), tỷ lệ đẻ của vịt Đốm qua các năm 2010 - 2011; 2011 - 2012 và 2012 - 2013 lần lƣợt là: 39,13; 44,06 và 46,94%. Nhƣ vậy, tỷ lệ đẻ của vịt Cổ Lũng tƣơng đƣơng với các giống vịt kiêm dụng khác của Việt Nam. 80 Tỷ lệ đẻ (%) 70 60 50 40 30 20 10 0 1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37 40 43 46 49 52 Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 Tuần đẻ Hình 4.5. Tỷ lệ đẻ của vịt Cổ Lũng qua 3 thế hệ Theo dõi đến hết 52 tuần đẻ, năng suất trứng tích lũy của vịt Cổ Lũng ở thế hệ 1, thế hệ 2 và thế hệ 3 lần lƣợt là: 163,91; 170,53 và 175,06 quả/mái (Bảng 4.7). Theo Hồ Khắc Oánh và cs. (2011), vịt Bầu Bến nuôi khảo sát tại Hòa Bình có năng suất trứng là 174 quả/mái/năm. Khi nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, năng suất trứng đạt: 168,33 quả/mái/năm (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a); 170,3 quả/mái/năm (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012); 164,65 - 170,3 quả/mái/năm (Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Kết quả nghiên cứu nuôi giữ, bảo tồn quỹ gen vịt Đốm của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011a) tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên có năng suất trứng là 164,63 quả/mái/năm. Khi chọn lọc vịt Đốm kiêm dụng PL2 qua 3 thế hệ có năng suất trứng lần lƣợt là: 164,63; 167,7 và 176,2 quả/mái/năm (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011e).Vịt Sín Chéng nuôi tại Lào Cai có năng suất trứng của vịt Sín Chéng đạt 168,77quả/mái/năm (Bui Huu Doan et al., 2017b). Mức tiêu tốn thức ăn trong tuần đẻ đầu tiên của các thế hệ lần lƣợt là 27,33; 27,33 và 27,57 kg thức ăn/10 quả trứng. Trong các tuần đẻ tiếp theo, do tỷ lệ đẻ tăng nhanh và đạt đỉnh đẻ lúc 13 - 15 tuần đẻ nên tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng giai đoạn này giảm, thấp nhất ở thế hệ 1 là 2,57 ở 15 tuần đẻ; ở thế hệ 2 là 2,41; ở thế hệ 3 là 2,40 kg thức ăn/10 quả trứng. Nhìn chung diễn biến của tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ đẻ của đàn vịt mái. Điều này phù hợp với quy luật chung. 14
  17. Bảng 4.7. Năng suất trứng tích lũy của vịt Cổ Lũng (quả/mái) Tuần Thế hệ 1 (n=250) Thế hệ 2 (n=300) Thế hệ 3 (n=432) Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE đẻ 1 0,36 ± 0,02 0,35 ± 0,02 0,34 ± 0,01 4 2,53 ± 0,06 3,55 ± 0,03 4,54 ± 0,29 8 9,14 ± 0,13 16,65 ± 0,50 19,88 ± 0,92 12 18,25 ± 0,17 34,45 ± 1,30 38,05 ± 1,02 16 37,14 ± 0,13 52,21 ± 1,18 55,75 ± 0,38 20 50,82 ± 0,45 68,63 ± 1,35 69,58 ± 0,49 24 66,17 ± 0,51 84,32 ± 1,05 84,77 ± 0,68 28 83,14 ± 0,54 99,99 ± 1,63 100,50 ± 0,93 32 98,14 ± 0,63 113,84 ± 1,15 113,72 ± 0,97 36 112,14 ± 0,82 126,37 ± 0,33 127,26 ± 0,72 40 125,74 ± 0,64 138,66 ± 0,74 139,97 ± 0,03 44 139,52 ± 0,92 150,13 ± 0,77 152,97 ± 0,24 48 152,81 ± 1,26 161,33 ± 0,17 164,62 ± 0,13 52 163,91 ± 1,54 170,53 ± 0,05 175,06 ± 0,22 Tính chung toàn chu kỳ đẻ trứng 52 tuần đẻ, tiêu tốn thức ăn của vịt Cổ Lũng qua các thế hệ lần lƣợt là: 4,69; 4,32 và 4,17 kg thức ăn/10 quả trứng. Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn của vịt Cổ Lũng (kg thức ăn/10 quả trứng) Tuần Thế hệ 1 (n=250) Thế hệ 2 (n=300) Thế hệ 3 (n=432) đẻ Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE 1 27,33 ± 1,87 27,33 ± 0,90 27,57 ± 1,69 4 9,93 ± 0,58 7,20 ± 0,32 6,00 ± 0,70 8 3,53 ± 0,17 3,37 ± 0,33 2,70 ± 0,25 12 3,43 ± 0,26 2,90 ± 0,20 2,43 ± 0,18 16 2,67 ± 0,30 2,77 ± 0,17 3,67 ± 0,14 20 2,80 ± 0,51 2,80 ± 0,26 2,70 ± 0,10 24 3,23 ± 0,17 2,70 ± 0,17 2,67 ± 0,17 28 3,27 ± 0,33 3,40 ± 0,23 3,60 ± 0,06 32 3,47 ± 0,30 2,80 ± 0,32 3,57 ± 0,20 36 3,46 ± 0,08 3,07 ± 0,03 3,50 ± 0,20 40 3,60 ± 0,25 3,20 ± 0,17 3,60 ± 0,10 44 3,83 ± 0,27 4,10 ± 0,11 3,68 ± 0,29 48 3.93 ± 0,35 4,67 ± 0,29 4,60 ± 0,35 52 5,77 ± 0,37 4,50 ± 0,17 4,40 ± 0,17 TB 4,69 ± 0,30 4,32 ± 0,15 4,17 ± 0,20 Theo dõi kết quả nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng ở các giống vịt nội khác cho thấy: vịt Bầu Bến nuôi bảo tồn tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên có mức tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 4,53 kg (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012). Theo Đặng Vũ Hòa (2015), vịt Đốm nuôi theo các năm 2010 - 2011; 2011 - 2012 và 2012 - 2013 có mức tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giống lần lƣợt là: 5,47; 4,29 và 5,43 kg. 4.3.3. Chất lƣợng trứng và các chỉ số ấp nở Khối lƣợng trứng của vịt Cổ Lũng tại thời điểm khảo sát lúc 13 tuần đẻ là 71,36g/quả (Bảng 4.9). So sánh với khối lƣợng trứng của một số giống vịt nội khác cho thấy: vịt Bầu Bến có khối lƣợng trứng dao động từ 65 - 74g/quả (Hồ Khắc Oánh và cs., 2011), 51 - 72g/quả, trung bình đạt 66,30g/quả (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a). Vịt Đốm trong nghiên cứu của Đặng Vũ Hòa (2015) có 15
  18. khối lƣợng 68,04g/quả. Vịt Sín Chéng nuôi tại Lào Cai có khối lƣợng trứng trung bình đạt 70,52g/quả (Bui Huu Doan et al., 2017b). Khối lƣợng lòng đỏ, khối lƣợng lòng trắng và khối lƣợng vỏ lần lƣợt là 22,71; 40,55 và 8,10g tƣơng ứng với tỷ lệ 31,82; 56,82 và 11,36% so với khối lƣợng trứng. Theo Nguyễn Thị Mai và cs. (2009), tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ lòng trắng và tỷ lệ vỏ lần lƣợt là: 35,6; 52,1 và 12,3%. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011a) cho biết: tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ lòng trắng và tỷ lệ vỏ của vịt Bầu Bến lần lƣợt là: 34,7; 52,0 và 11,5%, các chỉ tiêu này trên vịt Đốm lần lƣợt là: 35,3; 51,7 và 11,7%. Bảng 4.9. Chất lƣợng trứng của vịt Cổ Lũng lúc 38 tuần tuổi (n = 30) Giá trị ĐVT Chỉ tiêu Mean ± SE Cv (%) Khối lƣợng trứng g 71,36 ± 0,61 4,98 Khối lƣợng lòng đỏ g 22,71 ± 0,23 5,86 Tỷ lệ lòng đỏ % 31,82 ± 0,31 5,72 Khối lƣợng lòng trắng g 40,55 ± 0,49 6,92 Tỷ lệ lòng trắng % 56,82 ± 0,33 3,40 Khối lƣợng vỏ g 8,10 ± 0,10 7,49 Tỷ lệ vỏ % 11,36 ± 0,10 5,33 Chỉ số hình thái - 1,40 ± 0,00 2,97 Chỉ số lòng đỏ - 0,41 ± 0,00 6,07 Chỉ số lòng trắng đặc - 0,15 ± 0,00 7,84 Đơn vị Haugh - 89,65 ± 0,63 4,07 Màu lòng đỏ Độ Roche 13,06 ± 0,15 6,61 Độ dày vỏ mm 0,37 ± 0,00 11,68 Đƣờng kính lòng trắng đặc mm 102,10 ± 0,87 4,87 Đƣờng kính lòng đỏ mm 48,23 ± 0,31 3,73 Chiều cao lòng trắng mm 8,58 ± 0,11 7,38 Chiều cao lòng đỏ mm 20,01 ± 0,17 5,10 Chỉ số hình thái của trứng vịt Cổ Lũng là 1,40. Theo Nguyễn Thị Mai và cs. (2009), chỉ số hình thái của trứng vịt dao động trong khoảng 1,20 - 1,58. Chỉ số hình thái của trứng vịt Bầu Bến dao động trong khoảng: 1,40 - 1,41 (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a; Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012; Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Chỉ số hình thái của vịt Đốm là 1,38 (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a; Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012). Theo Bui Huu Doan et al. (2017b), chỉ số hình thái của trứng vịt Sín Chéng là 1,40. Chỉ số lòng đỏ của trứng vịt Cổ Lũng là 0,41 cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Bui Huu Doan et al. (2017b) trên vịt Sín Chéng có chỉ số lòng đỏ là 0,40 và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Hòa (2015) trên vịt Đốm có chỉ số lòng đỏ là 0,44. Đơn vị Haugh là một đại lƣợng biểu thị mối quan hệ giữa khối lƣợng trứng và chiều cao lòng trắng đặc. Chỉ tiêu này càng cao thì chất lƣợng trứng càng tốt. Kết quả khảo sát chất lƣợng trứng của vịt Cổ Lũng có đơn vị Haugh là 89,65. Chỉ tiêu này ở vịt Bầu Bến là: 83,9 (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a); 84,8 (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012) và từ 89,96 - 91,27 (Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Vịt Đốm có đơn vị Haugh là: 84,6 (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a, 2011e; Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012); 79,84 (Đặng Vũ Hòa, 2015). Kết quả nghiên cứu chất lƣợng trứng của vịt Sín Chéng nuôi tại Lào Cai 16
  19. có đơn vị Haugh là: 91,16 (Bui Huu Doan et al., 2017). Nhƣ vậy, không có sự khác biệt nhiều về đơn vị Haugh ở các giống vịt nói trên. Độ dày vỏ trứng của vịt Cổ Lũng trung bình là 0,37mm. Kết quả này thấp hơn với công bố của Bui Huu Doan et al. (2017b) trên vịt Sín Chéng có độ dày vỏ trứng là 0,39mm và cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Hòa (2015) trên vịt Đốm có độ dày vỏ trứng đo đƣợc ở 3 phần: đầu to, xích đạo và đầu nhỏ có các số đo lần lƣợt là 0,34; 0,35 và 0,34 mm. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu ấp nở của vịt Cổ Lũng đƣợc thể hiện trong Bảng 4.10. Kết quả cho thấy, sau 7 đợt ấp các chỉ tiêu ấp nở của vịt Cổ Lũng đạt khá cao: tỷ lệ trứng có phôi đạt 95,19%; tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 87,71%; tỷ lệ nở/số trứng ấp đạt 83,50% và tỷ lệ vịt loại I/số vịt nở ra đạt 94,57%. Bảng 4.10. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu ấp nở của vịt Cổ Lũng (n = 7 đợt ấp) Giá trị Chỉ tiêu Mean ± SE Cv (%) Số trứng trung bình đƣa vào ấp (quả) 384,71 ± 18,54 12,75 Tỷ lệ trứng có phôi (%) 95,19 ± 0,54 1,52 Tỷ lệ nở/trứng có phôi (%) 87,71 ± 0,49 1,48 Tỷ lệ nở/trứng ấp (%) 83,50 ± 0,68 2,16 Tỷ lệ vịt loại I/số vịt nở (%) 94,57 ± 0,63 1,76 Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011a), tỷ lệ trứng có phôi của vịt Đốm và vịt Bầu Bến lần lƣợt là 95,2 và 96,1%; tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt tƣơng ứng là 86,7 và 87,2%. Cũng nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs. (2012) cho biết: vịt Đốm và vịt Bầu Bến có tỷ lệ trứng có phôi đạt lần lƣợt là 95,22 và 95,06%, tỷ lệ nở/số trứng có phôi đạt 86,93 và 87,13% tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp đạt lần lƣợt là 82,78 và 82,82%, tỷ lệ con loại I/số con nở ra đạt lần lƣợt 94,50 và 93,24%. Nhƣ vậy, không có sự khác biệt nhiều về các chỉ tiêu ấp nở của vịt Cổ Lũng khi so sánh với một số giống vịt bản địa khác của Việt Nam. 4.4. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT VÀ CHẤT LƢỢNG THỊT CỦA VỊT CỔ LŨNG NUÔI THỊT 4.4.1. Tỷ lệ nuôi sống Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống của vịt Cổ Lũng nuôi thịt (đƣợc thể hiện trong Bảng 4.11) cho thấy, vịt Cổ Lũng nuôi thịt có tỷ lệ nuôi sống cao, nuôi đến 12 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của vịt trống đạt 96,67%, vịt mái đạt 94%. Bảng 4.11. Tỷ lệ nuôi sống của vịt Cổ Lũng thƣơng phẩm đvt: %, n=3 Tuần Vịt trống Vịt mái tuổi Mean ± SE Cv Mean ± SE Cv 0-4 98,67 ± 0,67 1,71 96,67 ± 1,33 2,38 4-8 98,67 ± 1,33 2,34 97,93 ± 0,03 0,05 8 - 12 99,32 ± 0,68 1,18 99,27 ± 0,72 1,26 Cả kỳ 96,67 ± 0,67 1,20 94,00 ± 2,00 3,68 17
  20. Vịt Kỳ Lừa nuôi tại cơ sở sản xuất giai đoạn từ 1 - 70 ngày tuổi có tỷ lệ nuôi sống trung bình đạt 93,36% (Trần Huê Viên và cs., 2002), nuôi tại Viện Chăn nuôi giai đoạn từ 0 - 10 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 96,8% (Nguyễn Thị Minh Tâm và cs., 2006a). Vịt Bầu Bến và vịt Đốm giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 91,72% và 94,67% (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012). Vịt Hòa Lan nuôi tại Tiền Giang giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt từ 96,0 - 97,7% (Hoàng Tuấn Thành và Dƣơng Xuân Tuyển, 2016). Vịt Sín Chéng giai đoạn từ 1 - 12 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống là 95,5% (Bui Huu Doan et al., 2017a). Nhƣ vậy, vịt Cổ Lũng thƣơng phẩm trong nghiên cứu này có tỷ lệ nuôi sống tƣơng đƣơng với các kết quả đã dẫn trên vịt một số giống vịt bản địa ở nƣớc ta. 4.4.2. Khối lƣợng cơ thể Khối lƣợng cơ thể của vịt Cổ Lũng nuôi thịt qua các tuần tuổi đƣợc thể hiện trong Bảng 4.12. Sự khác nhau về khối lƣợng cơ thể giữa vịt trống và vịt mái qua các giai đoạn tuổi có ý nghĩa thống kê (P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2