BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br />
<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
BÙI TUẤN ANH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG<br />
ĐẾN QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN<br />
THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI<br />
MÃ SỐ: 62 85 01 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Người hướng dẫn: 1. TS. NGUYỄN ĐÌNH BỒNG<br />
2. TS. ĐỖ THỊ TÁM<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 2 : PGS.TS. Trần Văn Tuấn<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
TS. Thái Thị Quỳnh Như<br />
Tổng cục Quản lý đất đai<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ, ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia quý giá, là nhân tố ảnh<br />
hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị của con người (Phương<br />
Ngọc Thạch, 2008; Nguyễn Văn Sửu, 2010). Quản lý sử dụng đất bền vững quan hệ đến<br />
các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường, hiện tại và tương lai, hạn chế suy<br />
thoái đất và nước đến mức tối thiểu, giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng thông<br />
minh các nguồn tài nguyên bên trong và áp dụng hệ thống quản lý phù hợp nhằm duy trì<br />
và nâng cao thu nhập, đồng thời bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đáp ứng yêu<br />
cầu phát triển bền vững hiện tại và tương lai (Luthuli, 2010).<br />
Thị xã Sơn Tây là đô thị loại III, nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, Thị xã<br />
có tổng diện tích đất tự nhiên 113,5 km2 (bình quân 923,62 m2/người). Sơn Tây đang<br />
phải đối mặt với những thách thức của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang<br />
diễn ra rất nhanh trong quá trình mở rộng thủ đô Hà Nội với những áp lực ngày càng gia<br />
tăng về nhu cầu đất đai cho phát triển công nghiệp, đô thị; việc tổ chức tái định cư và<br />
chuyển đổi nghề nghiệp cho một bộ phận lớn nông dân không còn đất sản xuất nông<br />
nghiệp. Từ trước đến nay, các nghiên cứu về quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn<br />
Tây mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu riêng rẽ. Điều đó dẫn đến việc mỗi ngành đều<br />
ban hành các chính sách của riêng mình nhằm nâng cao việc quản lý sử dụng đất của<br />
ngành.Việc ban hành các chính sách riêng rẽ dẫn đến hiện tượng chồng chéo. Mặt khác,<br />
trong quá xây dựng chính sách, người dân chưa được tham gia đúng mức, dẫn đến trong<br />
quá trình thực hiện chính sách gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu<br />
nhằm xác định một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất là rất cần thiết.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Đánh giá thực trạng nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất thị<br />
xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.<br />
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý sử dụng đất đai đáp ứng<br />
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thị xã Sơn Tây.<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
- Về khoa học: Góp phần bổ sung và hoàn thiện phương pháp tiếp cận trong<br />
nghiên cứu quản lý sử dụng đất, thông qua việc tìm ra các yếu tố tác động đến quản lý<br />
sử dụng đất để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất.<br />
-Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định<br />
chính sách, các nhà quản lý lựa chọn và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hiệu quả<br />
1<br />
<br />
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây. Kết quả nghiên cứu của đề<br />
tài có thể áp dụng cho các địa phương có điều kiện tương tự như thị xã Sơn Tây.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: quỹ đất và việc quản lý sử dụng<br />
11353,22 ha đất của thị xã Sơn Tây; các chính sách liên quan đến quản lý sử dụng đất và<br />
các đối tượng sử dụng đất (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất).<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vi không gian: địa bàn thị xã Sơn Tây gồm 16 xã/phường. Phạm vi thời<br />
gian: hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp điều tra năm 2010;<br />
thực trạng công tác quản lý và sử dụng tài nguyên đất; số liệu về kinh tế, xã hội được<br />
nghiên cứu từ năm 2000 đến 2012. Quản lý sử dụng đất nông nghiệp: tập trung vào đất<br />
sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản. Quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp:<br />
tập trung vào quản lý sử dụng đất ở.<br />
5. Những đóng góp mới của luận án:<br />
Xác định được các yếu tố có tác động ở mức độ cao đến quản lý sử dụng đất<br />
nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây, đó là vai trò của truyền thông, thông tin; tính<br />
chất tự nhiên của đất; chính sách đất đai, các chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật; loại và<br />
giống cây trồng; diện tích canh tác.<br />
Chỉ ra các yếu tố tác động ở mức độ cao đến quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp<br />
trên địa bàn thị xã Sơn Tây đó là: chính sách đất đai; mức độ quan tâm đến quy hoạch;<br />
mức độ quan tâm đến thị trường BĐS; vị trí địa lý; diện tích thửa đất; cơ sở hạ tầng;<br />
mức độ quan tâm đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất; vai trò của lãnh đạo địa phương<br />
và vai trò của truyền thông, thông tin.<br />
Xác định các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả quản lý sử dụng đất<br />
trên địa bàn thị xã Sơn Tây theo 5 nội dung quản lý: ban hành và tổ chức thực hiện các<br />
văn bản pháp luật; lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao và quản lý việc<br />
thực hiện quyền sử dụng đất; định giá đất và thông tin BĐS.<br />
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý sử dụng đất<br />
1.1.1. Khái quát về đất đai<br />
Đất là tài nguyên thiên nhiên, là điều kiện tự nhiên của lao động. Nông nghiệp là<br />
một ngành sản xuất mà loài người sử dụng đất để có sản phẩm động vật và thực vật<br />
(Vương Quang Viễn, 2002). Đó là hành vi tạo ra lợi ích từ sản xuất nông nghiệp thông<br />
2<br />
<br />
qua việc sử dụng đất đai, lao động và vốn. Thông thường khi nói đến nông nghiệp là đề<br />
cập đến cả 4 lĩnh vực: nông, lâm, ngư (nghề cá), súc (chăn nuôi) (Nhan Ái Tĩnh,1999).<br />
Đất là nền tảng để phát triển đô thị; cùng với sự hình thành đô thị, đất đai cũng<br />
từng bước được chia thành đất đô thị, đất ngoại ô và đất nông thôn; Đất đô thị có nguồn<br />
gốc chủ yếu từ đất nông nghiệp. Do kinh tế đô thị phát triển, quy mô đô thị phải mở<br />
rộng ra vùng nông nghiệp phụ cận làm cho đất nông nghiệp bị suy giảm, về kinh tế, đô<br />
thị mở rộng làm cho giá đất xung quanh đô thị tăng cao buộc phải nâng cao số tầng xây<br />
dựng hoặc mở rộng ra các vùng xung quanh (Đỗ Hậu và Nguyễn Đình Bồng, 2012).<br />
1.1.2. Quản lý sử dụng đất<br />
Quản lý sử dụng đất tập trung vào đất và cách đất được sử dụng cho mục đích sản<br />
xuất, bảo tồn và thẩm mỹ (Verheye, 2010). Quản lý sử dụng đất yêu cầu ra quyết định<br />
và được xác định bởi mục đích sử dụng nó ví dụ cho sản xuất lương thực, nhà ở, giải trí,<br />
khai khoáng, và được xác định bởi bản chất và giá trị của đất. Trước đây quản lý sử<br />
dụng đất tập trung chủ yếu vào đất nông nghiệp. Ngày nay, quản lý đất đai còn phải đối<br />
mặt với các vấn đề công nghiệp hóa, đô thị hóa, bảo tồn, khai khoáng …. Quản lý sử<br />
dụng đất là sự kết hợp của tất cả các công cụ và kỹ thuật được sử dụng bởi chính quyền<br />
để quản lý cách mà đất được sử dụng và phát triển (Peter, 2008), bao gồm: quy hoạch,<br />
kế hoạch sử dụng đất, luật pháp, quyền sử dụng đất, định giá đất và thông tin bất động<br />
sản. Hệ thống quản lý sử dụng đất đề cấp đến tất cả các hoạt động mà chính quyền địa<br />
phương yêu cầu để quản lý đất. Hệ thống quản lý sử dụng đất sẽ xác định quyền sử dụng<br />
cho phép hoặc thừa nhận có tương quan đến vùng.<br />
1.1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất<br />
* Các yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp: Đặc điểm sử dụng<br />
đất nông nghiệp: Sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt coi trọng bảo vệ độ phì của đất; sử<br />
dụng đất nông nghiệp khác nhau theo vùng; hiệu quả kinh tế của quy mô sử dụng đất<br />
nông nghiệp không lớn. Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:<br />
Điều kiện tự nhiên của việc sử dụng đất nông nghiệp, phân vùng kinh tế sử dụng đất<br />
nông nghiệp, các tiến bộ kỹ thuật đối với việc sử dụng đất nông nghiệp; cơ chế chính<br />
sách và vai trò của cộng đồng.<br />
*Các yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất đô thị: Đặc điểm sử dụng đất đô thị<br />
bao gồm: vị trí có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, phụ thuộc nhiều vào điều kiện giao thông<br />
và cơ sở hạ tầng, ít hạn chế về quy mô đầu tư tính theo diện tích, đa dạng về mục đích<br />
sử dụng, kết quả sử dụng đất đô thị có tác dụng lan tỏa về môi trường sinh thái và hiệu<br />
quả kinh tế sang đất đai lân cận, tức là gây ra các ngoại ứng có lợi hoặc có hại (Tôn Gia<br />
3<br />
<br />