intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số thông số về cấu tạo và chế độ làm việc của liên hợp máy băm ép nước dứa

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

69
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm tạo ra thiết bị băm ép nước dứa phục vụ dây chuyền sản xuất nước dứa và nước dứa cô đặc nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng điện, giảm chi phí sản xuất, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số thông số về cấu tạo và chế độ làm việc của liên hợp máy băm ép nước dứa

1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1<br /> <br /> Tính cấp thiết của đề tài<br /> <br /> Dứa là loại trái cây quí, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, được<br /> coi là “nữ hoàng” (Queen) của các loài quả. Diện tích trồng dứa ở nước ta hiện<br /> nay khoảng 39.900ha, sản lượng 502.700 tấn, kim ngạch xuất khẩu các sản<br /> phẩm dứa đạt 41,4 triệu USD/ 1 năm, đứng đầu trong xuất khẩu rau quả. Cây<br /> dứa đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho hàng triệu nông<br /> dân ở nhiều địa phương trong cả nước.<br /> Trong các sản phẩm chế biến từ dứa, nước dứa được tiêu thụ nhiều nhất vì<br /> nó có giá trị kinh tế cao, thuận tiện cho việc vận chuyển và bảo quản lâu dài.<br /> Trong quy trình sản xuất nước dứa thì băm ép nước dứa là những khâu quan<br /> trọng quyết định đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm.<br /> Hiện nay, các nhà máy chế biến dứa quy mô công nghiệp mới chỉ đáp ứng<br /> được một phần nhu cầu chế biến dứa nguyên liệu. Tại nhiều địa phương đang rất<br /> thiếu những thiết bị ép nước dứa phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu và khả<br /> năng đầu tư của các doanh nghiệp chế biến. Các thiết bị chế biến dứa hiện đại<br /> nhập khẩu của nước ngoài tuy năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt nhưng cần<br /> vốn đầu tư rất lớn, không phù hợp với quy mô và khả năng tài chính của các cơ<br /> sở sản xuất trong nước. Một số cơ sở sản xuất, Viện, trường Đại học đã nghiên<br /> cứu thiết kế, chế tạo một số máy băm, ép nước dứa. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn<br /> chế như: chất lượng sản phẩm không ổn định, chi phí năng lượng lớn, chi phí<br /> đầu tư thiết bị, bảo trì và sửa chữa lớn nên các cơ sở sản xuất khó chấp nhận.<br /> Ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thiết bị băm ép nước<br /> dứa, thiết bị chế tạo trong nước rất ít và còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiên<br /> cứu thiết kế, chế tạo thiết bị băm ép nước dứa phù hợp với điều kiện sản xuất<br /> trong nước nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, có thể<br /> triển khai áp dụng rộng rãi trong sản xuất là vấn đề rất cấp thiết.<br /> Xuất phát từ thực tiễn trên đây, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một<br /> số thông số về cấu tạo và chế độ làm việc của liên hợp máy băm ép nước dứa”.<br /> 2<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> <br /> - Tạo ra thiết bị băm ép nước dứa phục vụ sản xuất nước dứa và nước dứa cô<br /> đặc nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng điện,<br /> giảm chi phí sản xuất, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.<br /> - Xác định một số thông số về cấu tạo và chế độ làm việc tối ưu làm cơ sở để<br /> hoàn thiện thiết kế, chế tạo liên hợp máy băm ép nước dứa.<br /> <br /> 2<br /> 3<br /> <br /> Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Xác định tính chất cơ lý, hóa của dứa liên quan đến quá trình băm ép dứa.<br /> <br /> - Xây dựng mô hình lý thuyết quá trình ép nguyên liệu dứa nhằm định<br /> hướng cho việc thiết kế liên hợp máy băm ép dứa.<br /> - Nghiên cứu thực nghiệm xác định một số thông số về cấu tạo và chế<br /> độ làm việc tối ưu làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy trình công nghệ và<br /> thiết kế, cải tiến liên hợp máy băm ép dứa.<br /> - Ứng dụng liên hợp máy băm ép nước dứa trong sản xuất nhằm xác định hiệu<br /> quả kinh tế - kỹ thuật của liên hợp máy để có thể áp dụng rộng rãi trong sản xuất.<br /> 4<br /> 4.1<br /> <br /> Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> Là các thông số về cấu tạo và chế độ làm việc của liên hợp máy băm ép nước<br /> dứa: tốc độ dao băm, tốc độ vít xoắn, khe hở cửa thoát bã và chiều rộng lỗ sàng.<br /> 4.2<br /> <br /> Phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> Nghiên cứu mô hình liên hợp máy băm ép dứa kiểu vít xoắn BE-500 có năng<br /> suất 500 kg/h.<br /> 5<br /> <br /> Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> <br /> - Đã ứng dụng phương pháp mô hình hóa và mô phỏng để biểu diễn mối<br /> quan hệ của một số thông số trong quá trình ép nước dứa và ứng dụng để xác định<br /> một số thông số cơ bản về cấu tạo và chế độ làm việc của liên hợp máy băm ép<br /> nước dứa, nhằm định hướng cho việc thiết kế, chế tạo liên hợp máy.<br /> - Đã thiết kế, chế tạo thành công liên hợp máy băm ép nước dứa có bộ phận<br /> băm và bộ phận ép lắp trên cùng một khung bệ máy, góp phần nâng cao năng suất,<br /> chất lượng sản phẩm, giảm chi phí lao động và tiết kiệm điện năng phù hợp với quy<br /> mô của các cơ sở chế biến ở nước ta hiện nay.<br /> 6<br /> <br /> Những đóng góp mới của luận án<br /> <br /> - Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với thực nghiệm đã thiết lập được mô hình toán<br /> và mô phỏng được mối quan hệ của một số thông số trong quá trình ép từ đó xác<br /> định được các thông số cơ bản về cấu tạo và chế độ làm việc của liên hợp máy<br /> băm ép nước dứa nhằm định hướng cho việc thiết kế liên hợp máy.<br /> - Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đơn, đa yếu tố và nghiên cứu tối ưu tổng<br /> quát đã xác định được giá trị tối ưu của các yếu tố vào: tốc độ quay của vít xoắn,<br /> khe hở cửa thoát bã, chiều rộng lỗ sàng và giá trị tối ưu của các thông số ra: độ sót<br /> dịch quả, năng suất máy và chi phí điện năng riêng. Đó là cơ sở để hoàn thiện thiết<br /> kế và chế tạo liên hợp máy băm ép nước dứa phục vụ sản xuất.<br /> - Đã thiết kế chế tạo liên hợp máy băm ép nước dứa có bộ phận băm được kết<br /> <br /> 3<br /> cấu bởi các hàng dao động và dao tĩnh bố trí xen kẽ nhau, bộ phận ép kiểu vít xoắn<br /> hình côn với bước xoắn giảm dần, nhờ đó giảm được lượng dịch quả sót theo bã,<br /> nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thuận lợi cho việc tự động hóa dây<br /> chuyền sản xuất. Thiết bị có cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, hoàn toàn có thể chế tạo<br /> trong nước thay thế cho các thiết bị nhập ngoại đắt tiền, vì thế có thể áp dụng rộng<br /> rãi cho các cơ sở sản xuất.<br /> 7<br /> <br /> Cấu trúc nội dung luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị các phụ lục, luận án gồm 4 chương:<br /> Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về công nghệ và thiết bị băm ép dứa.<br /> Chương 2: Nguyên liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.<br /> Chương 3: Mô hình hóa và mô phỏng quá trình ép nước dứa.<br /> Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm.<br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ<br /> VÀ THIẾT BỊ BĂM ÉP NƯỚC DỨA<br /> <br /> 1.1 Đặc điểm cấu tạo, phân loại, thành phần hoá học và công dụng của quả<br /> dứa<br /> 1.1.1 Đặc điểm cấu tạo của quả dứa<br /> Quả dứa thuộc loại quả kép, bao gồm nhiều quả gắn trên một trục hoa. Kích<br /> thước, màu sắc, hình dạng quả thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện trồng. Về cấu<br /> tạo quả dứa có 3 phần: vỏ quả, thịt quả và lõi (hình 1.1).<br /> <br /> Thịt<br /> <br /> Chồi (hoa)<br /> Vỏ<br /> <br /> Lõi<br /> <br /> Hình 1.1 Quả dứa<br /> <br /> 1.1.2 Phân loại dứa<br /> a) Phân loại theo giống<br /> Dứa được phân thành ba nhóm chính:<br /> Nhóm Queen (Hoàng hậu): Quả nhỏ, mắt lồi, vỏ cứng, thịt quả vàng đậm,<br /> giòn, hương thơm, vị ngọt đậm, có chất lượng cao, nhưng năng suất thấp.<br /> Nhóm Cayen (Cayenne): Quả to, mắt to và nông, vỏ mỏng, nhiều nước, thịt<br /> ít vàng, ít ngọt hơn dứa Queen, năng suất cao, phù hợp để chế biến công nghiệp.<br /> Nhóm Tây Ban Nha (Spanish): Chịu bóng rợp tốt, quả to, mắt sâu, thịt quả<br /> vàng nhạt có chỗ trắng, vị chua, ít thơm nhưng nhiều nước.<br /> <br /> 4<br /> Các giống dứa khác nhau có nhiều đặc điểm công nghệ khác nhau nên khi<br /> chế biến cần phải điều chỉnh thiết bị và công nghệ cho phù hợp với mỗi loại dứa.<br /> b) Phân loại theo độ chín<br /> Đặc điểm và tính chất công nghệ của dứa phụ thuộc vào độ chín (bảng 1.1).<br /> Bảng 1.1 Đặc điểm phân loại quả dứa theo độ chín.<br /> Phân loại<br /> Đặc điểm nhận dạng<br /> Đặc điểm khác<br /> Độ 0<br /> Vỏ có màu xanh, chưa có Độ cứng >4 kG/cm2, thịt quả màu trắng, rất ít<br /> nước, vị nhạt, chưa có mùi thơm.<br /> (dứa xanh) hàng mắt nào màu vàng.<br /> Độ 1<br /> Vỏ xanh, có 12 hàng<br /> Độ cứng từ 34kG/cm2, thịt quả hơi vàng, ít<br /> (dứa ương) mắt gần cuống màu vàng. nước, hàm lượng đường thấp, ít mùi thơm.<br /> Vỏ màu xanh - vàng, có<br /> Độ cứng từ 23kG/cm2, thịt quả màu vàng<br /> Độ 2<br /> từ 34 hàng mắt màu<br /> nhạt, nhiều nước, hàm lượng đường cao, mùi<br /> (dứa chín)<br /> vàng.<br /> thơm mạnh.<br /> Độ 3<br /> Vỏ dứa vàng gần như<br /> Vỏ mềm, bấm ngón tay ra nước, độ cứng<br /> 2<br /> (dứa quá hoàn toàn, có chỗ chuyển
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2