BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THU TRANG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG<br />
VÙNG CỬA BA LẠT, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH<br />
<br />
Chuyên ngành: Khoa học đất<br />
Mã số: 62.62.01.03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2013<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br />
<br />
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU THÀNH<br />
2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN DUNG<br />
<br />
Phản biện 1: PGS. TS. Lê Thái Bạt<br />
Hội Khoa học đất<br />
<br />
Phản biện 2: PGS. TS. Hồ Quang Đức<br />
Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa<br />
<br />
Phản biện 3: PGS. TS. Trần Văn Chính<br />
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br />
<br />
Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:<br />
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ, ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2013<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Tính bền vững đã được nhìn nhận một cách rộng khắp như một đặc trưng quan<br />
trọng trong các hoạt động của con người. Vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam<br />
Định là vùng tiêu biểu cho mẫu chuẩn của hệ sinh thái đất ngập nước điển hình ở miền Bắc<br />
Việt Nam, bao gồm cả vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy. Đây là một trong<br />
số những hệ sinh thái quan trọng nhất trên trái đất được ví như lá phổi xanh của một vùng<br />
với các giá trị đặc thù như đa dạng sinh học, phong phú về nguồn gien, duy trì hệ sinh thái<br />
tự nhiên năng suất cao, điều hòa khí hậu, lọc sạch nước thải, bảo tồn các giá trị văn hóa lịch<br />
sử, du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên việc sử dụng đất hướng tới mục<br />
tiêu phục hồi và bền vững chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu<br />
sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định” được thực hiện<br />
với những nghiên cứu chi tiết từng loại hình sử dụng đất theo các khu vực đặc thù để góp<br />
phần tìm ra những định hướng chính trong sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định tiềm năng đất, đánh giá phân hạng mức độ thích hợp của đất đai, đề xuất<br />
giải pháp sử dụng bền vững cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản vùng<br />
Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy.<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
3.1. Ý nghĩa khoa học<br />
+ Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng đất bền vững, bổ sung vào<br />
phương pháp luận về đánh giá tiềm năng đất đai để có nhiều lựa chọn phù hợp với các<br />
quy mô khác nhau trong sử dụng đất.<br />
+ Bổ sung vào phương pháp luận cho việc nghiên cứu đánh giá sử dụng bền vững<br />
đất vùng cửa sông ven biển Việt Nam. Đặc biệt đóng góp cơ sở khoa học cho việc đề xuất<br />
sử dụng đất bền vững ở những vùng bãi bồi cửa sông thuộc đồng bằng Bắc Bộ.<br />
3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất được giải pháp sử dụng đất bền vững cho vùng Cửa<br />
Ba Lạt, giúp địa phương khai thác có hiệu quả, sử dụng khôn khéo và bền vững đối với<br />
các nguồn tài nguyên trong khu vực.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường của vùng Cửa Ba Lạt<br />
- Các loại hình sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Vùng đất và bãi bồi nằm ở phía Nam Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định<br />
(thuộc địa bàn các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải), được giới<br />
hạn ở nghiên cứu đánh giá sử dụng bền vững đất nông, lâm nghiệp, thủy sản của vùng.<br />
<br />
1<br />
<br />
5. Những đóng góp mới của đề tài<br />
- Lựa chọn và đề xuất được các loại hình sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven<br />
biển vừa đáp ứng hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường vừa đáp ứng mục tiêu bảo vệ tài<br />
nguyên.<br />
- Bổ sung cơ sở dữ liệu đánh giá chất lượng đất và tiềm năng sử dụng đất sản xuất<br />
nông, lâm nghiệp, thủy sản của vùng cửa sông trên quan điểm khai thác sử dụng đất hiệu<br />
quả bền vững bằng phương pháp đánh giá tổng hợp đa chỉ tiêu MCE.<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tổng quan nghiên cứu đánh giá sử dụng đất bền vững<br />
1.1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất bền vững<br />
Nghiên cứu đánh giá sử dụng đất bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng<br />
như các tổ chức quốc tế quan tâm. Tổ chức Lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc<br />
(FAO),1976 đã đề ra tiêu chí khái quát về đánh giá sử dụng đất bền vững, tiếp đó các nhà<br />
khoa học như Smith và Dumanski,1993 cũng đưa ra quan điểm về sử dụng đất bền vững.<br />
Cộng đồng khoa học Thế giới, đứng đầu là Hội khoa học đất quốc tế, Ủy ban về nghiên<br />
cứu đất, Ngân hàng thế giới (WB), Trung tâm Phát triển phân bón quốc tế, Tổ chức<br />
Rockefeler và nhiều cơ quan khác đã phối hợp với nhau để xây dựng một khung chung<br />
cho việc đánh giá quản lý đất bền vững. Ở Việt Nam các nghiên cứu cho thấy thực tế việc<br />
sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của cây<br />
trồng; đảm bảo việc làm, tăng giá trị ngày công, nâng cao thu nhập của người lao động;<br />
chất lượng tài nguyên đất không suy giảm theo thời gian, việc sử dụng đất không ảnh<br />
hưởng xấu đến môi trường sống của con người và các sinh vật.<br />
1.1.2. Nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới và Việt Nam<br />
Nhiều phương pháp đánh giá đất đã được các quốc gia áp dụng trong đó phổ biến nhất<br />
là đánh giá đất ở Liên Xô (cũ), đánh giá đất ở Hoa Kỳ và đánh giá đất thích hợp của tổ<br />
chức FAO. Khi khoa học công nghệ phát triển việc ứng dụng phương pháp đánh giá đất<br />
của FAO bằng đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) trong đánh giá đất cho quản lý sử dụng đất bền<br />
vững được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, đóng góp thêm vào cơ sở lý<br />
luận đánh giá đất bền vững.<br />
Ở Việt Nam phương pháp đánh giá sử dụng đất thích hợp theo FAO bắt đầu được<br />
nghiên cứu áp dụng trên phạm vi toàn quốc, các vùng, cấp tỉnh và cấp huyện từ những năm<br />
1986 đến nay. Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đã phân lập và lựa chọn các loại hình sử<br />
dụng có triển vọng của vùng nghiên cứu. Một số kết quả nghiên cứu đánh giá sử dụng đất ở<br />
phạm vi hẹp như cấp huyện còn đề cập tới các vấn đề có liên quan đến hiệu quả kinh tế, xã<br />
hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất nhưng chủ yếu là những so sánh định tính. Việc<br />
ứng dụng đánh giá đất theo FAO và kỹ thuật đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) trong đánh giá đất<br />
<br />
2<br />
<br />
cho quản lý sử dụng đất bền vững đã được một số tác giả nghiên cứu cho kết quả khả quan ở<br />
phạm vi hẹp như:Lê Quang Trí và cộng sự đánh giá đất cho xã Song Phú huyện Tam Bình,<br />
Huỳnh Văn Chương và cộng sự với đánh giá đất trồng cây cao su vùng đồi núi huyện Hương<br />
Trà, Lê Cảnh Định (2011) đánh giá đất nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng.<br />
1.2. Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven biển<br />
1.2.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven biển dựa trên<br />
3 nhóm yêu cầu sau:<br />
Xây dựng phương thức sử dụng đất thích hợp điều kiện tự nhiên<br />
Duy trì và tái tạo tài nguyên và các nguồn lợi<br />
Bảo vệ đất vùng cửa sông ven biển<br />
1.2.2. Sử dụng đất vùng cửa sông ven biển theo hướng phát triển bền vững<br />
Nhìn chung việc sử dụng đất ở vùng cửa sông, ven biển trên thế giới cho thấy việc<br />
bảo vệ môi trường chưa được quan tâm nhiều ở thế kỷ trước (Valiela và cs,2001), song<br />
song với việc mở rộng diện tích nuôi trồng khai thác thủy sản với tỷ lệ diện tích tăng 38%<br />
là sự chặt phá làm giảm 35% diện tích rừng ngập mặn. Những năm đầu thế kỷ 21 theo<br />
chiến lược phát triển bền vững các quốc gia đã tập trung hướng tới một số loại hình sử<br />
dụng đất có tính bền vững cao là rừng (tự nhiên, rừng trồng) nhằm chắn sóng, chắn gió<br />
phòng hộ vùng ven biển và nội đồng,nuôi trồng thủy sản với tỷ lệ diện tích vừa phải (20%<br />
so với rừng ngập mặn) nhằm đảm bảo cả mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường<br />
Diện tích đất vùng cửa sông ven biển Việt Nam khoảng 2,8 triệu ha, trong đó đất sản<br />
xuất nông lâm ngư nghiệp có 12 kiểu sử dụng thuộc 8 loại hình sử dụng đất (LUT) với<br />
diện tích tự nhiên là 2.440.214 ha. Theo các kết quả nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và<br />
Môi trường, Viện Khoa học Việt Nam cho thấy tại đây có 4 loại hình sử dụng đất hiệu<br />
quả và có triển vọng phát triển bao gồm:chuyên nuôi trồng thủy sản, chuyên lúa (2 vụ<br />
lúa),lâm - ngư kết hợp, chuyên rừng ngập mặn.<br />
CHƯƠNG 2<br />
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Nội dung nghiên cứu<br />
Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng<br />
đất vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thuỷ<br />
Nghiên cứu chất lượng đất nông nghiệp và nước nuôi trồng thủy sản vùng Cửa Ba<br />
Lạt, huyện Giao Thủy<br />
Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa<br />
Ba Lạt huyện Giao Thuỷ<br />
Nghiên cứu mô hình sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi<br />
trồng thủy sản của vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thuỷ.<br />
Đề xuất giải pháp sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ theo hướng phát<br />
triển bền vững.<br />
3<br />
<br />