intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

57
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm xác định tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br /> <br /> NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI<br /> CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP,<br /> NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM¸TỈNH HƯNG YÊN<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý đất đai<br /> Mã số: 62 85 01 03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI, NĂM 2014<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn hoa học: 1. PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà<br /> 2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà<br /> <br /> Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Thị Vòng<br /> Tường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> Phản biện 2: TS. Nguyễn Đình Bồng<br /> Hội Khoa học đất<br /> <br /> Phản biện 3: TS. Mai Văn Phấn<br /> Tổng cục Quản lý đất đai<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường<br /> họp tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> vào hồi<br /> <br /> , ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2014<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> - Thư viện Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Nền kinh tế nước ta sau hơn 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu<br /> hết sức to lớn, tuy nhiên nhìn tổng thể vẫn chưa thoát khỏi tính chất của một nền<br /> kinh tế nông nghiệp. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu để<br /> “… đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng<br /> hiện đại”. Một trong những yếu tố đảm bảo thực hiện nội dung nói trên là phải giữ<br /> vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển đất nước, đồng thời<br /> thúc đẩy quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn (Đặng Kim Sơn, 2001).<br /> Mục tiêu chung của CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn là xây dựng<br /> một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, cơ<br /> động, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân, đưa nông thôn tiến lên văn<br /> minh hiện đại.<br /> Huyện Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên có vị trí địa lý nằm ở phía Bắc tỉnh<br /> Hưng Yên. Diện tích tự nhiên 7.443,25 ha với 11 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị<br /> trấn và 10 xã. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là một quá trình tất yếu đang diễn ra<br /> trên địa bàn huyện Văn Lâm. Tuy nhiên quá trình này đã ảnh hưởng không nhỏ<br /> cuộc sống của người dân, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, sức khỏe cộng đồng<br /> và các vấn đề về môi trường… Vậy làm thế nào để xây dựng quá trình chuyển đổi<br /> cơ cấu sử dụng đất hợp lý đáp ứng được yêu cầu CNH - HĐH trên địa bàn huyện?<br /> Làm thế nào để nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tếvăn hoá, xã hội đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững?<br /> Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc thực hiện đề tài: "Nghiên cứu<br /> tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông<br /> nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” là cần thiết.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> + Xác định tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến<br /> nông nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.<br /> + Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình thực hiện chuyển<br /> đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.<br /> <br /> 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> - Bổ sung cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên<br /> địa bàn huyện Văn Lâm và các vùng có điều kiện tương đồng.<br /> - Cung cấp cơ sở để cân nhắc những ảnh hưởng về lao động, việc làm của<br /> một bộ phận người dân; quan hệ gia đình, xã hội; tình hình an ninh trật tự ở<br /> nông thôn và những thiệt hại về môi trường khi chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> - Đất đai và vấn đề sử dụng đất<br /> - Nông dân và người sử dụng đất<br /> - Các yếu tố tác động đến nông nghiệp, nông thôn trong quá trình chuyển<br /> đổi cơ cấu sử dụng đất.<br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính<br /> huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.<br /> - Phạm vi thời gian: Các vấn đề liên quan đến đối tượng và địa bàn nghiên<br /> cứu trong giai đoạn 1999 - 2012.<br /> + Số liệu hiện trạng sử dụng đất và kết quả điều tra năm 2010<br /> + Thời gian lấy mẫu đất năm 2010<br /> 5. Những đóng góp mới của luận án<br /> Luận án đã chỉ ra được các tác động tích cực, tiêu cực, xác định được mối<br /> quan hệ và mức độ tác động của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông<br /> nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên thông qua nghiên cứu mối<br /> tương quan giữa tỷ lệ thu hồi đất với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường trên<br /> cơ sở sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản. Từ đó rút ra một số quy<br /> luật:<br /> - Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm; nông dân giảm dần đầu tư cho<br /> sản xuất nông nghiệp nhưng thu nhập và mức sống của người dân ngày càng<br /> được nâng cao. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất giúp chuyển đổi cơ cấu lao động,<br /> việc làm thuần nông đang giảm dần về số lượng và được thay thế bằng các<br /> ngành nghề phi nông nghiệp là biểu hiện tích cực nhưng một bộ phận người dân<br /> <br /> bị mất sinh kế do mất đất là biểu hiện tiêu cực.<br /> - Sử dụng trị số r để xác định mối quan hệ và phương trình Y = aX + b để<br /> mô hình hóa quan hệ tuyến tính cho thấy: X, Y tỷ lệ thuận và tương quan chặt,<br /> rất chặt ở cả 2 tiểu vùng với các yếu tố thu nhập bình quân đầu người; nguồn thu<br /> nhập; chuyển đổi nghề nghiệp; cơ sở hạ tầng nông thôn; tỷ lệ nghịch và tương<br /> quan yếu với vốn đầu tư cho nông nghiệp; thiết chế xã hội trong nông thôn; môi<br /> trường nông thôn.<br /> CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất<br /> - Một số thuật ngữ<br /> - Sử dụng đất đai<br /> - Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất<br /> 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn<br /> - Lý thuyết về nông nghiệp, nông thôn trên thế giới<br /> - Khái quát mô hình thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn<br /> - Quan hệ giữa sử dụng đất với phát triển nông nghiệp, nông thôn<br /> 1.3. Kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của một số nước trên thế giới,<br /> vùng lãnh thổ và ở Việt Nam<br /> Như vậy, với mục tiêu CNH - HĐH, quá trình dịch đổi cơ cấu sử dụng đất<br /> đang diễn ra một cách mạnh mẽ và vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới.<br /> 1.4. Tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông nghiệp,<br /> nông thôn<br /> - Tác động đến kinh tế<br /> - Tác động đến xã hội<br /> - Tác động đến môi trường nông thôn<br /> 1.5. Nhận xét chung<br /> Những năm qua vấn đề chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đã được nhiều nhà<br /> khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình<br /> nghiên cứu đều tập trung vào phân tích các khía cạnh từ những vấn đề lý luận cơ<br /> bản, vai trò, yếu tố tác động, sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất;<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2