BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br />
<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
PHẠM THẾ TRỊNH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT<br />
SỬ DỤNG ĐẤT ĐỎ BAZAN TRỒNG CÀ PHÊ XEN MẮC CA<br />
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý đất đai<br />
Mã số: 62 85 01 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI, 2014<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS. Đào Châu Thu<br />
2. TS. Trần Minh Tiến<br />
Phản biện 1:<br />
PGS. TS. Nguyễn Thị Vòng<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Phản biện 2:<br />
PGS. TS. Vũ Năng Dũng<br />
Hội Khoa học đất<br />
Phản biện 3:<br />
PGS. TS. Trần Văn Tuấn<br />
Trường Đại học Khoa học tự nhiên<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br />
họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi ....... giờ ....... phút, ngày ....... tháng ...... năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Huyện Krông Năng nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm<br />
thành phố Buôn Ma Thuột 50 km. Có diện tích tự nhiên 61.479 ha, chiếm 4,68%<br />
DTTN toàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó nhóm đất đỏ với 2 đơn vị phân loại đất đỏ bazan<br />
có diện tích 37.604,00 ha, chiếm 61,17% DTTN của huyện và chiếm 12,62% diện<br />
tích đất đỏ bazan của tỉnh. Là huyện có diện tích cà phê lớn thứ 3 của tỉnh với 26.013<br />
ha, chiếm 50,90% diện tích đất nông nghiệp của huyện và chiếm 13,45% diện tích cà<br />
phê của toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc sản xuất cà phê của người dân trên địa bàn huyện<br />
chủ yếu trồng thuần, chưa bền vững do hiệu quả kinh tế không ổn định. Do đó, việc<br />
lựa chọn loại cây trồng xen hay che bóng nào để vừa đạt được hiệu quả kinh tế sử<br />
dụng đất trên một đơn vị diện tích cây trồng xen, trong đó có mắc ca (Macadamia<br />
integrifolia) là cây trồng có triển vọng. Vì vậy, việc trồng cà phê xen mắc ca đã là lựa<br />
chọn của nhiều nông dân trồng cà phê. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện<br />
đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng đất đỏ bazan trồng cà phê xen<br />
mắc ca trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk”.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và tính hiệu quả của việc trồng cà phê xen<br />
mắc ca trên đất đỏ bazan tại huyện Krông Năng.<br />
Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai đối với cây mắc ca và đề xuất định<br />
hướng sử dụng đất phát triển phương thức trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ bazan tại<br />
huyện Krông Năng.<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
3.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng đất theo phương thức trồng cà<br />
phê xen mắc ca phục vụ quy hoạch cây lâu năm, nhiều tầng, nhiều tán trên một đơn vị<br />
diện tích sử dụng đất.<br />
3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Tăng thu nhập của người trồng cà phê ở huyện Krông Năng và những vùng có<br />
điều kiện sinh thái tương tự theo hướng đa dạng hóa nông sản hàng hóa bằng phương<br />
thức trồng cà phê xen mắc ca để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra nhiều sản phẩm<br />
cho xã hội, gia tăng tổng thu nhập, góp phần bảo vệ đất nông nghiệp.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đất đỏ bazan và một số loại đất khác đang trồng cà phê tại huyện Krông Năng,<br />
tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, do tỷ lệ diện tích cà phê đang trồng trên đất đỏ bazan chiếm tỷ<br />
lệ hơn 90% nên nghiên cứu sẽ đi sâu tìm hiểu về loại đất này.<br />
Cây mắc ca (Macadamia integrifolia) trồng xen trong vườn cà phê vối (Coffea<br />
canephora var. robusta).<br />
Hiệu quả trồng cà phê xen mắc ca huyện Krông Năng.<br />
<br />
1<br />
<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Khu vực đất đỏ bazan đang trồng cà phê huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.<br />
Đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng. Do mắc ca và cà phê là hai cây lâu năm<br />
thời gian nghiên cứu có giới hạn đối với nghiên cứu sinh nên không thể bố trí thí<br />
nghiệm ngay từ lúc mới trồng. Vì vậy, trong phần nghiên cứu các mô hình trồng cà phê<br />
xen mắc ca, chúng tôi lựa chọn một số vườn cây đại diện đã có sẵn trong sản xuất để<br />
khảo sát một giai đoạn nhất định trong toàn bộ chu kỳ kinh doanh, với hy vọng chỉ ra<br />
được chiều hướng phát triển chung của các hệ thống xen canh này.<br />
5. Những đóng góp mới của luận án<br />
Khẳng định được hiệu quả sử dụng đất của loại hình cà phê xen mắc ca trên đất đỏ<br />
bazan huyện Krông Năng và khả năng phát triển trên diện rộng ở tỉnh Đắk Lắk làm cơ<br />
sở cho việc định hướng sử dụng bền vững quỹ đất đỏ bazan.<br />
Xác định được khả năng thích hợp về điều kiện khí hậu và tính chất đất đỏ bazan<br />
đối với việc trồng cà phê xen mắc ca để đề xuất phát triển diện tích trồng cà phê xen<br />
mắc ca của huyện Krông Năng đến năm 2020.<br />
<br />
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp và trồng xen đối với cây<br />
cà phê<br />
1.1.1. Khái niệm sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp<br />
- Khái niệm sử dụng đất nông nghiệp: Sử dụng đất nông nghiệp là một hệ thống<br />
các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên<br />
thiên nhiên khác và môi trường vốn để sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tùy vào mức<br />
độ phát triển kinh tế, xã hội, ý thức của loài người về môi trường sinh thái được nâng<br />
cao, phạm vi sử dụng đất nông nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh<br />
thái (Nguyễn Đình Bồng, 2012).<br />
- Tình hình sử dụng đất đỏ bazan (Ferralsols): Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn<br />
Đăng Nghĩa (2013) cho thấy ở nước ta đất đỏ bazan là loại đất rất thích hợp để trồng cà phê.<br />
Loại đất này có nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên khoảng 1,4 triệu ha, sau đó là miền Đông<br />
Nam bộ 0,7 triệu ha, ngoài ra còn ở vùng Phủ Quỳ (Nghệ An), Hưng Hóa (Quảng Trị) và<br />
một phần vùng núi phía Bắc. Ở những vùng này ngoài đất đai tốt thì điều kiện khí hậu cũng<br />
thích hợp, là vùng trồng cà phê chủ yếu của nước ta, năng suất và chất lượng cao<br />
- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp<br />
+ Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí<br />
trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất<br />
vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội (Vũ Thị Phương<br />
Thụy, 2000).<br />
+ Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về<br />
mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra (Nguyễn Thị Vòng, 2001). Theo Nguyễn Duy Tính<br />
(1995) hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả<br />
năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp.<br />
2<br />
<br />
+ Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, đảm<br />
bảo lợi ích trước mắt và gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên<br />
đất và môi trường sinh thái.<br />
1.1.2. Vai trò của cây che bóng và trồng xen cây lâu năm đối với cà phê<br />
Trương Hồng (1999) cho rằng cây che bóng cho cà phê đóng vai trò quan trọng trong<br />
việc điều tiết quá trình ra hoa với cường độ cao của cà phê, giảm bớt số lượng quả cây phải<br />
mang, hạn chế được hiện tượng mang quả cách năm. Trồng cà phê không có cây che bóng thì<br />
năng suất cao hơn so với có cây che bóng nhưng chu kỳ khai thác thì ngắn lại. Ở các mô hình<br />
trồng xen cây lâu năm, các chất dinh dưỡng trong đất đều tăng cao đặc biệt là hàm lượng hữu<br />
cơ tăng 24 - 26%, tiểu khí hậu trong vườn cây được cải hiện (Lê Ngọc Báu, 2007).<br />
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc trồng cà phê xen mắc ca<br />
- Cơ sở khoa học của việc trồng xen<br />
Trồng xen là trồng hai loài cây khác nhau trở lên đồng thời trên cùng một diện<br />
tích đất. Trồng xen thường mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội và sinh<br />
thái, môi trường. Trước hết, trồng xen thường cho năng suất tổng số trên đơn vị diện<br />
tích cao hơn so với trồng thuần (Trần Danh Thìn, 2005).<br />
- Yêu cầu sinh thái của cây cà phê vối và cây mắc ca<br />
a. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê vối<br />
Yêu cầu yếu tố khí hậu: Cà phê vối là cây đòi hỏi nền nhiệt cao phát triển tốt nhất ở<br />
những vùng có nhiệt độ trung bình năm cao (22 - 260C), tổng tích ôn tốt nhất > 75000C,<br />
lượng mưa cần thiết đối với cây cà phê vối cần từ 1.300 - 2.500 mm, Ẩm độ không khí trung<br />
bình 85%. Các loại đất phong hóa từ Pooc - phia, đá vôi, sa phiến thạch, granit... nếu có đủ<br />
điều kiện đều có thể trồng được cà phê, song đất bazan là loại đất thích hợp nhất.<br />
b. Yêu cầu sinh thái của cây mắc ca<br />
Yêu cầu về yếu tố khí hậu: Nhiệt độ thích hợp cây mắc ca từ 120C đến 320C, một<br />
trong những điều kiện quan trọng là nhiệt độ về đêm vào mùa lạnh của cây mắc ca cần<br />
để ra hoa là từ 150C đến 210C, tối ưu để cây ra nhiều hoa là từ 150C đến 18 0C, lượng<br />
mưa tối ưu từ 1.500 - 2.500 mm, phân bố đều trong năm. Đất đỏ bazan, đất xám đều<br />
thích hợp trồng mắc ca.<br />
1.2. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới về cây che bóng cho cà phê<br />
1.2.1. Nhu cầu che bóng của cây cà phê<br />
Trồng các loại cây thân gỗ làm cây che bóng cho cà phê là kiểu canh tác đã có từ rất<br />
lâu ở nhiều nước sản xuất cà phê truyền thống trên thế giới. Trồng cây che bóng cho cà phê<br />
với mục đích đầu tiên là tạo ra một tiểu môi trường phù hợp với yêu cầu sinh thái của cà phê,<br />
yêu cầu sử dụng đất bền vững.<br />
1.2.2. Nguyên tắc lựa chọn cây che bóng cho cà phê<br />
Theo Mitchell (1988) loại cây dùng che bóng cho cà phê tốt nhất có thể làm giảm<br />
25% cường độ ánh sáng, có bộ rễ ăn sâu để không cạnh tranh với cà phê về ẩm độ và<br />
dinh dưỡng lớp đất mặt và vì vậy, có thể mang dinh dưỡng từ tầng sâu lên tầng đất mặt<br />
qua lớp lá rụng của chúng. Cây che bóng còn phải tiện lợi cho sự quản lý và rong tỉa để<br />
có bộ tán đồng đều, tránh quá rợp cho cà phê.<br />
<br />
3<br />
<br />