1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Trong các loại sâu hại trên cây bưởi Diễn thì bọ phấn là loài khá phổ biến, xuất<br />
hiện thường xuyên và khó phòng trừ. Cho tới nay, ở Việt Nam các tài liệu và nghiên<br />
cứu về tác hại và cách phòng chống bọ phấn trên cây bưởi nói chung và bưởi Diễn<br />
nói riêng còn rất hạn chế. Nhiều năm qua, các vùng trồng bưởi Diễn ở Hà Nội và vùng<br />
phụ cận, các biện pháp phòng chống sâu hại nói chung và bọ phấn nói riêng vẫn sử dụng<br />
biện pháp hoá học là chủ yếu. Điều này không chỉ gây tốn kém về kinh tế mà còn gây<br />
ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, môi trường, làm mất cân bằng sinh thái và giảm<br />
giá trị thương phẩm.<br />
Nhằm tăng năng suất, giá trị thương phẩm của cây bưởi Diễn và góp phần hạn<br />
chế tác hại của bọ phấn đen viền trắng Aleurocanthus spiniferus Quaitance và bọ<br />
phấn đen Aleurocanthus woglumi Ashby, đồng thời khắc phục nhược điểm trên,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:<br />
“Nghiên cứu thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae, đặc điểm hình thái, sinh<br />
học, sinh thái và biện pháp phòng chống 2 loài bọ phấn Aleurocanthus spiniferus<br />
Quaintance, Aleurocanthus woglumi Ashby hại trên cây bưởi Diễn tại Hà Nội”.<br />
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI<br />
Mục đích<br />
Trên cơ sở điều tra xác định thành phần bọ phấn hại và thiên địch của chúng trên<br />
cây bưởi Diễn, nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của loài chủ<br />
yếu, xây dựng và thực hiện biện pháp phòng chống bọ phấn hại cây bưởi diễn ở vùng<br />
nghiên cứu đạt hiệu quả kinh tế và môi trường.<br />
Yêu cầu<br />
Thu thập, xác định được thành phần bọ phấn hại cây bưởi Diễn tại Hà Nội.<br />
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai loài bọ phấn<br />
chủ yếu (Aleurocanthus spiniferus Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby)<br />
hại bưởi Diễn ở Hà Nội và loài ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri ký sinh<br />
trên bọ phấn.<br />
Xây dựng và thực hiện biện pháp phòng chống bọ phấn hại cây bưởi Diễn tại Hà<br />
Nội đạt hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.<br />
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN<br />
Ý nghĩa khoa học của đề tài<br />
- Bổ sung thành phần loài bọ phấn và phạm vi ký chủ của chúng trên cây có múi;<br />
- Bổ sung đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai loài bọ phấn<br />
Aleurocanthus spiniferus Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby hại cây bưởi<br />
Diễn tại Hà Nội; và vai trò của loài thiên địch Encarsia opulenta trong phòng chống<br />
hai loài bọ phấn trên;<br />
- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng nông nghiệp,<br />
cho người sản xuất cây có múi nói chung, bưởi Diễn nói riêng.<br />
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài<br />
- Giúp người nông dân nhận biết các loài thiên địch của bọ phấn và vai trò của<br />
chúng nhằm khích lệ, lợi dụng chúng trong phòng chống bọ phấn;<br />
- Xây dựng biện pháp phòng chống bọ phấn theo hướng quản lý tổng hợp đạt<br />
hiệu quả kinh tế và môi trường.<br />
<br />
2<br />
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu là hai loài bọ phấn (Aleurocanthus spiniferus,<br />
Aleurocanthus woglumi) hại trên bưởi Diễn<br />
- Bước đầu nghiên cứu loài ong Encarsia opulenta Silvestri ký sinh trên bọ phấn<br />
chính hại bưởi Diễn tại Hà Nội.<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
- Xác định thành phần bọ phấn hại trên cây bưởi Diễn ở Hà Nội;<br />
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai loài<br />
Aleurocanthus spiniferus Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby;<br />
- Đặc điểm hình thái, sinh học của loài ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri<br />
ký sinh bọ phấn.<br />
- Khảo nghiệm một số biện pháp phòng chống hai loài bọ phấn hại bưởi Diễn tại<br />
vùng nghiên cứu.<br />
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI<br />
- Bổ sung đặc điểm sinh học, sinh thái học của 2 loài bọ phấn chính<br />
Aleurocanthus spiniferus Quaintance; Aleurocanthus woglumi Ashby hại trên cây<br />
bưởi Diễn và vai trò của loài ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri tại Hà Nội.<br />
- Xây dựng biện pháp phòng chống hai loài bọ phấn Aleurocanthus spiniferus<br />
Quaintance; Aleurocanthus woglumi Ashby hại trên cây bưởi Diễn tại vùng nghiên cứu<br />
theo hướng quản lý tổng hợp.<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI<br />
Trong các loài côn trùng gây hại trên cây có múi thì nhóm bọ phấn<br />
(Aleyrodidae: Homoptera) là những loài gây hại đặc biệt quan trọng. Chúng vừa<br />
chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây khô héo, vừa là môi giới truyền các bệnh<br />
virus. Bên cạnh đó, dịch bài tiết của chúng còn làm môi trường thuận lợi cho bệnh<br />
muội đen phát triển gây hại nghiêm trọng (Viện Bảo vệ thực vật, 1997-1998).<br />
Tuy nhiên cho tới nay, ở nước ta hiện chưa có một nghiên cứu nào được tiến<br />
hành để đánh giá mức độ gây hại của bọ phấn trên cây bưởi Diễn và đề xuất các<br />
biện pháp để phòng chống chúng. Do đó, việc tìm ra biện pháp quản lý loài bọ<br />
phấn chính hại trên cây bưởi Diễn theo hướng quản lý tổng hợp nhằm tiết kiệm về<br />
kinh tế, giữ ổn định hệ sinh thái, an toàn cho môi trường và nâng cao chất lượng<br />
sản phẩm là rất cần thiết.<br />
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC<br />
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài<br />
Một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus<br />
Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby.<br />
Theo Jamba et al., (2007) loài bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance có<br />
thời gian phát dục pha trứng là 11 - 22 ngày, pha sâu non tuổi 1 từ 7 - 11 ngày, pha<br />
sâu non tuổi 2 từ 5 - 7 ngày, pha sâu non tuổi 3 từ 7 - 13 ngày còn pha nhộng giả từ 7<br />
- 34 ngày.<br />
* Pha trứng có kích thước nhỏ khoảng 0,2×0,1mm, màu vàng, có cuống, cong<br />
như múi chanh có vân tạo thành những hình đa giác (Quaintance et al., 1917).<br />
* Pha sâu non: Sâu non có hình elip hoặc ovan, màu nâu đen và có một diềm sáp<br />
ngắn bao quanh cơ thể của mỗi cá thể. Khi ấu trùng tuổi 1 tìm được chỗ thích hợp,<br />
<br />
3<br />
chúng bắt đầu chích hút mô lá và không dịch chuyển được nữa, trừ những khoảng<br />
thời gian ngắn giữa các lần lột xác (Byrne D.N. Bellows T.s, 1991). Phần lớn ấu<br />
trùng bọ phấn tuổi 2 và tuổi 3 có cơ thể hình oval hoặc oval kéo dài, một sổ có hình<br />
tròn hoặc hình tim. Tuổi 2 kích thước khoảng (0,4×0,3) mm có một rãnh tròn nhỏ<br />
tách biệt ở mép bên. Hơn nữa, tuổi 2 có nhiều vết cắt nhọn ở giữa mép các ống sáp. Ở<br />
giai đoạn tuổi 2 và tuổi 3 các đốt bụng được phân biệt rõ hơn các đốt ngực, ở phía<br />
trên lưng có một hàng gồm 8 đốt bụng và 6 đốt ngực chắc khỏe, ở giữa lưng của cơ<br />
thể có những xương sống chắc khỏe (Jamba et al., 2007).<br />
* Pha nhộng giả: Sự khác nhau đặc trưng chính giữa bọ phấn đen viền trắng có gai<br />
với bọ phấn đen là tua sáp màu trắng bao quanh mép thời kì nhộng giả của bọ phấn đen<br />
viền trắng nhìn chung rộng gấp hai lần so với bọ phấn đen (Jamba et al., 2007).<br />
* Pha trưởng thành: Cơ thể trưởng thành bọ phấn đen viền trắng có gai màu<br />
xanh xám (Jamba et al., 2007).<br />
Biện pháp phòng trừ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus và Aleurocanthus<br />
woglumi.<br />
* Biện pháp sinh học<br />
Hiện nay bọ phấn đã xuất hiện và gây hại mạnh ở rất nhiều quốc gia và biện<br />
pháp sinh học đã thành công trong việc hạn chế tác hại của chúng. Nhật Bản đã sử<br />
dụng loài thiên địch Prospaltella smithi Silv và Crytognatha sp. từ Trung Quốc vào<br />
năm 1925 và đã đạt được kết quả rất khả quan đó là tiêu diệt hơn 74% của số lượng<br />
bọ phấn gây hại (Kuwana. I, Ishii T., 1927). Ở Guam, người ta cũng đã sử dụng loài<br />
thiên địch Prospaltella smithi Silvestri và Amitus hesperidium Silvestri giảm được<br />
80-95% tác hại của bọ phấn (Jamba et al., 2007).<br />
Ngoài ra việc sử dụng biện pháp quản lý sinh học như vậy đã mang lại hiệu quả<br />
trong việc phòng trừ bọ phấn hại cây có múi ở Florida bao gồm cả hai loài Encarsia<br />
opulenta Silvestri và Amitus hesperidum Silvestri (Jamba et al., 2007).<br />
Ngoài ra trên thế giới còn có các công trình nghiên cứu khác về thiên địch của<br />
bọ phấn đã xác định được một số loài ong ký sinh, nhện bắt mồi và sâu non chuồn<br />
chuồn cỏ, ăn thịt đối với bọ phấn hại cây có múi.<br />
* Biện pháp vật lý<br />
Tại Ấn Độ đã sử dụng bẫy dính màu vàng đặt trên những ruộng trồng những<br />
giống bông khác nhau trong thời gian 17 tuần (mùa đông) và 16 tuần (mùa hè). Kết<br />
quả bẫy dính màu vàng đã làm giảm mật độ bọ phấn trên các ruộng trồng bông.<br />
* Biện pháp canh tác<br />
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (United States Department of Agriculture, 1994) khuyến<br />
cáo, để hạn chế sự gây hại của bọ phấn đối với những cây trồng mẫn cảm cần phải tiến<br />
hành luân canh cây trồng trước khi bọ phấn có thể lan rộng. Trong trường hợp bị nhiễm<br />
nặng thì đây là một biện pháp tốt nhằm thay đổi cây ký chủ.<br />
* Biện pháp hoá học<br />
Cũng như bất kỳ biện pháp bảo vệ thực vật nào khác, biện pháp dùng thuốc hoá<br />
học cũng có ưu điểm riêng của nó, song nếu dùng thuốc không đúng kỹ thuật hay quá<br />
lạm dụng thuốc sẽ gây nên hậu quả khôn lường, tạo ra tình trạng kháng thuốc của các<br />
đối tượng dịch hại (Plant Protection Centre, 1996), sự bùng phát số lượng hay thúc đẩy<br />
một đối tượng dịch hại thứ yếu trở thành dịch hại chủ yếu (Parrella M.P, 1996),<br />
(Weintraub P.G. and Rami Horowitz., 1999).<br />
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước<br />
Hiện nay các biện pháp phòng chống sâu hại nói chung và bọ phấn nói riêng trên<br />
cây có múi ở nước ta vẫn chủ yếu là dùng biện pháp hoá học. Việc dùng thuốc hóa<br />
học tràn lan cũng chính là một nguyên nhân gây hiện tượng biến động mật độ, thành<br />
<br />
4<br />
phần các loài côn trùng trong tự nhiên một cách đột ngột, mất kiểm soát. Từ đó dẫn<br />
đến việc bùng phát các đợt dịch hại, loài chủ yếu trở thành thứ yếu và loài thứ yếu lại<br />
trở thành chủ yếu.<br />
Thành phần bọ phấn hại cây trồng nói chung và cây có múi nói riêng<br />
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của bọ phấn ở nước ta hầu hết tập trung<br />
vào loài B. tabaci với các ký chủ như cà chua, dưa chuột, đậu đỗ (Hà Quang Hùng và<br />
Nguyễn Thị Kim Oanh, 2007); (Trần Đình Phả, 2008).<br />
Bọ phấn gai đen là đối tượng gây hại rất phổ biến trên cam và bưởi ở vùng Từ<br />
Liêm - Hà Nội, tuy có mật độ không cao chỉ đạt từ 0,62 đến 8,59 con/lá nhưng tỷ lệ lá<br />
bị hại do chúng gây ra khá cao đạt từ 13,70 đến 37,30%. Trong các trường hợp cần<br />
thiết, đây là đối tượng cần phải phòng trừ vì ngoài tác hại trực tiếp BPGĐ là tác nhân<br />
gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho nấm muội đen phát triển làm giảm khả năng<br />
quang hợp của cây, làm giảm năng suất và chất lượng quả (Nguyễn Văn Liêm, 2008).<br />
Lê Thị Tuyết Nhung (2008) đã thu thập được 6 loài bọ phấn thuộc họ phụ<br />
Aleyrodinae trên các cây ăn quả có múi, rau họ hoa thập tự, lúa nước. Đã giám định<br />
được tên khoa học cho 4 loài là: Aleurocanthus spiniferus, Dialeurolonga<br />
rusostigmoides gây hại trên cam; Aleurocybotus indicus gây hại trên lúa nước;<br />
Aleyrodes proletella trên cây rau súp lơ. Trong đó, 2 loài Aleyrodes proletella,<br />
Dialeurolonga rusostigmoides lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam.<br />
Các nghiên cứu cho thấy BPGĐ là đối tượng rất phổ biến trên cam và bưởi và sự gây<br />
hại của chúng rất đáng kể. Do vậy, cần phải có biện pháp phòng trừ thích hợp trong những<br />
trường hợp cần thiết.<br />
Thành phần thiên địch của bọ phấn hại trên cây có múi<br />
Diễn biến mật độ một số loài bắt mồi ăn thịt của BPGĐ trên cam Canh và bưởi<br />
Diễn ở vùng Từ Liêm - Hà Nội<br />
Kết quả điều tra diễn biến mật độ của bọ rùa nhỏ Scymnus sp. và bọ mắt vàng<br />
Chrysopa sp. ăn thịt BPGĐ trên cam Canh và bưởi Diễn ở vùng Từ Liêm - Hà Nội cho<br />
thấy: Mặc dù bọ mắt vàng và bọ rùa nhỏ là các loài bắt mồi hay gặp trên trên quần thể<br />
BPGĐ trên cam và bưởi nhưng mật độ của chúng thường rất thấp. Bọ mắt vàng chỉ đạt<br />
0,02 đến 0,23 con/chồi, bọ rùa nhỏ chỉ đạt từ 0,02 đến 0,45 con/chồi và trong nhiều kỳ<br />
điều tra không ghi nhận sự hiện diện của chúng (Nguyễn Văn Liêm, 2008).<br />
Như vậy, thành phần thiên địch của bọ phấn gai đen (BPGĐ) ở vùng Từ Liêm Hà Nội tương đối nghèo nàn. Trong đó, loài ong ký sinh và loài bọ rùa nhỏ là những<br />
thiên địch phổ biến hay bắt gặp nhất trên quần thể BPGĐ (Trần Đình Phả, 2005).<br />
Nghiên cứu biện pháp hoá học phòng trừ bọ phấn<br />
Năm 2003, Viện Bảo vệ thực vật đã hợp tác với Trường Đại học Tây Sydney<br />
nghiên cứu sử dụng dầu khoáng trong phòng trừ tổng hợp phấn gai đen. Phun kỹ<br />
thuật dầu khoáng với nồng độ 70 – 100 ml dầu trong 10 lít nước, nếu không dùng các<br />
dầu phun khác. Phun 2 tháng một lần. Mặt khác có thể dùng 40 – 50 ml dầu khoáng<br />
trong 10 lít nước.<br />
Nguyễn Thị Thu Cúc (2002) đưa ra khuyến cáo: việc sử dụng thuốc hợp lý nhằm<br />
bảo vệ thiên địch của bọ phấn trắng là yếu tố rất quan trọng trong công tác quản lý bọ<br />
phấn trắng trên cam quýt. Khi sự thiệt hại trở nên đáng kể, có thể sử dụng các loại<br />
thuốc như Supracide, Sherpa, Sevin, Trebon, Sagomycin, Confidor, Selecron... để<br />
phòng trị. Tốt nhất là sử dụng dầu khoáng để phòng trị.<br />
Qua đây, chúng ta có thể thấy các công trình nghiên cứu về bọ phấn hại cây có<br />
múi nói chung và bọ phấn hại cây bưởi Diễn nói riêng trên thế giới cũng như ở Việt<br />
Nam còn chưa nhiều. Đặc biệt chưa có công trình nào cụ thể về mức độ gây hại cũng<br />
như cách phòng chống tổng hợp các loài bọ phấn hại trên cây bưởi Diễn.<br />
<br />
5<br />
Chương 2<br />
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU, NỘI DUNG<br />
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu ngoài thực tiễn của chúng tôi được tiến hành tại các vùng trồng cây<br />
có múi (bưởi Diễn) tại Hà Nội như Gia Lâm, Phú Diễn.<br />
Đối tượng nghiên cứu là bưởi Diễn từ 3-4 tuổi, là những cây được chiết, ghép từ<br />
những cây bưởi Diễn 13-14 tuổi (trồng từ năm 1997, 1998).<br />
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của chúng tôi được tiến hành tại bộ môn<br />
côn trùng, khoa Nông học của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.<br />
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành từ năm 2007 đến năm 2011, trên các<br />
ruộng trồng và chăm sóc cây bưởi Diễn và bưởi Đoan Hùng,...<br />
2.3. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU<br />
Bao gồm đầy đủ các dụng cụ, thiết bị để phục vụ công việc điều tra, nghiên cứu<br />
trong phòng và ngoài đồng ruộng như: cồn, bông thấm nước, giá nuôi sâu, kính lúp<br />
cầm tay, kính lúp để bàn, tủ sinh thái,...<br />
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
+ Xác định thành phần bọ phấn hại trên cây bưởi Diễn tại Hà Nội.<br />
+ Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai loài bọ phấn<br />
Aleurocanthus spiniferus Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby hại trên cây<br />
bưởi Diễn tại Hà Nội.<br />
+ Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của loài ong Encarsia opulenta<br />
Silvestri ký sinh trên hai loài bọ phấn trên tại Hà Nội.<br />
+ Khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đang bán trên thị trường<br />
về khả năng phòng chống hai loài bọ phấn trên. Từ đó đề xuất biện pháp sử dụng<br />
thuốc hóa học phòng chống bọ phấn hại bưởi Diễn tại Hà Nội một cách hợp lý.<br />
+ Xây dựng mô hình hiệu quả phòng chống bọ phấn trên cây bưởi Diễn tại Hà Nội.<br />
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.5.1. Phương pháp điều tra thành phần và mức độ phổ biến của bọ phấn hại<br />
cây bưởi Diễn và thiên địch của chúng tại vùng nghiên cứu<br />
- Phương pháp thu mẫu<br />
* Điều tra thành phần bọ phấn và thiên địch của chúng trên cây bưởi Diễn được<br />
tiến hành theo phương pháp điều tra dự tính sâu bệnh hại cây trồng của viện BVTV<br />
(1998). Kết hợp phương pháp điều tra của Mound et al. (1978).<br />
* Xác định từng pha phát dục của mỗi loài bọ phấn theo phương pháp điều tra<br />
dự tính sâu bệnh hại cây trồng của Cục Bảo vệ thực vật (1998). Thu mẫu từng pha để<br />
đo đếm kích thước, mô tả màu sắc, hình thái với n ≥ 30.<br />
* Kết hợp quan sát trực tiếp ngoài đồng ruộng: nơi cư trú, đặc tính chích hút, tập<br />
quán sinh hoạt. Xác định tần suất xuất hiện (%), từ đó đánh giá mức độ xuất hiện của<br />
bọ phấn nói chung và từng loài nói riêng theo quy định.<br />
- Phương pháp làm mẫu<br />
Làm mẫu theo phương pháp của Mound, L.A.; Halsey, S.H., (1978); Martin<br />
J.H., (1999); Bộ Nông nghiệp và PTNT - Cục Bảo vệ Thực vật (2003); Viện Bảo vệ<br />
Thực vật (1997).<br />
Pha nhộng giả được làm tiêu bản để giám định theo phương pháp của Watson (2007).<br />
- Phương pháp định loại<br />
<br />