intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu nấm Bipolaris oryzae hại hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

133
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nhằm nghiên cứu xác định khả năng xâm nhiễm, gây hại của nấm B. oryzae trên hạt giống lúa và các giải pháp phòng chống bệnh tại các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tóm tắt luận án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu nấm Bipolaris oryzae hại hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam

PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br /> 1.1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Không dễ để nhận thấy nấm Bipolaris oryzae (B. oryzae) gây<br /> hại trên hạt giống hay lây nhiễm làm giảm sản lượng của cây trồng ở<br /> trên đồng ruộng, tuy nhiên có thể nhận thấy nấm bệnh đã phá hủy biểu<br /> mô của hạt, làm giảm sức sống của cây mầm (Neergaard, 1966). B.<br /> oryzae là nấm gây hại hạt giống lúa tiêu biểu có thể tồn tại bên trong<br /> hạt rất nhiều năm, nấm có thể gây chết cây mầm hoặc gây ra vết bệnh<br /> trên cây mầm (Ou, 1985). B. oryzae có thể tồn tại trên cây lúa ở tất cả<br /> các giai đoạn phát triển, có thể gây hại trên lá mầm, phiến lá, bẹ lá, cổ<br /> bông, phôi và hạt. Trên cây mạ nhiễm B. oryzae có thể gây ra các triệu<br /> chứng thối vòng quanh lá mầm hoặc làm biến dạng lá sơ cấp và thứ<br /> cấp. B. oryzae cũng có thể xâm nhập vào hạt qua lớp vỏ hạt, là nguyên<br /> nhân gây ra “pecky rice” một thuật ngữ chỉ hạt bị đốm và biến màu<br /> (Webster and Gunnel, 1992). Nấm B. oryzae đã không được chú ý<br /> nhiều trong thời gian gần đây do không gây thiệt hại nặng về năng suất<br /> và kinh tế, B. oryzae cũng không gây thành dịch hại như một số loài<br /> nấm khác, tuy nhiên B. oryzae được coi là nấm gây bệnh trên lúa của<br /> nông dân nghèo ở những vùng đất bị khô hạn và đất nghèo dinh dưỡng<br /> (Zadoks, 2002). Theo kết quả khảo nghiệm và kiểm nghiệm giống cây<br /> trồng hàng năm từ năm 1998 đến 2008 của Trung tâm khảo kiểm<br /> nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, Trung tâm đã nghiên cứu<br /> các mẫu hạt giống không đạt chỉ tiêu chất lượng nảy mầm theo quy<br /> chuẩn kỹ thuật Việt Nam tại phòng Bệnh hạt giống. Kết quả nghiên cứu<br /> cho thấy trong số các loại nấm xuất hiện, B. oryzae là loài nấm đã được<br /> tìm thấy trên toàn bộ các mẫu hạt giống này với tỷ lệ tương đối cao và<br /> là nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ nảy mầm thấp, hạt bị chết, cây mầm<br /> không bình thường và cây mầm không bình thường. Các nghiên cứu<br /> của Trường Đại học Cần Thơ, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã<br /> cho rằng B. oryzae có ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm của hạt giống lúa và<br /> giai đoạn mạ trên đồng ruộng tại các tỉnh phía Nam. Các nghiên cứu<br /> <br /> 1<br /> <br /> này cho thấy nấm B. oryzae không gây ra thiệt hại về năng suất nhưng<br /> đã gây thiệt hại về số lượng và chất lượng hạt giống. Sản xuất lúa tại<br /> Việt Nam thường bằng hai hình thức là gieo mạ sau đó cấy chuyển ra<br /> ruộng hoặc gieo sạ trực tiếp trên đồng ruộng. Cả hai phương pháp này<br /> đều có khả năng bị ảnh hưởng do hạt giống bị nhiễm B. oryzae gây ra,<br /> lượng hạt giống sử dụng phải tăng lên để bù vào tỷ lệ hạt bị B. oryzae<br /> gây hại. Đối với gieo mạ để cấy, tình trạng thiếu mạ xảy ra do hạt giống<br /> bị chết bởi B. oryzae. Đối với phương pháp gieo sạ, B. oryzae có thể<br /> gây mất khoảng dẫn tới tăng công lao động cấy dặm hoặc bị giảm năng<br /> suất khi không bù được khoảng mất cây. Nếu sử dụng các giống lúa chỉ<br /> cấy một vụ trong năm, giống có thời gian ngủ nghỉ dài, giống cổ truyền<br /> phải để qua vụ, giống dự trữ Quốc gia hoặc với mục đích khác nhau, B.<br /> oryzae có thể là nguyên nhân tác động dẫn tới giảm sức sống của cây<br /> mầm. Với diện tích trồng lúa khoảng 8 triệu ha của Việt Nam, nếu hạn<br /> chế được khả năng gây hại của nấm B. oryzae thì sẽ tiết kiệm được một<br /> lượng lớn hạt giống lúa.<br /> Hạt giống lúa chất lượng tốt là hạt giống ngoài ưu điểm vượt<br /> trội về năng suất hay chất lượng thì phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra về<br /> độ ẩm, độ sạch, hạt khác giống và tỷ lệ nảy mầm. Để đảm bảo tỷ lệ nảy<br /> mầm cao thì lô hạt giống lúa phải được loại bỏ các yếu tố gây bệnh như<br /> hạt lép lửng chứa nguồn bệnh hoặc bản thân hạt giống không được<br /> mang nguồn bệnh. Tuy vậy bệnh trên hạt giống lúa hiện nay chưa được<br /> coi là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất hạt giống tại Việt<br /> Nam, chưa có tiêu chuẩn cụ thể về tỷ lệ hạt nhiễm nấm là bao nhiêu thì<br /> lô hạt giống đạt yêu cầu làm giống và được phép lưu thông trên thị<br /> trường. Việc trao đổi mua bán hạt giống diễn ra rất thường xuyên và dễ<br /> dàng nhưng việc quản lý bệnh trên hạt giống chưa được quan tâm đặc<br /> biệt với nấm B. oryzae lan truyền qua hạt giống. Để có thông tin đầy đủ<br /> và toàn diện, các thông tin được thực hiện trong luận án sẽ là cơ sở dữ<br /> liệu để nghiên cứu và ứng dụng để tạo ra một hệ thống sản xuất hạt<br /> giống lúa sạch bệnh trên toàn bộ các vùng trồng lúa của Việt Nam.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài<br /> 1.2.1. Mục đích<br /> - Nghiên cứu xác định khả năng xâm nhiễm, gây hại của nấm<br /> B. oryzae trên hạt giống lúa và các giải pháp phòng chống bệnh tại các<br /> tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam.<br /> 1.2.2. Yêu cầu<br /> - Có được thông tin về sự gây hại của B. oryzae trên đồng ruộng,<br /> tỷ lệ hạt bị nhiễm nấm trên hạt giống lúa tại các tỉnh miền Bắc và ven<br /> biển miền Trung.<br /> - Xác định được quá trình xâm nhiễm của B. oryzae vào hạt<br /> giống và ảnh hưởng của nấm tới khả năng nảy mầm của hạt giống.<br /> - Xác định được một số đặc điểm sinh học, đặc điểm gây hại trên<br /> hạt và sự đa dạng di truyền của nấm B. oryzae.<br /> - Xác định được các biện pháp, chế biến và bảo quản hạt giống<br /> lúa và các biện pháp xử lý hạt giống lúa để phòng trừ nấm B. oryzae.<br /> 1.3. Những đóng góp mới của đề tài<br /> - Bổ sung số liệu về mức độ gây hại của nấm B. oryzae trên<br /> đồng ruộng và hạt giống lúa sản xuất tại Việt Nam.<br /> - Bổ sung các đặc điểm sinh học và đặc điểm vùng gen ITS của các<br /> nguồn nấm thu thập từ các vùng sinh thái và từ các giống lúa khác nhau.<br /> - Bổ sung các thông tin về vị trí của nấm B. oryzae trong cơ cấu<br /> giống và canh tác hiện nay từ đó tìm ra các phương pháp hạn chế tỷ lệ<br /> hạt giống lúa bị nhiễm B. oryzae và hạn chế sự gây hại của nấm B.<br /> oryzae trên cây lúa.<br /> 1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài<br /> 1.4.1. Ý nghĩa khoa học<br /> - Kết quả nghiên cứu nấm B. oryzae gây hại trên hạt giống lúa sản<br /> xuất tại Việt Nam sẽ bổ sung dữ liệu khoa học về nấm B. oryzae hại lúa.<br /> - Các kết quả thu được của đề tài sẽ là cơ sở để xây dựng tiêu<br /> chuẩn hạt giống về tỷ lệ hạt nhiễm nấm được phép của lúa cũng như<br /> xây dựng quy trình sản xuất hạt lúa giống có chất lượng cao.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> Đề tài bổ sung những nghiên cứu về nấm B. oryzae, là cơ sở để<br /> xây dựng hệ thống quản lý hạt giống lúa ở các cấp giống nhằm cung<br /> cấp nguồn giống lúa sạch bệnh cho sản xuất từ đó quản lý được quá<br /> trình lan truyền và gây hại của B. oryzae.<br /> 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br /> 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Hạt giống lúa sử dụng phổ biến trong sản xuất và các nguồn<br /> nấm B. oryzae gây hại trên hạt giống lúa thu thập tại các tỉnh phía Bắc<br /> và ven biển miền Trung Việt Nam.<br /> 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Nghiên cứu về mức độ phổ biến, mức độ gây hại, khả năng lan<br /> truyền, khả năng tồn tại trên hạt giống lúa, đặc điểm sinh học, đặc điểm<br /> nuôi cấy, đa dạng di truyền của nấm B. oryzae cũng như nghiên cứu về<br /> một số biện pháp xử lý hạt giống để phòng trừ bệnh.<br /> PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 2.1. Những nghiên cứu ngoài nước<br /> 2.1.1. Tên gọi và vị trí phân loại nấm B.oryzae<br /> Nấm gây bệnh là Bipolaris oryzae (Brede de Haan) Shoemaker,<br /> trước đó được gọi là Helminthosporium oryzae Brede de Haan hoặc<br /> Drechslera oryzae (Brede de Haan), giai đoạn hữu tính được gọi là<br /> Cochliobolus miyabeanus (Ito and Kurib) thuộc bộ Pyrenomycetales, lớp<br /> nấm túi Ascomycetes (Ou, 1985). Nấm có phân loại Fungi, Ascomycota,<br /> Pezizomycotina, Dothideomycetes, Pleosporomycetidae, Pleosporales,<br /> Pleosporaceae, Bipolaris (Shoemaker, 1959).<br /> 2.1.2. Hình thái học của nấm B.oryzae<br /> Theo Ou (1985), Brede là người đầu tiên mô tả hoàn chỉnh về<br /> nấm B. oryzae. Sợi nấm và bào tử có từ 1đến 14 nhân. Trên môi trường<br /> nuôi cấy, nấm có màu trắng xốp rồi xám nâu đen. Bào tử hữu tính rất ít<br /> gặp, thường chỉ gặp ở cuối giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây, có<br /> <br /> 4<br /> <br /> hình sợi dài, có từ 6 đến 15 ngăn, nằm trong quả thể có màu vàng nhạt<br /> có thể tìm thấy trong rơm rạ.<br /> 2.1.3. Đặc điểm phát sinh phát triển của nấm B.oryzae<br /> Sau mùa thu hoạch, nấm tồn tại trên tàn dư cây bệnh, trên rơm rạ,<br /> hạt giống và ký chủ dại là các cây cỏ một lá mầm, trong điều kiện khô ráo<br /> bào tử có thể tồn tại 2 năm và sợi nấm là 3 năm (Vũ Triệu Mân và Lê<br /> Lương Tề, 2001). Theo Ou (1985), sợi nấm nằm trong mô bệnh là 3 năm,<br /> với điều kiện thường bào tử có thể tồn tại trong đất 5 tháng ở nhiệt độ 350C<br /> Nấm phát triển thích hợp ở 27- 30°C, bào tử nảy mầm tốt từ 25 30°C, phát triển trong điều kiện nhiệt độ từ 10 -410C với độ ẩm không<br /> khí 60 -100%. Bào tử chết ở nhiệt độ từ 50 -510C và sợi nấm chết ở ở<br /> nhiệt độ từ 48 -500C trong 10 phút. pH thích hợp cho nấm phát triển từ<br /> 6,6 -7,4, pH thích hợp cho bào tử nảy mầm từ 2,6 -10,9. Bào tử có thể<br /> được sinh ở pH từ 4 - 10, trên môi trường nếu vượt quá 0,5% sucrose<br /> và 0,1% pepton thì sự phát triển tản nấm và sự sinh sản bào tử sẽ bị hạn<br /> chế (Shoemaker, 1959).<br /> Bào tử nấm B.oryzae có 3 kiểu nảy mầm là: nảy mầm ở 2 đầu<br /> của bào tử, nảy mầm ở tế bào giữa của bào tử và nảy mầm ở một đầu<br /> của bào tử. Tỷ lệ các kiểu nảy mầm này phụ thuộc vào các loại môi<br /> trường nuôi cấy, nhiệt độ nuôi cấy, loại ánh sáng và thời gian chiếu<br /> sáng trong quá trình nuôi cấy (Dela, 2006).<br /> Không tìm thấy sự liên quan giữa các vùng địa lý với sự đa dạng<br /> của cấu trúc gen hay bệnh lý và khả năng gây bệnh của nấm (Kamal<br /> and Mia, 2009). Nghiên cứu về biến đổi của gen và độc tính của nấm,<br /> 352 isolate đã được thu thập tại 11 địa phương của Philippin đã được<br /> thống kê về mặt đa dạng sinh học. Kết quả cho thấy có sự đa dạng sinh<br /> học, tại một địa điểm có thể có cả hai loại gen cổ điển và vô tính<br /> (Burgos, 2013).<br /> 2.1.4. Độc tố và sự hình thành bào tử của nấm B.oryzae<br /> Misra et al. (1962) đã tìm ra sự khác biệt về tính độc và sự hình<br /> thành bào tử giữa hai ioslate phân lập được. Matuo (1948) cho rằng bào<br /> tử từ cây lúa mọc trên dung dịch có ít hay không có kali thì độc tính cao<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2