1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1 Tính cấp thiết của đề tài<br />
Cây lạc (Arachis hypogaea Linnaeus) là cây công nghiệp ngắn<br />
ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, đồng thời là cây cải tạo đất<br />
tốt. Chính vì vậy nhu cầu sản xuất lạc trên thế giới và Việt nam ngày<br />
càng tăng. Nghệ An là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất vùng Bắc<br />
Trung bộ và Duyên hải Miền Trung với 21,9 nghìn ha [14].<br />
Ở Việt nam nghiên cứu về loài bọ trĩ hại cây trồng nói chung, cây<br />
lạc nói riêng còn rất hạn chế, cho đến nay mới chỉ có một vài công<br />
trình nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng như: (Phạm Thị Vượng, 1998<br />
[12], (Hà Quang Hùng, 2000 [5]). Yorn Try (2008) [13], Hà Quang<br />
Dũng (2008) [3] Hơn nữa những nghiên cứu này chỉ dừng ở điều tra<br />
cơ bản.<br />
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất lạc hiện nay. Chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch<br />
của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Frankliniella<br />
intonsa Trybom và biện pháp phòng trừ ở Nghệ An”<br />
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài<br />
2.1 Mục đích của đề tài<br />
Trên cơ sở xác định thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của<br />
chúng, đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ chính hại lạc tại Nghệ<br />
An và vai trò của loài thiên địch có ý nghĩa trong điều hòa số lượng<br />
bọ trĩ hại lạc, từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ bọ trĩ theo hướng<br />
quản lý tổng hợp (IPM) tại Nghệ An đạt hiệu quả kinh tế, thân thiên<br />
với môi trường.<br />
2.2 Yêu cầu của đề tài<br />
Điều tra xác định thành phần bọ trĩ hại lạc và thành phần thiên<br />
địch của chúng tại Nghệ An. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh<br />
học của loài bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom hại lạc tại Nghệ<br />
An.Điều tra diễn biến số lượng loài Frankliniella intonsa dưới ảnh<br />
hưởng của một số điều kiện sinh thái tại Nghệ An.Nghiên cứu một số<br />
đặc điểm sinh vật học của loài bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri<br />
Poppius ăn thịt bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom tại Nghệ An.<br />
Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ bọ trĩ Frankliniella intonsa<br />
Trybom theo hướng quản lý tổng hợp đạt hiệu quả kinh tế, thân<br />
thiện môi trường.<br />
<br />
2<br />
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
3.1 Ý nghĩa khoa học<br />
Cung cấp dẫn liệu khoa học khá đầy đủ về thành phần bọ trĩ hại<br />
lạc. Bổ sung 2 loài bọ trĩ vào thành phần loài sâu hại lạc ở Việt Nam.<br />
Bổ sung dữ liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái học, phạm vi ký chủ<br />
của loài bọ trĩ F. intonsa hại lạc và các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến<br />
số lượng của chúng, làm cơ sở phát hiện kịp thời sự gây hại của bọ trĩ<br />
trên lạc và các loài thiên địch của chúng. Là tài liệu tham khảo cho<br />
sinh viên, cán bộ nghiên cứu ở Trường Đại học, Viện nghiên cứu, cho<br />
cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật về bọ trĩ hại lạc.<br />
3.2 Ý nghĩa thực tiễn<br />
Nhận biết được các loài bọ trĩ hại lạc, tình hình gây hại và phát sinh<br />
của loài bọ trĩ F. intonsa trên cây lạc ở Nghệ An và vùng phụ cận..<br />
Phát hiện kịp thời các loài thiên địch của bọ trĩ hại lạc và vai trò của<br />
loài có ý nghĩa trong điều hòa số lượng bọ trĩ. Đề xuất biện pháp quản<br />
lý tổng hợp phòng chống bọ trĩ F. intonsa hại lạc ở Nghệ An và thực<br />
hiện mô hình phòng chống chúng đạt hiệu quả kinh tế, thân thiện với<br />
môi trường.<br />
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1 Đối tượng nghiên cứu:<br />
Cây lạc giống L14, L20, TB25; Các loài bọ trĩ hại lạc và thiên<br />
địch của chúng.<br />
4.2 Phạm vi nghiên cứu<br />
Xác định thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng tại Nghệ<br />
An. Xác định đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ trĩ chính<br />
hại lạc và loài thiên địch có ý nghĩa. Xây dựng biện pháp quản lý tổng<br />
hợp bọ trĩ F. intonsa hại lạc ở Nghệ An.<br />
5 Điểm mới của luận án<br />
- Ghi nhận được 02 loài bọ trĩ Megalurothrips sjostedti Trybom<br />
và Haplothrips gowdeyi Franklin là sâu hại mới trên lạc tại Nghệ An<br />
so với công bố trước đây ở nước ta;<br />
- Bước đầu xây dựng khóa định loại đến loài của bọ trĩ hại lạc tại<br />
Nghệ An dựa vào đặc điểm hình thái của bọ trĩ trưởng thành;<br />
- Bổ sung một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ trĩ<br />
F. intonsa hại hoa trên cây lạc ở Nghệ An;<br />
- Lần đầu tiên xây dựng quy trình phòng trừ bọ trĩ F. intonsa hại<br />
lạc theo hướng tổng hợp và thực hiện mô hình đạt hiệu quả kinh tế,<br />
thân thiên môi trường.<br />
<br />
3<br />
6. Cấu trúc của luận án<br />
Luận án chính 114 trang, gồm 5 phần: mở đầu (4 trang), chương<br />
1. Cơ sở khoa học của đề tài và tổng quan tài liệu nghiên cứu (32<br />
trang), chương 2. Phương pháp nghiên cứu (19 trang), chương 3. Kết<br />
quả nghiên cứu và thảo luận (57trang), Kết luận và đề nghị (2 trang).<br />
Có tổng số 97 tài liệu tham khảo; trong đó có 19 tài liệu tiếng Việt và<br />
78 tài liệu tiếng Anh<br />
Chương I.<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài.<br />
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, Bọ trĩ (Thrips) đã trở<br />
thành sâu hại nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng. Điều này có thể<br />
do cơ thể bọ trĩ tuy bé nhỏ nhưng có khả năng phát tán rộng nhờ gió,<br />
hoặc mang theo các loài con trùng bay khác. Bọ trĩ có kiểu miệng<br />
dũa hút dịch của lá, nụ, hoa và quả non gây thành những dịch hại làm<br />
ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, phẩm chất cây trồng; gián<br />
tiếp là véc - tơ truyền bệnh virus, vi khuẩn cho cây.<br />
Hiện nay ở nước ta những nghiên cứu về loài bọ trĩ hại cây trồng<br />
nói chung, cây lạc nói riêng còn rất hạn chế, do đó đề tài tập trung<br />
nghiên cứu những vấn đề nêu trên để góp phần tăng sự hiểu biết về<br />
khả năng ứng dụng các biện pháp phòng chống đối tượng này phục<br />
vụ phát triển sản xuất các vùng trồng lạc ở Nghệ An nói riêng và<br />
nước ta nói chung.<br />
1.2 Những nghiên cứu về bọ trĩ ở nước ngoài<br />
1.2.1 Những nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ<br />
Có trên 5.000 loài bọ trĩ đã được biết trên thế giới. Nhiều khía<br />
cạnh về phân loại hệ thống của bộ cánh tơ Thysanoptera vẫn còn<br />
tranh luận giữa các nhà côn trùng.<br />
Bọ trĩ thuộc bộ Thysanoptera, lớp côn trùng (insecta), ngành chân<br />
khớp (Arthropoda).<br />
1.2.2 Tình hình gây hại của bọ trĩ<br />
Cho đến nay bọ trĩ đã gây hại trên rất nhiều nước trên thế giới<br />
như Philipphin, Indonesia, Malaysia, Thái lan, Đài Loan, Ấn độ, Khu<br />
vực Đông Nam châu Á chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng như<br />
dưa hấu, khoai tây đậu đỗ bầu bí, hành tỏi, lúa ngô,… chúng gây hại<br />
trên các bộ phận của cây trồng như nõn, lá, hoa và quả non. Chúng<br />
làm giảm năng suất cây trồng như giảm 20% năng suất hồ tiêu ở<br />
Inđonesia, 29% năng suất lạc ở Ấn Độ. Bọ trĩ được xem là dịch hại<br />
<br />
4<br />
nguy hiểm bởi sự có mặt và gây hại của chúng buộc người dân phải<br />
phun thuốc hoá học mà lẽ ra không cần thiết phải phòng trừ. Hậu quả<br />
của nó là làm bùng phát dịch hại khác do mất cân bằng sinh học<br />
(Lynch et al, 1986) [60];<br />
1.2.3 Những nghiên cứu về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của bọ trĩ<br />
Kirk, 1995 [53]) bọ trĩ chích hút cây cỏ, phấn hoa và các lạp lục,<br />
thu hoạch từ các lớp biểu bì bên ngoài các tế bào thịt lá. Theo Mau et<br />
al(1993) [63], và Chen, et al, (1987) [30], quần thể bọ trĩ đạt cao nhất<br />
trong các tháng mùa xuân và mùa hè, giảm vào mùa mưa và mùa<br />
đông. Biến động số lượng của chúng chịu ảnh hưởng của điều kiện<br />
thời tiết, khí hậu đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa, điều kiện ẩm ướt<br />
kéo dài không thuận lợi cho sự phát triển của chúng.<br />
Theo Ananthakrishnan (1984) [218], Kết quả nghiên cứu về thời<br />
gian vòng đời một số loài bọ trĩ hại cây trồng trong đó có cây lạc chỉ<br />
rõ: Frankliniella intonsa,: trứng 2 - 4 ngày, thời gian tuổi 1 từ 1,5 - 3<br />
ngày, thời gian tuổi 2 từ 3 - 5 ngày, thời gian tiền nhộng và nhộng từ<br />
3,5 - 5 ngày, thời gian từ trứng đến trưởng thành từ 9 - 6 ngày.<br />
Scirtothrips dorsalis: trứng 4 - 7 ngày, thời gian tuổi 1 từ 2 - 4 ngày,<br />
thời gian tuổi 2 từ 3 - 6 ngày, thời gian tiền nhộng và nhộng từ 3 - 6<br />
ngày, thời gian từ trứng đến trưởng thành từ 2 - 3 ngày.<br />
1.2.4 Những nghiên cứu về thiên địch của bọ trĩ<br />
Ngày nay nhiều nghiên cứu về thiên địch cho thấy bọ trĩ có rất rất<br />
nhiều loại như nấm, nhện bắt mồi, bọ rùa, bọ xít nâu nhỏ bắt mồi, ong,<br />
kiến, bọ trĩ ăn thịt bọ trĩ bọ xít nâu nhỏ bắt mồi thuộc họ Anthocoridae.<br />
Có khoảng từ 500 đến 600 loài thuộc họ Anthocoridae phân bố trên<br />
thế giới (Sathiyanadam, 1987) [78]. Tất cả các loài thuộc họ<br />
Anthocoridae đều có vòi chích hút vật mồi.<br />
1.2.5 Các biện pháp phòng chống bọ trĩ<br />
Đến nay rât nhiều biện pháp phòng chống bọ trĩ được đưa ra như biện<br />
pháp hóa học, sinh học, vật lý cơ giới, canh tác, dùng giống kháng.<br />
1.3 Những nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng và bọ trĩ hại lạc ở Việt<br />
Nam<br />
1.3.1 Thành phần loài bọ trĩ<br />
Ở Việt nam nghiên cứu về thành loài bọ trĩ hại cây trồng nói<br />
chung, cây lạc nói riêng còn rất hạn chế, cho đến nay mới chỉ có một<br />
vài công trình nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng như: (Phạm Thị<br />
Vượng, 1998 [12], (Hà Quang Hùng, 2000 [4]). Yorn Try (2008)<br />
[13], Hà Quang Dũng (2008) [3].<br />
<br />
5<br />
1.3.2 Tình hình gây hại của bọ trĩ<br />
Các nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng tại Việt Nam nhìn chung<br />
còn ít. Mặc dù đã có một số tác giả nghiên cứu về bọ trĩ hại xoài, bọ<br />
trĩ hại hoa, khoai tây...<br />
1.2.3 Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của<br />
bọ trĩ<br />
Hiện nay mới chỉ có một số tác giả nghiên cứu về đặc điểm hình<br />
thái của loài Thrips palmi trên rau tại vùng phụ cận Hà Nội (Yorn<br />
Try , 2008)[19].<br />
Chưa có bất kể một nghiên cứu nào đề cập đến đặc điểm sinh học,<br />
sinh thái của loài bọ trĩ F. intonsa.<br />
1.2.4 Những nghiên cứu trong nước về thiên địch của bọ trĩ<br />
Yorn Try (2003) [19] đã xác định 14 loài thiên địch của bọ trĩ<br />
T. palmi; Theo Hà Quang Hùng và cộng tác viên (2000) [6] bọ xít nâu<br />
nhỏ bắt mồi O. sauteri là loài côn trùng bắt mồi có ý nghĩa trong điều hoà<br />
số lượng bọ trĩ T. palmi hại khoai tây ở vùng Hà Nội và phụ cận.<br />
Theo Hà Quang Dũng (2008)[5] xác định 10 loài thiên địch bắt<br />
mồi của bọ trĩ hại cam quýt ở Cao Bằng, Hòa Bình; Còn theo Phạm<br />
Thị Vượng (1998) [18], trên cây lạc có 9 loài thiên địch của bọ trĩ<br />
Thrips palmi.<br />
1.2.5 Nghiên cứu biện pháp phòng chống bọ trĩ hại cây trồng nói<br />
chung, cây lạc nói riêng.<br />
* Biện pháp hóa học<br />
Hiện nay mới có nghiên cứu của Hà Quang Dũng (2008) [5] về 3<br />
loại thuốc trừ sâu và nghiên cứu của Yorn Try (2008) [19] về 4 loại<br />
thuốc thảo mộc.<br />
Theo Trung tâm nghiên cứu cây bông (2000)[17] Admire 50 EC<br />
và Confidor 100 SL là những thuốc phun qua lá thường được sử<br />
dụng để trừ bọ trĩ và có hiệu lực khá tốt trên cây nho.<br />
* Biện pháp quản lý tổng hợp<br />
Theo Hà Quang Dũng (2008)[5] để phòng chống bọ trĩ<br />
Franhkliniell intonsa Trybom và Scirtothrips dorsalis Hood hại cam<br />
quýt đạt hiệu quả cần thực hiện phối hợp các biện pháp canh tác, hóa<br />
học, sinh học một cách hợp lý:<br />
Theo Yorn Try (2008) [19] để phòng chống bọ trĩ Thrips palmi<br />
hại trên dưa chuột có thể: chọn giống dưa phù hợp, giữ ẩm cho<br />
ruộng, phun thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc kết hợp vệ<br />
sinh đồng ruộng và thả bọ xít nâu nhỏ bắt mồi.<br />
<br />